Hầu hết những thành quả quan trọng trên đời đều được tạo ra bởi những người dù chẳng còn chút hy vọng nào nhưng vẫn kiên trì theo đuổi điều mình mong ước.

Dale Carnegie

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Bùi Thi Hoàng
Số chương: 59
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 8932 / 148
Cập nhật: 2015-07-11 21:05:32 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 35 -
uộc náo loạn điện Mẫu của Juhen đã đặt ông đồ Tiết vào một tình thế khó xử. Thêm vào đó còn có những tin tức lượm lặt được từ đồn điền, tất cả đều chứng tỏ rằng người Tây vẫn rất để ý đến Trịnh Huyền. Lý Cỏn vẫn cho người đi điều tra lai lịch hai cha con họ Trịnh. Trong sự điều tra ấy, ngoài chuyện do người Tây ép phải làm, còn chèn vào sự ghen tuông. Chuyện này bà ba Váy báo cho Huyền biết. Như vậy chứng tỏ việc ngồi đồng để chứng minh Huyền là người từ dưới Nam lên chưa đủ sức thuyết phục để làm tan những nghi ngờ của Julien và cánh hào lý.
Cụ đồ Tiết ưu tư, suốt đêm chẳng chợp mắt nổi. Cụ bắt buộc phải gọi anh em con cháu đến bàn cách đối phó. Thật là bí. Chẳng lẽ Trịnh Huyền lại phải bỏ làng khăn gói ra đi lần thứ hai sao. Việc ấy nào có khó khăn gì. Nếu muốn cho sự việc êm thấm dễ dàng ông Trịnh chỉ việc đem con quay trở lại tỉnh Nam, ở đó ông vẫn còn người em trai của bà vợ quá cố. Tuy nhiên, ông Trịnh không muốn, bởi vì nhà cậu ấy rất nghèo, gia tài chỉ có vài sào ruộng mà công việc làm ăn ở đồng chiêm trũng thật muôn phần khó khăn. Vạn bất đắc dĩ thôi chứ làm trai sao có thể dựa dẫm vào nhà vợ mãi như thế được. Trong khi đó, làng Đình là đất trung đu, đất đai tạm đủ. Nếu gặp lúc khó khăn, bí bách, vào trong núi bên kia sông, làm nương trồng sắn trồng khoai vẫn có miếng ăn. Vả lại, còn cha già đấy; người đã ngoài bảy mươi, trái gió trở giời luôn; chữ hiếu là trọng, ông Trịnh đâu có thể bỏ. Bà Mùi bảo anh:
- Bác Trịnh quyết ở lại là phải. Quê cha đất tổ đâu bằng. Tôi là phận gái, lại trải qua số phận éo le, tôi đã đem thân hầu cửa thánh... Còn bác là phận trai... Phải ở nhà mà chèo chống việc gia đình. Lưu lạc góc bể chân trời mãi rồi, trừ phi hết cách, còn không phải dứt khoát ở lại quê hương.
Cụ Tiết cất tiếng nói:
- Thầy đã tính nát nước ra suốt máy đêm nay. May ra cũng còn cách gỡ... Bố cái Nhụ! Thầy còn muốn hỏi một điều này cho thật rõ... Việc này rất quan trọng... anh phải trả lời cho thực... để mọi việc hoàn toàn sáng tỏ trong gia đình... Thầy hỏi anh: Cái Nhụ có phải là giọt máu của anh không?
Trịnh Huyền ngạc nhiên vì chuyện này ông đã nói với cha mình từ lúc mới đặt chân về. Ông không hiểu cha mình hỏi lại với mục đích gì. Ông trả lời:
- Thưa thầy, như đã có một lần con thưa: Con thương cháu Nhụ chẳng khác gì nó là giọt máu của con; song thực ra, con bé không phải con đẻ. Lúc con lấy nhà con thì cháu Nhụ đã ra đời rồi. Lúc ấy con bé đã được một tuổi. - Trịnh Huyền dừng lại ngập ngừng mãi mới kể ra những điều mà ông muốn giữ kín riêng trong lòng. Con thương nhà con vô hạn... Lấy con, mà lúc nào cô ấy cũng rầu rầu như thể đã mắc tội gì. Con gặng hỏi mãi mới biết mấy năm trước khi lấy con, có bận hai cha con ông nhạc phải vào dinh quan tuần phủ để hát văn cho bà tuần hầu bóng. Bà lớn thờ điện riêng trong tư dinh. Lúc đó, vợ con đã hát hay lại quá xinh đẹp, đã lọt vào mắt quan tuần. Quan lớn đã cho ông nhạc con về và giữ cô con gái lại hơn một tháng trong dinh. Kết quả nhà con đã mang thai, đẻ ra một đứa con gái. Nhà con đặt tên cho cháu là cái Nhụ, tức là Nụ. Vợ con muốn cháu mãi mãi là Nụ, muốn cho người đời chẳng cần ai chú ý đến nó, muốn không bao giờ cháu trở thành hoa ngát hương. Khi biết chuyện, con càng thêm yêu thương vợ, càng thêm thương cháu Nhụ. Con muốn suốt đời chăm sóc cháu sao cho dưới suối vàng nhà con được yên lòng. Con coi nó còn quý hơn con đẻ. Lúc nhà con mất, con thề sẽ bỏ nghề đàn địch và không dạy cháu Nhụ ca hát. Nhưng có lẽ ma đưa lối quỷ dẫn đưa đường, con không dạy mà cháu Nhụ vẫn biết hát, mà có lẽ còn hát hay hơn mẹ nó. Về đây, vì hoàn cảnh bất đắc dĩ, con đã giải lời thề, và hai cha con đã hát ở đền Mẫu. Mấy hôm trước, tây Juhen đến náo loạn đền Mẫu, lòng con chợt cứ hồi hộp chẳng yên. Con như cảm thấy một điều gì bất thường sắp xảy ra với con bé Nhụ và cả với con nữa. Thưa thầy con xin lạy thầy vì có lẽ với tình thế này, con chắc không thể ở lại nhà để làm tròn đạo hiếu. Thầy đã già và đau yếu luôn, con đau lòng vô hạn.
Bộ mặt bị bỏng quái dị của Huyền, khi ông khóc, trở nên nhăn nhúm rất đáng thương. Ông hộ Hiếu nghe xong câu chuyện nhìn người cháu khóc, chỉ biết nhắm mắt lại thở dài. Cô Mùi thì cúi đầu ngẫm nghĩ. Riêng ông đồ Tiết vẫn bình thản như thường. Ông cụ còn vuốt râu mặt tươi cười bảo:
- Anh không lo, thầy đã có cách. Cứ ở tại đây, chẳng phải đi đâu cả. Thực ra, việc này tôi đã nghĩ từ hôm đầu, lúc anh chân ướt chân ráo trở về và nói chuyện với tôi. Song mọi sự phải diễn ra có trước có sau... Đến lúc này mọi việc mới chín mùi...
Nghe cụ Tiết nói tới đấy, ông hộ Hiếu choàng mở mắt:
- Bác nói sao? Đã có cách rồi ư.
Lúc bấy giờ, cụ đồ Tiết mới đủng đỉnh trình bày:
- Đúng thế? Như vậy, cái Nhụ không phải dòng máu họ Đinh. Phải nói rằng bây giờ, cả làng hầu hết ai cũng tin rằng anh Trịnh là người họ ngoại xa lâu đời của gia đình ta. Chỉ còn lý Cỏn và bọn Tây vẫn bán tín bán nghi. Ta sẽ làm cho họ hoàn toàn hết ngờ vực. Thế này nhé... Thằng Điều và cái Nhụ như vậy không phải là anh em thúc bá. Chúng là hai đứa trẻ khác máu. Cả hai đứa đều đã mười bốn, mười lăm. Chi bằng ta cứ cho hai đứa lấy nhau. Thế là bắt bọn Tây phải tin, lý Cỏn phải tin. Họ không thể còn nghi Trịnh Huyền là anh Phác. Thế chẳng hóa ra con anh Chất lấy con anh Phác. Con chú con bác ruột lấy nhau sao được. Ở dân ta có khi nào xảy ra chuyện ấy. Bắt buộc Julien và lý Cỏn phải xóa bỏ mọi nghi ngờ. Cha con anh Trịnh sẽ được sống yên ổn tại Cổ Đình...
- Bác định cho thằng Điều lấy cái Nhụ ư?
Ông hộ Hiếu vươn cả cái cổ dài ra hỏi với vẻ ngạc nhiên.
- Đúng thé!
Ông hộ Hiếu tần ngần nói nhỏ vào tai ông anh:
- Tôi xem số thấy con bé… rồi ra sẽ khổ…
Cụ đồ Tiết chau mày:
- Tướng với chẳng số! Trong lúc nước sôi lửa bỏng này... Vả lại đức năng thắng số. Cái đức có thể làm thay đổi số mệnh. Bấy lâu nay, tôi đã nhìn kỹ con bé. Con Nhụ thật là tươi tắn, đoan trang, đã chăm chỉ lại khỏe mạnh. Cứ nhìn nó chăm ong thì biết. Cái giống vật như con ong, tuy là con vật tưởng chúng vô tri vô giác, song thật ra chúng rất hiểu biết con người... Ai tử tế chúng biết ngay. Tôi chưa thấy bầy ong đốt con bé bao giờ... Chú Hiếu... chú thấy tôi nói thế nào? Có phải không?
Khi nghe giọng nói của cụ đồ Tiết, lại thấy ánh mắt khi ông cụ quay đầu sang hỏi, ông hộ Hiếu tần ngần vì biết ý ông anh đã quyết. Vả lại, lúc này còn cách khác nào hay hơn đâu, cho nên ông không dám phản đối. Thực ra, ông đã quan sát kỹ lưỡng cô bé. Nhìn kỹ từ dáng đi, dáng đứng; xem xét từ đôi lông mày, con mắt, cái miệng, vành tai, rồi nghe kỹ cả tiếng cười đến giọng hát...
Và, cái đận vừa rồi, giai đoạn thánh ốp, thánh nhập vào ông, ông đã nghe được một tiếng nói thì thầm... rầu rầu trong óc, tiếng nói thì thầm vô hình vô ảnh ấy đã cho ông biết vài nét về số phận của cô bé Nhụ. Tiếng nói ấy đã nhắc nhở: "Thiên cơ bất khả lậu!” Tiếng nói trong đầu ấy bảo ông kín miệng vì đó là số mệnh. Vì vậy, khi ông cả Tiết lại hỏi ý kiến ông lần thứ hai, ông chì nói khẽ:
- Bác đã suy xét kỹ... Thôi thì tùy bác.
- Thế còn hai con? - Ông đồ Tiết quay sang cô Mùi và ông Huyền để hỏi. Ông già muốn chuyện hôn nhân này phải là sự đồng thuận trong toàn gia đình. Cô Mùi trả lời trước:
- Thầy đã nghĩ kỹ chắc là điều phải.
Còn Trịnh Huyền thì tươi nét mặt:
- Thằng Điều là cháu, cái Nhụ là con. Như vậy con được chăm sóc cho cả hai đứa. Vẹn cả đôi đường. Con không ngờ thầy lại nghĩ được ra cách thần diệu thế. Như vậy, suốt đời con được ở bên thầy. Vẹn cả chữ hiếu với thầy. Vẹn cả chữ tình với nhà con. Lại vẹn cả chữ đễ với anh con.
Đám cưới được quyết định chóng vánh. Nửa tháng sau, gia đình cụ Tiết làm mươi mâm cỗ mời gia đình ngõ xóm. Đám cưới không linh đình nhưng quan trọng. Quan trọng nhất là mâm cỗ đặt trên cái ghế ngựa chính gian giữa. Cụ đồ Tiết mời những cụ già nhiều tuổi nhất trong làng. Cụ đồ Tiết chẳng có chức vị gì, nhưng là thầy của những vị chức sắc như lý Cỏn, hương Ất và là bạn đồng môn của tiên chỉ Nhậm, ông tú Cao, ông tú làng Già. Những người nhiều tuổi ấy và những vị chức sắc đến dự có giá trị như một chứng chỉ chính thức để xác nhận cho con gái của Trịnh Huyền lấy con trai của cả Chất. Con của hai người lấy nhau thì không thể hai người là anh em ruột. Đám cưới đồng thời cũng là một chứng chỉ gián tiếp để phủ nhận những lời xì xào về Trịnh Huyền.
Bảo rằng đám cưới không linh đình nhưng thực ra cũng khá tốn kém. Gọi là chỉ mời những người trong gia đình, song gần như cả làng đến dự bởi vì hầu hết các gia đình trong làng đều có họ với nhau cả, chẳng gần thì xa, chẳng nội thì ngoại. Cụ Tiết cho thu một con lợn và con bò choai. Làng hỏi:
- Sao cụ cưới vợ cho cháu to như vậy?
Cụ trả lời:
- Thằng Điều là cháu đích tôn. Vả lại, con bò chính là của nó. Cháu đi chăn bò cho đồn điền năm, sáu năm ròng rã. Mới đầu chỉ một con bê, nay đã thành cả đàn bò. Hôm nọ, quản Láu đến khám bò. Lão bảo rằng đồn điền sẽ chia đôi. Đồn điền lấy con bò đực đen và con bò cái vàng là hai con to nhất. Còn phần gia đình được hai con bò cái nhỏ và con bê choai. Lão Láu chỉ tham bò to chứ mài không tinh. Con bò Sừng Hươu tuy bé nhưng là con mắn đẻ. Con bò vàng Sừng Khoằm chỉ được cái to xác nhưng hay xổi.
Cụ đồ vui miệng có ý định khoe thêm rằng hiện nay, con Sừng Hươu đã có mang và con bò loang cũng đã đến kỳ cho nhảy. Nhưng cụ đã kịp thời ngăn mình lại không nói. Ông cụ chỉ cười to, rồi vuốt ve chòm râu bạc.
Khi đám tiệc tan cả làng đã về hết, Nhụ còn phải lăn lưng ra rửa bát đĩa. Cái Hoa con thím Pháo bảo:
- Thôi, mời cô dâu vào nhà. Hôm nay cô phải nghỉ. Công việc thu dọn để tôi làm cho.
Cái Nhụ không nghe. Thím ba Pháo phải quát lên:
- Hay thật? Cô là cô đâu. Ngày cưới, cô dâu làm lụng dân làng người ta sẽ xì xào...
Lúc ấy, Nhụ mới chịu buông tay. Hai tay được ngơi nghỉ, cái Nhụ cứ thấy lúng túng không yên. Nó lóng ngóng ở nhà bếp bị đám con gái trêu chọc mãi. Đến lúc ấy Nhụ mới thay ngượng, vội chui vào buồng và ở lỳ trong đó.
Còn Điều nó cũng lúng túng chẳng kém. Đêm đã xuống, nó vẫn loay hoay ở nhà trên, nào thắp đèn, nào pha nước, rồi thấy thiếu đóm, định mang mấy thanh tre ngâm ra chẻ. Cậu xăng xái phục vụ ông nội và bố vợ tích cực hơn mọi ngày. Tới lúc trăng lên, ông nội nghiêm nét mặt đuổi nó xuống nhà ngang.
- Mày xuống với cái Nhụ... với vợ mày đi... kẻo nó mong.
Nghe ông nói, thằng Điều đỏ mặt. Nó len lén xuống nhà ngang. Nó khẽ đẩy cửa buồng Nhụ nhưng không được. Nhụ đã cài then trong. Điều gọi nhỏ:
- Nhụ ơi! Nhụ à! Nhụ ơi! Nhụ à!...
Tiếng gọi nhẹ nhàng, song không có tiếng thưa. Chẳng lẽ cái Nhụ đã ngủ. Chẳng lẽ Nhụ lại vô tâm đến thế. Ai đời con gái, đêm đầu tiên lấy chồng, lại để ngủ thế hay sao? Điều không tin. Nó kiên trì gọi lần thứ hai; lần này tiếng gọi êm êm, năn nỉ như tiếng hát. Đến lúc mỏi mồm, Nhụ mới lên tiếng:
- Đừng có vào. Đây ngượng lắm.
- Nhưng ông bảo: Đây phải ngủ với đấy.
- Rõ dơ! Đây nhất định không cho đấy vào đâu.
Điều tức quá, đành ra ngồi cạnh cái cối xay lúa. Tựa mình vào cối. Nghĩ đến lộn ruột nhưng chẳng biết làm thế nào. Mãi không ngủ được, trời lại bắt đầu vào đông, cái lạnh đầu mùa càng làm cho mắt Điều trong ra, trơ trơ không nhắm lại được. Cuối cùng Điều phải chuồn sang đầu chái bên kia, tức là chuồng bò. Ở đấy có đốn rơm rút cho bò ăn đêm. Điều chui vào rơm mới thấy hết rét. Hình như chỉ có con bò Sừng Hươu biết tâm sự của Điều lúc này. Bí thế mà nó cũng đánh hơi biết Điều nằm ở chỗ nào. Chẳng là người và vật đã quá quen hơi nhau. Con vật thò cổ ra, lấy lưỡi vượt lên tóc Điều. Rồi cái lưỡi ấm bò xuống liếm vào má, vào trán cậu như muốn an ủi. Điều giơ tay lên, ôm lấy đầu con bò. Nó phì phò thở luồng hơi nóng vào bàn tay lạnh giá của Điều. Lòng cậu dịu lại, cuối cùng cũng đã thiu thiu.
Nửa đêm, ông đồ Tiết cầm đèn đi soát xét mọi nơi. Đêm nào cũng vậy, ông phải đi kiểm tra cổng ngõ, ngó nhìn các ngóc ngách. Tính ông vốn cẩn thận. Đoạn đường cuối cùng của ông bao giờ cũng là chuồng bò. Ông vốn biết Điều chăm nom đàn bò rất chu đáo, nhưng trước khi đi ngủ, ông vẫn cứ muốn rút thêm cho đàn bò ít nắm rơm, bởi vì đàn bò là cả cơ nghiệp của gia đình. Thấy Điều nằm đó, cụ đồ vừa tức vừa buồn cười:
- Đêm tân hôn lại ngủ đây ư? Vào buồng với vợ mày chứ.
Điều nhóm đậy, thật thà nói:
- Nhưng mà, cái Nhụ nó cài then trong.
Ông cụ lắc đầu kéo Điều đến trước cửa buồng ở đầu bên kia nhà ngang. Ông cụ có vẻ tức mình. Cụ đồ đẩy cái cửa buồng, nhưng chỉ vừa chạm khẽ cánh cửa đã hé ra.
Cụ cười bảo cháu:
- Ô kìa! Mày mơ ngủ thật rồi. Cửa buồng vẫn mở. Thôi mau vào ngay đi kẻo lạnh rồi.
Điều mò vào đến giương Nhụ, chợt nghe tiếng lách cách sau lưng, phía ngoài cửa. Cậu thầm nghĩ: Thế là ông đã khóa bên ngoài, nhốt hai đứa lại, bắt hai đứa phải ngủ với nhau. Nó leo lên gĩường, thấy nửa giường bên ngoài trống không. Nó nằm xuống rồi mò tay, đụng vào người Nhụ. Nhụ hất ngay tay Điều ra rồi nằm lùi sát vào phía vách. Điều thấy khắp người nóng ran. Đêm tối mò, vả lại Điều cũng biết thóp là Nhụ chẳng dám to tiếng, nên nó được thể lấn với. Nó xồ sang ôm lấy Nhụ. Nhụ vùng vằng thật mạnh, hai tay khoanh trước ngực rồi mắng: “Rõ dơ!”. Điều cố gỡ hai tay Nhụ ra, nhưng Nhụ thế mà khỏe lắm, nó không tài nào gỡ được. Tự ái, Điều tức mình nói: "Không thèm" rồi buông Nhụ ra, nằm quay lưng lại. Điều vừa bực vừa đợi nằm yên một lúc lâu, không động chạm tới Nhụ nữa. Hai dứa thi gan với nhau khoảng nửa tiếng đồng hồ, thì đứa con gái chịu thua. Cái Nhụ khẽ chạm vào người Điều:
- Này, ngủ đấy à?
Điều được nước, giả vờ ngủ. Nhụ bèn quay hẳn người lại định lay gọi người bạn đời, cũng đúng lúc ấy, Điều đã nhanh như chớp ôm lấy cái thân hình lẳn chắc mới chớm nở của cô bé. Nhụ cố chống đỡ song lần này không nổi, đành chịu thua. Điều luồn ngay bàn tay xuống dưới yếm, sờ ngực Nhụ. Điều có vẻ thích chí cười khúc khích. Nhụ khẽ hỏi:
- Sao mà cười?
Tớ cười “cái” của đằng ấy.
- Làm sao?
- Cậu có nhớ thằng lính khố đỏ ở ngoài đồng hôm xưa, nó nhìn đằng ấy và nó nói thế nào không?
- Không nhớ - Nhụ trả lời khẽ, nhưng là nói dối.
- Nó bảo: “Chum chúm núm cau”. Tức là nó bảo “cái” của đằng ấy nó to bằng cái núm cau.
- Thật là dơ! Nhụ lại huých tay vào ngực Điều. Và toàn thân cô chợt nóng ran khi tay Điều mân mê đôi ngọc nhũ của nàng. Cố vùng ra. nhưng bàn tay tham lam ấy chẳng chịu rời. Lúc này cô bé run lên không tài nào cưỡng nổi. Điều chợt đưa ra một nhận xét:
- Sao nó chóng lớn thế nhỉ?... Sao nó chóng to thế nhỉ?
- Chỉ điêu thôi?
- Thật đấy! Đằng ấy sờ vào của mình mà xem. Ba tháng trước, đằng ấy về đã được ba tháng hay bốn tháng rồi nhỉ, nó chỉ to bằng cái núm cau. Hôm nay nó đã bằng quả táo rồi.
Tay Điều từ vùng ngực đã không cưỡng lại được sự tò mò những điều bí hiểm, nó lần mò đi xuống vùng dưới, quá cái rốn, tìm đến một miền kỳ lạ mềm mại và mượt như nhung mát rượi, nóng bỏng… Bàn tay vừa chạm tới vùng cấm địa thì bất thần bị chặn lại. Chặn đứng! Bàn tay của Nhụ không biết bằng cách nào, đã nắm chặt bàn tay của Điều. Người con trai cảm thấy cổ họng khô đến rát bỏng. Nó hỏi:
- Sao thế?
- Chưa được đâu!
- Sao lại chưa được? Có ai cấm đâu?
- Chưa được là chưa được - Nhụ giải thích một cách run rẩy, nhưng rất kiên quyết.
- Sao thế?
Nó gặng hỏi mãi mới được nghe lời lý giải rất lạ:
- Cô Mùi... bảo rằng chưa được...
- Sao lại cô Mùi
- Hôm qua... cô gọi riêng ra... cô bảo rằng… phải khoan khoan... Hãy chờ đã...
- Sao lại chờ?
- Vì vì - Như ấp úng tìm lời mãi mới nói ra một cách rõ ràng - cô Mùi bảo bây giờ “cái trên” chỉ mới bằng quả táo... thì phải cố nhịn... không được động tới “cái dưới”.
- Thế bao giờ mới được đụng tới “cái dưới”?
- Bao giờ “cái trên” to bằng cái bánh dầy thì "cái dưới” mới…
- Nó mới làm sao?
- Nó mới chín.
- Hay thật? Cái ấy mà cũng "chín" hay sao? Câu chuyện dớ dẩn của đôi vợ chồng trẻ đến đây thì ngừng. Hai đứa cười khúc khích, rồi ôm lấy nhau mà ngủ suốt đêm.
Mẫu Thượng Ngàn Mẫu Thượng Ngàn - Nguyễn Xuân Khánh Mẫu Thượng Ngàn