Sự khác biệt giữa cơ hội và khó khăn là gì? Là thái độ của chúng ta! Trong mỗi cơ hội có khó khăn, và trong mỗi khó khăn đều có cơ hội.

J. Sidlow Baxter

 
 
 
 
 
Thể loại: Trung Hoa
Số chương: 76 - chưa đầy đủ
Phí download: 8 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3412 / 48
Cập nhật: 2017-03-29 10:21:40 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
3. Một Dạ Trung Thành
ợ chồng Câu Tiễn và Phạm Lãi mang theo rất nhiều cống phẩm và mỹ nữ, cùng rời khỏi Cối Kê với tâm trạng lưu luyến khó rời. Sau khi tới đô thành của nước Ngô là Cô Tô, Câu Tiễn sai Phạm Lãi mang một bộ phận lễ vật đến hiến dâng cho Bá Bỉ. Nhận được lễ vật, Bá Bỉ hết sức vui mừng, nên chờ cho Ngô Phù Sai chính thức tiếp kiến vợ chồng Câu Tiễn, thì ông ta đứng bên cạnh tìm cách nói tốt cho nhà vua nước Việt. Vợ chồng Câu Tiễn mặc y phục tội phạm, nước mắt giàn giụa, quỳ trước Ngô Phù Sai ngỏ ý đầu hàng và một dạ trung thành với nước Ngô. Phù Sai bắt giữ vua tôi ba người của Câu Tiễn ở lại nước Ngô lâu dài để làm con tin, đồng thời được giao cho trách nhiệm nuôi ngự mã tại cung nhà Ngô.
Ba vua tôi của Câu Tiễn được vào ở trong hai gian nhà đá bên cạnh lăng mộ của tiên vương nước Ngô là Hạp Lư. Hai gian nhà đá này ẩm thấp tối tăm suốt năm không thấy ánh sáng mặt trời, nên đâu đâu cũng có mùi meo móc. Họ mặc y phục bình dân, ăn cơm thô, uống trà nhạt. Mỗi hôm trước khi trời sáng, họ đội trăng sao đi quét chuồng ngựa. Sau khi ăn cơm sáng xong, họ phải đuổi bầy ngựa ra đồng cỏ để chăn giữ. Tối đến, họ phải thức để bỏ thêm cỏ cho ngựa.
Câu Tiễn từ ngày sinh ra đời đã sống một cuộc sống nhung lụa của hoàng gia, có bao giờ phải làm những công việc nặng nhọc, dơ bẩn như thế này? Do vậy chỉ sau mấy tháng, người ông ta đã gầy còm, da mặt đen đúa, lúc nào cũng thở vắn than dài cho số phận và tương lai đen tối của mình. Phạm Lãi thấy vậy khuyên:
- Bẩm Đại vương, ngài phải nhẫn nại một tí. Phải chịu đựng được tất cả cái khổ trong cái khổ, thì mới có thể làm người trên người. Hôm nay ngài chịu nhẫn nhục là để ngày mai ngài có cơ hội rửa hận báo thù. Nước Việt của chúng ta là hậu duệ của vua Đại Vũ, vậy không thể để cho xã tắc mất người lo nhang khói cho tiên vương.
Câu Tiễn nghe vậy liên tiếp gãi đâu, ông ta đành nuốt nước mắt để làm vơi đi nỗi đau trong lòng, và cũng lấy nước mắt để an ủi cho bao nhiêu đêm mất ngủ. Có một lần Phù Sai đi chơi, cố ý cho gọi Câu Tiễn đi bộ dẫn ngựa để lấy đó làm sự oai phong cho mình. Ngựa chạy rất nhanh, nên Câu Tiễn phái chạy lúp xúp theo, mệt đến mồ hôi vã ra như tắm, trông dáng điệu hết sức thiểu não. Người dân nước Ngô thấy vậy, đều đưa tay lên chỉ vào Câu Tiễn nói qua giọng khinh bỉ:
- Hãy xem kìa! Đấy là Việt Vương Câu Tiễn. Chẳng phải nay ông ta trở thành anh giữ ngựa cho Đại vương của chúng ta rồi đấy sao.
Câu Tiễn nghe thế tủi nhục, chỉ muốn tìm một khe đất để chui xuống trốn. Tối lại, khi trở về gian nhà đá, Câu Tiễn tức tối nói với Phạm Lãi:
- Ta xấu hổ đối với tổ tiên của nước Việt. Ta không xứng đáng là con cháu của vua Đại Vũ. Ta... ta hết sức nhục nhã, không còn mặt mũi nào nhìn thấy ai! Ta ta không còn muốn sống nữa!
Phạm Lãi rót cho Câu Tiễn một chén trà nóng, và chờ cho ông ta lắng dịu trở lại mới lên tiếng khuyên:
- Biết nhục đã là một thái độ gần với thái độ dũng cảm rồi? Đại vương cần phải nghiến răng chịu đựng tiếp. Xưa kia Châu Văn Vương bị vua Trụ nhà Ân Thương bắt giam tại Dũ Lý, và giết người con trai của ông ấy là Bá Ấp Khảo, rồi lấy thịt làm thức ăn đưa tới cho Văn Vương. Văn Vương cắn răng chịu đựng, im lặng ăn thịt con của mình. Tất cả những sự chịu đựng đó đều nhằm để phục thù sau này. Do vậy mà về sau, Châu Văn Vương đã chuyển bại thành thắng, tiêu diệt được Trụ Vương, và xây dựng được triều đình nhà Châu hưng thịnh, trở thành một vị minh quân. Đấy chính là tấm gương thuở xưa, và cũng là bài học nghìn đời sau này!
Câu Tiễn nghe những lời khuyên nhủ đó, lại cắn răng chịu đựng, tiếp tục sống những ngày nhục nhã.
Một hôm, Phù Sai triệu kiến vua tôi của Câu Tiễn trong cung. Câu Tiễn sợ hãi quỳ mọp trước mặt Phù Sai. Trong khi đó, phạm Lãi mặt vẫn không đổi sắc, tim không đập mạnh, đứng chững chạc ở phía sau.
Phù Sai đã nghe danh Phạm Lãi từ lâu, nay muốn chiêu hàng ông ta về với mình. Nhìn thấy thái độ của Phạm Lãi vẫn một mực hiên ngang, không kênh kiệu mà cũng không tự tin, nên Phù Sai lại càng yêu mến con người có tài có đức này. Nhà vua bèn nói với Phạm Lãi:
- Quả nhân nghe nói, một cô gái thông minh thì không bao giờ chịu lấy một ông chồng có gia thế lụn bại, suy sụp. Một người đàn ông có tài năng thì không bao giờ chịu làm bề tôi cho một ông vua mất nước. Nay Câu Tiễn vô đạo, trên thực tế nước Việt đã mất rồi, thế tại sao ông còn bằng lòng chịu làm tù binh cùng với ông ta mà không cảm thấy đau buồn hay sao? Nếu ông bằng lòng bỏ Việt về với Ngô, phụng sự cho một vị minh chủ khác, thì quả nhân nhất định sẽ trọng dụng ông. Đấy là một dịp để cho ông được thăng quan tấn tước. Vậy không rõ ý ông như thế nào?
Câu Tiễn nghe qua, cảm thấy rất đau khổ, nghĩ bụng: “làm như vậy chẳng phải đá chân tường cho bức tường nhà người ta sụp đổ hay sao?". Câu Tiễn sợ Phạm Lãi bỏ mình đi theo Ngô, thì mình sẽ càng cô độc càng bi thảm hơn. Nhưng phạm Lãi đã lên tiếng đáp:
- Bẩm Ngô Vương bệ hạ, thần nghe nói, một bề tôi vong quốc thì không thể bàn chuyện chính sự với ai cả. Một tướng quân bại trận, thì không thể nói chuyện dũng cảm với ai cả. Thần nay là một đại thần của nước Việt, không tài không đức, không trung không tín, nên mới không thể phụ tá cho Việt Vương, không khuyên ông ấy giữ tình hòa hiếu với thượng quốc, mà chỉ biết dùng binh lực để giao tranh, nên mới đắc tội với hệ hạ như thế này. Đấy chính là cái tội của tiểu thần tại một hạ quốc. Bệ hạ không giết thần chính là đã ban ơn đức cho thần rồi, vậy thần nàn dám có hy vọng chi cao hơn nữa?
Ngô Phù Sai giả vờ tức giận, nói ông không nghe lời ta, không sợ ta giết hay sao.
Phạm Lãi ung dung đáp:
- Tiểu thần không sợ, vì nếu được như vậy thì chính là Đại vương đã giúp đỡ cho tiểu thần đấy!
Ngô Phù Sai trợn mắt ngỏ ý khó hiểu hỏi:
- Giúp cho ông điều gì?
Phạm Lãi mỉm cười, nói:
- Giúp cho tiểu thần trở thành một đại trung thần, oai vũ không thể khuất phục, bần tiện không thể dời đổi!
- Thế thì...
Ngô phù Sai nghẹn họng, không nói được gì nữa.
Đứng trước mặt một người đàn ông hiên ngang, không sợ chết, Ngô phù Sai biết không thể ép Phạm Lãi được, nên ra lệnh cho vua tôi họ trở về gian nhà đá, tiếp tục nuôi ngựa.
Thời gian trôi qua thật nhanh. Câu Tiễn ở tại đất Ngô làm con tin đã được ba năm. Một hôm, Phù Sai và Bá Bỉ cùng lên Cô Tô Đài rất cao. Từ xa nhà vua trông thấy tại gian nhà đá ở dưới thấp, hai vợ chồng Câu Tiễn đang hì hục quét phân ngựa, còn Phạm Lãi thì đang bận rộn làm cơm. Ba người mặc dù bị giam lỏng, sống một cuộc sống của kẻ làm tù binh. Nhưng họ vẫn giữ nghiêm lễ quân thần, chồng vợ. Điều đó làm cho Ngô Phù Sai rất cảm động nên cảm thấy thương hại, bèn quay sang nói với Bá Bỉ:
- Câu Tiễn chẳng qua là vua của một nước nhỏ, còn Phạm Lãi chẳng qua là bề tôi của một nước nhỏ. Họ có thể chung sống lâu dài trong một hoàn cảnh hoạn nạn như thế này mà không bao giờ để mất lễ nghi giữa nhau, quả thực là đáng kính.
Bá Bỉ nói:
- Chẳng những đáng kính, mà còn đáng thương.
Ngô Phù Sai nói:
- Phải đấy, đã ba năm rồi còn gì. Quả nhân không nhẫn tâm bắt họ chịu khổ như thế này nữa. Khanh nói thử xem, bây giờ mình thả họ trở về nước được chưa?
Bá Bỉ nghe qua rất vui mừng. Ông ta không ngớt nhận được lễ vật của Văn Chủng từ nước Việt đưa tới, nên đã có ý nghĩ muốn tâu xin với Ngô Vương thả Câu Tiễn trở về nước. Giờ đãy nghe Ngô Vương nói như vậy, bèn tỏ ý tán đồng:
- Đại vương là nhà vua nhơn đức, trong thời gian qua từng ban ân to lớn cho Câu Tiễn. Đường xa biết sức ngựa, sống gần nhau lâu biết lòng người. Trong thời gian ba năm qua, Câu Tiễn đối với Đại vương không hề có ý oán trách, mà cũng không muốn bỏ trốn. Điều đó chứng tỏ ông ta đã hoàn toàn có lòng thần phục. Nếu Đại vương khai ân thả cho ông ta trở về nước, chắc chắn ông ta sẽ nghĩ đến ân đức của Đại vương mà báo đáp không ngừng.
Ngô Phù Sai gật đầu liên tiếp, nói:
- Như thế cũng được. Vậy hãy bảo Thái Sư chọn ngày lành tháng tốt để thả Việt Vương trở về nước.
Đêm hôm đó, Bá Bỉ sai người đến ngôi nhà đá báo tin vui cho Câu Tiễn. Câu Tiễn cao hứng cười to liên tiếp và đem tin vui này nói lại cho Phạm Lãi nghe.
Nhưng, Phạm Lãi sau một lúc suy nghĩ, bình tĩnh nói:
- Bẩm Đại vương, xin chớ vui mừng vội. Đại vương đừng bao giờ quên còn có Ngũ Viên là một cửa ải chúng ta chưa vượt qua được đấy!
Câu Tiễn nghe thế, lại đổi sự vui mừng thành sự lo âu, cúi đầu buồn bã. Câu Tiễn biết Ngũ Viên là một vị lão thần làm việc qua hai triều của nước Ngô, chính vua Phù Sai cũng do ông ta đưa lên. Rất nhiều vấn đề quan trọng, Ngô Phù Sai đều phải trưng cầu ý kiến của ông ta. Ông ta bao giờ cũng đề phòng việc Ngô Phù Sai có thể thả cọp về rừng.
Ngũ Viên hay tin Ngô Phù Sai định thả Câu Tiễn trở về nước thì hết sức hốt hoảng. Ông ta vội vàng vào cung xin gặp Ngô Phù Sai. Qua giọng tha thiết và thành khẩn, ông ta nói:
- Bẩm Đại vương, bệ hạ không thể tha cọp về rừng một cách dễ dàng như vậy! Trảm thảo mà không trừ căn thì mùa xuân tới nó lại mọc lên như cũ. Xưa kia vua Kiệt nhà Hạ bắt giam Thành Thang mà không trừ, vua Trụ nhà Ân bắt giam Châu Văn Vương mà không giết, để về sau họ nổi lên chống lại, đánh bại cả hai triều đình, và vua Kiệt cũng như vua Trụ đều trở thành những ông vua bị mất nước. Hôm nay Đại vương nếu không giết Câu Tiễn, e rằng chuyện cũ của vua Kiệt và vua Trụ sẽ tái diễn trở lại đấy?
Ngô Phù Sai nghe qua, mặc dù ngoài miệng bảo Ngũ Viên là lo lắng thái quá, nhưng trong lòng cũng không khỏi xúc động, bắt đầu có ý nghĩ muốn giết Câu Tiễn. Nhà vua bèn truyền lệnh, cho gọi Việt Vương vào cung gặp mặt, để tiến hành xem xét kỹ lưỡng lại rồi mới quyết định sau.
Đêm hôm đó, Bá Bỉ lại sai ngươi tâm phúc đến báo tin cho Câu Tiễn hay. Nghe qua, Câu Tiễn không khỏi kinh hoàng thất sắc, bảo lại cho Phạm Lãi biết để tìm cách đối phó, Phạm Lãi khuyên:
- Xin Đại vương đừng sợ. Ngô Vương giam giữ Đại vương đã ba năm rồi. Trong ba năm đó ông ta không giết Đại vương, vậy không thể trong nhất thời lại thay đổi ý kiến giết Đại vương được. Vậy ngày mai này, khi vào triều gặp Ngô Vương, Đại vương nên có thái độ tỏ ra phục tùng một cách chân thành hơn, lời nói phải khiêm tốn, hạ mình hơn, thì bảo đảm Đại vương sẽ không có chuyện gì đáng lo cả.
Câu Tiễn nghe qua tạm thấy yên lòng. Nhưng đêm đó Câu Tiễn không làm sao ngủ được, cứ nơm nớp lo sợ mình sẽ bị Phù Sai giết chết.
Hôm sau, khi trời chưa sáng, thì vua tôi của Câu Tiễn đã đi triều kiến Ngô Vương với một tâm trạng nơm nớp lo âu. Họ đứng chờ trước cửa cung thật lâu, mới thấy thái giám ra bảo:
- Hôm nay Đại vương miễn triều!
Vua tôi Việt Vương liên tiếp ba hôm đến trước cửa cung chờ vào triều kiến, nhưng đều không vào được, đành trở về gian nhà đá của mình. Tới ngày thứ tư, Bá Bỉ từ trong cung bước ra nói với Câu Tiễn.
- Đại vương cua chúng tôi đang ngả bệnh, vậy ông hãy trở về ngôi nhà đá mà chờ lệnh.
Câu Tiễn trở về gian nhà đá, lúc nào cũng lo âu như một tội nhân chờ phán quyết. Phạm Lãi bèn nghĩ ra một kế cho Câu Tiễn. Câu Tiễn nghe qua hết sức bối rối, nhưng Phạm Lãi lại khuyến khích một lần nữa, Câu Tiễn đành phải miễn cưỡng hứa với Phạm Lãi là sẽ tiến hành đúng theo kế hoạch đó.
Ngô Vương Phù Sai nằm trong tẩm cung, vì suốt mấy ngày qua cảm thấy không được khỏe, ăn gì cũng không biết ngon. Buổi sáng ngày hôm đó khí trời mát mẻ, Bá Bỉ vào cung vấn an và thăm bệnh, nói:
- Bẩm Đại vương, Câu Tiễn tới để vấn an bệ hạ.
Phù Sai đang bực bội, lắc đầu đáp:
- Ta không tiếp!
Bá Bỉ lại nói:
- Câu Tiễn bảo ông ta am hiểu y thuật, nên muốn xin vào thăm Đại vương để tỏ chút lòng trung thành.
Ngô phù sai suy nghĩ một chốc, đáp:
- Nếu thế, thì cho ông ta vào.
Bá Bỉ dẫn Câu Tiễn vào tẩm cung. Ngô Phù Sai đang nằm trên long sàng cảm thấy bụng đầy khó chịu và đang muốn đi đại tiện. Thái giám bèn mang thùng tới để nhà vua đại tiện. Câu Tiễn không đi tránh, lên tiếng nói:
- Bẩm Đại vương, tội thần trước đây có được danh y ở Đông Hái chân truyền biết xem màu sắc của phân người bệnh cũng như biết nếm mùi vị của phân người bệnh đoán bệnh tình của bệnh nhân tốt hay xấu.
Ngô Phù Sai hỏi:
- Nhà ngươi thật sự muốn nếm phân của ta ư?
Câu Tiễn gật đầu. Phù Sai lấy làm kinh ngạc, nghĩ bụng: "Trong trời đất này không chuyện lạ gì mà không xảy ra. Người đời có ai bằng lòng chịu nếm phân của ta như vậy? Hôm nay, ta cần phải xem thử thái độ thực lòng của ông ta như thế nào!"
Sau khi Ngô Phù Sai tiêu vào thùng xong, Câu Tiễn bèn lấy một cái môi nhỏ múc lên một môi, rồi híp mắt quan sát thật kỹ, sau đó dùng lưỡi nếm phân. Phù Sai và Bá Bỉ không ngớt nháy mắt ra hiệu, khuyến khích Câu Tiễn tiếp tục hành động.
Sau khi Câu Tiễn đã nếm phân xong, bèn quỳ xuống trước mặt Ngô Phù Sai, nói:
- Xin chúc mừng Đại vương! Xin chúc mừng Đại vương! Bệnh tình của Đại vương chỉ trong vòng mười hôm nữa là khỏi hẳn.
Ngô Phù Sai hỏi:
- Tại sao nhà ngươi biết?
Câu Tiễn đáp:
- Phân người chính là do ngũ cốc sinh ra. Người do ăn ngũ cốc nên có thể bị trăm thứ bệnh. Vậy nếu mỗi vị của phân phù hợp với thời tiết hiện hành thì bệnh nhân sẽ sống. Trái lại, nếu nghịch với thời tiết thì bệnh nhân sẽ chết. Nay phân của bệ hạ trong vị đắng có vị chua, hoàn toàn tương ứng với thời tiết mùa Xuân và mùa Hè. Điều đó cho thấy khí độc trong người bệ hạ đã bài tiết ra ngoài hết rồi, cho nên xin chúc mừng ngự thể của Đại vương sẽ được bình phục trong một thời gian ngắn.
Ngô Phù Sai nghe qua hết sức vui sướng, lên tiếng khen:
- Người làm bề tôi cũng như người làm con, thử hỏi có ai lại dám nếm phân của quân phụ như thế này? Thái Tể, ngài có dám không?
Bá Bỉ trả lời thành thực:
- Thần không dám!
Ngô Phù Sai nói:
- Chẳng những khanh không dám, mà e rằng Thái tử của quả nhân cũng không dám! Hôm nay Câu Tiễn dám làm như vậy, đã nói lên lòng trung thành của ông ấy hơn cả mọi người!
Bá Bỉ gật dầu phụ họa thêm:
- Đúng vậy! Việt Vương trung thành và kính yêu Đại vương hơn cả các thần tử đối với quân vương, hơn cả những người con đối với cha già.
Ngô phù Sai vui vẻ nói:
- Này Việt Vương, nhà ngươi hãy trở về nghỉ ngơi đi nào! Chờ khi trẫm hết bệnh, trẫm sẽ tiển ngươi trở về nước Việt. Lòng tốt của ngươi, nhất định sẽ được báo đáp.
Câu Tiễn vội vàng dập đầu đa tạ rồi lui ra. Khi ông ta ra khỏi cửa cung, cảm thấy hết sức buồn nôn, vì trong miệng vẫn còn mùi hôi thối. Ông trừng mắt nhìn Phạm Lãi đang đi bên cạnh, nói:
- Này phạm Lãi! Kế này của khanh làm cho ta không còn một tí nhân cách nào cả!
Phạm Lãi vội vàng đưa tay ra hiệu, nói:
- Suỵt. Hãy cẩn thận, đừng để cho người ta nghe thấy đấy!
Sau mười hôm, quả nhiên bệnh tình của Phù Sai đã khỏi hẳn. Ông ta bèn xuống chiếu chỉ đưa vua tôi Việt Vương trở về nước, và hứa từ nay hai nước sẽ giao hảo lâu dài.
Ngũ Viên nghe nói bèn ra mặt ngăn cản. Phù Sai giận dữ, nói:
- Này Ngũ tướng quốc, tại sao khanh cứ làm trái ý trẫm như thế kia? Trong khi ta bị bệnh nặng, thì khanh ở đâu? Câu Tiễn tỏ ra còn yêu quý ta hơn cả con đẻ của ta nữa. Ông ta có thể nếm phân của ta, còn khanh thì sao. Khanh đừng bao giờ nói xấu ông ta nữa. Trẫm không nghe đâu! Không nghe đâu!
Mười Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc Mười Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc - Nhiều Tác Giả Mười Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc