I divide all readers into two classes; those who read to remember and those who read to forget.

William Lyon Phelps

 
 
 
 
 
Thể loại: Trung Hoa
Số chương: 76 - chưa đầy đủ
Phí download: 8 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3412 / 48
Cập nhật: 2017-03-29 10:21:40 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
6. Khuyên Việc Định Đô
riều đình nhà Hán mới vừa được xây dựng, vậy việc định đô ở đâu, có tương quan đến vấn đề tồn vong, thịnh suy rất lớn. Thoạt tiên, Hán Cao Tổ Lưu Bang muốn định đô lâu dài tại Lạc Dương, nhưng quần thần đối với việc này có rất nhiều ý kiến khác nhau.
Tháng năm năm 202 trước công nguyên, người Tề là Lâu Kính trên đường đi đến đồn biên phòng tại Lũng Tày, có đi ngang Lạc Dương. Ông này vào yết kiến Cao Tổ, khuyên nên định đô tại Quan Trung. Lưu Bang đối với việc đó vẫn còn do dự, chưa quyết định, bèn vấn kế quần thần của mình.
Lúc bấy giờ các đại thần của Lưu Bang hầu hết là người lục quốc ở Sơn Đông, nên họ chủ trương định đô tại Lạc Dương. Lý đo là: Lạc Dương phía đông có Thành Cao, phía tây có Hào Sơn, Mãnh Trì, sau lưng dựa sông Hoàng Hà, trước mặt có Doãn, Lạc. Chung quanh có núi sông bao bọc, địa hình hiểm trở.
Lâu Kính thì đứng về mặt chính trị kinh tế, quân sự và lịch sử để phân tích việc xây dựng kinh đô tại Quan Trung, là có những ưu thế khác. Ông nói: Thứ nhất về địa hình Quan Trung là nơi bốn bên đều hiểm trở, tiến có thể công, thoái có thể thủ. Thứ hai, Quan Trung có địa lợi, vì đất đai phì nhiêu, hệ thống sông ngòi kinh rạch có lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Thứ ba, đóng đô ở Quan Trung thì không lo ngại chi cả. Vì phía Tây, Tây Nam và Tây Bắc đều không có một thế lực chính trị nào thống nhất to mạnh. Thứ tư Quan Trung được nhân hòa, vì cuối đời nhà Tần, trong số các chư hầu thì Lưu Bang tiến vào quan ải trước tiên, "Ba chương ước pháp" cũng được thi hành tại đây trước, nên rất đắc nhân tâm. Thêm vào đó, một thời gian dài, nhà vua đã chiếm giữ vùng Ba, Thục, Hán Trung, hình thành thế lực tại Quan Tây, nên gốc rễ đã ăn sâu một cách vững chắc. Thứ năm, Quan Trung đã từng được các triều đại nhà Châu, nhà Tần xây dựng suốt mấy trăm năm, luôn luôn là trung tâm chính trị, kinh tế quan trọng của khắp cả nước. Đến giai đoạn Hán Sở phân tranh, chiến tranh thường xảy ra trong vùng Huỳnh Dương và phụ cận, từng ảnh hưởng đến Lạc Dương, nhưng chưa bao giờ ảnh hưởng đến vùng đất Quan Trung, khiến nơi đây rất ít bị tàn phá.
Dựa vào những ưu thế nói trên, lại dựa vào những nơi hiểm yếu thiên nhiên như Hào Quan, Hàm Cốc Quan, là những nơi đã nắm yết hầu giao thông Đông Tây, vậy nếu định đô ở đấy thì như Lâu Kính nói: “Ví như đánh nhau với người ta mà không nắm được cổ họng, không đánh vào lưng, thì làm sao chiến thắng đối phương được. Nay bệ hạ tiến vào quan ải và xây dựng kinh đô tại vùng đất cũ của triều đại nhà Tần, thế chính là đã nắm yết hầu của thiên hạ rồi, sẽ khống chế thiên hạ một cách vĩnh viễn và chắc chắn".
Trong số các quần thần, chỉ có Trương Lương là ủng hộ kiến nghị của Lâu Kính. Trương Lương trước tiên phản bác chủ trương xây dựng kinh đô tại Lạc Dương, vì ông cho rằng: "Lạc Dương mặc dù có Thành Cao, Hào Sơn, Mãnh Trì, Hoàng Hà, Lạc Thủy, là những nơi có địa hình hiểm yếu, nhưng Lạc Dương là nơi có vùng đất hẹp và nhỏ, diện tích không quá mấy trăm dặm, trong khi đất đai lại bạc màu, lại dễ bị thụ địch từ bốn mặt, không phải là đất dụng võ. Trong khi đó, Quan Trung phía trái có Hàm Cốc Quan, Hào Sơn, phía phải có Lũng Sơn, Mân Sơn, chính giữa đất đai rộng rãi lại phì nhiêu, phía nam có vùng Ba Thục giàu có, phía Bắc có đồng cỏ tiện lợi cho việc chăn nuôi. Cả ba phía Tây, Bắc và Nam đều hiểm trở, dễ phòng thủ. Riêng phía Đông lại tiện lợi trong việc khống chế các chư hầu. Khi thiên hạ thái bình, có thể dùng hai dòng sông Hoàng Hà và Vi Thủy để chuyên chở vật tư trong cả nước, cung ứng cho Kinh Sư. Nếu chư hầu phản loạn, chiến tranh xảy ra khắp nơi, thì có thể xuôi dòng đi xuống, ra quân đánh bốn phương, lương hướng và vật tư cũng có thể vận chuyển cung cấp đều đều, đúng là, thành vàng ngàn dặm, nước riêng của trời".
Tư tưởng xây dựng kinh đô của Trương Lương cho thấy ông là một nhân tài mưu lược có lòng dạ rộng rãi, có tầm nhìn cao xa. Ông không như một số người khác xuất phát từ cảm tình cá nhân, từ tư lợi cá nhân, mà đứng trên tầm cao của toàn cục, nghĩ tới chuyện cai trị và giữ yên cho đất nước lâu dài. Trong thời cổ đại, điều đó thật là đáng quý.
Sau khi nghe Trương Lương phân tích, Lưu Bang cho là phải, nên đã "chọn ngày lên đường đến đóng đô tại Quan Trung".
Mười Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc Mười Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc - Nhiều Tác Giả Mười Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc