Những nỗ lực của bạn chỉ có thể đơm hoa kết trái nếu bạn quyết không bỏ cuộc.

Napoleon Hill

 
 
 
 
 
Thể loại: Trung Hoa
Số chương: 76 - chưa đầy đủ
Phí download: 8 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3412 / 48
Cập nhật: 2017-03-29 10:21:40 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
2. Mưu Lược Tây Tiến
háng Sáu năm Tần Nhị Thế thứ hai (208 trước Công nguyên), Hạng Lương đưa người cháu của Sở Hoài Vương là Hùng Tâm lên làm Sở Hoài Vương. Trương Lương do nhớ đến quê hương của mình, nên vội vàng đề nghị với Hạng Lương:
- Nay ngài đã lập hậu duệ của vua Sở lên làm Sở Vương, trong khi đó các công tử của Hàn Vương có “Hoành Dương Quân Thành" là hiền nhất, có thể lập làm vương để thêm vây cánh.
Hạng Lương chấp nhận đề nghị đó, cho tìm được Hàn Thành, lập lên làm Hàn Vương, và cử Trương Lương làm Tư Đồ. Trương Lương cùng Hàn Vương dẫn hơn một nghìn binh, đi về phía Tây để chiếm lại đất cũ của Hàn (tức địa bàn cũ của nước Hàn thời Chiến Quốc), và tiếp tục kéo quân hoạt động trong vùng Dĩnh Xuyên (nay là trung bộ tỉnh Hà Nam). Có khi họ chiếm được một số thành rồi lại bị quân Tần đoạt lại, giằng co nhau không phát triển được.
Cuối năm Tần Nhị Thế thứ hai, Sở Hoài Vương ra lệnh cho Hạng Võ, Lưu Bang chia quân tiến đánh nước Tần ở phía Tây. Lưu Bang theo đường Dĩnh Xuyên, Nam Dương, dự định theo đường Võ Quan để vào Quan Trung.
Tháng tư năm Tần Nhị Thế thứ ba (207 trước công nguyên), Lưu Bang kéo quân tới Dĩnh Xuyên, hợp chung với quân đội của Trương Lương lại làm một, đánh chiếm hơn mười thành. Lưu Bang sai Hàn Vương ở lại giữ vùng đất mới chiếm, rồi cùng Trương Lương dẫn quân tiếp tục tiến về phía Nam.
Tháng sáu cùng năm, Lưu Bang đại phá quân Tần tại Nam Dương, khiến Thái thú Nam Dương phải lui về giữ Uyển Thành. Lúc bấy giở, Lưu Bang đang nóng lòng muốn tiêu diệt nước Tần, nên định đi vòng Uyển Thành để tiến thẳng đến Võ Quan. Trương Lương sau khi suy nghĩ chính chắn, thấy Bái Công lúc bấy giờ binh mã còn yếu, tướng lĩnh còn ít, vậy làm sao có thể thọc sâu vào vùng kinh kỳ của nước Tần để đánh nhau với binh lực hùng mạnh của họ. Hơn nữa, nơi đặt quân trị của quân Nam Dương là Uyển Thành, vốn là một cứ điểm rất quan trọng của triều nhà Tần. Nó cũng chính là cây đinh ở dưới chân của Lưu Bang, cần phải nhổ bỏ nó đi mới được. Nếu đi vòng tránh nó để tiếp tục tấn công, thì cái hại sẽ không ít, và đó là phạm phải điều đại cấm kỵ của binh gia. Con đường đứng đắn nhất, là phải có chỗ đứng chân cho vững, rồi một mặt đi đều bước với các cánh quân đồng minh, một mặt vừa tiến về phía Tây vừa tăng cường binh lực của mình. Do vậy, Trương Lương bèn hiến kế với Lưu Bang:
- Bái Công mặc dù nóng lòng muốn vào quan ải, nhưng do binh Tần còn đông lại có địa thế hiểm yếu. Vậy nếu không hạ Uyển Thành thì Uyển Thành sẽ đánh từ phía sau lưng chúng ta. Trong khi đó, quân Tần ở phía trước cũng ào tới sát phạt, như vậy là vô cùng nguy hiểm.
Lưu Bang là người thông minh, nên vừa nghe qua là đã hiểu ngay. Ông liền xuống lệnh cuốn cờ im trống, rồi kéo trở lại Uyển Thành. Đến lúc trời vừa bình minh, thì đại quân của ông đã bao vây Uyển Thành ba lớp. Bái Công nghe theo kiến nghị của Trần Khôi, lấy việc tấn công tâm lý là chính, xuống lệnh chiêu dụ Thái thú Nam Dương và hứa sẽ tha chết cho tất cả quan lại cũng như nhân dân đang có mặt trong Uyển Thành. Đứng trước binh lực mạnh mẽ của Lưu Bang đang bao vây dưới chân thành, Thái thú Nam Dương hết sức sợ hãi, nay thấy có một con đường sống, bèn bằng lòng mở cửa thành đầu hàng.
Lưu Bang giữ đúng lời hứa, phong cho ông ta chức “Ân Hầu”, vừa khỏi phải bỏ tiền ra mua chuộc, mà cũng không phải cắt đất để lôi kéo. Đó là một cuộc mua bán không vốn, thuận tiện. Do một nước cờ thắng thế nên cả bàn cờ cũng chuyển biến theo. Toàn quận mấy mươi thành nghe tin đều đua nhau đầu hàng. Nam Dương là một quận lớn, quan lại binh sĩ và dân chúng rất đông, lương thực tích lũy rất nhiều. Lưu Bang bèn dừng quân ở lại đấy để chiêu binh mãi mã, tích trữ lương thảo, nhờ vậy mà quân lực của ông đã nhanh chóng phát triển lên hơn hai vạn người.
Cùng một lúc đó, mặt trận ở phía Bắc đang đánh nhau dữ dội tại Cự Lộc. Binh mã quân Tần do Chương Hàm chỉ huy đã đầu hàng Hạng Võ. Sau khi cây trụ quân sự quan trọng của triều đình nhà Tần bị ngã đổ, thì binh lực cũng cạn kiệt, sự chi viện không còn nữa. Tình hình đó làm cho hai chiến trường ở phía Nam và phía Bắc hỗ trợ được nhau, giúp Lưu Bang thuận lợi tiến quân quét sạch mọi trở lực. Hơn nữa, Lưu Bang đi tới đâu thì ra lệnh nghiêm cấm binh sĩ của mình không được cướp bóc, giết chóc, nên được dân Tần hoan nghênh giúp đỡ nhiều mặt. Cuộc hành quân nhờ đó mà có tiến độ nhanh hơn. Đến tháng tám cùng năm, Lưu Bang đã hạ được Võ Quan, cửa ngõ tiến vào Quan Trung để thọc sâu vào nội địa của triều đình nhà Tần.
Từ chỗ thất lợi ở hai mặt trận phía Nam và phía Bắc, khiến nội bộ giai cấp thống trị của nhà Tần càng mâu thuẫn gay gắt hơn. Thừa tướng của Tần là Triệu Cao, biết tội mình không sao trốn thoát, nên đã thẳng tay giết chết Tần Nhị Thế Hồ Hợi, rồi lập Tử Anh lên làm vua Tần. Triệu Cao lại phái sứ định thông đồng với Lưu Bang để tiến hành nội công ngoại kích, chia đất làm vua tại Quan Trung. Lưu Bang đã thấy thắng lợi hiện ra trước mắt, vậy nào bằng lòng hợp mưu với Triệu Cao, để chia sẻ một phần quyền lợi cho tên quyền thần này? Cho nên ông vẫn một mực nghe theo những mưu lược của Trương Lương, thừa thắng đánh mạnh vào phía Tây.
Tháng chín cùng năm, quân đội của Lưu Bang đã tiến tới Nghiêu Quan. Nghiêu Quan là nơi dựa vào thế hiểm trở của thiên nhiên, là cổ họng của kinh đô Hàm Dương, và cũng là quan ải cuối cùng để bảo vệ kinh thành này. Quân Tần đã cho trọng binh đóng giữ tại đây. Lưu Bang kéo quân tới trước cửa quan ải, định xua hai vạn binh sĩ ào lên tấn công, nhưng Trương Lương lắc đầu lia lịa, nói:
- Quân Tần vẫn còn mạnh, vậy không thể liều lĩnh được.
Lưu Bang nôn nóng hỏi kế hoạch đối phó với địch, Trương Lương bèn nghĩ ra một mưu kế để chiếm quan ải này, nói:
- Thần nghe tướng giữ quan ải là con của một anh đồ tể, mà những người buôn bán nhỏ đó bao giờ cũng ham tiền. Vậy, mong Bái Công cứ ở yên trong doanh trại, và sai người ra ngoài chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho năm vạn người nấu ăn, rồi lên núi cao cắm cờ xí rợp trời để nghi binh. Sau đó, phái Lệ Thực Kỳ mang một số vàng bạc to đi mua chuộc tướng Tần.
Lưu Bang nghe thế cả mừng, liền điều động tướng sĩ chia ra làm những việc do Trương Lương đã nói, rồi phái Lệ Thực Kỳ, một mưu thần giỏi biện luận, đi cùng với Lục Giả vào doanh trại của Tần, tiến hành việc hối lộ và thừa cơ dụ hàng. Tướng Tần thấy khắp đồi núi đâu đâu cũng cờ xí rợp trời, nhất thời không biết đó là hư hay thực, nên trong lòng vốn đã sợ hãi. Chúng lại tham lam tiền bạc, gấm vóc, nên ngỏ ý bằng lòng trở giáo cùng hợp tác với quân của Lưu Bang, tiến vào tập kích Hàm Dương.
Lưu Bang biết tướng Tần đã trúng kế, nên với sự quyết đoán của một nhà chính trị, ông mừng rỡ định hợp tác với quân đầu hàng của Tần để tiến về phía Tây. Nhưng, với một nhà mưu lược thâm trầm như Trương Lương, lại lên tiếng can ngăn:
- Hiện nay chỉ có tướng Tần chịu đầu hàng, e rằng binh sĩ sẽ không nghe theo. Vậy chi bằng nhân lúc họ đang chểnh mảng, thiếu cảnh giác, ta tiến lên đánh bại họ là hơn.
Lưu Bang vui vẻ nghe theo lời khuyên, dẫn quân đi vòng qua Nghiêu Quan, vượt qua Quý Sơn, đại phá quân Tần tại Lam Điền. Do xuất kỳ bất ý, nên đánh trận đầu tiên là đã thắng ngay, rồi xua quân kéo thẳng tới Bá Thượng (nay là địa phương nằm về phía Đông thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây), uy hiếp Thủ đô của nước Tần là Hàm Dương.
Tháng mười năm nhà Hán nguyên niên (206 trước công nguyên), vua Tần là Tử Anh vì không thể tiếp tục chống đỡ, nên đã ngồi một cỗ xe ngựa do ngựa trắng kéo, mang theo cả ấn vua và phù thư, mở cửa thành ra đầu hàng. Một triều đại nhà Tần đồ sộ, khi tuột dốc đã nhanh chóng tan rã như thế, âu đó cũng là một tấm gương soi cho người cầm vận mệnh của đất nước.
Lưu Bang chỉ trong vòng không đầy một năm, mà đã xua quân tiến thẳng vào nội địa của nước Tần, lấy Quan Trung một cách dễ dàng, và xô ngã bạo Tần cũng không khó khăn. Điều đó tất nhiên là do triều đại nhà Tần quá hủ bạỉ mục nát, mà cũng do Hạng Võ đã chiến thắng được chủ lực cua quân Tần tại mặt trận phía Bắc, đánh sập lực lượng vũ trang của Tần ở các quận huyện, khiến Lưu Bang trong quá trình tiến về hướng Tây, không chạm trán với một lực lượng nào mạnh của quân Tần. Tuy nhiên, nếu không có các văn thần võ tướng đã chỉ huy quân đội tấn công, đã dùng mưu trí để chiếm lĩnh thành trì, nhất là dưới sự chỉ đạo chiến lược chiến thuật vô cùng đúng đắn của Trương Lương, thì muốn chém tướng đoạt ải, giành thắng lợi nhanh chóng và dễ dàng như thế, cũng là chuyện không thể có được.
Mười Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc Mười Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc - Nhiều Tác Giả Mười Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc