The multitude of books is making us ignorant.

Voltaire

 
 
 
 
 
Tác giả: Sưu Tầm
Thể loại: Truyện Ngắn
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 303 / 0
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
hành kính dâng lên Má, tâm tình của đứa con không được sống bên Má suốt cuộc đời.
-Thành kính nhớ ơn tất cả các bà mẹ âm thầm tận tụy hy sinh cho gia đình xã hội.
Không ai biết tên thật bà là gì, chỉ biết mọi người quen thuộc gọi bà là Bà Sáu. Ðó là người đàn bà bình dị, tươi cười và sẵn sàng giúp đở mọi người nếu ai cần đến. Tuổi của bà, thật khó đoán vì tóc bà chưa thấy hoa râm, ăn trầu chưa phải ngoáy, da vẻ hồng hào chưa hằn vết nhăn.
Nhớ thời kỳ cuối thế chiến thứ hai, Nhật lập nền đô hộ ở Việt nam, hầu hết mỗi tỉnh miền Nam đều có quân đi họ chiếm đóng. Ngoài chính sách chung đàn áp sắt máu để thống trị, về văn hóa, mỗi nhà phải cử người đi học tiếng Nhật. Bà Sáu chỉ biết chữ Nho, do học lóm thân phụ là thầy thuốc Nam và em trai của bà, chỉ có con trai mới có quyền đi học. Bà chỉ có một mụn con gái, dù đã sinh bốn lần, có lần con trai, nên đại diện cho gia đình bấy giờ là cô bé chín tuổi sinh không bọc điều ấỵ
May là không đầy một năm, Nhật đầu hàng vô điều kiện, ách nầy vừa thoát ách khác lại tròng vào, Pháp trở lại Việt nam. Miền Nam bấy giờ phải chạy giặc, Saigon bị dí bom, thành thị, tỉnh đều lánh về thôn quê. Giặc đi bố ráp, nào là ‘Ma rốc, cái gì leng keng móc ra’, Madagascar, Sénégal gạch mặt, lính lê dương trắng đen vàng xám, đủ loại màu da. Cũng như bao nhiêu nhà khác, nhà bà đầy người Saigon về trú ngụ, gần đấy có nhà bà Chín cho sinh viên như các anh Mậu, Liệt, Chương, trong phong trào Thanh niên tiền phong, trọ tản cư.
Bà Sáu góa chồng ở vậy nuôi con, hiền lành đó là vợ của một ông Hội đồng quản hạt giàu có trong tỉnh số 18 thời Pháp thuộc. Có dịp đọc tiểu thuyết nói về tập tục phong kiến miền Nam, nhất là nhà văn Hồ Biểu chánh, hay xem bà năm Sa đéc, trong những vở kịch xã hội của Kim Cương, thủ vai bà Hội đồng, mẹ chồng ác nghiệt, hay tuồng cải lương của đoàn thanh Minh Thanh Nga, mấy ai có cảm tình với các bà Hội đồng. Thường người ta chỉ hình dung các bà, chẳng tài cán gì chỉ cậy thân thế chồng, đi đâu tiền hô hậu ủng, khoe khoang phách lối, hách xì xằng, xỉa trầu xòe vảnh năm ngón tay đầy cà rá hột xoàn, chỉ tay năm ngón... Bà Sáu xuất thân từ Gò tre cách châu thành Gò công không đầy hai cây số, cha mất sớm nên phải tự lập phụ gia đình. Nhờ vốn liếng và quen biết của một bà cô họ hàng xa mở sạp buôn bán cám. Chịu khó và gặp thời, bà thành công gầy dựng sự nghiệp riêng. Sau đó được ông Hội đồng cậy người mai mối cưới xin. Ai cũng tưởng ‘một bước nhảy lên bà’ sẽ thay đổi tính tình của cô gái "nửa thành nửa quê" nầỵ
Sống giữa gia đình vọng tộc thế phiệt, giàu có lâu đời trong một xã hội phong kiến Nho học tiếp cận với ánh sáng văn minh ngoại, nghĩ đến đãy đã thấy lo và thương cho cô gái ốm yếu đôn hậu nầy biết dường nào! Khác hẳn với các mệnh phụ khác, có kẻ hầu người hạ, ngồi điều khiển, lợi dụng nét trẻ trung của mình mê hoặc chồng con, bà cứ làm bổn phận mình theo lối giáo dục nề nếp của mẹ chạ Với số vốn liếng riêng, bà mua lại căn nhà kế cận để giúp đở con cháu ở xa trọ học.
Ông Hội đồng mất, bà mới 48 tuối. Bao nhiêu người gấm ghé, bà vẫn ở vậy không bao giờ nghĩ đến việc bước thêm bước nữa. Ðối với hàng xóm, hình ảnh bà rất quen thuộc, sáng nào cũng đi chợ như tất cả phụ nữ bình thường Việt nam.
Buồn cười nhất là có ai bị "trúng gió" cảm sốt, người ta thường chạy đến nhờ bà. Vốn có một toa thuốc gia truyền, bà vội đi tìm một loại cỏ, cỏ ‘rồng chầu’, hạt đậu xanh, trộn chung giã nát, hòa với mật ong, dùng lông gà hoặc miếng vải thưa rơ miệng bệnh nhân. Bạn đừng nghĩ là kém hiệu nghiệm đâụ Không bao lâu, dãi nhớt ra từng loạt, bà kiên nhẫn thoa thêm vài lần nữa đến khi nào thấy nhớt bớt ra mới thôi, đứng dậy rửa tay ra về.
Nhà bà có tường dầy 20 nên trong những năm Việt minh nỗi dậy, tối đến bắn ‘chóc chách’, ‘cắt bùm’ vào châu thành, người dân xóm Sáu bấy giờ sợ lạc đạn nên thường đến xin ngủ qua đêm, trải chiếu ‘hạ thổ’ chật nhà. Nhà bà còn là trạm trú chân cho bà con ở làng xả lâu lâu có dịp lên chợ, xem hát, đi chợ, dự các cuộc vui, nuôi bệnh,...
Quan niệm ‘tam tòng’ bà quyết giữ. Tuy nhiên, dù một mẹ một con, bà vẫn cho con gái duy nhất của mình tiếp tục đi học xạ Thật là một người đàn bà tiến bộ văn minh trong lớp áo đơn sơ, mc mạc quê mùa, mt bà mẹ biết thương con và hy sinh vì con.
Bà thường dạy con đừng ỷ lại, phải tự lực cánh sinh. ‘Tham thì thâm’, ích kỷ, ganh tị ví như sán lãi chỉ gậm nhắm mình trước tiên Bà thường nói: " Ít ai sang ba họ, khó ba đời ". Gia đình bên nội con giàu có muôn hộ, trên sáu đời, lâu quá rồi, đức kém đi, chắc phải có ngày tàn. Sống bằng đức thật ra ăn hoài không hết.’’ Mỗi lần biết con có vẻ bất bình thấy mình bị rầy oan, ức hiếp, bà nghiêm giọng an ủi:’’ Một câu nhịn chín câu lành. Ăn thua đủ chỉ mất công tốn sức’’. Ðối với bạn bè hay ai mồ côi cha mẹ, bà dặn dò: "Họ không còn ai hết, con còn có má nên con phải nhớ là con có phước hơn.’’
Quan niệm hiếu thảo của bà cũng không thay đổi dù tuổi đời chồng chất. Theo tập tục, hằng năm, bà không quên đi tảo mộ cả bên chồng lẫn phía mình. Cuốc bộ, băng đồng khô, bà nhờ người phụ mang theo lễ vật và dụng cụ đi giẫy mả. Cúng vái xong, bà mang phần đến biếu gia đình quen gần đãy, thăm hỏi chuyện trò chốc lát rồi tiếp tục thăm m khác. Bản chất nông dân chân tình của bà đôi khi cũng làm gai mắt lắm bà lớn đương thời.
Cũng như phần đông dân Việt nam thờ cúng ông bà, bà cũng đi chùa vào những ngày lễ lớn như rằm tháng giêng, tháng bảy, tháng mườị Tết đến, theo phong tục tập quán, đưa rước ông Táo, dựng nêu, rước đưa ông bà, đón giao thừa chờ con gì ra đời đoán vận mệnh nước non. Cả một tấm lòng nhớ nguồn biết ơn, gắng noi gương tiền nhân đã tạo nên dòng họ.
Ðối với bà dường như không có gì may rủi hên xui, cũng không có gì phải than van trách móc, ganh tị thèm muốn, quá lo âu sầu khổ. Theo bà, phải làm mới có, có rồi cũng chưa giữ mãi được nên cứ làm hết sức mình vì ‘mưu sự tại thiên’. Tiền thì bạc, vậy không có gì phải sống chết vì tiền, nhất là của hoạnh tài.
Bà con ai có tâm sự vui buồn gì cũng thường đến kể cho bà nghe, bà biết nhiều tin sốt dẻo vì nhà bà lúc nào cũng rộng mở nhất là cái phao cho ai lỡ chân sái bước, gặp hoàn cảnh ngặt nghèọ Bà còn là gạch nối liền êm đềm giữa hai giới sang nghèo quê tỉnh, sống vào thời va chạm giao điểm của hai nền văn minh cũ mới, chứng nhân âm thầm của lịch sử thời đạị Nhưng điểm hay nhất là dù ở bất cứ hoàn cảnh địa vị nào đi chăng nữa, bà vẫn là bà Sáu không chút đổi thaỵ
Chín mươi hai năm, tuổi thọ đối với cuộc đời con người là dài, nhưng chỉ là một thoáng thời gian không bao giờ trở lạị Ở đâu có những người như bà Sáu, ở đấy có những tấm lòng nhân, biết sống và đáng sống, và ai cảm thấy đã cố gắng hết sức làm bổn phận của mình cũng đều xứng đáng là người hùng thanh thản đi trọn cuộc đường trần, một thoáng trôi qua.
Một Thoáng Cuộc Đời Một Thoáng Cuộc Đời - Sưu Tầm