Bi kịch trong cuộc đời không phải là ở chỗ không đạt được mục tiêu, mà là ở chỗ không có mục tiêu để vươn tới.

Benjamin Mays

 
 
 
 
 
Thể loại: Trung Hoa
Số chương: 76 - chưa đầy đủ
Phí download: 8 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3412 / 48
Cập nhật: 2017-03-29 10:21:40 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
6. Cuối Đời Tốt Đẹp
ăm thứ chín niên hiệu Thuận Trị (1652), triều đình nhà Thanh cử Phạm Văn Trình giữ chức Nghị Chính Đại Thần. Sau khi Phạm Văn Trình trở lại triều đình, đã nhanh chóng chuyển phương châm chính trị của hoàng đế Thuận Trị vừa mới đích thân nắm quyền không bao lâu, trở vào quỹ đạo lấy nhân đức để cai trị thiên hạ. Đối với chính quyền của Nam Minh áp dụng chính sách "chiêu hàng phủ dụ”, sắc phong cho Trịnh Thành Công làm Hải Trừng Công, và cho phép ông giữ quân đội riêng để bảo vệ quyền lực của chính mình. Những thế lực vũ trang chống Thanh khác, nếu chịu đầu hàng thì đều được xóa bỏ tội trước.
Triều đình lại phái Hồng Thừa Trù đi kinh lược các vùng Hồ Quảng, Vân Quý, với nhiệm vụ được triều đình giao là phải "thu phục nhân tâm là chính". Đối với những người, những thế lực đã quy phục, thì cần phải an ủi phủ dụ. Đối với nhưng người, những thế lực chưa chịu quy phục, thì chiêu hàng một cách thành tâm. Nhờ đó, mà tình hình vốn hết sức căng thẳng trước đây đã dần dần dịu lại.
Lúc bấy giờ, chính phủ Mãn Thanh đang gặp khó khăn về kinh tế rất trầm trọng. Lương và tiền ở các tỉnh đều không đủ dùng. Do vậy, Phạm Văn Trình đã viết sớ tâu lên nhà vua kiến nghị thực hiện chế độ đồn điền, khẩn hoang. Ông nói:
- Đất đai bỏ hoang, thuế khóa sẽ thất thu, lương thực sẽ khiếm khuyết, đối với quốc gia hết sức bất lợi. Nếu quân đội tiến hành chế độ đồn điền, khẩn hoang thì sẽ mang đến nhiều lợi ích và sẽ xóa được những khó khăn, giúp quốc gia tạo được nhiều lợi ích. Minh Thái Tổ tự khoe mình nuôi hàng triệu quân mà không tốn của dân một hạt thóc, chính là do sau cuộc chiến loạn cuối đời nhà Nguyên, Minh Thái Tổ đã tiến hành chế độ đồn điền, khẩn hoang nên mới được như vậy. Nay các vùng Hồ Quảng, Giang Tây, Nam, Sơn Đông, Thiểm Tây, là năm tỉnh đã trải qua chiến loạn lâu dài, nhân khẩu thưa thớt, vậy cần phải mở ngay những đồn điền lớn tại đấy. Biện pháp có thể thực thi là đặt hai Đạo Viên và bốn Đồng Tri, chuyên môn quản lý về việc xây dựng đồn điền. Đạo Viên chịu trách nhiệm toàn diện, còn Đồng Tri thì mỗi người đảm đang một mặt, để hiệp trợ cho Đạo Viên làm tốt công tác đồn điền. Những quan chức này sẽ do Đốc Phủ ở tỉnh tuyển chọn, đề bạt từ những người liêm khiết. Đồng thời, xem những người được tuyển chọn phải chăng có thể làm tốt công việc đồn điền, là một trong những tiêu chuẩn đánh giá công và tội của quan Đốc Phủ. Về mặt bổng lộc của các quan viên phụ trách đồn điền, thì năm thứ nhất sẽ lấy từ quỹ riêng của đồn điền để cấp phát. Đến năm thứ hai sẽ lấy từ kho của đồn điền mà chi dụng. Từ đó trở đi, hàng năm phải tự mình chịu trách nhiệm về việc lời hay lỗ, và toàn bộ chi phí xuất từ thu nhập của đồn điền. Riêng bò cày, lúa giống nông cụ để tiến hành công tác khẩn hoang lập đồn điền, đều do các Đạo, Châu, Huyện sở tại cung ứng. Việc xây dựng đồn điền nên bắt tay trước ở những vùng đất hoang rộng lớn, lại tiện việc tưới tiêu, rồi mới dần dần mở rộng ra chung quanh. Những đất đai vô chủ hoặc đất đai có chủ mà bỏ hoang, đều được quy vào đồn điền của triều đình. Bá tánh nếu có ý tự cày cấy nhưng tài lực không đủ, thì quan phủ sẽ cho họ vay trâu cày và hạt giống. Hàng năm sẽ lấy một phần ba trong số thu nhập nộp vào công quỹ. Sau ba năm thì số ruộng đất này cũng như tất cả phương tiện đều thuộc về họ, xem là điền sản riêng của mỗi nông dân. Đối với bá tánh không có tài sản chi cả, thì có thể thuê họ làm và trả tiền công. Lương thực thu được trong năm thứ nhất tại đồn điền, thì đồn điền hoàn toàn giữ lại để tạo cơ sở tốt cho năm thứ hai. Nếu đồn điền thu hoạch nhiều lương thực, thì có thể đưa số lương thực đã tích trữ lâu cho quân trú phòng đóng gần đấy sử dụng, nhưng họ không được đòi hỏi quá nhiều. Từ năm thứ ba trở đi, khi việc thu hoạch lương thực đã sung túc, thì do triều đình phái thuyền, xe, đến đồn điền vận chuyển đi cung cấp cho quân đội. Tuyệt đối không được bắt người tại đồn điền, hoặc sử dụng trâu bò của đồn điền để làm công việc này, nhằm đảm bảo cho người ở đồn điền không bị quấy rầy. Đồng thời, những điền hộ trong đồn điền được ghép thành bảo giáp, để họ tự bảo vệ và giám sát lẫn nhau, ngăn chặn những hành vi gian dối, phi pháp. Các quan viên làm việc ở đồn điền, nếu làm tròn trách nhiệm, thì ba năm được lên hai cấp, bổng lộc được ngang bằng với các tướng giữ biên cương, để đền đáp lại công lao của họ. Trái lại, nếu không làm tròn nhiệm vụ, thì đưa sang cho tuần án điều tra xử phạt. Nếu tuần án vì tình riêng mà bao che, thì sẽ bị tội liên lụy.
Triều đình nhà Thanh đã thực thi chủ trương của Phạm Văn Trình về việc lập đồn điền, nên đã thu được hiệu quả rất lý tưởng.
Việc xây dựng đồn điền chẳng những tăng thêm sự thu nhập cho triều đình, mà còn làm dịu đi nguy cơ kinh tế vốn đang gay gắt, tăng cường sức mạnh của quốc gia, hấp thu lưu dân trở về với ruộng đất. Tất cả những điều đó, đối với việc khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp, ổn định cuộc sống của bá tánh, có một tác dụng không thể đánh giá thấp.
Tháng mười một cùng năm. Phạm Văn Trình cho rằng thời cơ đã chín muồi, bèn tập trung tất cả những bản tấu chương phản đối lệnh cạo đầu thắt bím của Đa Nhĩ Cổn, cũng như việc ông này cách chức các quan viên đã tố cáo bọn Phùng Thuyên trình hết lên cho hoàng đế Thuận Trị xem. Vua Thuận Trị xem qua, nói:
- Các đại thần tố cáo như vầy là hoàn toàn đúng, thế tại sao lại bãi quan họ?
Phạm Văn Trình đáp:
- Họ đều là những người trung thành với nhà vua, quyết tâm báo quốc, dám liều chết để tố cáo các nịnh thần, thế mà không ngờ lại bị gán cho những tội danh không đâu. Vậy xin hoàng thượng nên thương yêu họ nhiều hơn, vì họ đều là những trung thần không chịu dua nịnh.
Hoàng đế Thuận Trị bèn xuống lệnh cho Lại Bộ phục chức tất cả những quan viên đã bị bãi quan trước đây. Nhờ đó mà đã xóa được những oan án lớn.
Năm thứ mười niên hiệu Thuận Trị (1653), Phạm Văn Trình nhằm vào chế độ sử dụng người của triều đình trong một thời gian dài đã qua, thường tỏ ra trọng người Mãn mà khinh người Hán, cũng như chỉ dùng người thân để kết bè kết cánh cùng các đồng liêu viết sớ tâu lên nhà vua, xin nhà vua xuống sắc lệnh cho các đại thần ở các bộ, các huyện từ tam phẩm trở lên, được phép tự mình tiến cử những nhân tài mà mình quen biết, bất luận họ là người Mãn hay người Hán, bất luận họ đang làm quan to hay nhỏ, đã làm quan lâu hay mới làm quan, không phân biệt người thân hay sơ, chỉ cần có tài là nên mạnh dạn tiến cử. Một vị quan có thể tiến cử mấy người, cũng như mấy người có thể tiến cử cho một vị quan. Sau đó, tập hợp danh sách của họ lại để tại ngự tiền để tiện theo dõi, quan sát nghị luận và hành động của họ, để tìm hiểu kỹ thêm, rồi khi cần đến sẽ tuyển dụng. Đối với người được tiến cử nếu làm tròn trách nhiệm, lập được thành tích dù lớn hay nhỏ, người tiến cử cũng được thưởng như người được tiến cử. Trái lại, nếu người tiến cử không làm tròn trách nhiệm, hoặc có lỗi lầm to hay nhỏ, thì người tiến cử cũng bị xử phạt. Hoàng đế Thuận Trị đã chấp nhận kiến nghị trên.
Kiến nghị này chẳng những làm cho chế độ dùng người từ chỗ chỉ biết dùng người thân, chuyển sang trọng dụng nhân tài. Ngoài ra, còn thể hiện người tiến cử nhân tài bất luận là người Mãn hay người Hán cũng đều xem như nhau, khiến quan viên người Hán tộc trong việc tiến cử nhân tài, cũng được hưởng những quyền lợi ngang như người Mãn tộc. Từ đó, xóa bỏ được sự kỳ thị đối với quan viên người Hán tộc từ trước tới nay, xóa bỏ được tự ti mặc cảm của người Hán tộc, để họ cùng được triều đình tín nhiệm và trọng dụng như người Mãn tộc. Nhờ đó, các quan viên người Hán tộc vui lòng làm hết sức mình cho triều đình. Hồng Thừa Trù là một trong những người Hán tộc được trọng dụng là một bằng cớ.
Trong năm đó, hoàng đế Thuận Trị cử Hồng Thừa Trù đi kinh lược Giang Nam, và đã chỉ thị: “Đối với việc cần phủ dụ hay cần trấn áp, cũng như sự phân phát tiền bạc và lương thực cho quân đội, đều phải nghe theo lệnh của Hồng Thừa Trù, "Hai Bộ Lại và Bộ Binh không được can dự vào!". Do vậy mà Hồng Thừa Trù theo quân đội xuống phía Nam, đã gánh vác trọng trách, hoàn thành sứ mạng trong việc tấn công chiếm thành cũng như dụ hàng đối phương. Ông từng phái người đến Mân để đón bà mẹ già. Khi bà mẹ đến, nhìn thấy Hông Thừa Trù thì cả giận, dùng gậy đánh ông, mắng rằng:
- Nhà ngươi đón ta tới đây, có phải để ta làm một lão nô tỳ dưới cờ của ngươi không? Ta đánh chết nhà ngươi là để trừ một cái hại cho thiên hạ!
Sau đó, bà đã mua thuyền đi trở về Phúc Kiến. Nhưng, Hồng Thừa Trù vì báo đáp ơn tri ngộ của triều nhà Thanh, vẫn không thay đổi ý định, một mực lo làm việc như thường cho đến khi đôi mắt gần như bị. mù, mà vẫn chưa nghĩ, cho dù cả đời ông chỉ được cử giữ chức Tam Đẳng Khinh Xa Đô úy.
Các quan liêu người Hán tộc trung thành với triều đình Mãn Thanh như thế, đã giúp ích rất nhiều cho tầng lớp thống trị nhà Thanh. Do vậy, vào năm thứ 6 niên hiệu Thuận Trị (1659), triều đình nhà Thanh đã tiến lên quy định: "Không cần phân biệt là người Mãn hay người Hán, mà chỉ cần xem ai có quan hàm cao, thì người đó được giữ ấn”. Riêng việc tâu lên triều đình, thì cơ quan viên người Mãn cũng như quan viên người Hán đều phải cùng tâu, không cho phép chỉ để quan viên người Mãn tâu, mà không thấy mặt quan viên người Hán. Ban đầu, các Đại Học Sĩ nếu là người Mãn thì được hàm nhất phẩm, còn người Hán thì chỉ được nhị phẩm. Đến năm thứ mười lăm niên hiệu Thuận Trị (1658), tất cả đều được sửa thành nhất phẩm. Riêng các vị Thượng Thư ở Sáu Bộ, trước đây nếu là người Mãn thì được hàm nhất phẩm, còn người Hán thì nhị phẩm. Đến năm Thuận Trị thứ 6 (1659), đều sửa lại là nhị phẩm. Như vậy triều đình đã tiến lên một bước, xóa bỏ sự cách biệt giữa quan viên người Mãn và quan viên người Hán, tạo điều kiện để họ đoàn kết nhất trí với nhau, cùng góp công với triều đình.
Năm Thuận Trị thứ mười một (1654), hoàng đế Thuận Trị định phái quan viên đến các tỉnh để kiểm tra về hình ngục, nhưng Phạm Văn Trình tâu:
- Trước đây thần cũng dự định phái các đại thần người Mãn và người Hán đến các địa phương để tuần tra, nhưng do thấy bá tánh đang quá khổ sở, nên đã xóa bỏ ý định đó. Nay các địa phương đang xảy ra lụt lội hạn hán rất nghiêm trọng, nỗi khổ của bá tánh càng trầm trọng hơn, vậy tốt nhất nên ngưng ngay việc phái quan lại đến các địa phương. Nhưng trọng tội mà các địa phương đang giam giữ, có thể xuống lệnh cho tuần phủ các tỉnh đi tìm hiểu rõ ràng. Nếu thấy có điều khả nghi là oan án, thì họ phải trình lên cho hoàng đế quyết định.
Kiến nghị nhằm tránh gây phiền hà cho người dân đang chịu khổ cũng được hoàng đế Thuận Trị chấp nhận.
Tháng tám cùng năm, nhà vua đã gia ân cho các đại thần phụ chính, đặc biệt phong thêm chức cho Phạm Văn Trình làm Thiếu Bảo kiêm Thái tử Thái Bảo. Đến tháng chín, lại nâng chức cho Phạm Văn Trình lên làm Thái phó kiêm Thái tử Thái Sư. Do Phạm Văn Trình là cựu thần tiên triều, có đại công với quốc gia, nên vua Thuận Trị đã dùng lễ đối xử với ông. Khi Phạm Văn Trình bị bệnh, chính nhà vua đã điều chế thuốc đưa đến cho ông trị bệnh, còn phái họa sĩ đến tận nhà Phạm Văn Trình để vẽ hình ông, đem cất giữ vào nội phủ. Nhà vua cũng thường ban cho Phạm Văn Trình nhiều y phục ngự dụng. Thân người Phạm Văn Trình to lớn, nên nhà vua cho thợ đến tận nhà đo may, để tất cả áo mão của ông đều được vừa vặn.
Năm Thuận Trị thứ mười tám (1661), vua Huyền Diệp lên kế vị Phúc Lâm, đổi niên hiệu là Khang Hy. Theo như thường lệ, nhà vua mới lên ngôi phải làm lễ cáo tế với trời đất và tổ tông. Do vậy, với tư cách là một đại thần đức cao vọng trọng, Phạm Văn Trình được phái đến Thịnh Kinh (nay là thành phố Thẩm Dương) để cáo tế trước lăng mộ của Thái Tông Hoàng Thái Cực. Phạm Văn Trình quỳ trước lăng mộ của Hoàng Thái Cực khóc hết sức xúc động, thực lâu không thể đứng dậy. Sở dĩ ông cảm động đến như thế, là do trước đây ông có ân tri ngộ với Hoàng Thái Cực, đồng thời, cũng xúc cảm vì bản thân mình đã trải qua những giai đoạn cam go, suýt nữa đã bị mất mạng, thế mà nay ông bảo toàn được tấm thân để tới đây, có một cuộc sống cuối đời tốt đẹp, cho nên ông hết sức bùi ngùi.
Năm Khang Hy thứ năm (1666), Phạm Văn Trình với tư cách là tam trào nguyên lão đã chết bệnh tại nhà, hưởng thọ bảy mươi tuổi. Vua Khang Hy đích thân viết văn tế, sai Lễ Bộ thị lang là Hoàng Cơ đến cúng tế. Đồng thời, nhà vua còn viết bốn chữ “Nguyên phụ cao phong" để treo trước linh sàng, biểu dương công đức bất hủ cửa Phạm Văn Trình.
Cả cuộc đời của Phạm Văn Trình đã trải qua bốn đời vua và phục vụ cho ba vị chúa, giúp triều đình nhà Thanh sáng lập giang sơn, nên công lao của ông không thua chi Trương Lương đã giúp cho nhà Hán, Lưu Bá ôn đã giúp cho nhà Minh. Tuy nhiên vì Phạm Văn Trình đã giúp cho một dân tộc thiểu số đoạt lấy thiên hạ của người Hán, nên trong một thời gian lâu dài mọi người đều có thiên kiến nào đó đối với hành động “phản nghịch" của ông.
Phạm Văn Trình tự xưng mình là người có “bộ xương của triều Minh, và da thịt của triều Thanh”. Chứng tỏ ông cũng vì vấn đề đó mà chịu dựng sự ray rứt. Trên thực tế, Phạm Văn Trình đứng trước mọi tình hình phức tạp, có thể hiểu được đại thể, chú ý đến đại cuộc, nói những lời cần nói, làm những việc cần làm, không vì người nào đó mà hạ mình hoặc tự cao, không ngã theo chiều gió, là người thao lược hơn người, lại có thể đem sự hiểu biết của mình truyền đạt cho vị chúa công mà mình đang phụng sự, đem hoài bão chính trị của bản thân, khôn khéo chuyển nó thành hiện thực, để từ đó ổn định cuộc sống của nhân dân, đẩy mạnh sự tiến bộ cửa xã hội, làm nên những sự nghiệp không bao giờ mai một. Cho nên ông quả không hổ danh là một mưu lược gia có tầm nhìn cao xa và có kiến thức trác tuyệt.
Dịch xong tại TP. Hồ Chí Minh
Ngày 12 tháng 7 năm 1998
HẾT
Mười Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc Mười Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc - Nhiều Tác Giả Mười Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc