A lot of parents will do anything for their kids except let them be themselves.

Bansky

 
 
 
 
 
Tác giả: Alan Phan
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 21
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1999 / 79
Cập nhật: 2016-06-20 21:04:42 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Không Có Sáng Tạo Nếu Chỉ Trông Chờ Nhà Nước
(VEF.VN) – TS Alan Phan cho rằng, dù Chính phủ có nhiều cơ chế hỗ trợ nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đừng quá trông chờ thụ động ở chính sách của Chính phủ, nhất là tiền bạc từ ngân sách. Sức mạnh sáng tạo nằm chính ở tư duy chủ động vươn lên của các DN.
Phần 2 của trực tuyến Kinh tế sáng tạo: đột phá nào cho Việt Nam (diễn ra sáng 25/3), 3 khách mời gồm Thứ trưởng Nguyễn Văn Lạng, Bộ KHCN, TS Alan Phan, Chủ tịch Quĩ đầu tư VIASA và Phạm Kim Hùng, Chủ tịch Công ty CP công nghệ NES đã đưa ra những góc nhìn giải pháp để thúc đẩy một nền kinh tế sáng tạo. Mời bạn đọc theo dõi tiếp phần 2 và là phần cuối.
Cần một nền giáo dục để khơi dậy thói quen sáng tạo
- Nhà báo Phạm Huyền: Sự sáng tạo có liên quan tới môi trường kinh doanh, đến cơ chế chính sách. Một bạn đọc tên là Đức,kĩ sư công nghệ thông tin của một cơ quan quản lý Nhà nước chia sẻ với Diễn đàn rằng, nhóm kĩ sư của bạn được giao nhiệm vụ nhập khẩu một phần mềm về sử dụng nhưng sau đó, nhóm phát hiện có lỗi và đã đề xuất tự phát triển một phần mềm thay thế có tính năng nổi trội hơn. Tuy nhiên, đề xuất đã không được cấp trên đồng ý. Bạn đọc này bày tỏ, do cơ chế Nhà nước, sự nỗ lực sáng tạo của nhóm bạn chưa được nhìn nhận. Xin hỏi TT Nguyễn Văn Lạng suy nghĩ sao về câu chuyện này?
TT Nguyễn Văn Lạng: Tôi cảm thấy rất đáng tiếc với quyết định của ai đó với nhóm chuyên viên này. Bất kì ai cũng có sai sót kể cả những tập đoàn khổng lồ. Một phần mềm của một hãng rất nổi tiếng vào Việt Nam gặp lỗi là chuyện rất bình thường. Điều đáng hoan nghênh là sự phát hiện ra lỗi đó và thậm chí có ý chí muốn làm ra một sản phẩm ưu việt hơn. Nhưng rất tiếc là hạt giống ươm mầm đó chưa được đặt vào mảnh đất phù hợp để nó thành cây, ra quả.
Tôi mong muốn nhóm bạn đó sẽ tìm tới những nơi có điều kiện cho họ phát triển như các vườn ươm doanh nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm hay những cơ sở có điều kiện sử dụng công nghệ đó. Ở đó, các bạn sẽ thỏa mãn được nguyện vọng của mình.
Xin nói với bạn đọc rằng, bạn hoàn toàn có thể liên lạc với tôi vì hiện tại trên khu công nghệ cao Hòa Lạc cũng có 28 nhóm như thế. Những trung tâm như thế sẽ giúp các bạn trẻ tạo ra được một môi trường pháp lý, có đầy đủ điều kiện, chính sách hỗ trợ kể cả về mặt tài chính để các bạn phát triển ý tưởng của mình thậm chí tạo nên những doanh nghiệp lớn.
Về lâu dài, cần có một môi trường tốt để kích thích sự sáng tạo, đầu tiên phải nói tới môi trường học tập như phòng thí nghiệm tốt, giảng viên nhiệt tình. Ví dụ như ở Đại học Stanford, họ tạo ra một môi trường mà ai sống trong đó cũng cảm thấy có sự đam mê, muốn làm việc không phải là 8 tiếng. Tôi rất mong là chúng ta có thể tạo ra được nhiều môi trường như vậy.
Thứ hai là môi trường pháp lý. Các bạn cũng không nên băn khoăn nhiều quá về ý tưởng của mình, nếu nó thực sự tốt thì chắc chắn sẽ trở thành sản phẩm.
- Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông, các em bé học sinh lớp 1 của chúng ta thường được dạy rằng, Việt Nam là một quốc gia rừng vàng biển bạc, con người Việt Nam rất thông minh. Nhưng rồi khi trở thành những người trưởng thành, chính những công dân Việt Nam đó đã thấy, nền kinh tế hôm nay của ta vẫn dậm chân là trình độ công nghệ thấp, lắp ráp, xuất khẩu thô. Vậy trong nền giáo dục của chúng ta cần có sự điều chỉnh như thế nào để khơi dậy những ý tưởng đột phá ngay từ lứa tuổi mầm non, thưa ông?
TT Nguyễn Văn Lạng: Theo tôi, với kinh nghiệm của nhiều nước phát triển trên thế giới và ở Việt Nam với những gì đã trải qua thì cái quyết định vẫn là con người, tài nguyên thiên nhiên chỉ là điều kiện cần mà thôi chứ không phải là đủ, là tất cả. Kể cả những quốc gia giàu có cũng có lúc không còn tài nguyên nữa. Rõ ràng tài nguyên lớn nhất là con người.
Dân tộc Việt Nam có đặc thù là những người rất thông minh, cần cù, nhẫn nại, chịu khó và đang trong độ tuổi bình quân là trẻ so với thế giới. Nếu chúng ta không chớp thời cơ này thì sẽ có lúc chúng ta trở nên già cỗi.
Nhật, Nga là những quốc gia già còn Việt Nam là quốc gia trẻ, có 62-63% ở độ tuổi dưới 40. Vấn đề của chúng ta là khai thác nguồn lực có hiệu quả trong đó có yếu tố quan trọng là đào tạo.
Chắc chắn chúng ta sẽ phải nghĩ đến chuyện xây dựng những trung tâm, những viện nghiên cứu đẳng cấp ngang hàng với các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Lúc đó chúng ta mới có đội ngũ hàng trăm nghìn kỹ sư đạt những tiêu chuẩn mà chúng ta cần, ví dụ như IT, phần mềm, công nghệ sinh học để Viẹt Nam giữ vững là cường quốc nông nghiệp thế giới.
- Nhà báo Phạm Huyền: Xin hỏi TS Alan Phan, theo ông, để có một nền kinh tế sáng tạo phát triển thì ngay tại các cơ sở đào tạo của Việt Nam hiện nay cần phải chú ý những điều gì khi thiết kế chương trình giảng dạy?
TS. Alan Phan: Tôi chưa từng giảng dạy ở Việt Nam nên không rõ lắm về môi trường dạy học ở nước nhà nhưng tôi đã làm việc và giảng dạy nhiều năm tại Trung Quốc. Tôi nghe nói nền giáo dục của Trung Quốc cũng gần giống ta. Khuyết điểm của nền giáo dục nước này là một hình thái và giáo trình rất giáo điều, lý thuuyết. Phần lớn tư duy của sinh viên là sao chép và coi những lời giảng của thầy là sự thật sau cùng.
Tôi thấy nền giáo dục của Trung Quốc cũng khập khiễng và tệ hại là vì những thụ độn đó. Sinh viên nếu muốn vươn vai tiến bộ cùng với những tầng lớp cao hơn về trí tuệ thì cần phải có tư duy, biết khám phá, biết đặt câu hỏi và nền giáo dục phải được tự do để phát triển đúng mức.
Ví dụ như ở Mỹ, học trình của Havard và Standford là những học trình tốt nhất nhưng không phải là áp dụng cho toàn nước Mỹ. Có nhiều học trình trái ngược với Havard và không thể nào rập khuôn và bắt người ta phải theo như vậy dù là mô hình tốt nhất. Đó là sự sáng tạo, là sự tự do mà tôi thấy nền giáo dục của Trung Quốc còn thiếu sót. Và chính điều này làm trì trệ nền kinh tế của họ. Việc họ bỏ hàng nghìn tỷ vào việc khuyếch trương công nghệ xanh thì đó chỉ là hình thức phô trương, không có một thực tế rõ ràng. Chính phủ Mỹ đã chẳng giúp ích gì cho sự sáng tạo. Những doanh nghiệp mới hoàn toàn dựa vào những nguồn vốn đầu tư mạo hiểm của tư nhân, tuỳ thuộc rất nhiều vào thị trường.
Họ không nhận được bất kỳ sự ủng hộ nào từ chính phủ Mỹ, cơ quan bỏ tiền vào ngân hàng thay vì đầu tư vào kinh tế sáng tạo. Tôi rất phản kháng và không đồng tình với chính sách này của Mỹ. Tuy nhiên, mặc dù vậy, nền kinh tế Mỹ vẫn là nền kinh tế đột phá và có nhiều khả năng đi xa nhất trên thế giới. Tất cả những nhân tài trên thế giới đều muốn quy tụ về đó để thi thố những kỹ năng của mình thay vì họ đi qua Trung Quốc chẳng hạn.
Khơi dậy sự sáng tạo ngay từ nông nghiệp
- Nhà báo Phạm Huyền: Nếu nhìn theo con mắt của cộng đồng các doanh nghiệp FDI thì chúng ta luôn tồn tại khung pháp lý với nhiều khiếm khuyết. Nếu nhìn từ góc độ doanh nghiệp thì bài toán về vốn luôn là bài toán đau đầu nhất. Và nền giáo dục của chúng ta là như vậy. Vậy xin hỏi TT Nguyễn Văn Lạng, đâu là thách thức lớn đối với Việt Nam khi phát triển nền kinh tế sáng tạo? Chính phủ nên khuyến khích tư duy sáng tạo bằng cách nào?
TT Nguyễn Văn Lạng: Tôi nghĩ quan trọng nhất là việc tạo ra môi trường cho tất cả mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ thoả sức sáng tạo. Môi trường trước hết là hạ tầng kỹ thuật trong xã hội phải tốt, hệ thống giáo dục tốt, sau đó là cơ chế chính sách và những định hướng phát triển. Cơ chế chính sách phải nhìn nhận xem chúng ta đang ở đâu trong sự phát triển chung của nhân loại, của toàn cầu. Thứ hai là kinh tế, khoa học của chúng ta đang ở mức độ nào của thế giới. Thứ ba là chúng ta có những tiềm lực, tiềm năng gì? Hay nói cách khác là lợi thế so sánh của chúng ta với tất cả các quốc gia khác. Căn cứ vào đó chúng ta định hướng cho mọi người tập trung sáng tạo vào lĩnh vực đó.
Theo tôi, ở Việt Nam, chúng ta vẫn phải tiếp tục là một cường quốc về nông nghiệp nhiệt đới. Nói nông nghiệp không có nghĩa là nó là thủ công, là lạc hậu. Thế giới đang rất cần nông nghiệp, một thế giới xanh, một thế giới an toàn. An ninh lương thực, an ninh môi trường là một thế giới phát triển bền vững. Rõ ràng Việt Nam có lợi thế này, chúng ta xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới… Chúng ta là một nước nhiệt đới có lợi thế, chúng ta có truyền thống nông nghiệp hàng nghìn năm như vậy. Cái chính là khơi dậy sự sáng tạo trong nông nghiệp.
Người Israel sống trên sa mạc nhưng họ vẫn làm ra những hạt lúa, những sản phẩm nông nghiệp như cam, chuối, cà chua với năng suất nhiều hơn ta nhưng họ tưới nhỏ giọt thôi, tiết kiệm đến mức có thể nói là cây cần bao nhiêu thì họ tưới bấy nhiêu. Chúng ta thì không phải như vậy, vẫn là một sự lãng phí.
Hay việc đưa những công nghệ vào lai tạo giống để có những giống cây tốt hơn, bảo tồn được những nguồn gen mà chỉ Việt Nam mới có hoặc những sáng tạo trong thu hoạch, trong chế biến.
Thậm chí những sáng tạo trong thương mại để sản phẩm của Việt Nam được cả thế giới biết đến, cả thế giới mua. Như vậy nếu chúng ta tăng gấp đôi, khoảng 40 – 50 tỷ USD mỗi năm trong xuất khẩu nông nghiệp thì đã là một thành tựu lớn. Nó không chỉ giúp chúng ta phát triển và còn giúp hàng tỷ dân trên thế giới.
Tiềm năng trở thành cường quốc công nghệ thông tin
TT Nguyễn Văn Lạng: Việt Nam cũng có thể trở thành cường quốc về công nghệ thông tin và phần mềm truyền thông. Những gì chúng ta đang làm trong 20 năm qua đã thể hiện là chúng ta có khả năng, có tiềm năng, có lợi thế. Từ chỗ khong có internet chúng ta đã đứng thứ 10 trên thế giới về số lượng người sử dụng, cách đây 20 năm thì việc sử dụng điện thoại rất ít. Chúng ta có những doanh nghiệp trẻ, những tập đoàn làm ăn khá thành công, có những tham vọng là chinh phục khoảng 500 – 600 triệu người trên thế giới bằng công nghệ của Việt Nam và tôi nghĩ là họ có thể làm được. Tôi nghĩ những lĩnh vực này còn đất, còn thị trường để các doanh nghiệp có thể sáng tạo để phát triển.
Điều kiện tự nhiên của chúng ta có bờ biển dài trên 3.000 km, bờ biển không có băng tuyết, có rất nhiều vịnh đẹp hàng đầu thế giới, những kỳ quan thế giới, những cảng nước sâu hàng đầu thế giới và vị trí của chúng ta nếu như có một kênh đào như Xuy- ê hay Panama cắt giữa Myanmar và Thái Lan thì chúng ta có thể hình dung một cái kênh trung chuyển khổng lồ nào đó của thế giới ở miền Trung hoặc miền Nam Việt Nam.
Rõ ràng đấy cũng là lĩnh vực mà chúng ta có thế mạnh. Trong những lĩnh vực ấy, nếu như chúng ta biết định hướng pháp lý, tạo môi trường cho mọi người sáng tạo thì những lĩnh vực đó sẽ làm cho đất nc ta phát triển hơn với tốc độ cao hơn nữa.
Cần tạo ra công nghệ lõi của Việt Nam
- Nhà báo Phạm Huyền: Chúng ta đang có rất nhiều tiềm năng. Vấn đề ở đây là các doanh nghiệp của chúng ta có biến những tiềm năng đó thành hiện thực hay không mà thôi. Thưa ông, hiện nay Chính phủ và Bộ KHCN đã có những chính sách như thế nào cho vấn đề này?
TT Nguyễn Văn Lạng: Quốc hội đã thông qua chính sách công nghệ cao và Thủ tướng cũng đã phê duyệt chương trình phát triển công nghệ cao.
Tôi cho rằng để phát triển kinh tế sáng tạo được thì hiện nay chúng ta phải tập trung vào việc phát triển lĩnh vực công nghệ cao. Đó là công nghệ trong IT, biotech, vật liệu mới nanotech hoặc điện tử bán dẫn và phân tử. Đó là những lĩnh vực mà chúng ta ưu tiên. Bộ KHCN đã trình Chính phủ và Chính phủ đã trình Quốc hội và đã thông qua thành luật.
Chúng ta đi sau thì chúng ta phải chọn công nghệ cao. Muốn công nghệ tiên tiến tốt thì chúng ta phải tạo ra công nghệ lõi, công nghệ nguồn, muốn lõi, nguồn thì đó phải là sáng tạo của người Việt, là sản phẩm của người Việt như là Trung Nguyên, Viettel…
Gần đây Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 10 sản phẩm quốc gia. Tôi nghĩ là đầu tư tập trung vào những sản phẩm đó để nó phát huy tính ưu việt tạo ra giá trị gia tăng và tạo ra công nghệ do chính người Việt tạo ra, tạo ra sản phẩm làm tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng GDP của đất nước trong những năm tới.
Muốn sáng tạo thì đừng ỷ lại vào Chính phủ
- Nhà báo Phạm Huyền: Xin hỏi bạn Hùng, với góc độ là một doanh nghiệp, bạn có thể chia sẻ là hiện nay bạn có gặp trở ngại gì để thực hiện những hoạt động sáng tạo của mình trong môi trường kinh doanh của Việt Nam hay không? Theo bạn để tạo điều kiện một công ty phần mềm CNTT phát triển bứt phá thì các cơ quan quản lý Trung ương cần có những giải pháp như thế nào?
CEO Phạm Kim Hùng: Để phát triển hay thành công thì rất cần môi trường. Facebook phát triển như ngày hôm nay họ đã đầu tư 1-2 tỷ USD. Sự sáng tạo đơn thuần luôn luôn có những thất bại nếu như không có ai giúp đỡ, không có yếu tố bên ngoài tác động vào thì sẽ không đi đến đâu cả.
Các doanh nghiệp tư nhân hoặc nhà nước hãy giúp đỡ cả về chính sách lẫn tài chính hoặc là những biện pháp nào đó để cho các doanh nghiệp trẻ dễ dàng có cơ hội thử thách bản thân mình. Đặc biệt trong lĩnh vực CNTT thì điều này rất cần thiết. Số lượng các doanh nghiệp phát triển CNTT hiện nay rất nhiều. Hầu hết các bạn tốt nghiệp ĐH Bách Khoa, ĐH công nghệ đều muốn thành lập công ty riêng. Tất nhiên là có những công ty thành công và có những công ty không thành công nhưng ít nhất sự sáng tạo đã lan ra nhiều trường.
Bây giờ nếu chúng ta giúp đỡ họ thông qua các quỹ đầu tư chẳng hạn. Tất nhiên là sự đầu tư ở Việt Nam sẽ rất nhẹ nhàng so với thế giới. Để Mỹ có những sản phẩm công nghệ đột phá như hiện nay, họ có hàng trăm, hàng nghìn nhà đầu tư sẵn sàng bỏ vốn ra để các công ty trẻ phát triển thì đấy là những điều quan trọng nhất còn về mặt nhân lực, tôi nghĩ là Việt Nam có những con người đủ sáng tạo, đủ sức chấp nhận mạo hiểm để làm những điều mình mong muốn.
Công ty tôi cũng hình thành giống như nhiều công ty phần mềm khác. Lúc đầu chúng tôi chỉ là tập hợp những người có niềm đam mê về công nghệ, chúng tôi không hề có sự giúp đỡ nào về mặt tài chính cả. Chúng tôi đã làm thế trong vòng 3 tháng mà không có bất kỳ sự giúp nào về bên ngoài.
Qua thời gian thì chúng tôi đã khắc phục được, không hẳn là một sự sáng tạo nào đấy mang tính đột phá mà chúng tôi sẵn sàng mạo hiểm đến cùng và chúng tôi sẵn sàng làm những điều có ích cho cộng đồng, cho cuộc sống. Sau một thời gian thì chúng tôi đã thuyết phục được một nhà đầu tư sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi. Tôi nghĩ là nếu đam mê thì dù có thất bại, chúng ta vẫn có thể vượt qua.
- Nhà báo Phạm Huyền: TS Alan Phan có thể cho biết là dựa vào những tiêu chuẩn nào để quỹ đầu tư VIASA của ông rót tiền vào các doanh nghiệp sáng tạo đột phá? Liệu ở Việt Nam, đã có đối tác nào để ông quyết định đầu tư hay chưa?
TS Alan Phan: Tôi thấy phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào Chính phủ, lúc nào cũng cơ chế, chính sách. Tất cả những công ty mà tôi cho là sáng tạo và thành công trên thế giới không hề nhờ đến Chính phủ, từ Mỹ đến Nhật, Châu Âu và Úc. Đó là 1 điều tôi muốn nhấn mạnh với doanh nghiệp Việt Nam.
Tôi vẫn nói với mọi người rằng tiền không phải là một yếu tố quan trọng vì nếu bạn có ý tưởng tốt, kế hoạch tốt, kỹ năng tốt thì bạn sẽ có tiền. Phải có 1 sự khai phóng tại chính tư duy của những doanh nhân. Tôi nghĩ đó là khuyết điểm lớn nhất của các doanh nghiệpViệt Nam. Về vấn đề sáng tạo họ tư duy rất chật hẹp kể cả Trung Quốc. Tôi nghĩ là Chính phủ không làm gì được cho doanh nghiệp ngoại trừ những lời khuyến khích, những lời giới thiệu.
Theo tôi có 2 loại nhà đầu tư: đầu tư tài chính và đầu tư mạo hiểm về chiến lược. Nhà đầu tư tài chính quan tâm đến lợi nhuận họ thu lại được, họ nhìn vào ý tưởng sáng tạo để đầu tư.
Nhà đầu tư mạo hiểm về chiến lược như Intel, Microsoft, họ nhìn vào thị trường để quyết định đầu tư. Suy nghĩ của họ khác với các nhà đầu tư tài chính. Đó là vấn đề chiến lược, lâu dài. Nếu những ý tưởng sáng tạo của các bạn thoả mãn được những điều kiện đó thì họ sẵn sàng nhảy vào.
Tôi đã đi theo một nhóm đầu tư mạo hiểm và đầu tư vào một công ty nhỏ ở New York. Đó chỉ là một công ty nhỏ có doanh thu trên dưới 20 triệu USD nhưng họ có ý tưởng hay, có những kinh nghiệm tốt, có những sản phẩm có thể tung ra toàn cầu, có một tiềm năng rất lớn. Chính sản phẩm sáng tạo sẽ đưa bạn đi xa hơn.
- Nhà báo Phạm Huyền: Ở Việt Nam, Chính phủ vẫn giành ngân sách dành cho việc phát triển lĩnh vực công nghệ cao. Xin hỏi Thứ trưởng Lạng, có rất nhiều dự án trong các trung tâm trong nước phát triển những dự án, những công trình sáng tạo KHKT nhưng không rõ, tỷ lệ ứng dụng đến đâu?
TT Nguyễn Văn Lạng: Hiện nay vấn đề nghiên cứu và ươm tạo công nghệ ở Việt Nam nằm nhiều nhất trong các viện nghiên cứu. Hàng năm Chính phủ cũng dành ngân sách cho các đề tài nghiên cứu do các cơ quan Trung ương, các bộ ngành đặt hàng cho các nhà khoa học hoặc cho những nhóm.
Loại hình thứ hai là do chính các công ty, các tập đoàn nghiên cứu, những công ty, những tập đoàn đang hoạt động không phân biệt là thành phần kinh tế nào. Họ nghiên cứu để phát triển tên tuổi, sản phẩm của công ty họ.
Thứ ba là những nghiên cứu, những phát triển công nghệ có ngay trong ý tưởng của các sinh viên trong các trường ĐH, trong sản xuất và trong đời sống xã hội.
Cả 3 loại hình này đều song hành với nhau trong quá trình phát triển. Cái mà chúng ta đang cần nhiều nhất là loại hình thứ 3.
Hiện nay có một quỹ là Quỹ phát triển KHCN tuy chưa lớn nhưng đã hoạt động khá hiệu quả và đã có những nhóm nghiên cứu, những đề tài nghiên cứu nhận nguồn kinh phí từ quỹ này.
Chúng ta đang chuẩn bị khánh thành dàn khoan trên biển. Đó là dự án mà sau này chúng ta không cần phải nhập từ nước ngoài, sản xuất hoàn toàn những sản phẩm như vậy với giá thành rẻ hơn rất nhiều và chất lượng không thua kém bất kỳ nc nào.
Gần đây cũng có những nhóm làm những sản phẩm tưởng chừng đơn giản như neo cáp. Lâu nay chúng ta phải nhập tất cả những nối cáp từ Đức nhưng bây giờ chúng ta không cần nhập nữa. Nhóm này rất trẻ, bao gồm các bạn 8x từ ĐH Bách Khoa ra, cũng bắt nguồn từ những ý tưởng trong trường được đỡ đầu và hỗ trợ tài chính bởi 1 nhóm các nhà khoa học Nhật Bản. Sản phẩm này gần như là một sản phẩm thay thế sản phẩm nhập khẩu và nó được sử dụng rộng rãi khắp cả nước.
Sắp tới có lẽ sẽ hình thành Quỹ mạo hiểm. Đương nhiên quỹ mạo hiểm do Chính phủ thành lập thì rất khó vì vướng hành lang pháp lý, vì đã mạo hiểm thì không phải lúc nào cũng thành công. Tỷ lệ thành công đôi khi chr vài chục % thậm chí 10% đã là ghê gớm lắm rồi.
Tuy nhiên có khá nhiều quỹ mạo hiểm từ bên ngoài vào, ví dù từ Mỹ hay từ các công ty, tập đoàn tư nhân hay nhà nước cần công nghệ. Tôi nghĩ là việc hình thành quỹ mạo hiểm không hề dễ dàng và phải một thời gian lâu hơn nó mới được hình thành, phải tính toán kỹ hơn và chắc chắn hành lang pháp lý phải thay đổi thì quỹ mạo hiểm mới ra đời đc.
TS. Alan Phan: Tôi nghĩ khác. Trong tình hình kinh tế vĩ mô ở Việt Nam hiện nay, ngân sách của Chính phủ đã bội chi, lạm phát cũng khá cao thì tôi nghĩ rằng Chính phủ Việt Nam không nên lập thêm quỹ gì ngoài chuyện cấp bách của quốc gia, vấn đề an sinh xã hội hay an ninh quốc gia.
Kinh tế sáng tạo phải sử dụng chiến thuật mà các doanh nghiệp hay dùng là chiến thuật đòn bẩy.
Tôi thấy Chính phủ có nguồn nhân lực dồi dào, nhiều ĐH và các viện nghiên cứu, mình phải sử dụng các nguồn lực đó. Về tiềm lực thì Chính phủ có rất nhiều cơ sở từ phòng thí nghiệm mà các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng mà không cần bỏ ra đồng nào. Trên hết đó là sự khuyến khích bằng những hỗ trợ cho những doanh nghiệp tư nhân.
Ví dụ lập danh sách 100 doanh nghiệp sáng tạo, mới khởi nghiệp. Sau đó cung cấp cho họ những cơ sở, những nhân lực cũng như khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước khác lớn hơn yểm trợ thì sẽ hữu hiệu hơn nhiều là việc bỏ tiền ra rồi xem xét đầu tư ở đâu.
Tôi khuyên là không nên sài bất kỳ đồng nào của Chính phủ cho việc này mà nên sử dụng tất cả những gì mình đang có, khuyến khích việc làm đó và tạo cho họ cơ hội.
Nếu như Bộ KHCN chú ý tới 50 hay 100 doanh nghiệp mỗi năm thì đó sẽ là một sự thay đổi đáng kể. Và phải để cho các doanh nghiệp có nguy cơ thất bại thì họ mới thực sự cố gắng, họ càng sáng tạo, họ càng năng động.
TT Nguyễn Văn Lạng: Theo tôi, có thể ý tưởng của anh rất tốt nhưng anh không có một sự tài trợ hay đỡ đầu nào đó thì rất khó để thành công. Tôi chắc chắn như vậy vì không phải doanh nghiệp nào cũng thành công. Nếu không có sự tác động từ bên ngoài thì anh không thể bước lên được mặc dù ý tưởng rất tốt. Ý tưởng chỉ là ý tưởng, ý tưởng muốn thương mại hoá thì nhất thiết phải có nguồn tài chính. Còn nguồn tài chính lấy từ đâu thì đó là cách khôn ngoan của người điều hành, của doanh nghiệp và người có ý tưởng.
TS Alan Phan: Tôi nghĩ là Chính phủ không nên can thiệp vào vấn đề này. Hãy để các doanh nghiệp tư nhân tự giải quyết vấn đề của họ.
- Nhà báo Phạm Huyền: Xin cảm ơn hai ông! Tôi hiểu rằng TS Alan Phan có lo ngại nếu lúc nào cũng trông mong và đòi hỏi giải pháp hỗ trợ tài chính từ Chính phủ, sẽ tạo nên thói quen ỷ lại trong doanh nghiệp. Nhưng như TT Nguyễn Văn Lạng nói, Chính phủ luôn sốt sắng để giúp cộng đồng doanh nghiệp thúc đẩy những dự án sáng tạo đột phá. Tuy nhiên, dù ở quan điểm nào, thì điều cốt lõi nhất là, làm sao có một môi trường khơi dậy khát khao, hoài bão, kể cả là mạo hiểm mới có cơ may tạo ra những doanh nghiệp sáng tạo đột phát và khi đó, sự thành công có thể làm thay đổi hình ảnh Việt Nam trong toàn cầu.
Bàn tròn trực tuyến về kinh tế sáng tạo xin kết thúc tại đây. Cảm ơn các vị khách mới và quí bạn đọc theo dõi chương trình.
DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM – vef.vn
Một Tư Duy Khác Về Kinh Tế Và Xã Hội Việt Nam Một Tư Duy Khác Về Kinh Tế Và Xã Hội Việt Nam - Alan Phan Một Tư Duy Khác Về Kinh Tế Và Xã Hội Việt Nam