Books are the compasses and telescopes and sextants and charts which other men have prepared to help us navigate the dangerous seas of human life.

Jesse Lee Bennett

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Bùi Thi Hoàng
Số chương: 59
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 8932 / 148
Cập nhật: 2015-07-11 21:05:32 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 12 -
ọ Vũ Xuân là một họ to, danh giá trong làng Đình.
Vũ Xuân Cỏn, ngoài chức lý trưởng, còn là trưởng họ Vũ đời thứ 20. Trưởng họ đời thứ 19 là Vũ Xuân Cảo, bố ông Cỏn. Dưới ông Cảo còn có hai người em. ông em thứ nhất là Vũ Xuân Cao, đỗ tú tài nên dân làng vẫn gọi là ông tú Cao. Ông tú trước kia ở Hà Nội, sau khi gả chồng cho cô con gái độc nhất, đã trở về làng. Cụ tú Cao là người đỗ đạt, tính tình ôn hòa, lại có nghề bốc thuốc nên được dân làng quý mến, trọng vọng. ông em thứ hai của ông Cảo là Vũ Xuân Nhàn, chỉ làm nghề buôn bán thôi, nhưng trước kia cũng học cả chữ nho, cả chữ quốc ngữ, dân làng coi trọng nên phong cho ông là ông ký Nhàn, mặc dù ông chưa làm thư ký bao giờ. Thì cũng như người bán rượu ty, người ta gọi là ông ký rượu; hay người mở cửa hàng bán sách vở trên huyện, người ta gọi là ông ký sách.
Cái bệnh thèm làm quan, thèm danh, thích phân chia ngôi thứ ấy là căn bệnh cố hữu ở người Nam đã từ nhiều đời ông Vũ Xuân Cảo, bố ông Vũ Xuân Cỏn cũng như vậy Người ta gọi ông Cảo là chánh Cảo, thực chất là chân chánh hương hội mua. Làng bán chức chánh hội để lấy tiền sửa đình. ông Cảo chắt bóp cả đời mới được bảy mẫu ruộng. Chẳng lẽ cứ làm anh bạch đinh, làm bố cu mẹ đĩ suốt cả đời hay sao. Giàu mà chẳng chút chức tước gì dân làng sẽ khinh. Do đó, ông đành bán đi hơn mẫu ruộng mua chức chánh hờ.
Ông Cảo là người anh cả gương mẫu thuở xưa. Cha mẹ mất, ông cáng đáng nuôi hai người em. Năm ông Cao mười lăm tuổi, ông Cảo cưới vợ cho em và giả nó ba sào ruộng mà bố đã dặn dò khi mất. Cao lấy con gái cụ tú Đụp. Cụ tú Đụp sinh con một bề nên cố gây dựng cho con rể. Thấy Cao mặt mũi sáng sủa, cụ nghĩ "thằng này học được"; cụ cho con gái hai sào ruộng, và bắt con đầu tắt mặt tối lao động trên năm sào ruộng đó, để nuôi chồng ăn học, dù ăn đói mặc rách cũng cam chịu cất sao cho chồng đỗ đạt. Cao học đêm học ngày. Ông tú Đụp vừa là bố vợ, vừa là thầy học. Ông như con tằm cố rút ruột nhả tơ, truyền hết cái sở học mong cho con rể nối được cái ước mơ khoa bảng mà cả đời ông theo đuổi nhưng không đạt được Tiếc thay, Vũ Xuân Cao sáng láng thế, cố gắng thế, nhưng cũng chỉ đỗ tú tài như ông. Điều rủi ro tiếp theo,đó là nhà nước thuộc địa bãi bỏ nho học, bãi bỏ thi hương. Cụ tú Đụp suy sụp, chán nản vì nho học đã đến lúc tàn, lại càng buồn vì sinh con một bề. Tất cả hy vọng ông đều dồn vào con rể, nay con rể bỗng bị tuyệt đường tiến thủ; cụ tú Đụp nghĩ ngợi quá lâm bệnh rồi qua đời. Ông tú Cao cũng buồn đời, cùng vợ chuyển nhà ra Hà Nội làm nghề bốc thuốc. Ở Hà Nội có ông em là Vũ Xuân Nhàn, ông này được ông chú họ nuôi và gây dựng cho ông theo Tây học. Ông cũng chỉ học dở dang trung học, nhưng cũng đủ trình độ đi làm kế toán cho hãng bia Ô Mền. Dân ta không phân biệt nghề nghiệp tỉ mỉ, nên cũng gọi luôn là ông ký Nhàn.
Ở Cổ Đình, khi đó, chỉ còn lại một mình ông anh cả Vũ xuân Cảo, ông là người chân quê đặc. Chăm chỉ mưa nắng, chắt bóp hà tiện, đó là đặc tính của ông. Bà vợ ông Cảo cũng là người khỏe mạnh, làm lụng giỏi giang, chịu đói chịu khát chẳng kém gì chồng. Khi đầu hai vợ chồng chỉ có hơn mẫu ruộng. Có thể no đủ đấy, nhưng hai vợ chồng quyết chí gây dựng cơ đồ. Họ hà tiện đến mức keo kiệt. Cả một đời, ông bà chỉ ăn cơm độn cùng với dưa cà.
Ngoài ngày tết, ông bà chưa hề ăn cơm trắng bao giờ. Ngày thường, chỉ trừ lúc kiếm được con cua, con tép ngoài đồng, chưa khi nào ông bà bỏ tiền ra mua thịt cá. Chắt bóp đành dụm được đồng nào, ông bà Cảo lại đem tậu ruộng. May mắn trúng mùa năm năm liền, ông bà Cảo đem số thóc dôi dư cho vay lãi. Lãi mẹ đẻ lãi con. Cái may mắn cứ nối nhau chảy về nhà ông như nước chảy chỗ trũng. Chẳng mấy chốc ruộng nhà ông đã đến bảy mẫu.
Giàu đến thế rồi mà mở nồi cơm nhà ông ra, không khi nào thấy màu trắng, chỉ thấy màu vàng rực của ngô độn.
Ông Cảo có hai con trai: Cỏn và Tẻo. Vũ Xuân Cỏn là con người khác hẳn cha. Cỏn được học chữ thánh hiền với cụ đồ Tiết. Sau đó lại học cả chữ quốc ngữ. Cỏn không to lớn lực điền như cha, giống mẹ, vóc dáng loắt choắt, nhưng tinh ma có hạng. Xuân Cỏn nghĩ bụng: Cha mình chẳng qua chỉ là anh trọc phú, giàu mà khổ, suất đời bóp mồm bóp miệng. Cỏn bảo phải giàu nhưng phải sướng. Cỏn cương quyết không làm giàu bằng cách chắt bóp, anh muốn làm giàu bằng con đường danh giá. Một hôm, Cỏn bảo cha:
- Thầy ạ, con định bán đi hai mẫu ruộng, chạy chân lý trưởng.
Ông Cảo rên lên:
- Mày xem gương bố đây. Bán đi hơn mẫu ruộng để được gọi là ông chánh nhưng có nước non gì đâu.
- Đấy là cụ dại, mua thứ danh hão. Con nói thực, chức chánh của bố có cho con cũng chẳng thèm. Con mua là mua chân lý trưởng thật hạt. Lý có quyền hẳn hoi. Ông Cảo lắc đầu:
- Nhưng mà tốn kém quá. Ngày xưa ta chỉ chạy mất một mẫu, còn bây giờ mày chạy chọt phải mất những hai mẫu rưỡi.
-Đắt, nhưng là của thật. Đắt nhưng mà có lợi thật.
Ông Cảo vẫn không bằng lòng:
- Mày có biết mua một mẫu ruộng, tao mất bao nhiêu mồ hôi không, phải chịu khổ cực đói rách mất bao nhiêu năm không? Mày là thằng phá gia chi tử.
Lúc đó, ông Cảo đã ốm yếu rồi; quyền chi phối gia đình nằm cả trong tay Vũ Xuân Cỏn. Mặc cho cha phản đối, Cỏn vẫn tìm đủ mọi cách bán ruộng để được ra là lý trưởng. Cũng thương thay cho ông Cảo, chỉ vì tiếc hơn hai mẫu ruộng, bệnh ông nặng lên rồi chết.
Cỏn rất lanh lợi tinh ranh. ông luồn lọt lập được quan hệ với huyện, với tỉnh. Đối với dân làng, ông chấm mút nhưng lại luôn tỏ ra mềm dẻo không cạn tàu ráo máng nên làng cũng chẳng đem lòng ghét. Chỉ bốn năm sau khi làm lý trưởng, Cỏn đã tậu lại đủ số ruộng ông bán.
Hôm giỗ bố, Cỏn đem văn tự hai mẫu ruộng đặt lên bàn thờ rồi khấn:
- Thầy ơi? Con là thằng bất hiếu đã làm thầy đau lòng trước khi chết. Những tờ giấy này chứng tỏ rằng con nghĩ không sai. Con hứa sẽ dạy dỗ lũ con để chúng cũng biết quý ruộng như thầy. Và chúng sẽ phải biết sống như thế nào để số điền sản nhà ta ngày càng nhiều thêm...
Vũ Xuân Cỏn đã làm đúng như lời hứa trước vong linh ông bố. Quả thật, cách làm giàu của hắn bài bản hơn và nhanh hơn bố. Có mấy khoản thu nhập. Khoản thứ nhất là khoản lúa tô ruộng cho cấy rẽ. Khoản thứ hai của lão là cái triện. Ai cần bán ruộng, bán nhà, đi kiện... Nói tóm lại ai cần đến cái triện của lão đóng vào tờ giấy thì xùy tiền ra. Rồi còn tiền chấm mút vào ruộng công, thuế má... Lão khôn lắm, tùy mặt mà đối xử. Làm sao người ta mở hầu bao ra mà vẫn không oán hận. Người cùng quẫn quá thì đừng đẩy người ta đến chân tường... Khoản thu nhập thứ ba của lão nhờ vào việc lý Cỏn đứng ra làm quản lý gần một trăm mẫu ruộng của đồn điền Messmer. Cỏn đem số ruộng ấy phát canh cho dân làng. Đến vụ thu hoạch, lão thu tô nộp cho đồn điền. Trong việc này, lão cũng theo cách của mình: nới tay một chút. Của người phúc ta. Tội gì riết róng để mang thêm oán thù. Như thế, lợi đơn lợi kép. ở giũa được ăn hoa hồng. Đồn điền cảm ơn, vì công việc trôi gọn đỡ phức tạp. Dân làng cũng cảm ơn vì sự nương nhẹ của lý Cỏn.
Số của lý Cỏn, có thể nói, son hơn ông bố nhiều. Họ Vũ có một bà tổ cô lấy chồng bên đạo. Đó là bà vợ ông trưởng Cam. Ông trưởng qua đời; Lý Cỏn sang bên xóm đạo rước bà về phụng dưỡng. Lý Cỏn nói với cha xứ Colombert:
- Thưa cha, người Nam chúng con khi đã già, thường muốn về ở gần với tổ tiên.
Cha Colombert không cho là phải, bởi vì bà tổ cô đã nhập đạo Thiên chúa. Mà là người công giáo thì ở gần Chúa quan trọng hơn là ở gần tổ tiên. Bà tổ cô bảo cha xứ:
- Xin cha thương mà nghệ cho sự cô đơn của tôi. Tôi không có con. Ở đây, ông ấy chết đi, tôi không có người ruột thịt chung quanh. Anh Lý đây là người được nhà nước tin cậy. ở bên ấy, tôi có con cháu hàng đàn, hang lũ Tôi sẽ bớt cô quạnh hơn, vả lại còn có người săn sóc.
Nghĩ đến sự cô đơn của bà lão, cha Colombert đành ưng thuận. Thực ra, lý Cỏn đón bà về hoàn toàn do danh dự, do sự sĩ diện dòng họ. Cả họ Vũ rất tôn sùng bà tổ cô. Nay bà cô đơn như thế, lý Cỏn lại giàu sang như thế, ông ta đón bà về là phải. Lý Cỏn cũng không nghĩ đến và không ngờ rằng bà tổ cô về nhà ông lại đem cho ông thêm mấy mẫu ruộng. ông cứ tưởng bà về nhà mình, thì ruộng đất của ông trưởng Cam sẽ sung vào nhà thờ. Cha Colombert là người chu đáo. Hôm giao giấy tờ ruộng cho lý Cỏn, ông cha xứ nới:
- Bà cụ già rồi. Đáng lẽ bên đạo chúng tôi lo. Song chiều theo ý của cụ, chúng tôi để cụ về gia đình. Tuy nhiên, cụ cần được chăm sóc chu đáo. Cụ không cần phải nhờ vào tiền bạc của con cháu, bởi vì cụ vẫn còn mấy mẫu ruộng.
Do chuyện bất ngờ này, lý Cỏn có thêm ba mẫu ruộng.
Và hơn chục năm sau, số ruộng của ông ta lên tới ba mươi mẫu. Bây giờ, lý Cỏn là người giàu nhất làng. Cái lẫm thóc của lý Cỏn bây giờ không phải nhỏ. Nó đã là tòa nhà năm gian lợp ngói. Người ta bảo kho nhà lão lúc nào cũng phải có tới ba nghìn thúng thóc.
Ông hương Ất có lần bảo:
- Em xin bái phục ông bác rồi đấy. Bác ít tuổi hơn em mà giỏi thật. Chăn dắt dân làng ta ngọt như mía lùi. Mà gia sản thì phất lên đùng đùng. Lý Cỏn khiêm nhường:
- Ấy là cũng nhờ vào phúc ấm tổ tiên, cũng nhờ vào uy danh họ Vũ nhà ta. Chú có biết không, cái bận tôi và chú bị cụ tiên chỉ đánh cho mỗi người mấy cái ba toong, tôi và chú chẳng dám cãi, im thin thít ra về. Cứ nghĩ là mất thể diện, hóa ra lại có thể diện. Sau bận đó, dân làng lè lưỡi Họ bảo: ông lý ông hương, họ người ta cũng dám đánh ba toong giữa đình. Xem ra họ này có trên có dưới. Không đùa được với họ Vũ Xuân đâu.
Lý Cỏn cười nụ, có vẻ khoái chí. Hương ất nửa nạc, nửa mỡ:
- Bác nói thế vẫn thiếu. Phải nói rằng bác oai lên còn phải nhờ vào cái bàn đèn nhà em nữa chứ. Trường học tổng lý là nơi đây mà.
Lý Cỏn gật gù:
- Thực ra, chỉ nhờ vào đôi chút thôi.
- Thì ai chả biết, cái chính là do bác khôn ngoan. Nhưng này, em bảo, làm tay cự phú, quyền khuynh thiên hạ, mà không biết chơi với nàng phù dung tiên tử thì xoàng lắm.
- Ấy chết? Cái gì chứ cái đó thì tôi xin kiếu.
Hương ất muốn dụ lý Cỏn hút thuốc phiện. Lão tinh quái lắm. Lão muốn dùng cái bàn đèn để dự phần thế lực, và nếu có thể, khuynh loát được lý Cỏn thì tất quá.
Nhưng lý Cỏn không chơi. Mặc dầu vậy, thỉnh thoảng Cỏn cũng cho hắn hộp thuốc ty hoặc ít tiền. Lý Cỏn đời nào chịu sự chi phối của ai. Hắn chi phối hương ất thì có. Hắn biết, đối với kẻ nghiện, chỉ thuê dầm đồng bạc việc gì hắn chẳng làm theo.
Ông thầy tướng xem cho lý Cỏn bảo rằng số hắn đa thê. Phải năm bà vợ là ít. ông thầy nói càng nhiều vợ, hắn càng giàu thêm. Lý Cỏn dự định sẽ có năm vợ, nhưng hiện nay mới chỉ có ba bà.
Người vợ thứ nhất do bố cưới cho. Con nhà giàu có, danh giá hẳn hoi. Bố cô ta làm chánh tổng. Bà hơn chồng bốn tuổi. Con nhà tông có khác. Ông chồng bận việc làng việc nước, tất cả việc nhà đều do một tay bà quán xuyến hết. Bà chỉ huy việc ruộng nương. Bà Hai, bà Ba, người làm, người ở trong nhà đều sợ bà một phép. Tuy nhiên, bà là kẻ cả, là người rộng lượng, không chấp những chuyện lặt vặt Vì thế, lý Cỏn nể bà lắm. Tuy cứng tuổi hơn chồng, nhưng bà cũng sinh cho ông hai con trai: Long và Ly. Ông định có vời bà bốn con cho đủ số tứ linh: Long, Ly, Quy,Phượng; nhưng bà chỉ đẻ với ông hai đứa rồi thôi luôn.
Người vợ thứ hai là đào hát. Người xương xương, nhỏ nhắn. Người đàn bà nõn nà xinh đẹp, ăn nói khéo léo, biết chiều chồng, khéo ăn ở với người xung quanh. Bà hát rất hay, ăn mặc đỏm dáng nên được ông Cỏn yêu quý nhất, quanh năm suốt tháng ông chỉ ở với bà. ông thầm chê bà cả chỉ biết chém to kho mặn, bà Ba thì ăn xó mó niêu, riêng có bà Hai mới biết đem lại cho ông cái lạc thú của sự ăn uống; cách nấu nướng của bà Hai vừa có cái nhuần nhị của chốn quê, vừa có cái tinh tế, cảnh vẻ của người thành thị. Lý Cỏn khác hẳn ông bốn điểm này. Bà Hai chỉ đẻ được cho ông mỗi một cậu con trai. Bà them đẻ thật nhiều con với ông, nhưng trời không cho. Ông đặt tên cho cậu quý tử là Tùng (trong tứ quý Tùng, Cúc, Trúc, Mai).
Bà Ba, ông Lý lấy được, rất ngẫu nhiên, âu cũng là duyên trời. Có một người trong làng nợ ông hai chục thùng thóc, người này đem con gái gán nợ cho ông. Cô ta mới mười bảy tuổi. Cô trắng một cách lạ lùng, trắng như cục bột. Một cô bé hầu như ông chưa bao giờ biết tới, nhưng về sau ông lại chú ý dò hỏi để biết hết về cô. Cái tên cũng thật buồn cười: cái đĩ Váy. Cô bé có gương mặt tròn vành vạnh, vai cũng tròn, những bàn tay thì bụ bẫm như tay trẻ con. Đôi mông đít mẩy, hứa hẹn sẽ rất to và tròn.
Lấy về, ông Cỏn bắt đĩ Váy phải mặc quần, nhưng ông cứ ra khỏi nhà là đĩ Váy cởi quần ra ngay, rồi lại mặc váy vào. Cô bảo rằng mặc quần vừa vướng, vừa rậm, vừa nóng. Còn bảo rằng mặc váy nó thơ thới, thoải mái, mát mẻ. Bắt mãi không nổi, ông lý Cỏn đành chịu thua để cho cô mặc váy. Điều này làm ông bực mình, bởi vì mặc váy trông quê mùa quá. ông bảo: "Vua Minh Mệnh ngày xưa ra chiếu chỉ bắt con gái phải mặc quần, cũng có cái lý của nhà vua chúa. ông thấy mặc váy không đẹp, nên tất cả đàn bà con gái nhà ông đều mặc quần tuất.
Kể thì không hợp mắt lý Cỏn, song cũng có sự thuận tiện. ông thấy cô gái còn trẻ măng ấy cũng xinh xinh và hay đáo để. Ở cô gái, ông chợt tìm thấy sự săn chắc, sự hừng hực ngút ngát của tuổi trẻ mà ông không tài nào tìm thấy được ở bà Cả và bà Hai. Điểm yếu của cô Váy là không biết nấu nướng, không biết chiều chuộng, vì thế cho nên rất hiếm khi ông ở lại nhà cô trọn một đêm. Chỉ có vào buổi chập tối, ông thường tạt qua căn nhà riêng ông làm cho cô. Khi đến, ông kẻo ngay cô vào buồng, đóng chặt cửa lại, bảo cô lên giường. ông tốc ngay váy cô lên, và làm hùng hục một lúc, thế là xong.
Điều ngạc nhiên là cô đĩ Váy rất mắn. Cứ năm một sòn sòn, cô đẻ một mạch cho ông bốn thằng con trai, một đứa con gái. Bà Ba đã làm thỏa ước nguyện của ông. Bốn con trai ông đặt tên theo tứ thời; nghĩa là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Còn đứa con gái thì đặt tên là Đào (Đào, Mai, Lan, Cúc). Tuy nhiên, bà Ba cũng lại không gọi tên con bé theo ý ông, mà cứ khăng khăng gọi chúng nó theo kiểu của bà. Bà bảo rằng gọi tên con văn vẻ, đẹp quá, thần thánh hay ma quỷ dễ chú ý mà bắt đi. Còn bảo rằng đặt tên xấu xí tất hơn. Tên xấu xí chẳng ma nào để ý, sẽ dễ nuôi hơn. Bốn đứa con trai bà đặt tên cho chúng là: thằng Cò, thằng Tủn, thằng Tĩn và cuối cùng là thằng Bồi. ông lý Cỏn vừa bực, vừa ngượng với dân làng, nên mắng bà ầm ầm. Song cũng như chuyện mặc váy, ông vừa ra khỏi nhà là bà lại gọi chúng theo cách của bà. Bà sống thường ngày với lũ trẻ, chứ còn ông mấy khi ở bên cạnh chúng; thành thử ông không muốn nhưng cả làng đều gọi lũ trẻ theo cách của bà. Dĩ nhiên con bé Đào, bà Ba cũng đặt tên là cái đĩ Váy con. Ông Cỏn cuối cùng đành chịu thua. Ông tặc lưỡi: "Thì bố mình ngày xưa cũng đặt tên mình là Cỏn. Cái tên ấy cũng chẳng hay ho gì Thế mà mình vẫn thành người danh giá đó sao?".
* *
*
Ông tú Cao, ông ký Nhàn, hai người chú ruột của lý Cỏn ở Hà Nội, làm ăn cũng khấm khá.
Ông ký Nhàn làm cho hãng nước ngọt, lương khá cao. Đã thế, bà vợ lại được hãng cho phép mở đại lý bán bia và nước giải khát, rồi lại trúng thầu bán cho nhà binh. Tiền của chảy vào nhà ông như nước. Cậu con trai thứ nhất học trường Bưởi. Cậu con trai thứ hai học trường tây. Nghỉ hè, hai cậu về quê, gặp chủ đồn điền Messmer, liền nói chuyện lau láu bằng tiếng Tây với lão. Cả làng Đình phục hai cậu con trai họ Vũ Xuân như hai bậc thần đồng.
Ông tú Cao mở hiệu thuốc bắc ở Hà Nội không giàu có như ông em, song cũng khá. Ông Tú chỉ có độc nhất cô con gái tên là Nguyệt. Cô Nguyệt xinh đẹp, hiền thục mà lại đảm đang. Có bao nhiêu ông tham, ông phán rắp ranh song cô không chịu lấy ai vì cô rất thương cha, sợ rằng mình lập gia đình ông Tú sẽ khổ.
Đùng một cái, người ta lại được tin cô nhận lời thành hôn với ông đốc tờ người Pháp Alexandre Néré. Lạ thật! Người ta lắc đầu chịu không hiểu nổi. Bởi vì cụ tú Cao là người theo nho học, một con người nghiêm khắc, gia giáo có tiếng. Người Việt từ xưa đến nay vẫn khinh bỉ những ai gả con gái cho người nước ngoài. Đến lấy chồng là chú khách còn bị coi khinh, nữa là lại lấy tây. Ai có thể ngờ cô Nguyệt lại là me tây. Câu chuyện thật lạ đời. Hay là cụ tú tham giàu sang, quyền thế. Chuyện đồn ầm về đến tận làng Đình. Đó là đầu đề cho lời đàm tiếu. Người ta xì xào chê bai, cho rằng cụ Tú là nhà Nho mất gốc.
Mãi về sau, mọi người mới biết cụ Tú gả con cho Tây cũng do cái sự nệ cổ, do cái tính trọng ân nghĩa của nhà Nho mà ra. Cụ Tú mắc bệnh hiểm nghèo, nằm kề cái chết, phải có một bác sĩ phẫu thuật giỏi mới chữa được. Chính ông đốc tờ Alexandre Néré đã tận tâm làm việc đó, ông là người cải tử hoàn sinh cho cụ. Cảm ơn sự cứu mạng đó, nên khi thấy Alexandre quyến luyến cô Nguyệt và ngỏ lời xin cưới cô, cụ Tú đã vượt ra khỏi sự nệ cổ, vượt ra khỏi những thành kiến cổ truyền, cụ đã đem cô con gái độc nhất của mình gả cho người bác sĩ Tây ngoại quốc đó.
Hôm ông đốc tờ đánh chiếc xe hơi màu đen bóng lộn về làng, đó là sự kiện lớn lao đối vôi dân cổ Đình. Thằng cu Bòi, con bà Ba, được cắt cử ra canh chiếc xe hơi đậu ở gốc đa đầu làng. Thăng bé vênh vang, đầu nghểnh cao, tay chắp sau đít, ngực ưỡn ra, đi lại như con gà chọi. Chung quanh chiếc xe, lũ trẻ con trong làng đứng vòng trong vòng ngoài ngắm nghía. Hễ có đứa nào đến gần cái xe, là thằng Bòi thét oang oang:
-Ê, thằng kia, lùi cách xa ba bước. Đứng xa, tha hồ mà ngắm. Đến gần, nhỡ xước xe nhà tao.
Điều ngạc nhiên đối với dân Cổ Đình, là ông Tây Alexandre này rất tôn trọng tục lệ làng xã. Đầu tiên, ông đem lễ ra đình để kính cáo với thành hoàng làng, sau đó có lời với các vị kỳ mục và bô lão. Tiên chỉ Nhậm gật đầu:
- Cháu làm thế này là rất đúng, rất quý hóa. Làng nước ta từ nay nhận cháu là người dân của làng Cổ Đình rồi. Làng rất hãnh diện có được người con rể đốc tờ kỳ tài.
Các cụ hỉ hả:
- Cứ tưởng ông ta hách dịch. Té ra ông Tây này cũng là người biết lễ nghĩa.
Lý Cỏn đưa Alexandre đến nhà thờ đại tôn của họ Vũ Xuân để dâng lễ kính cáo tổ tiên. Cuối cùng, ông dẫn Néré trở về nhà trưởng, tức là chính nhà ông Lý, để lễ gia tiên. Chưa có đám cưới nào trong làng, lại theo đúng mọi thủ tục, lại đàng hoàng và to đến như thế. Một tràng pháo đỏ dài ba thước, treo tận đỉnh cây muỗm trước ngõ nhà ông lý Cỏn, thõng xuống gần sát mặt đất. Thằng Cò bịt tai châm lửa rồi chạy ra xa. Pháo nổ đì đùng tưởng như bất tận. Một lũ nhóc, ngón tay nút lỗ tai, nhảy cẫng lên dưới gốc cây muỗm, tranh nhau tìm pháo xịt ngòi.
Cả làng hỉ hả. Lũ trẻ hỉ hả vì đứa nào cũng đầy túi pháo xịt. Các ông kỳ mục, chức dịch hỉ hả vì được bữa chén linh đình ở nhà ông lý Cỏn. Các cụ bô lão hỉ hả vì làng có ông rể Tây vừa sang giàu lại biết lễ nghĩa. Ông rể Tây xin nộp cho làng một số gạch đủ để xây thêm và sửa chữa con đường chính từ đầu đến cuối làng. Và có lẽ hỉ hả nhất là lý Cỏn. Trước đây, ông đã thầm nghĩ họ Vũ Xuân của ông trong làng này là nhất. Còn bây giờ, ông nói to điều ấy lên trong một cuộc họp bên bàn đèn nhà ông hương Ất:
- Ngày xưa, ở làng này nhất Đinh nhì Vũ. Còn ngày nay đã ngược lại rồi. Bây giờ nhất Vũ nhì Đinh.
Ông lý Cỏn nói họ Đinh nhì là bởi ông còn kiêng nể cái quá khứ chói lọi của họ Đinh. Suốt thời nhà Nguyễn, ở các triều vua Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, những chức xã quan như chánh tổng, lý trưởng luôn nằm trong tay họ Đinh. Chẳng những ở cấp xã, họ Đinh còn có lúc "tam phụ tử tịnh đăng khoa", họ còn làm quan ở huyện ở tỉnh và cả ở triều đình. Đỗ đại khoa thì họ Đinh chưa có, nhưng cử nhân, tú tài thì đời nào họ cũng đạt được. Ngay như lúc này, họ Đinh đã suy vi, mà họ vẫn còn có ông đồ Tiết, ông cử Lê, rồi cả cậu Tuấn học trường cao đẳng nữa.
Mà còn điều này cũng phải tính đến: họ Đinh suy vi, người họ Đinh bỏ làng phân tán bốn phương, nhưng dân làng vẫn kính trọng vì nể, bởi vì họ đi theo ông Đề ông Đốc nên mới chịu thiệt thòi, bởi vì họ ghét Tây nên mới bị dìm xuống. Phải vì nể họ, bởi vì chính cái đó đã làm nên ánh hào quang cho họ.
Song, chỉ biết hiện nay, đa đinh ai bằng họ Vũ, nhiều của ai bằng họ Vũ, quyền thế cũng ai bằng họ Vũ.
Mẫu Thượng Ngàn Mẫu Thượng Ngàn - Nguyễn Xuân Khánh Mẫu Thượng Ngàn