Freedom is not given to us by anyone; we have to cultivate it ourselves. It is a daily practice... No one can prevent you from being aware of each step you take or each breath in and breath out.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Trung Hoa
Số chương: 76 - chưa đầy đủ
Phí download: 8 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3412 / 47
Cập nhật: 2017-03-29 10:21:40 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
3. Dần Dần Nổi Danh
ăm thứ ba niên hiệu Thiên Thông (1629), Hoàng Thái Cực sau khi chỉnh đốn nội chính xong, bèn hưng binh để phạt Minh. Phạm Văn Trình cũng đi theo quân đội xuất chinh. Kể từ ngày Nổ Nhĩ Cáp Xích bị Viên Sùng Hoán đánh bại tại Ninh Viễn nên buồn rầu ngã bệnh chết, thì Hoàng Thái Cực cũng từng đọ sức nhiều lần với Viên Sùng Hoán ở tuyến Ninh Viễn, Cẩm Châu, nhưng đều bị đánh bại phải rút trở về. Cho nên lần này được sự sách hoạch của Phạm Văn Trình, họ đã thay đổi tuyến tiến quân. Đại quân được người Mông Cổ thuộc bộ Ca Lạc Tẩm làm hướng đạo, từ Hỷ Phong Khẩu vượt qua Trường Thành, tiến sâu vào nội địa của triều nhà Minh. Trong trận đánh này, Phạm Văn Trình tự mình đảm đang mọi mặt, phát huy tác dụng quan trọng. Ông nhận lệnh chỉ huy một biên sư men theo Phan Gia Khẩu, Mã Lang Dụ, Tam Đồn Doanh, Mã Lang Quan, Đại An Khẩu tiến quân để sách ứng với Chủ lực. Phạm Văn Trình là người trí dũng song toàn, đã hạ được liên tiếp năm thành của triều nhà Minh. Quân Minh tập trung quân lực để chống trả quyết liệt. Họ đã xua quân tới bao vây Đại An Khẩu rất chặt chẽ. Phạm Văn Trình đã dùng hỏa công để giải vây, và đã phối hợp với chủ lực rất có hiệu quả. Sau đó, Hoàng Thái Cực chỉ huy quân chủ lực tiến thắng đến Vĩnh Bình (nay nằm trong địa phận tỉnh Hà Bắc) ở phía tây và trao cho Phạm Văn Trình trọng trách ở giữ Tôn Hóa, là một vùng đất chiến lược. Quân Minh thừa sơ hở ập tới tấn công, áp sát chân thành với một khí thế ồ ạt. Phạm Văn Trình đã gắng sức chống trả, lấy số ít để đánh thắng số đông, bảo vệ được sự an toàn cho đại bản doanh của quân Hậu Kim. Do Phạm Văn Trình lập được nhiều chiến công liên tiếp, nên được phong làm "Thế chức du kích”.
Sau khi Hoàng Thái Cực đứng vững chân tại Tôn Hóa, bèn từ Kế Châu vượt Tam Hà, chiếm Thuận Nghĩa rồi đánh thẳng đến Thông Châu, lại vượt sông tiến lên uy hiếp Bắc Kinh.
Viên Sùng Hoán trước đây từng kiến nghị với triều đình nên tăng cường binh lực tại Kế Môn, để phòng ngừa quân Hậu Kim có thể đi theo đường vòng mà tiến vào khu vực Bắc Kinh. Nhưng đáng tiếc là kiến nghị của ông không được triều đình chấp thuận, nên Hoàng Thái Cực đã có dịp lợi dụng khe hở đó. Hoàng Thái Cực xua quân tiến thẳng đến vùng Nam Hải Tử, cách cửa ải bảo vệ thành Bắc Kinh xa hai dặm thì hạ trại. Triều đình nhà Minh nghe tin hốt hoảng cả lên. Viên tổng binh của triều đình nhà Minh là Mân Quế xua quân chống địch ở bên ngoài cửa Đức Thắng Môn và An Định Môn. Pháo binh trên thành của nhà Minh liền bắn yểm trợ, nhưng họ lại bắn cả vào quân đội của mình, khiến Mãn Quế cũng bị thương, đành phải dẫn tàn quân lui trở vào thành ngồi chờ chết.
Viên Sùng Hoán được tin Hoàng Thái Cực đi vòng để vào phía trong quan ải bèn dẫn binh mã từ Ninh, Cẩm kéo trở về kinh sư để cứu viện. Quân đội của ông đi bất kể ngày đêm để bám cho kịp quân của Hoàng Thái Cực. Sau khi đến Kế Châu, ông đã đùng tốc độ hành binh hai ngày đêm vượt qua ba trăm dặm đường và đuổi đến ngoại Ô thành Bắc Kinh, rồi cùng kịch chiến với quân Hậu Kim ở bên ngoài cửa Quảng Cừ Môn suốt sáu tiếng đồng hồ, khống chế được mọi hành động của kẻ địch, khiến nhuệ khí của quân Hậu Kim bị giảm sút. Hoàng Thái Cực đích thân ra trận tiền để quan sát doanh trại của Viên Sùng Hoán, thấy trận thế của đối phương quá chặt chẽ, biết không thể chiến thắng được, bèn theo kiến nghị của Phạm Văn Trình và một số tướng lãnh khác xuống lệnh rút quân, và sử dụng kế ly gián.
Thì ra, Hoàng Thái Cực trong lần tiến binh vào quan ải này, trên đường rút lui đã bắt sống được hai tên thái giám, bèn bí mật ra lệnh cho phó tướng Cao Hồng Trung và Bao Thừa Tiên cố ý ngồi thật gần hai tên thái giám đó, rồi giả vờ kề tai nói nhỏ với nhau:
- Việc rút quân hôm nay, thật ra là kế sách của Hoàng thượng (chỉ Hoàng Thái Cực). Trước đây không lâu Hoàng thượng đã một mình cưỡi ngựa đến trận tiền của Viên tùng phủ để cùng mật đàm một thời gian dài với hai người do Viên tuần phủ phái đến. Viên tuần phủ đã mật ước với chúng ta, cho nên việc đánh bại triều nhà Minh chỉ là việc trước mắt thôi.
Sau đó, họ lại cố ý tạo điều kiện cho một tên thái giám họ Dương có dịp trốn thoát. Viên thái giám này trở về Bắc Kinh, bèn đem “những điều cơ mật trọng đại”, do mình nghe được tâu lại cho hoàng đế Sùng Trinh. Lúc bấy giờ, trong triều đình có một số người chống lại Viên Sùng Hoán, từ lâu đã vu cáo ông là kẻ dẫn sói vào nhà, nhằm uy hiếp triều đình, buộc triều đình phải chấp thuận chủ trương nghị hòa với Hậu Kim của ông, và qua đó đôi bên sẽ ký hiệp ước bất bình đẳng trước sự uy hiếp của quân Hậu Kim. Hoàng đế Sùng Trinh là một ông vua chỉ thích làm theo ý mình, độc đoán lại đa nghi. Đối với Viên Sùng Hoán ông vốn đã có lòng nghi ngờ, nên khi nghe lời tâu của viên thái giám họ Dương, thì không cần biết trắng đen, phải trái, triệu Viên Sùng Hoán vào triều đình vấn tội, trách cứ ông tại sao đưa viện binh về quá trễ, rồi bắt ông hạ ngục. Qua năm sau, Viên Sùng Hoán đã bị xử lăng trì. Chỉ cần Phạm Văn Trình thi hành một kế mọn như vậy, cũng đủ cho triều đình nhà Minh tự phá hủy bức tường thành của mình.
Sau khi Hoàng Thái Cực dùng kế để nhổ được gai trước mắt là Viên Sùng Hoán, xóa được nỗi bận tâm về sau, thì vô cùng mừng rỡ. Các tướng lãnh của ông thấy không còn điều gì đáng ngại nữa, bèn đua nhau yêu cầu thừa cơ đánh thốc vào Bắc Kinh. Nhưng Hoàng Thái Cực nói:
- Nay nếu tấn công thành thì có thể chiếm được. Nhưng nếu qua sự tấn công này mà ta mất đi một hoặc hai tướng tài, thì dù có lấy được một trăm ngôi thành như thế cũng không vui.
Do vậy, ông xua quân đánh thẳng vào Lư Câu Kiều, và tiến kích doanh trại lớn của Mãn Quế và một số tổng binh khác gồm bốn vạn người, đóng tại bên ngoài cửa thành Vĩnh Định Môn. Bốn vạn quân Minh bị đánh tan tác, rã rời hàng ngũ. Sau đó, Hoàng Thái Cực lại chuyển quân đến Thông Châu, rồi tiến về phía đông để chiếm bốn thành Thông Hóa, Vĩnh Bình, Thiên An, Loan Châu (đều nằm trong tỉnh Hà Bắc hiện nay), rồi cho quân đóng giữ, còn ông thì dẫn đại đội binh mã trở về. Xem ra, Hoàng Thái Cực đã áp dụng chiến thuật tiêu diệt quân sinh lực của triều nhà Minh, rồi mới tiến hành việc chiếm thành, chiếm đất sau.
Việc Hoàng Thái Cực cho quân đóng giữ bốn ngôi thành vừa chiếm được, là có ý định sẽ dùng cách đánh giáp công để đánh Sơn Hải Quan. Nhưng sau khi ông rút quân, thì Đại Học Sĩ triều nhà Minh là Tôn Thừa Tông bèn tổ chức binh lực chiếm lại bốn ngôi thành này. Do vậy, đã làm xáo trộn kế hoạch của Hoàng Thái Cực khiến ông ta hất sức giận dữ. Tiếp đó, Hoàng Thái Cực lại được tin quân Minh ngày đêm lo xây dựng lại thành Đại Lăng Hà, với ý đồ sẽ tiến lên một bước để khôi phục vùng đất ở ngoài biên cương đã bị mất. Như vậy, Hoàng Thái Cực làm sao chịu ngồi nhìn cho được? Vào tháng tám năm thứ năm niên hiệu Thiên Thông (1631), thành Đại Lăng Hà vừa mới được xây dựng một nửa, thì Hoàng Thái Cực xua đại binh đánh bọc hậu ngôi thành này. Ông ta đã áp dụng chiến thuật vây thành để đánh viện binh. Quân nhà Minh giữ thành vì “cạn hết lương thực, nên quân và dân phải ăn thịt lẫn nhau”, rốt cuộc buộc phải đầu hàng.
Trong chiến dịch này, có một đạo quân Mông Cổ đầu hàng, nhưng một số binh sĩ vì không chịu đầu hàng nên đã ám sát tướng lĩnh của họ rồi bỏ trốn. Hoàng Thái Cực nghe tin tức giận, định giết hết số binh sĩ Mông Cổ còn ở lại. Phạm Văn Trình bèn dùng lời uyển chuyển khuyên ngăn:
- Những binh sĩ không bỏ trốn, chứng tỏ họ thành tâm quy phục. Nếu giết họ đi, thì đối với việc này cũng vô bổ, mà từ nay về sau sẽ ảnh hưởng đến chính sách dụ hàng của ta.
Hoàng Thái Cực thấy Phạm Văn Trình xuất phát từ lợi ích lâu dài nên có lời khuyên ngăn, liền vui vẻ chấp nhận kiến nghị đó. Nhờ vậy mà năm trăm binh sĩ vô tội nói trên mới khỏi bị giết.
Lúc bấy giờ còn có một cánh quân đội của triều nhà Mình dựa vào địa thế hiểm yếu để cố thủ Tây Sơn, dù Hoàng Thái Cực xua quân tấn công nhiều lần nhưng vẫn không chiếm được, trong lòng nôn nóng, Phạm Văn Trình vốn có sẵn mưu kế dụ hàng, nên một mình một ngựa không kể an nguy, đến trước trại quân Minh dùng ba tấc lưỡi phân tích mọi điều lợi hại để dụ hàng đối phương. Rốt cục, quân Minh đã được cảm hóa và thành tâm chịu hàng. Hoàng Thái Cực hết sức vui mừng, đem tất cả số binh mã đầu hàng nói trên giao cho Phạm Văn Trình thống lĩnh.
Năm thứ sáu niên hiệu Thiên Thông (1632), Hoàng Thái Cực tiếp tục đánh chiếm đất đai vùng biên cương của triều đình nhà Minh. Sau khi đạo quân của Hoàng Thái Cực tiến vào Quy Hóa (nay là thành phố Hô Hòa Đạo Đặc) Hoàng Thái Cực vốn có ý định thọc sâu vào nội địa của triều nhà Minh, nên đã triệu tập các đại thần trong đó có Phạm Văn Trình để bàn bạc về chiến sách. Phạm Văn Trình căn cứ tình thế chiến lược giữa đôi bên, đã đề ra một phương án công khai và một phương án bí mật: Phương án công khai là dựa vào sĩ khí đang lên cao, sức chiến đấu đang mạnh, xua quân thọc sâu vào nội địa của triều nhà Minh, và tiến thẳng vào Bắc Kinh, buộc triều đình nhà Minh phải thỏa hiệp. Sau đó, lại xua quân đến Sơn Hải Quan đập nát thủy môn tại đây rồi rút về, để tạo thanh thế. Muốn thực hiện mục tiêu đó, phải xuất quân từ Nhạn Môn Quan là tiện lợi nhất. Vì con đường này quân Minh thiếu sự đề phòng, cuộc hành quân sẽ không gặp trở ngại chi lớn. Hơn nữa, dọc đường đều là vùng dân cư giàu có, có thể mượn ngựa và lương thực của họ để dùng. Nếu Đại Hãn thấy việc ra quân của mình thiếu danh nghĩa, thì có thể nói với bá tánh là Khả Hãn của Sát Cáp Nhĩ đã bỏ trốn, nên binh mã của ông ta đều chạy sang hàng ngũ của Hoàng thượng. Nay Hoàng thượng muốn nghị hòa với triều đình nhà Minh, nhưng khổ nỗi đường đi quá xa, đi bộ thì không biết chừng nào mới tới, nên cần mượn ngựa của họ để cho binh sĩ quy phục của Sát Cáp Nhĩ tạm dùng. Nếu nghị hòa thành công, thì sẽ tính theo giá ngựa hiện tại trả tiền lại cho bá tánh. Còn nghị hòa bất thành, đôi bên đánh nhau, thì nhờ trời phù hộ ta chiếm được vùng đất biên cương này, thì sẽ miễn thuế nhiều năm cho bá tánh ở đây để bù lại những thiệt thòi do chiến tranh gây ra cho mọi người. Như vậy thì Hoàng thượng có thể xuất sư một cách đường hoàng. Và, nếu không làm được như vậy, thì Hoàng thượng có thể viết thư trao cho các quan lại giữ biên cương của triều nhà Minh, để họ chuyển về nhà vua của họ, định kỳ hạn cho họ trả lời. Với tình hình các văn thần của triều nhà Minh đang đấu đá với nhau, cũng như các tướng ở ngoài biên cương không thống nhất nhau, chắc chắn họ sẽ không làm sao trả lời kịp thời hạn do ta quy định. Đến chừng đó, Hoàng thượng sẽ có lý do để ra quân đánh vào những nơi họ thiếu phòng bị một cách bất ngờ, rồi thừa dịp đánh thốc luôn vào Bắc Kinh. Vì phương án sau là phương án mượn cớ nghị hòa để làm cho triều đình nhà Minh mất cảnh giác, rồi thừa cơ hành động một cách bất ngờ, để thực hiện sách lược chiếm thành chiếm đất, cho nên chúng ta tạm gọi nó là phương án “bí mật".
Mặc dù Hoàng Thái Cực không đem kế sách này ra thực thi, nhưng qua kế hoạch chu đáo, cẩn mật, tỏ ra là người biết mình biết ta, hiểu rõ tình hình nội bộ của triều đình nhà Minh như vậy, quả là một diệu kế hiếm có.
Vào năm thứ năm niên hiệu Thiên Thông (1631), lúc Hoàng Thái Cực bao vây tấn công thành Đại Lăng Hà, thì viên Tuần phủ Đăng Thái là Tôn Nguyên Hóa, từng phái Tham quân Khổng Hữu Đức dẫn binh đi cứu viện. Nhưng bộ đội của ông này khi kéo tới Ngô Kiều, thì gặp tuyết to, không có lương thực để ăn, triều đình cũng không ngó ngàng chi tới, nên một số quân sĩ phải trốn trại ra ngoài cướp bóc. Tình hình này liền được Lý Cửu Thành, một tên tham quan ô lại đã tham lạm công quỹ, và đang sợ bị tử tội lợi dụng ngay. Ông ta sách động toán quân này nên đứng lên làm phản. Khổng Hữu Đức là người cũng có ý đồ bất chính, nên thừa cơ chấp nhận ngay. Tháng giêng năm sau, Khổng Hữu Đức cùng với Cảnh Trọng Minh, một viên Tham quân khác có nhiệm vụ đóng giữ tại Đăng Châu, cùng đánh chiếm thành Đăng Châu. Khổng Hữu Đức tự xưng là Đô Nguyên Soái, đúc ấn tín để dùng riêng, rồi phong Cảnh Trọng Minh và một số người nữa làm Tổng Binh. Họ xua quân đi đánh chiếm thành trấn, cướp bóc khắp nơi, không chuyện tàn ác gì mà không làm.
Hoàng đế Sùng Trinh thấy tình hình xảy ra như vậy, buộc phải phái đại quân đi tiểu trừ. Năm thứ 7 niên hiệu Thiên Thông (1633), Khổng Hữu Đức phái sứ đến cầu viện với Hậu Kim. Hoàng Thái Cực nghe tin hết sức vui mừng, bèn phái Phạm Văn Trình và một số tướng lãnh khác dẫn quân đi sách ứng. Phạm Văn Trình dựa vào tài năng của mình, một lần nữa lại dụ hàng thành công. Hàng tướng Khổng Hữu Đức và Cảnh Trọng Minh về sau đã trở thành những võ tướng có công lao hạn mã trong việc dành thiên hạ cho triều đại nhà Thanh.
Mười Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc Mười Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc - Nhiều Tác Giả Mười Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc