I have learned not to worry about love;

But to honor its coming with all my heart.

Alice Walker

 
 
 
 
 
Thể loại: Trung Hoa
Số chương: 76 - chưa đầy đủ
Phí download: 8 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3412 / 46
Cập nhật: 2017-03-29 10:21:40 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
2. Giả Điên Để Tránh Họa
àng Quyên là người nước Ngụy. Sau khi trở về đến đô thành của nước Ngụy là Đại Lương, được người tiến cử vào yết kiến Ngụy Huệ Vương. Ngụy Huệ Vương là một nhà vua khoáng đạt, quyết tâm đưa đất nước trở thành giàu mạnh, và đang chiêu hiền đãi sĩ. Nhà vua trông thấy Bàng Quyên có thân hình cao to, ăn nói không tầm thường, lại biết Bàng Quyên là môn đồ của Quỷ Cốc Tử, vị danh sư tất nhiên sẽ có học trò giỏi, nên càng tín nhiệm hơn. Sau mấy lần yết kiến, Bàng Quyên luôn luận bàn thao thao chuyện thiên hạ đại sự, khiến Ngụy Huệ Vương hết sức thán phục, bèn phá lệ cử ông ta làm Nguyên soái kiêm Quân sư. Con trai của Bàng Quyên là Bàng Anh, cháu là Bàng Thông, Bàng Mao, đều được phong làm tướng quân. Người thời bấy giờ gọi họ là Ngụy Gia Tướng.
Một khi đã có đại quyền nắm trong tay, thì Bàng Quyên bèn thi thố ngay tức khắc. Ông ta phấn khởi định ra một kế hoạch mở rộng quân đội và luyện tập quân đội, được Ngụy Huệ Vương phê chuẩn để thi hành. Sau đó, nhanh chóng Bàng Quyên đã xây dựng được một đạo quân có sức chiến đấu rất lớn. Ông ta đã chỉ huy đạo quân này, trước tiên xâm chiếm thành quách và đất đai của nước Vệ và Tống, thu được thắng lợi rất to. Kế đó, Bàng Quyên lại đánh lui quân Tề tiến công vào nước Ngụy. Trong nhất thời tiếng tăm của Bàng Quyên nổi như cồn khắp các nước chư hầu. Ông ta dương dương tự đắc, xem dưới mắt không còn ai. Lúc bấy giờ, ông ta đã thực sự quên mất người nghĩa huynh Tôn Tẩn của mình, vẫn còn đang tiếp tục học hỏi tại Quỷ Cốc.
Tôn Tẩn vẫn miệt mài lo việc học hành tại Quỷ Cốc. Do nơi đây rất hẻo lánh, ít người lui tới, nên tin tức ở bên ngoài Tôn Tẩn không biết chi cả. Một hôm Mặc Tử lại đến chơi Quỷ Cốc Tử lần thứ hai, và đã gặp Tôn Tẩn. Tôn Tẩn khiêm tốn bàn qua chuyện chiến lược chiến thuật trong binh pháp với vị sư thúc này. Mặc Tử nghe qua, trong lòng không khỏi ngạc nhiên về tài năng và sở học của Tôn Tẩn. Mặc Tử nói:
- Nay ngươi đã học xong, vậy tại sao không xuống núi để đi tìm công danh phú quý và giúp ích cho đời.
Tôn Tẩn đáp:
- Bạn học của con là Bàng Quyên, hiện đang làm quan tại nước ngụy. Trước khi chia tay ra đi, Bàng Quyên có nói sau khi mình đứng vững chân, sẽ tiến cử con với nhà vua.
Mặc Tử nói:
- Bàng Quyên hiện đã trở thành Nguyên soái kiêm Quân sư của nước ngụy, thế tại sao anh ta không tiến cử nhà ngươi?
Tôn Tẩn vẫn nghĩ tốt về người bạn của mình, đáp:
- Có thể do Bàng Quyên quá bận rộn, nên tạm thời chưa nghĩ đến đó thôi.
Mặc Tử nói:
- Lần này ta sẽ vân du đến nước Ngụy, và sẽ gặp Bàng Quyên, xem anh ta ăn nói ra sao?
Mặc Tử đến nước Ngụy và đã gặp Bàng Quyên. Khi nhắc đến việc Tôn Tẩn vẫn còn ở tại Quỷ Cốc, chờ được Bàng Quyên tiến cử, thì Bàng Quyên khôn khéo tìm lời lẽ chống chế nói cho qua, chứ hoàn toàn không có thành ý. Mặc Tử tức giận, bèn trực tiếp tiến cử Tôn Tẩn với Ngụy Huệ Vương. Sau khi biết Quỷ Cốc Tử còn có một môn đồ giỏi chờ người tiến cử ra làm quan, Ngụy Huệ Vương cảm thấy rất vui mừng, hỏi Mặc Tử:
- Giữa Tôn Tân và Bàng Quyên, ai có tài học cao hơn?
Mặc Từ đáp:
- Hai người họ tuy là bạn học, thầy dạy ai cũng thế, còn sự thu thập được hay không là do cá nhân. Riêng Tôn Tẩn còn là cháu của Tôn Võ, được sự bí truyền của người ông. Do vậy theo tôi thì tài học của Tôn Tẩn còn cao hơn cả Bàng Quyên.
Sau khi Mặc Tử rời đi, Ngụy Huệ Vương bèn triệu kiến Bàng Quyên, nói:
- Quả nhân nghe nói khanh còn có một người bạn học tên gọi Tôn Tẩn, tài học rất tốt, thế tại sao khanh lại không viết thư mời ông ta về đây để làm việc cho quả nhân?
Bàng Quyên nghe qua, trong lòng cảm thấy không vui. Ông ta cho Mặc Tử là người thích xía vào chuyện riêng của người khác. Nhưng nay Ngụy Huệ Vương đã nói như vậy, thì mình không làm cũng không được. Cho nên Bàng Quyên liền làm ra vẻ là một người rất yêu nước, nói:
- Tôn Tẩn là người có tài năng nhất định, nhưng ông ấy là người nước Tề, vậy nếu ta mời ông ấy làm quan cho nước Ngụy, thì chắc chắn không bao giờ ông ấy lại quên tổ quốc của mình. Thần là người nước Ngụy, một lòng một dạ trung thành với nước Ngụy, cho nên mới không tiến cử Tôn Tẩn.
Ngụy Huệ Vương nói:
- Điều lo ngại của khanh có quá đáng chăng? Tục ngữ đã nói, “kẻ sĩ sẵn sàng chết cho người tri kỷ của mình". Nếu quả nhân được Tôn Tẩn, nhất định sẽ trọng dụng và hậu đãi ông ta. Khi ông ta cảm động trước ân đức của trẫm ban cho, tất nhiên sẽ vì nước Ngụy mà đóng góp tài sức của mình.
Bàng Quyên là một con người lòng dạ hẹp hòi, ngoài miệng nói thế này, nhưng trong lòng lại nghĩ thế khác. Lúc Bàng Quyên còn học tập ở Quỷ Cốc, luôn làm ra vẻ mình là người chất phác, thành thực, nên đã mê hoặc được Tôn Tẩn. Nay Bàng Quyên đã trở thành giàu có, nên sợ Tôn Tẩn với tài năng cao hơn mình thì mình sẽ bị bất lợi. Do vậy, ông ta không muốn tiến cử Tôn Tẩn. Giờ đây khi nghe lời của Ngụy Huệ Vương, Bàng Quyên không dám không tuân theo, nên nghĩ bụng: “Chờ cho Tôn Tẩn đến đây thì mình sẽ tùy cơ mà hành sự vậy".
Sau khi Tôn Tẩn nhận được thư của Bàng Quyên, cũng như sứ thần của vua Ngụy Huệ Vương đến mời, trong lòng hết sức mừng rỡ. Tôn Tẩn nghĩ Bàng Quyên đúng là không quên tình nghĩa anh em, nên từ biệt Quỷ Cốc Tử lên đường đi đến Đại Lương. Trước tiên, Tôn Tẩn đến phủ riêng của Bàng Quyên để cảm tạ sự tiến cử của ông ta. Bàng Quyên bày chuyện nói láo mà không hề đỏ mặt.
- Giữa chúng ta là bạn học, lại là anh em kết nghĩa kia mà. Anh tới thật đúng lúc, khiến đệ vui mừng đến đỗi trong giấc ngủ còn phá lên cười to.
Qua ngày hôm sau, Ngụy Huệ Vương tiếp kiến Tôn Tẩn. Hai người bàn qua chuyện quân quốc đại sự, cảm thấy vô cùng hợp ý nhau. Vua Ngụy Huệ Vương mời được Tôn Tẩn, có cảm giác như cá được nước, và luôn tiếc rẻ là gặp nhau quá muộn. Ngụy Huệ Vương vui vẻ nói với Bàng Quyên cũng đang có mặt ở đấy:
- Ta muốn phong cho Tôn Tẩn làm Phó Quân sư để hai người cùng nắm binh quyền, vậy ý khanh ra sao?
Trong lòng Bàng Quyên đang cảm thấy khó chịu, nhưng ngoài mặt vẫn giả vờ tươi cười đáp:
- Điều đó tất nhiên là được. Nhưng, thần và Tôn Tẩn là anh em kết nghĩa, Tôn Tẩn là anh, còn thần là em. Vậy có đâu huynh trưởng lại chịu lép, giữ chức phó thấp hơn em. Theo ý kiến của thần, chi bằng tạm thời phong Tôn Tẩn làm Khách Khanh, chờ khi ông ấy lập được đại công, thì thần sẽ nhường địa vị lại cho ông ấy.
Ngụy Huệ Vương cảm thấy lời nói của Bàng Quyên rất có lý, nên phong Tôn Tẩn làm Khách Khanh - lấy lễ để đối đãi, và ban cho phủ đệ để ở riêng. Sau mấy hôm, Ngụy Huệ Vương muốn thử tài năng của Tôn Tẩn, bèn ra lệnh quy tụ quân đội tại Quốc Đô đến giáo trường, bảo Tôn Tẩn và Bàng Quyên mỗi người cầm cờ lệnh để diễn tập trận pháp. Trận pháp do Bàng Quyên bố trí, Tôn Tần vừa nhìn qua là hiểu ngay đó là trận pháp gì, dùng phương pháp nào để tấn công. Nhưng, trận pháp do Tôn Tẩn bố trí, Bàng Quyên nhìn qua không hiểu ất giáp chi cả. Thế là ông ta bèn lén thỉnh giáo với Tôn Tẩn. Tôn Tẩn nói thật:
- Đây gọi là "Điên đảo bát môn trận".
Bàng Quyên lại hỏi:
- Nó có diễn biến không?
Tôn Tẩn cũng nói thật:
- Có, một khi bị tấn công, nó sẽ diễn biến thành “Trường xà trận” theo hình chữ nhất.
Bàng Quyên bèn đem những lời nói của Tôn Tẩn biến thành lời nói của mình, nói lại cho Ngụy Huệ Vương nghe. Nhà vua tưởng tài năng của Tôn Tẩn và Bàng Quyên suýt soát nhau, nên trong lòng lấy làm mừng rỡ, tưởng thưởng riêng cho cả hai người.
Sau khi diễn tập trận pháp xong, Bàng Quyên trở về phủ riêng cảm thấy rất ganh tức. Ông ta nghĩ bụng: “Tôn Tẩn tài học hơn hẳn ta, vậy một núi làm sao chứa được hai con cọp? Nếu ta không trừ hắn đi, thì địa vị của ta làm sao bảo toàn được?". Thế là Bàng Quyên một mặt tới lui thân mật với Tôn Tẩn, nay tặng cho vật này, mai tặng cho vật nọ, nhưng mặt khác lại xúi bẫy người tâm phúc, gièm pha Tôn Tẩn trước mặt Ngụy Huệ Vương. Họ nói:
- Tôn Tẩn là người nước Tề, mặc dù đang làm quan ở nước Ngụy, nhưng luôn luôn nhớ tới tổ quốc của ông ta. Nếu trao cho ông ta binh quyền lớn, e rằng đối với nước Ngụy sẽ có nguy hiểm.
Nhưng, Ngụy Huệ Vương không hề chú ý đến những lời gièm pha đó.
Sau mấy hôm, Bàng Quyên mang lễ vật trọng hậu đến phủ riêng của Tôn Tẩn để thăm hỏi. Trong một bữa tiệc giữa hai người, Bàng Quyên nói:
- Huynh trưởng hiện đã làm quan cho nước Ngụy, vậy tại sao không đưa hết bà con của huynh về đây để cùng hưởng phước?
Tôn Tẩn nghe qua, không khỏi bùi ngùi nhớ đến quê nhà xứ sở, bèn ngấn lệ đáp:
- Này hiền đệ, chúng mình tuy là bạn học, nhưng hiền đệ nào biết huynh từ nhỏ đã là một đứa trẻ mồ côi. Năm lên bốn tuổi thì cha chết, lên chín tuổi thì mẹ chết, hoàn toàn nhờ ở sự giúp đỡ, nuôi nấng của người chú ruột. Sau khi chú chết, người anh em họ nội là Tôn Bình, Tôn Cát, đã dẫn huynh đi khỏi quê hương để trốn cảnh đói kém, nhưng lại bị thất lạc tại Lạc Dương, mãi cho tới nay vẫn không nghe được âm tín gì. Huynh hiện giờ là người không có nhà để trở về, không có bà con thăm viếng.
Bàng Quyên lén dùng nước bọt quẹt lên cho ướt hai mắt, giả vờ cảm động, nói:
- Nỗi bất hạnh của huynh trưởng chính là nỗi bất hạnh của đệ đây. Tuy nhiên, chắc là huynh trưởng cũng không quên mộ phần của cha mẹ chứ?
Tôn Tẩn đáp:
- Uống nước nhớ nguồn, thử hỏi có ai lại quên được công ơn cha mẹ? Chẳng qua hiện nay huynh đang làm quan tại nước Ngụy, chưa lập được công lao gì, nên mới tạm gác chuyện đó lại đấy thôi.
Ba tháng sau, có một người tự xưng tên là Đinh Ất, thương nhân từ nước Tề đến phủ đệ của Tôn Tẩn để xin ra mắt chủ nhân. Ông ta bảo mình được người cùng quê ủy thác, đến Quỷ Cốc để tìm Tôn Tẩn nhưng không gặp. Nay biết Tôn Tẩn đang làm quan tại nước Ngụy, nên mới tìm tới Đại Lương để trao thư nhà cho Tôn Tần. Ông ta nói đoạn, bèn từ trong áo lấy ra một phong thư, Tôn Tẩn nhận thư xem qua, thấy chữ viết của người anh em họ nội là Tôn Bình và Tôn Cát. Trong thư nói rõ họ sau khi lạc nhau ở Lạc Dương, từng đi khắp nơi để tìm kiếm Tôn Tẩn nhưng không gặp, trong lòng vô cùng áy náy. Giờ đây, họ đã trở về quê hương xứ sở, cần mẫn lo việc canh tác lại buôn bán thêm, nên gia cảnh đã ấm no đầy đủ. Nay họ được tin Tôn Tẩn đang theo học với thầy tại Quỷ Cốc, nên mới nhờ Đinh Ất nhân tiện đi buôn bán, tìm tới để trao thư. Vậy, sau khi nhận được thư này, đệ mau trở về quê hương để đoàn tụ, cùng tảo mộ tổ tiên, làm tròn chữ hiếu.
Tôn Tẩn xem qua vừa ngạc nhiên vừa vui mừng, và cũng cảm thấy sung sướng, vì hai người anh họ đã làm ăn khấm khá. Như vậy, sau này mình sẽ có ngày “lá rụng về cội” như mọi người khác.
Đinh Ất hỏi Tôn Tẩn định chừng nào về quê? Tôn Tẩn nói rõ hiện nay mình đang làm quan với nước Ngụy, vậy chuyện đó để sau này mới tính. Thế là Tôn Tẩn cho bày tiệc trọng hậu để chiêu đãi Đinh Ất, rồi viết một phong thư nhờ ông ta mang vê quê hương. Trong thư trước hết Tôn Tẩn bày tỏ tình cảm giữa anh em, rồi cho biết mình hiện nay đang làm quan ở nước Ngụy, nhưng chưa lập được công lao gì, vậy chờ khi công thành danh toại, mới tính tới chuyện trở về quê hương.
Đinh Ất sau khi cất phong thư và một đỉnh vàng Tôn Tẩn tặng cho rồi từ biệt ra đi. Hắn đi vòng đến phủ riêng của Bàng Quyên để nói rõ mọi việc. Thì ra, Đinh Ất không phải có tên thật là Đinh Ất, mà hắn chính là một tên tâm phúc của Bàng Quyên, có tên Từ Giáp. Trước đây, khi Bàng Quyên tìm hiểu được lịch sử gia đình của Tôn Tẩn, bèn bảo Từ Giáp ngụy tạo một bức thư của Tôn Bình và Tôn Cát, gạt lấy bức thư trả lời của Tôn Tẩn mang về. Bàng Quyên xem qua bức thư của Tôn Tẩn, vui mừng như bắt được của quý, bảo Từ Giáp bắt chước theo bút tích của Tôn Tẩn rồi viết một bức thư khác có nội dung hoàn toàn khác hẳn. Bảo là mình đang làm quan ở nước Ngụy, nhưng lòng dạ lúc nào cũng hướng về nước Tề. Sau này nếu có cơ hội xuất chinh, sẽ quay giáo phản lại nước Ngụy để trở về nước Tề, báo đáp công ơn của tổ quốc.
Bức thư ngụy tạo này nhanh chóng được trình lên trước mặt Ngụy Huệ Vương. Nhà vua xem qua cho là thật, hết sức kinh hoàng. Bàng Quyên lại từng bước gièm pha, nói:
- Cụ cố của Tôn Tẩn là Tôn Võ, trước đây làm đại tướng của Ngô Vương, nhưng về sau vẫn quay về nước Tề. Đất nước của cha mẹ, thì thử hỏi có ai quên được? Tôn Tẩn hiện nay trong lòng đang hướng về nước Tề, vậy Đại vương dùng ông ta, một khi ông ta nắm binh quyền, sẽ hết sức nguy hiểm. Hơn nữa, tài năng của Tôn Tẩn cũng không thua chi thần, vậy nếu ông ta được nước Tề trọng đụng, thì sẽ tranh bá với nước ta tại vùng Trung Nguyên này. Tốt nhất xin Đại vương hãy giết quách ông ta đi, để trừ hậu hoạn cho nước nhà.
Huệ Vương suy nghĩ một chốc, nói:
- Trước đây chính trẫm đã cho sứ thần đi mời Tôn Tẩn về với nước Ngụy, nay tội trạng không có đủ bằng chứng, nếu ta giết Tôn Tẩn, thì e rằng người đời sẽ có điều dị nghị không hay.
Bàng Quyên nghe thế bèn đổi giọng:
- Lời nói của Đại vương rất có lý, vậy thần có một cách này có thể thử thách ông ta thêm một lần nữa.
Huệ Vương nói:
- Khanh có cách gì hãy nói cho trẫm nghe đi nào.
Bàng Quyên nói:
- Thần sẽ đi khuyên Tôn Tẩn nên ở lại với nước Ngụy, nếu ông ta bằng lòng thì Đại vương sẽ phong thưởng cho ông ta. Trái lại, nếu không bằng lòng thì chứng tỏ ông ta có tội muốn đầu Tề rồi. Chừng đó, Đại vương có thể bắt ông ta giao cho phủ Quân Soái, rồi thần sẽ đứng ra xử trị.
Sau khi Bàng Quyên rời khỏi cung vua, liền đi thẳng tới phủ riêng của Tôn Tẩn hỏi thăm phải chăng vừa có người nhà đến tìm?
Tôn Tẩn bèn nói đúng sự thật. Bàng Quyên giả vờ chúc mừng Tôn Tẩn đã tìm được người thân, rồi khuyến khích Tôn Tẩn nên xin phép trở về nước Tề để thăm bà con của mình. Bàng Quyên hứa sẽ nói thêm với Ngụy Huệ Vương, chắc chắn nhà vua sẽ bằng lòng.
Tôn Tẩn bị những lời nói ngon ngọt của Bàng Quyên mê hoặc, lại động lòng nhớ tới quê hương xứ sở, nhất là hiện nay chưa có công việc quan trọng gì để làm, nên quyết định xin phép về nước Tề thăm thân nhân.
Ngay đêm đó, Bàng Quyên vào cung vua, dùng những lời gièm pha nói với Huệ Vương:
- Tôn Tẩn đang hướng về nước Tề, kiên quyết không chịu ở lại, mà cũng không chờ đợi có chiến tranh giữa hai nước mới phản Ngụy đầu Tề, mà sẽ trở về nước Tề ngay. Hơn nữa, từ bấy lâu nay ông ta có lòng oán hận, vì Đại vương không phong cho ông ta quyền cao chức cả. Vậy nếu ông ta có dâng sớ xin phép đi về nước Tề thăm thăn nhân, thì đó là bằng chứng phản nghịch của ông ta rồi.
Buổi họp triều vào sáng hôm sau, quả nhiên Tôn Tẩn dâng sớ xin phép trở về nước Tề để thăm thân nhân và tảo mộ. Huệ Vương xem qua cả giận, ghép tội Tôn Tẩn tư thông với địch, nên bắt giam, rồi giao cho phủ Quân Soái xét xử.
Tôn Tẩn làm sao có thể ngờ, mình vừa mới được nhà vua xem là thượng khách, thì cũng liền đó trở thành một tên tội phạm. Huệ Vương không bằng lòng nghe những lời giãi bày của Tôn Tẩn. Binh sĩ liền bắt trói Tôn Tẩn, đưa đến phủ Quân Soái. Bàng Quyên nhìn thấy giả vờ giật mình, hứa sẽ đi gặp Huệ Vương để xin tội cho Tôn Tẩn. Tôn Tẩn nói:
- Tất cả đều nhờ hiền đệ giải cứu giúp cho huynh.
Bàng Quyên vào cung ra mắt Ngụy Huệ Vương, nói:
- Tôn Tẩn mặc dù bị nghi là tư thông với địch quốc, nhưng tội chưa đáng chết, vậy theo ngu ý của thần, chi bằng áp dụng hình phạt chặt chân để cho ông ta tàn phế suốt đời. Hình phạt này vừa trừ được hậu hoạn cho nước Ngụy, vừa tránh tiếng Đại vương giết người hiền tài, chẳng phải lưỡng toàn hay sao?
Sau khi được Huệ Vương chuẩn tấu, Bàng Quyên bèn trở về phủ nói với Tôn Tẩn:
- Đáng lý Đại vương ra lệnh giết huynh, nhưng đệ đã tâu xin hết lời, đổi tội tử hình thành tội chặt chân. Đây là quốc pháp của nước Ngụy, không phải đệ không cố gắng giúp huynh nhưng biết làm sao?
Nói dứt lời. Bàng Quyên bèn làm ra vẻ rất đau đớn. Tôn Tẩn tuy bị xử oan, nhưng vẫn cảm kích cái ơn cứu mạng của Bàng Quyên. Bàng Quyên bèn ra lệnh hành hình, và lấy cớ không nỡ chứng kiến, nên tránh đi nơi khác.
Người hành hình đập vỡ xương bánh chè trên hai đầu gối của Tôn Tẩn, khiến ông đau đớn đến ngất lịm đi. Sau đó, người hành hình lại xâm lên mặt Tôn Tẩn bốn chứ “Tư thông ngoại quốc". Hành hình xong, Bàng Quyên mới ra mặt òa lên khóc to, tỏ ý thương xót. Đích thân ông ta lấy thuốc rịt vết thương cho Tôn Tẩn, rồi lo liệu đủ điều để Tôn Tẩn mau bình phục.
Hai tháng sau, vết thương nơi chân của Tôn Tẩn đã lành, nhưng ông không còn có thể đứng lên đi lại như người bình thường nữa. Tôn Tẩn đã trở thành người tàn phế, và từ đó sống nhờ vào sự nuôi dưỡng của Bàng Quyên. Do vậy, Tôn Tẩn cảm thấy Bàng Quyên đúng là một con người có ơn có nghĩa. Bàng Quyên nhân đó yêu cầu Tôn Tẩn truyền lại cho mình “Tôn Tứ Binh Pháp”, có cả lời chú thích của Quỷ Cốc. Tử tiên sinh trước kia đã truyền dạy riêng cho Tôn Tẩn. Tôn Tẩn vui vẻ bằng lòng. Thế là, ông thành tâm thật ý nhớ lại từng chữ một trong “Tôn Tử Binh Pháp", và lần lượt viết vào thẻ tre.
Bàng Quyên phái một người tên gọi Thành Nhi, hằng ngày lo phục vụ cho Tôn Tẩn. Tuy danh nghĩa là phục vụ, nhưng kỳ thật là để theo dõi nhất cử nhất động của Tôn Tẩn. Mỗi hôm Thành Nhi đều trở về báo cáo lại cho Bàng Quyên biết những lời nói cũng như những việc làm của Tôn Tẩn. Nhưng, Thành Nhi là một con người tốt, cho nên sau khi được nghe Bàng Quyên nói với người tâm phúc của mình là Từ Giáp, bảo chờ cho Tôn Tẩn viết xong bộ sách "Tôn Tử Binh pháp” thì sẽ giết chết Tôn Tẩn bằng cách bỏ đói không cho ăn uống. Do Thành Nhi rất đồng tình với Tôn Tẩn, nên đã đem chuyện này tiết lộ cho Tôn Tẩn nghe.
Nghe xong, Tôn Tẩn mới chợt hiểu ra Bàng Quyên đúng là kẻ mặt người dạ thú, trong nụ cười chứa toàn gươm đao. Do vậy, Tôn Tẩn lại nghĩ bụng: một người bất nghĩa như Bàng Quyên, tại sao ta lại truyền binh pháp cho hắn? Nhưng, Tôn Tẩn lại suy nghĩ tiếp: hiện nay mình ở trong tay họ, vậy làm sao không khuất phục, tuân theo ý muốn của họ được? Nếu ta không chịu viết tiếp nữa, thì tính mạng của ta cũng sẽ khó giữ được. Thế thì phải làm sao đây? Tôn Tẩn đã mất ngủ suốt một đêm, và lúc nào cũng moi trí để nghĩ cách đối phó.
Buổi cơm sáng ngày hôm sau, Thành Nhi vẫn chiếu lệ đưa một mâm cơm thịnh soạn có cả rượu đến để cho Tôn Tẩn dùng. Nhưng Tôn Tẩn liền trợn to đôi mắt, nghiến răng trèo trẹo, quát to một tiếng rồi đá bay mâm cơm xuống đất. Tôn Tẩn lại đưa tay chỉ vào Thành Nhi, quát:
- Ngươi ngươi tại sao dám dùng độc dược đế hãm hại ta?
Dứt lời, Tôn Tần hốt mớ thẻ tre đang viết dở dang quyển "Tôn Tử Binh Pháp", ném cả vào lò lửa dang cháy. Sau đó Tôn Tẩn khi khóc khi cười một cách không bình thường. Thành Nhi bèn báo cáo mọi việc với Bàng Quyên. Bàng Quyên vội vàng tới phòng khách xem qua, thấy Tôn Tẩn bỏ tóc xõa, hai mắt ngó trừng trừng về phía trước, chụp lấy một cánh tay của Bàng Quyên, nói:
- Bớ sư phụ Quỷ Cốc Tử, thầy hãy mau cứu lấy con!
Bàng Quyên vội vàng giật cánh tay lại, nói:
- Đệ là Bàng Quyên, không phải sư phụ.
Tôn Tẩn nói:
- Không, không, không! Thầy là sư phụ. Đừng có dối gạt con. Con có mười vạn thiên binh thiên tướng, người nào người nấy đều chinh chiến tài ba. Thế mà Ngụy Vương lại muốn giết oan con, thật là một ý tưởng điên rồ. Hả hả hả!
Vừa cười Tôn Tẩn vừa nhào lăn dưới đất, ăn nói lung tung.
Bàng Quyên nghi Tôn Tẩn giả điên, nên ra lệnh cho Thành Nhi dẫn Tôn Tẩn bỏ vào chuồng heo. Tôn Tẩn thấy phân heo đầy đất, mùi hôi ngột ngạt, bèn ngã xuống nằm rồi không chịu trở về phòng, bảo nơi đây là chỗ tốt hơn tất cà mọi nơi khác.
Bàng Quyên lại phái một mỹ nhân tuyệt sắc, ăn mặc tươm tất, mang rượu thịt tới mời Tôn Tẩn và nói khẽ:
- Thiếp là vũ nữ trong phủ quân sư, vì thấy thương tình hoàn cảnh của tiên sinh, nên quyết tâm tới đây cứu tiên sinh thoát khỏi chỗ này, và bằng lòng phục vụ tiên sinh suốt đời. Vậy tiên sinh hãy mau ăn đi rồi thiếp sẽ cõng tiên sinh đi trốn.
Tôn Tẩn trợn đôi mắt lên, giận dữ phun nước bọt vào mặt cô gái đẹp, nói:
- Nhà ngươi không phải vũ nữ, nhà ngươi là yêu tinh! Còn đây không phải là rượu thịt mà là thuốc độc! Ta không ăn? Ta đã có sẵn bao nhiêu sơn hào hải vị ở đây rồi!
Nói dứt lời, bốc phân heo lên nhai ngấu nghiến. Cô gái trở về báo lại với Bàng Quyên. Chừng đó Bàng Quyên mới tin Tôn Tẩn là điên thật, và không chú ý tới Tôn Tẩn nữa, để mặc cho Tôn Tẩn kêu la, bò ra bò vào chuồng heo, sống một cuộc sống như súc vật.
Sau một tháng điên loạn, Tôn Tẩn trở thành gầy đét. Khi ông nằm ngủ, thật chẳng khác nào một xác chết đói bên vệ đường. Dù vậy, Bàng Quyên vẫn ra lệnh cho Lý Giáp ở ngoài khu phố mỗi hôm đều báo cáo hành động của Tôn Tần về cho mình.
Hè qua thu đến, bông cúc nở rộ. Vào một buổi chiều nọ, Tôn Tẩn nằm lăn ngoài hè phố nói toàn những lời nói điên loạn, khiến một số trẻ con bu quanh đến xem. Bỗng có tiếng ngựa chạy, rồi mọi người đua nhau tránh vào vệ đường. Có người lên tiếng nói:
- Đấy là Cầm Hoạt, sứ thần cua nước Tề. Ông ta chính là đệ tử của Mặc Tử.
Đêm đến Tôn Tẩn bò tới trước cửa nhà khách nơi Cầm Hoạt nghỉ ngơi, lúc khóc lúc cười thật to. Những vệ sĩ gác cửa biết Tôn Tẩn là người điên, nên đuổi đi nơi khác. Cảnh náo loạn đó đã làm Cầm Hoạt chú ý. Ông vội vàng bước ra cửa thấy đúng người điên này là Tôn Tẩn. Cầm Hoạt đang làm quan ở nước Tề, và đang giữ chức đại phu. Lần đến nước Ngụy này là để thi hành lời chỉ dạy của Mặc Tử và mật chiếu của Tề Uy Vương, đến Đại Lương tìm cách cứu Tôn Tẩn. Lúc bấy giờ Tôn Tẩn cũng nhận ra Cầm Hoạt. Nhân lúc xung quanh không có ai, Tôn Tẩn bèn nói khẽ:
- Tôi là Tôn Tẩn đang bị Bàng Quyên hãm hại, chứ không có điên thật đâu.
Hai ngày sau, Cầm Hoạt rời khỏi nước Ngụy trở về nước Tề. Tôn Tẩn được giấu kín vào một chiếc thùng gỗ chở trên xe ngựa của Cầm Hoạt. Trong khi đó, thì người tôi tớ của Cầm Hoạt giả dạng Tôn Tẩn, vẫn đi trên phố diễn trò điên rồ. Bọn trẻ con lại vây quanh để xem. Do vậy, khi Bàng Quyên đưa Cầm Hoạt ra về, hoàn toàn không có lòng nghi ngờ chi cả. Lại hai hôm sau, Lý Giáp về báo cho Bàng Quyên biết: Bên miệng giếng ở ngoài phố có một bộ đồ rách nát của Tôn Tẩn. Mọi người đều cho rằng Tôn Tẩn đã nhảy xuống giếng tự từ chết rồi.
Mười Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc Mười Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc - Nhiều Tác Giả Mười Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc