There is a temperate zone in the mind, between luxurious indolence and exacting work; and it is to this region, just between laziness and labor, that summer reading belongs.

Henry Ward Beecher

 
 
 
 
 
Tác giả: Cát Lan
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 18
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1895 / 7
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 7 -
à Tuyết đứng ngay thang lầu nhìn Pha Lê đang bước từng bước xuống tam cấp. Pha Lê nhìn thấy bà nên vui vẻ gật đầu chào.
– Đứng lại!
Pha Lê giật mình, nhưng rồi sau đó, cô điềm tĩnh ngay:
– Thưa, má nuôi cho gọi con có việc gì ạ?
Bà Tuyết nhìn Pha Lê từ đầu cho đến chân như muốn tìm thấy một điều gì đó nơi cô. Bà lẩm nhẩm:
– Càng nhìn càng thấy giống thật. Chỉ có điều con bé này còn vôi tư quá, không thăng trầm như Hồng Lan.
Pha Lê mở to mắt:
– Hông Lan là ai ạ?
– Một người bạn. Cháu có làn da dẹp quá, đẹp hơn cả Ngọc Bạch. Cháu là một viên ngọc không tì vết.
– Cháu là Pha Lê, chứ không thích mình là viên ngọc quý nào đó. Bởi những thứ quý giá như vậy, nếu có được nó, người ta thường đánh đổi một thứ gì đó.
Bà tuyết dõi ánh mắt ra xa, giọng bà rên rỉ:
– Hồng Lan! Nếu phải bù đắp vết thương đó bằng một trăm triệu thì cô cứ nói, nhưng đứng xuất hiện trước mặt tôi.
Không hiểu gì hết, nhưng Pha Lê cảm thấy mệt mỏi khi phải nghe đến số tiền mà họ kêu mất. Cô bước đi, nhưng lập tức bị giữ lại.
Bàn tay gầy guộc xanh xao, thân hình mảnh khảnh ấy lại chứa đựng một sức mạnh từ ý nghĩ nên bà nhào đến báu vai Pha Lê. Cô hoảng hốt kêu lên vì không muốn xô ngã bà:
– Bà làm gì vậy?
– Không ...
Pha Lê không muốn chống trả lời người bệnh nên cô cứ lùi lại, và ra vào một người mới đi tới. Cô lập tức quay lại, bắt gặp ánh mắt kinh ngạc của Ngọc Bạch:
– Cô làm sao thế?
Rôi Ngọc Bạch giậm chân la lên khi thấy bà Tuyết:
– Mẹ xuống đây làm gì vậy? Con thiệt không biết mẹ nghĩ gì mà để ý đến nói cho nhọc lòng. Tiền mất thì thôi. Nhà ta đâu có thiếu tiền, cứ xem như của này thay người vậy.
– Không.- Bà Tuyết thét lên – nó chính là Hồng Lan, là Hồng Lan đó, con biết không? Người tình của ba con.
Ngọc Bạch nhìn mẹ thương cảm. Bà có một lỗi lầm khi còn trẻ tuổi do không chế ngự được cơn ghen tuông, rồi những lúc người ta đối diện với hiểm nghèo thì nổi đâu của quá khứ thường kéo về dằn vặt tâm tư. Ngọc Bạch trấn an mẹ:
– Không. Con bé này không liên quan gì đến chuyện quá khứ hết.
Bà Tuyết xo tay con gái ra, thở hổn hển:
– Con coi chừng nó cướp mất người con thương đó. Nó không chịu mình là một viên ngọc mà cứ nói mình là Pha Lê. Con biết không, pha lê trong hơn ngọc và sáng hơn tuyết.
Ngọc Bạch nói như ra lệnh:
– Cô về phòng đi, và nhớ là đứng xuất hiện trước mặt mẹ tôi, tôi không gánh nỗi trách nhiệm này đâu.
Pha Lê xuống phòng ăn, nhưng thím Ba đã ra hiệu cho cô đến gần:
– Cháu có chuyện không hay rồi, nhưng sao cháu bình thản thế? Hảy nói thật với thím là cháu vô tình hay cố ý vậy?
– Nhưng là chuyện gì?
– Chuyện mất tiền. Không thể nào một người kỷ tính như Thế Phan lại không khoá cửa phòng khi ra ngoài. Căn phòng đó rất đặc biệt. Một đứa ngây thơ như cháu sẽ khóc to lên khi bị người ta vu khống mới phải, lẽ nào cháu thản nhiên như không có gì, trừ khi có sự sắp xếp sẳn.
– Không hề. Cháu không quen dính vào những chuyện như vậy. Cháu không làm và không cần biết nhiều điều như thế nơi ngôi nhà này.
Pha Lê đi rứa tay và lên phòng, ngồi xuống giường nghĩ lan man. Cô không ăn nổi cơm vì biết mình chỉ là kẻ ăn nhờ ở đậu. Cuộc sống ở đây không vui và cô phải chịu đựng vẽ mặt khó coi của mọi người. Nhưng rời nơi này vào ngay thời điểm nhà người ta có chuyện thì thật không cản đảm chút nào.
Có tiếng bước chân đến phòng, Pha Lê lắng nghe và cô biết ngay chân đó là của ai.
– Chị Bạch!
– Pha Lê! Tôi vào được chứ?
Ngọc Bạch sà xuống giường một cách tự nhiên, nhìn Pha Lê chăm chút một lúc rồi khen thật:
– Cô có đôi mắt đen nhánh, sâu thẳm, lông mi cong vút ... một vẽ đẹp quyến rũ mà tôi chưa từng thấy. Tuy không phải là phái nam, nhưng tôi vẫn thấy thích cô. Vẽ đẹp của cô cũng chính là nguyên nhân làm mẹ tôi hoảng loạn. Bà nhớ đến tình địch năm xưa và sợ cô cướp mất đi Hồ Hải của tôi.
Pha Lê nhìn Ngọc Bạch ngạc nhiên:
– Hồ Hải là người yêu của chị à?
– Chúng tôi chưa nói vơi ai chuyện này hết. Nhưng dù có gặp phản đối, tôi cũng nhất định yêu anh ấy. Chúng tôi quen từ nhỏ.
– Tại sao chị lại nói cho tôi nghe chuyện này?
– Vì sắc đẹp của cô.
– Chị nghĩ rằng tôi có thể yêu bất cứ người đàn ông nào đó sao? Có thể là tôi không biết và bị lợi dụng, nhưng yêu thì chưa. Tôi yêu bản thân mình, và vì cái tôi ấy, tôi se làm nhiều việc bằng con tim và khối óc của mình.
– Cô thông minh lắm!
– Cám ơn chị.
Ngọc Bạch ra khỏi phòng nhanh như lúc đến. Pha Lê hết sức ngạc nhiên nhiêu người trong nhà này lại mất hết tự tin như vậy. Một lúc nào đó, cô xem họ như rất gần nhau nhưng lại không phải, vì cơ bản là mỗi người đều sống trong thế giới riêng của họ. Thế Phan đọc sách và thích yêu; bà Tuyết thì cứ giật giữ những gì bà ta có, còn ông Bình thì cú đầu tư vào các thương mục cho việc kinh doanh mỗi ngày một phong phú hơn. Riêng với Pha Lê, cô đã từng trưởng thành, không muốn bám vào nguồn sống của cô nhi viện, phải nhường môi trường sống tốt đẹp ấy cho các em nhỏ có hoàn cảnh bất hạnh hơn mình.
Mục đích của cô là vươn tới một tương lai tưới sáng thì ngay bây giờ, cô phải cố gắng học và không màng tới những chuyện không may xảy ra. Bỏ qua, cho qua tất cả. Chẳng phải là cô được chủ nhà này cho ăn học đàng hoàng đó sao. Cô có một căn phòng sang trọng, lịch sự. Một môi trường yên tĩnh. Pha Lê đã bình tâm đón nhận cuộc sống này thì phải cố gắng đi cho hết đoạn đường mình đã chọn.
Một tuần được nghỉ ngơi nên giải trí là tốt nhất. Nhưng giải trí bằng cách nào?
Pha Lê thèm dạo nhạc cho lòng minh bớt ưu tư, nhưng cô không muốn phiền đến những người xung quanh, cho nên có sách giá vẽ ra ngoài. Và tự nhiên cô nhớ đến bức tranh trong phòng ăn. Trời đang ngã về chiều, cảnh vật chung quanh thật đẹp. Cô cẩm cọ pha màu và vẽ tất cả niềm say mê ...
Đêm hôm sau thì bức tranh đã hoàng thành. Vẽ rực rỡ hoành tráng của nó phản ảnh nơi tâm hồn cô một sức sống mãnh liệt. Thế nhưng một vài bông hoa mày xanh lơ trong đơn độc lạ lùng. Pha Lê cảm thấy cô vẽ rất thật như là những hiện tại được cô chấp nhận khi bước chân vào đây. Còn bức tranh củ của phòng ăn như một thực trạng mơ hồ, như có như không, như điêu tàn, ghi nhận một nỗi buồn sâu xa của người sáng tạo ra nó.
Pha Lê cẩm cọ lên, phắt hoạ một cái chấm mờ nhạt như nối tiếc một cánh én cho mùa xuân đi qua. Toà nhà bỏng mang nét đọc đáo riêng trong màu nắng hạ.
Ngắm nhìn bức tranh một cách vừa ý, cô chăm chú thu xếp bút vẽ rồi rữa tay.
Có một cái bóng áng ngang qua. Thế Phan đứng đó từ bao giờ.
Pha Lê nhíu mày và cảm thấy mình quay về phòng là hơn. Nhưng đôi mắt mở to của anh đang trừng trên gương mặt của cô với vẽ chiêm ngưỡng thật lạ lùng, như muốn nói:
cô đeo quá, khiến người ta cảm thây nhớ nhung.
Pha Lê nóng bừng đôi má nhưng vẫn cười với anh.
Thế Phan nhìn vào đôi mắt của cô với vẽ hiện từ diệu dàng. Tự nhiên cô nhớ đến những lời xúc phạm cô hôm trước mà muốn khóc. Pha Lê quay đi, tự nhủ lòng mình không được khóc, nếu có thì chỉ một mình trong phòng. Cô không thể để lộ sư yếu đuối của mình và không bằng lòng cho người ta thương hại.
Một cơn gió ập đến, Pha Lê nhanh tay cầm lấy dụng cụ đi vào nhà. Cô chỉ kịp đóng cửa lại là cơn mưa ập đến. Cũng tốt! Cho nó cuống sạch đi những sự oi bức ngột ngạt trong những ngày nắng hạn, và trong lòng cô, những nỗi bức xúc mà dù không muốn, cô cũng trót vấn vương.
Mùa Lá Bay Mùa Lá Bay - Cát Lan