Forever is not a word…rather a place where two lovers go when true love takes them there.

Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Brian Moore
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 23
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 956 / 15
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
4 -
hông phải khách sạn. Cũng chẳng phải nhà tù. Khi bị họ đưa ra khỏi xe, ông chỉ thấy một sảnh đường sâu hun hút, mấy tầng cầu thang không trải thảm, hành lang, rồi căn phòng này. Phòng gồm một giường đơn, hai chiếc ghế có tay dựa bọc nhung đã sờn, một bàn gỗ thông, một bàn giấy cũng bằng gỗ thông. Phía trên cửa lò bịt kín là một cặp gạc nai. Cửa sổ cánh lá sách khép lại. Khi họ để ông một mình, ông lập tức mở toang cánh cửa lá sách. Bên ngoài cảnh vật tối đen. Ông khép cửa lại, nằm xuống nhưng không ngủ. Mấy tiếng đồng hồ sau, ông thấy có ánh sáng xám le lói trên sàn nhà. Ông đứng lên, cảm thấy vai đau nhức, và lại đi tới phía các cánh cửa lá sách. Ông mở chúng ra và thấy một cái sân bọc quanh là tường thành cao bằng đá.
Trong sân có nhiều gà con đang mỗ lòng vòng giữa đám hạt giống vừa được vãi. Đàn gà con mổ loạn xạ, lao hết phía này tới phía nọ với mắt nhìn dáo dác, vội vã. Thật vô lý, ông nghĩ, chúng cũng là những kẻ bị giam giữ ở nơi này.
Cuối sân đằng kia, ông thấy một chiếc máy kéo hoen gỉ. Phía bên kia tường thành đá là cánh đồng đã vỡ đất. Xa tới tận chân trời không một ngôi nhà. Một người đàn ông đang đi vào cánh đồng. Anh ta mặc "măng tô" thụng màu xám, đội mũ loại đi săn, tay cầm súng tiểu liên trong tư thế có thể sẵn sàng nhã đạn bất cứ lúc nào nâng súng lên, bắn tan nát bất cư sinh vật nào dù nhỏ bé nhất. Nhưng người ấy không phải là kẻ đi săn. Cuối đằng kia cánh đồng xuất hiện người đàn ông thứ hai, cũng khoác "măng tô" thụng màu xám và cầm súng tiểu liên. Người đàn ông thứ hai đưa tay vẫy người đàn ông thứ nhất rồi cùng biến khỏi tầm mắt. Họ là Công an Nội chính. Lũ gà con, chiếc máy kéo, toà nhà, trông giống như thôn trang của một phần tử quí tộc tiền chiển nào đó, đều là nguỵ trang nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của người đi ngang. Rất có thể chỗ này là một trong những toà nhà bí mật mà chế độ này đem về đây những người từng là nhân vật quan trọng, rồi sau đó, người ấy đột nhiên biến mất tăm mất tích.
Ông sờ tìm đồng hồ của mình, chợt nhớ ra nó đã bị vỡ. Thông thường, ông thức dậy lúc sáu giờ rưỡi rồi làm lễ ở nguyện đường Nhà Chung. Hôm nay, hẳn ông phải trì hoãn việc làm lễ cầu hồn cho Joseph ở nhà thờ chánh toà. Ôi Joseph. Tôi hi vọng cha Finder nhớ ra mà sửa soạn.
Nhưng sau đêm vừa qua, liệu có ai còn nhớ được điều gì không? Các Giảm mục sẽ hành động như thế nào về sự biến mất của tôi? Liệu họ có sẽ công khai tuyên bố sự kiện tôi bị bắt? Tôi hi vọng là không.
Ông lại ngó ra ngoài, qua cánh đồng trống. Mặt trời đang lên đằng sau màn sương xám ban mai. Hôm nay sẽ nóng, một trong những.ngày hè như thế này khi các công viên và phố xá ngột ngạt, nhơm nhớp; khi tính tình khó tự chế và người ta ra ngồi ban-công trong tình trạng nửa quần nửa áo, uống trà đá, than thờ không biết đi phương nào cho người bớt nóng. Những ngày này, các thánh đường trong thành phố trống trải, mờ tối, dịu mát và yên tĩnh, nhưng không người nào tính chuyện tới nhà thờ.
Ông xoay lưng lại với cửa sổ, cúi đầu và bắt đầu các lời kinh buổi sáng. Sau vài phút, ông nghe tiếng bước chân ở hành lang bên ngoài. Ông quay người về hưởng tiêng động đó và lần đầu tiên ông để ý thấy trong phòng có bồn rửa mặt và người ta có để cho ông xà phòng với khăn lau. Ông tìm hộp đựng đồ vệ sinh của mình, bắt đầu cạo râu. Khi mở vòi nước, ông nghe có ai đó ở phòng bên cạnh. Người đó ho xong thì bước qua sàn phòng, vặn vòi nước. Chắc là vách rất mỏng. Ông đi tới vách, gõ thử và chờ.
Có tiếng gõ lại.
- Này! - Ông nói, cất cao giọng.
- Nói nhỏ chứ! - người đàn ông bên kia vách nói - Ông là ai.
- Một linh mục.
- Vậy sao? Tôi cũng vậy. Tôi là cha Prisbek. Cha tên gì?
- Bem.
- Đức Hồng y Bem?
- Vâng.
- Vậy đúng rồi! - giọng nói bên kia vách lên tiếng - Có phải họ đưa Đức giáo chủ vô đây tối qua?
- Đúng. Cha ở đây bao lâu rồi.
- Họ đang tới đó - giọng đó nói. Khoảnh khắc sau ông lại nghe có tiếng chân bưởc nơi hành lang. Tiếng chân dừng lại ở phòng bên và ông nghe giọng nói thì thầm, tiếng cửa mở, rồi tiếng chân rút lui. Ông lại đi tới bức vách và gõ.
- Có cha đó không?
Không tiếng trả lời.
Xa thật xa ông nghe tiếng hét lớn, như có ai đỏ đang ra lệnh. Rồi lại nghe có tiếng chân đi. Lần này tiếng chân tới thẳng phòng ông. Chìa khoá xoay trong ổ.
Sáng nay viên thiếu tá An ninh nội chính mặc áo len màu nâu và quần nhung sọc xám. Anh ta bưng một chiếc khay trên đó có tách trà, chiếc muỗng, một khoanh bánh mì phết bơ và hai bình nhỏ, một đựng mật, một đựng đường.
- Chào ông! - viên thiếu tá nói, đi vào và đặt chiếc khay xuống bàn.
- Chúng tôi không biết ông dùng trà với mật hay với đường nên tôi đem cả hai.
- Cám ơn! - ông nói. Viên thiếu tá mỉm cười lấy cảm tình và lui ra cửa.
- Chốc nữa tôi sẽ trở lại, thưa Đức cha.
- Chờ chút. Tôi muốn nói với kẻ thẩm quyền ở đây và ngay lập tức.
- Được thôi - viên thiếu tá nói.
- Và rất gấp.
- Vâng, - viên thiếu tá nói - Vâng.
Cửa đóng. Ông để ý thấy viên thiếu tá không khoá lại: khi tiếng chân rút lui hẳn, ông cầm tách trà nóng lên, đi trở lại phía cửa sổ. Phía dưới sân có hai người đang đi lui đi tới, trò chuyện giọng thấp và có vẻ khẩn trương. Một người là linh mục, trẻ tuổi, cao, với bộ râu đỏ lơ thơ.
Người kia là một phụ nữ trung niên trùm đầu bằng khăn lúp ngắn màu trắng và y phục tu sĩ màu xanh. Ông không nhận ra dòng tu. Ông tìm chiếc "măng tô" nào đó chắc là đang canh gác họ, nhưng trong sân không có chiếc "măng tô" nào. Nhìn quá vòng tường thành tới cánh đồng nơi lúc nãy ông thấy có hai công an An ninh nội chính nguỵ trang làm người đi săn đang đi tuần. Nhưng lúc này ở đó không có người công an Nội chính nào. Đột nhiên không suy nghĩ, ông gọi vọng xuống sân:
- Này đằng kia! Này?
Người nữ tu ngưng nói chuyện, nhìn lên ông. Rồi bà quay qua như thể chờ sự chỉ dẫn của người linh mục trẻ. Người này lập tức ngấm ngầm làm một cử chỉ nhỏ như thể không muốn bà trả lời. Với một cái gật đầu, bà đi theo người linh mục trẻ, khuất quá khung cửa sổ. Ông quan sát người nữ tu, bắt kịp khi bà cất chân chạy. Cả hai biến mất đằng góc sân.
Nhà tù này thuộc loại nào đây? Trong mấy tháng nay không có báo cáo nào về linh mục bị bắt.
Ông bộ trưởng Tôn giáo Sự vụ cam đoan với tôi rằng các linh mục, dù cực hữu nhất, cũng đã được trả tự do. Hay là đã có một đợt bắt bớ mới trong hai mươi bốn giờ vừa qua?
Ông quay người khỏi cửa sổ và nhớ ra viên thiếu tá đã quên khoá cửa. Ông đặt tách trà xuống, mở cửa, bước ra ngoài, đi dọc hành lang. Phòng bên cạnh lúc này trống, cửa khép hờ. Ông nhìn vào. Có một bồn rửa mặt, một chiếc giường không có gối hoặc mền. Ông bước dọc theo hành lang. Với sự hoàn toàn vắng lặng này, ông có cảm tưởng trong nhà không có người tù nào khác. Cuối hành lang là tầng cầu thang không trải thảm mà ông nhớ mình từng thấy đêm qua. Ông đi xuống. Trên vách sảnh đường, ông đọc thấy một bản chữ khắc đã phai mờ theo thời gian.
Quận Ostro.
Học viện Canh nông Thời gian dạy:
4 tháng Giêng - 30 tháng Năm 1 tháng Chín - 23 tháng Mười hai Bên trái sảnh đường là phòng ăn rộng của học viện. Đang trống. Có các bình thuốc rửa bát đĩa đã dùng trên các bàn gỗ. Bên phải sảnh đường ông thấy một phòng bên trong có chiếc bảng dạy học màu xanh lá cây, chiếc kệ của thầy giáo và bục giảng. Cũng đang trông. Xa cuối đằng kia toà nhà, ông nghe có âm thanh nhỏ rồi lớn dần thành tiếng chân của ai đó đang đi tới gần.
Cánh cưa bọc len màu lục bên rìa sảnh đường mở đánh rầm và viên thiếu tá An ninh nội chính xuất hiện trong tầm mắt. Anh ta cười:
- Không sao - anh ta nói - Tôi thấy là ông đã tìm được lối xuống nhà dưới. Xin lỗi tôi không trở lại gặp ông như đã hứa. Nhưng mọi người đang họp.
- Mọi người là ai vậy? Đây là chỗ nào?
- Ô, quan trọng gì đâu chuyện nơi chốn - viên thiếu tá An ninh nội chính nói - Nhưng tôi có tin tốt cho ông. Vị thẩm quyền mà ông muốn gặp sẵn sàng tiếp ông. Xin ông vui lòng đi theo lối này.
Họ đi ngang cánh cửa bọc len màu lục và vào hành lang bên cạnh, ông đoán có lẽ dẫn tới nhà bếp. Hết hành lang tới một căn phòng nhỏ, một loại văn phòng, với những thông báo của trường canh nông đính trên tấm bảng cáo thị làm bằng ruột bần và một bàn giấy lớn có bánh xe đẩy, trên bàn để rải rác và bừa bộn mấy cái khay đầy thư tù. Sau bàn giấy có một người đang ngồi viết. Ông ta nhìn lên, ra dấu chỉ vào chiếc ghế đặt phía trước bàn giấy. Viên thiếu tá An ninh nội chính mỉm cười và rút lui, đóng cửa.
Người ngồi sau bàn giấy mặc áo vét bằng một loại da cá mập màu xám, dường như đó là màu đồng phục không chính thức của giới chức An ninh nội chính cao cẩp. Tóc thưa thớt màu nâu mọc chởm lên như ánh hào quang phát ra từ sau gáy. Da ông hồng và sạch như the vừa tắm hơi. Ông hút thuốc lá dài loại Nga, có đầu lọc chiếm tới nửa điếu. Lúc này, ông ta đang phà khói thuốc, cười phía sau màn khói trông giống như sau một chiếc mặt nạ.
- Tôi là đại tá Poulnikov - Ông nói – An ninh Nội chính. Tôi tin là ông muốn gặp tôi, đúng không nào?
- Tôi muốn nói chuyện với ông bộ trưởng Tôn giáo Sự vụ, lập tức.
- Tôi được uỷ quyền phát biểu thay cho ông bộ trưởng.
Ông nhìn người đó. Không có dấu hiệu thù nghịch nào trên nét mặt của đại tá Poulnikov. Trong quá khứ, hễ khi nào ông nó chuyện với thượng cấp của những người "măng tô" thì ở cả hai bên, bầu khí bao giờ cũng lễ độ quá đảng. Chắc chắn trước đây chưa xảy ra loại bầu khí nào như thế này.
- Thưa đại tá, ông nói cho tôi biết, có phải ông dự tính sỉ nhục tôi không?
- Tôi không hiểu.
- Tôi là Hồng y giáo chủ của xứ sở này, thủ lãnh của Giáo hội. Trong quá khử, ông bộ trưởng, những người đồng sự của ông, và quả thật, ngay cả thủ tướng đều luôn luôn gọi tôi bằng tước hiệu, hoặc ít ra là Đức cha.
Nước da hồng của người ấy chợt đỏ bừng, làm ông ta có vẻ trẻ hơn trước.
- Thưa Đức Hồng y gìáo chủ, tôi xin ông tha lỗi - đại tá Poulnikov nói - Tôi thật là vô ý. Xin Đức cha nhận lời xin lỗi của tôi. Tôi e rằng mình không cỏ kinh nghiệm tiếp xúc với cảc Hồng y.
- Được rồi, chúng ta cho qua việc đó. Lúc này, xin ông vui lòng cho biết tại sao tôi bị bắt và bị đem tới đây? Và chỗ này là chỗ nào?
- Đây là một trường cao đẳng canh nông, thưa Đức cha. Lúc này trường không dùng tới vì nghỉ hè như ông đã biết. Vì thế chúng tôi tiếp quản nó làm nơi cho ông tạm trú. Thưa Đức cha, ông không bị bắt. Ông được quản thúc để bảo vệ, chỉ trong khoảng chừng một tuần lễ thôi. Chúng tôi đã bố trí một linh mục để làm tuyên uý cho ông, làm phụ tá hoặc bất cứ danh xung nào mà ông gọi. Như tôi đã nói, tôi không thành thạo ăn nói với giới tu hành. Và chúng tôi cũng có một nữ tu, Dì Martha, sẽ trông coi việc nội trợ. Chúng tôi hết sức hi vọng rằng ông sẽ cảm thấy thích thú khi ở lại với chúng tôi và sẽ không xảy ra sự cố nào - Ông ta cầm lên một hộp thuốc lá khắc bằng mẫu tự Slave - Ông hủt thuốc không, thưa Đức cha?
- Ông có phải là người Nga không?
Thêm lần nữa, mặt viên đại tá lại thình lình hình như ửng đỏ.
- Tôi ngạc nhiên khi nghe ông hỏi như vậy, thưa Đức cha. Tôi nghĩ là mẹ của ông sanh quán ở tỉnh Kripke. Tôi cũng vậy.
- Tôi xin lỗi, - ông nói - Tha lỗi cho tôi, lý ra tôi không được quyền khiếm nhã. Tôi nghĩ là sáng nay mình hơi hoang mang. Xin ông có thể làm ơn nói cho tôi biết lý do của việc "quản thúc bảo vệ" này, được không?
- Thưa được - viên đại tá nói – Dứt khoát là được thôi. Có ai đó - chúng tôi nghĩ là các phần tử cực đoan của một nhóm hữu khuynh nào đó - chúng tôi chưa xác định chính xác được lý lịch của người đàn ông chết tối qua vì anh ta mang giấy tờ giả, nhưng, như tôi đã nói, tối qua có ai đó mưu sát ông. Và chúng tôi có lý do để tin răng mạng sống của ông vẫn còn lâm nguy. Thế thì ý kiến của ông bộ trưởng là, nếu âm mưu ám sát ấy mà có kết quả thì sẽ gây bất ổn sâu xa và làm cho Quốc gia lâm nguy về nhiều mặt mà.
Viên đại tá để lửng câu nói và thay vào đó, cầm điếu thuốc lá lên, thổi phù phù cho khói bay tán loạn như thể đang mô phỏng một vụ nổ.
- Vậy, chúng tôi cảm thấy như thế đó, cho đến khi chúng tôi theo dõi và bắt được nhóm khủng bố ấy. Tốt nhất là không ai hay biết gì về hành tung của ông, kể cả giới thẩm quyền của Giáo hội.
- Tôi xin phép hỏi, tại sao.
- Vì thưa Đức Cha, chúng tôi có lý do để tin rằng nhóm này có thể móc nối được với những thành phần bên trong bản thân Giáo hội.
- Ông có ý nói rằng những người đang mưu sát tôi là người Công giáo?
- Theo ý kiến của ông bộ trưởng, thưa Đức cha, cái đó còn hơn là giả thuyết. Nó là một thực tế.
- Khôi hài.
- Vậy sao? - Gò má hồng hào của đại tá Poulnikov lạ lửng đỏ như thể có cái gì đó làm ông ta bị sốc.Tiếng ông cất lên sắc cạnh, giận dữ.
- Đối với họ, ông là một Giáo chủ phản bội Giáo hội. Một hồng y đã bán mình cho Cộng sản. Ông đã trao cho Xêda cái của Thiên Chúa.
Ông nhìn chòng chọc viên đại tá, - Có phải đó là điều họ nói về tôi?
Viên đại tá, ngượng nghịu một cách kỳ quặc, gật đầu và cười:
Đúng vậy, thưa Đức cha, đúng.
- Và họ muốn giết tôi?
- Một số người trong bọn họ, đúng. Cánh điên rồ mất trí, tôi đoán như vậy.
Trong văn phòng bừa bãi lộn xộn, sự im lặng tiếp theo câu nói đó bị phá vỡ bởi tiếng vo vo của lũ ruồi trong nhà bay va vào kính cửa sổ. Mùa hè nóng, ánh nắng ban mai tràn qua mấy chiếc khay bề bộn thư từ trên bàn giấy của viên đại tá. Trong những gì ông ta nói có một thẩm quyền: hằng ngày ông ta tắm trong vòi nuớc ngôn từ được tuôn ra và được khởi hứng bởi căm ghét và tham lam, trong những bản báo cáo mật do nhưng cuộc trò chuyện khinh suất, trong những tố cáo được hận thù truyền cảm hứng, những lời khai sau khi bị tra tấn. Chính công việc của Nhà nước là biết các vụ việc đó. Về mặt này, khả năng hiểu biết của Giáo hội không chút nào so sánh nổi.
- Ông nói rằng ông không biết những người đó là ai?
- Không, thưa ông, chưa. Nhưng chúng tôi hi vọng là nếu Đức cha ở lại đây làm khảch của chúng tôi trong ít ngày, chúng tôi có thể phát hiện và bắt được những kẻ có trách nhiệm.
- Vậy thì tôi phải nói chuyện với ông bộ trưởng.
- Tôi e rằng không thể được, thưa Đức cha.
- Phải được! ông có biết - và đương nhiên ông biết - ngày thứ Ba tới là Đại hội Năm mươi năm tại Rywald? Tôi phải tham dự các nghi lễ ở đó. Ông cứ nói với ông bộ trưởng rằng nếu tôi không được để cho dự đại hội đó thì ông ấy sẽ có sự xáo trộn trong tầm tay mình.
- Loại xáo trộn nào, thưa Đức cha?
- Tôi không muốn thảo luận việc đó với ông.
Viên đại tá đứng lên,hơi nghiêng mình chào theo lối cổ điển:
- Tôi sẽ trình với cấp trên của mình sớm nhất có thể được. Ông dùng sáng chưa?
- Rồi.
- Có lẽ lúc này ông thích đi dạo? Sáng nay đẹp trời.
- Đi dạo? - ông nói - Đi đâu? trong sân nhà tù này ư?
Viên đại tá cười:
- Không, không, đây không phải là nhà tù! thưa Đức cha.
Ông ta bưởc tới cửa, mở ra. Ở hành lang bên ngoài, vị linh mục râu đỏ đang ngồi trên chiếc ghế gỗ thô đọc sách kinh.
- Cha Prisbek?
Vị linh mục đứng lên:
- Vâng.
- Đức cha muốn đi dạo.
Viên đại tá quay lại, mỉm cười, rồi lại hơi nghiêng mình.
- Tôi sẽ liên lạc với ông liền ngay thôi, thưa Đức cha.
Vị linh mục râu đỏ gật đầu, ra hiệu cho ông đi theo như thể họ sắp bắt đầu một vòng thanh tra trường học hoặc cô nhi viện nào đó. Ông đi với vị linh mục dọc hành lang qua cánh cửa bọc len màu lục thẳng tới sảnh đường phía trước. Trong sảnh đường, người nữ tu mập mạp đang ngồi trên băng ghế đặt tay lên đùi. Bà nhìn ông ngượng ngịu rồi đứng dậy, cúi đầu xuống trong một cử chỉ tôn kính.
- Đây là Chị Martha! - Vị linh mục râu đỏ nói. Bà lại cúi đầu thêm lần nữa - Và con là linh mục Prisbek.
Ông thấp giọng thì thầm:
- Chúng ta có trò chuyện với nhau rồi. Qua bức vách.
- Có phải chúng tôi sắp ra ngoàl không? - người nữ tu hỏi. Nhưng không có ai khác trong sảnh đường. Cha Prisbek mở cánh cửa nặng nề phía trước. Cả ba bước ra ngoài.
Thêm với lũ gà con trong sân là bốn con bò Hà lan đang ở trong chuồng và kế bên chiếc máy kéo han gỉ có ai đó chồng mấy bao phân to tướng. Họ đi ra phía cổng. Cha Prisbek mở cổng bằng cách nâng thanh săt nặng đang cài qua ngàm ở chính giữa. Bên ngoài, họ đi từng bước thận trọng tránh vũng phân bò nơi người ta tập trung bò lại chờ lùa vào chuồng trong sân nhà.
- Lối này, thưa Đức cha! - Cha Prisbek nói. Ông chỉ tới khu vực đằng trước nhiều cây cối trông như một cụm rừng - Chỗ ấy yên tĩnh, một nơi đi dạo thật dễ thương.
Người nữ tu lại lấm lét nhìn quanh và đl tới sát bên ông khi họ bước vào con đường dài dẫn tới cụm rừng.
- Chúng con rất lấy làm tiếc khi nghe về người tài xế của cha - bà nói - Những người vô tội, thưa Đức cha, họ là những người chịu đau khổ.
- Ai nói với chị chuyện người tài xế của tôi?
Thêm lần nữa, bà lại nhìn quanh theo lối lấm lét của mình dù ông ngạc nhiên thấy là không có người canh gác nào ở trong tầm mắt ông - Những người mặc "măng tô". Họ kể với chúng con sáng nay.
- Chị ạ, vậy chị ở đây bao lâu rồi?
- Ba ngày, thưa Đức cha.
- Còn cha? - ông quay qua cha Prisbek đang đi sau ông một bước.
- Cũng ba ngày, thưa Đức cha. Người ta mang cả hai chúng con vào đây cùng một ngày.
- Tại sao?
Cha Prisbek nhún vai.
- Con không biết. Họ nói với chúng con cha sắp tới ở lại đây và chúng con phải giúp cha ở lại đây hết sức thoải mái có thể được.
- Có điều tai nạn chỉ mới xảy ra tối qua. - Ông nói, ngưng lại nhìn cả hai người nhưng họ đang đều bước như thê vừa rồi ông chẳng nói gì cả.
Cuối cùng người nữ tu cất tiếng, giọng thì thầm:
- Con nghĩ là họ mang chúng con tới đây vì họ muốn làm vui lòng cha, thưa Đức cha.
- Chị đang nói cái gì vậy? Tại sao chính phủ muốn làm vui lòng tôi?
- Vì họ kính trọng cha, thưa Đức cha. Họ biết cha đang hết lòng hết sửc giúp đỡ họ.
Ông lén lút nhìn bà khi họ cùng buớc. Bà có một nốt ruồi đinh râu lớn trên má. Có điều gì đó trong thái độ lấm la lấm lét của bà làm ông lo ngại; và soát xét lại những gì bà nói, ông kết luận rằng tại nơi này bà không phải là tù nhân. Bà và cha Prisbek có lẽ là thành viên của Tổ chức Tu sĩ Yêu nước, một nhóm Công giáo do cha Bialy thành lập, đuợc chính quyền bảo trợ vì họ chấp nhận những mục tiêu và chỉ dụ của Đảng. Đó là lý do không có ai canh gác chúng tối. Đây là hai người gác của tôi.
- Cha Prisbekl, tên của giáo xứ cha là gì nhỉ?
- Con không phụ trách giáo xứ?
- Vậy cha ở cơ sở nào?
Ông thoáng thấy cha Prisbek ngài ngại. Có thể ông ta không chút nào là linh mục. Rồi cha Prisbek nói:
- Con lo việc dạy toán ở Chủng viện Majanow.
Nói dối. Majanow thuộc địa phận của Giám mục Bednortz và là đất lửa, nơi Tu sĩ Yêu Nước không xây dựng nỗi cơ sở. Tuy thế, người ta có thể huấn luyện người đàn ông này đóng vai trò của ông ta.
- Những người gác đâu rồi? - ông hỏi bằng tiếng La-tinh.
- Họ đang quan sát chúng ta từ tường thành - cha Prisbek trả lời lập tức.
Thế thì người này là linh mục.
- Cha Prisbek, những người mang "măng tô" nói nhiệm vụ của cha ở đây là gì?
- Con sẽ hoạt động như một tuyên uý của cha. Con đã chuẩn bị để cha có thể làm lễ mi-sa ở đây.
- Còn chị nữa?
- Người ta bảo con, cha bị loét bao tử và cha cần một chế độ ăn kiêng đặc biệt. Con sẽ lo liệu các bữa ăn cho cha.
- Họ bị lỗi thời rồi.
- Con không hiểu, thưa Đức cha?
- Tôi không còn ăn uống kiêng khem đặc biệt nữa. Dù sao thì cũng thích đáng. Hễ bao giờ nói chuyện được với ông bộ trưởng Tôn giáo sự vụ là tôi rời đây ngay.
Ông thấy họ nhìn nhau.
- Có phải bộ trưởng đó là bạn của cha không, thưa Đức cha? - người nữ tu hỏi.
- Dĩ nhiên không.
- Nhưng ông ấy không phải là kẻ thù, - người nữ tu nói với nụ cười kỳ dị - Con có ý nói là cha không coi ông ta nhu kẻ thù, phải không, thưa Đức cha?
- Tôi không coi người nào là kẻ thù của tôi cả - Ông nói - Chị ạ, chị cũng nên như vậy.
Họ tới cụm rừng. Đằng trước, giữa cây cối, ông thấy một lối đi mòn nhẵn dẫn tới một cái trảng có đặt bàn pic-nic và các băng ghế gỗ. Khi họ theo đường mòn đi lên thì thình lình trên đầu vang tiếng ầm ầm điếc tai. Giống như bóng của thần chết, một lằn đen che hết mặt trời. Rồi lằn đen ấy có hình thù bên ngoài như một điếu xì-gà bằng bạc của một chiếc phản lực, bay thấp trên cụm rừng như thể nó sà xuống gần đường mòn để hạ cánh. Nhìn lên, ông thấy rất nhanh, cánh máy bay đánh dấu và tự xác định với chữ LOT, dấu hiệu của hãng hàng không Ba lan thường bay vào thủ đô mỗi tuần hai lần. Một chiếc phi cơ thuộc đường bay quốc tế, lướt qua thấp như thế hẳn có nghĩa chúng tôi đang ở cách thành phố không xa. Khi tiếng động giảm bớt, ông nhìn cha Prisbek, trên môi ông đang đậu một câu hỏi, một câu mà ông quyết định sẽ không hỏi. Cha Prisbek nói dối. Cha Prisbek và người nữ tu có thể được bố trí để moi cho ra những thầm kín của tôi, để giúp những người " măng tô" biết các ý nghĩ của tôi. Mình đừng nói gì cả.
Ông nghĩ tới Joseph. Khi cả ba đi tới cái trảng nơi đặt chiếc bàn pic-nic, ông dừng chân, quay qua cha Prisbek:
- Cha nói là đã chuẩn bị cho tôi làm lễ mi-sa ở đây?
- Vâng, thưa Đức cha.
- Vậy thì tốt lắm. Tôi muốn cử hành thánh lễ sáng nay cầu cho linh hồn người tài xế của tôi được an nghỉ. Có thể chuẩn bị việc đó được chứ?
- Chắc chắn được, thưa Đức cha.
- Vậy chúng ta làm ngay lập tức.
Máu Hồng Y Máu Hồng Y - Brian Moore