Trở ngại càng lớn, chiến thắng càng huy hoàng.

Moliere

 
 
 
 
 
Tác giả: Xuân Vũ
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 25
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1914 / 59
Cập nhật: 2015-07-18 13:01:35 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 4
à con mình thức dậy chuẩn bị đi nghe!
Tiếng giao liên Phẩm đánh thức tôi. Thì ra trời đã sáng. Chuyến di tiếp tục. Những ai đi cứ đi, những ai nằm lại cứ nằm. Giao liên rất thích dắt người đi cho trống chỗ tốp mới sẽ tới trám vào, nhưng họ không có quyền bắt người sốt phải bò dậy theo họ, cố nhiên rồi. Dù vậy họ cũng không vui vì có những ông khách có thể chống gậy đi được mà không chịu đi, cứ nằm ỳ hai ba ngày thậm chí hai ba tuần. Trong cái thời gian vô tận mà khách tự cho phép này, khách sẽ quấy rầy giao liên vô kể. Nào đòi gạo đòi muối, nào hạch hỏi chuyện này chuyện nọ v.v…
Tôi gọi Phẩm đến. Phẩm hỏi ngay:
- Anh có đi không?
Tôi hỏi lại.
- Có bệnh xá gần đây không Phẩm?
- Cái gì chớ cái đó thì không.
- Sao kỳ vậy?
- Em không bao giờ nghe nói người bệnh ở đây được vô bệnh xá.
- Hoàn toàn không có à? – Tôi gằn giọng.
- Bệnh nhân hoàn toàn tự lực hết cả.
- Không cả bệnh xá cho giao liên các cậu?
- Không. Thuốc cũng không có cấp phát cho bọn em nữa anh ạ, nói chi bệnh xá. Cứ mỗi đoàn tới em năn nỉ xin được một ít kí-nin để dành.
- Tôi có một cậu bịnh,… cái cậu xin nước trà của mình hôm qua!
- Thấy ổng còn khoẻ quá mà!
- Ngó bề ngoài thì vậy, nhưng bên trong thì rệu hết rồi. Nó đang mê sảng. Tôi nghi nó bị ác tính quá cậu ạ!
Phẩm nhảy dựng lên:
- Hả? Ác tính hả?
- Không, tôi nghi thôi! Nó nói nhảm từ khuya tới giờ.
Phẩm không nói không rằng. Y như là chẳng quan trọng cái con mẹ gì một thằng cán bộ sốt ác tính. Mạng người ở đây như lá rụng. Lá rụng chỉ bồi thêm cho những gốc cây rừng trở thành cổ thụ. Cổ thụ lại rụng lá phủ gốc mình. Mỗi cái là rừng này là một mạng người, một mạng người đổ xuống kê cho chân ghế lãnh tụ cao hơn. Lãnh tụ ngồi trên đó đầu đội nón da loe chóp đỏ, vuốt râu le the nhìn những mạng người rụng quanh chân ghế. Nước mẹ gì! Ta là thần thánh.
Phẩm lại nói to:
- Các ông các bà sẵn sàng cả chưa nào? Đi sớm tới sớm. Nhớ đem nước theo càng nhiều càng tốt. – Phẩm quay lại tôi – Này anh, anh biết sau khi anh bắn mấy phát rồi đi có việc gì xảy ra trong nhà em không? (Phẩm dùng riêng “nhà.”)
- Việc gì?
- Con khỉ con kêu la quá tay. Nó cứ nhảy choi choi. Có ý muốn theo mẹ nó.
- Còn con mẹ nó?
- Đi mất biệt. Máu đổ tùm lum trên n6c lều. Nằm dưới võng ngó lên thấy như bản đồ năm châu méo mó.
- Bậy quá! Đáng lẽ tôi không nên bắn mấy phát súng đó.
- Thật tình em cũng không muốn nhưng… anh biết tại sao em để anh…
- Tại sao?
- Để bù đắp cho cái bộ xương nai hụt.
Tôi trở lại Núi:
- Này cậu, cậu cớ cách gì giúp thằng bạn tôi không?
- Cách gì bây giờ. Trời kêu ai nấy dạ!
- Thứ sốt này trở nặng nhanh như chớp. Mới qua một đêm mà thằng nhỏ đã mê sảng!
Rồi Phẩm dẫn khách đi, coi như không có chuyện gì quan trọng.
Phải, không có chuyện gì quan trọng cả. Những..người đau ốm nằm như thế này đã thường xảy ra quá đỗi nên sự bất thường đó đã trở nên bình thường.
Thu đã thức dậy từ lâu. Bộ mặt Thu trông kinh hoàng hơn bao giờ hết. Thu giục tôi:
- Ta đi chiếm chỗ tốt đi anh!
- Chỗ tốt gì nữa?
- Họ đi hết bỏ chỗ trống…
À, tôi nhớ ra rồi. Vì cơn sốt của Núi mà tôi quên khuấy cái chiến thuật đó đi. Thường khi đoàn đến thì giao liên chỉ trỏ tay bảo: “Đóng quân ở đây, mai đi sớm” hoặc “Nghỉ ba ngày” hoặc “Đóng ở đây đến khi nào có lệnh mới thì đi.” Rồi mạnh ai nấy chạy đi tìm chỗ lấy. Có chỗ tốt có chỗ xấu. Kẻ đi trước giành được chỗ như ý, thằng bết bát đi sau thì đụng đâu xâu đó lắm khi đoàn quá đông không còn chỗ giăng mùng mắc võng, phải lấn rừng “tậu’ nên chỗ mới cho mình.
Bây giờ Thu nhắc tôi mới nhớ ra. Cả ba đứa: Hoàng, Ngữ và tôi chẫm rãi chia đồ đạc vai vác tay xách lôi thôi lệch thếch đi tìm chỗ tốt và nhất là sát cánh bên nhau để giúp đỡ nhau và để liên kết bảo vệ nhau chống nạn trộm cắp. Kẻ lạ người quen, cứ hễ đồ đạc hớ cái là bay phéng đi như có cánh.
Riêng Núi thì chúng tôi phải đem hết tàn lực ra khiêng tới địa điểm mới. chỉ có ba đứa thôi còn Thu thì quảy đồ đạc cũng không nổi, nên tôi bảo không nên rớ tay vào. Rủi cô ta trợt té thì hỏng cái cổ chân lại nằm báo cô cả tháng nữa là chết một cửa tứ. Cũng may có sẵn cây đòn của ai dùng khiêng đồng đội vứt lại nên khỏi phải đi đốn cây mới. Tôi và Hoàng một đầu võng, Ngữ khỏe trẻ nhất đoàn chịu một đầu. Cuối cùng cũng xong. Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhơn mà.
Tôi chạy lăng xăng hỏi các ông bệnh còn nằm rốn lại rải rác khắp vùng đóng quân chừng một cây số bề dài, để hỏi xem có ông bà nào mang ống chích theo không.
Ai a cũng đều lắc đầu và mỗi người pha trò mỗi kiểu.
- Ống nứa thì có, có mượn thì tôi cho!
- Có, nhưng cái ống của tôi khi to khi bé, gần đây thì teo mất rồi.
- Đập ra uống mau hơn chích, mà khỏi đau, lại khỏi nấu nước luộc ống mất công!
Tôi cáu quá, nhưng nếu mình nổi cáu thì mình lại càng lố bịch hơn những câu trả lời lố bịch kia. Thấy tôi hầm hầm, Hoàng đã không vui vẻ lại còn càu nhàu:
- Tao đã bảo mày là xui lắm mà!
- Cái gì xui chớ?
- Bắn con khỉ mẹ!
- Chậc! Cái ông này sao ông duy tâm thế hả!
- Tao duy vật chớ đâu có duy tâm mày. Bắt con khỉ con nhử con khỉ mẹ là duy tâm à? Khỉ là con vật chứ đâu phải là mông lung không sờ mó được.
May quá, tiếng rên của Núi vọt lên cắt đứt đối thoại suýt xảy ra thành khẩu chiến lãng nhách. Chúng tôi chạy đến.
Mặt Núi đỏ như trái đào, mắt nhắm tít. Tôi đưa tay trước mũi, nghe như hai ống khói nhà máy xi măng Hải Phòng, “lỗ mũi của Tổ quốc” thở phì phò.
- Thế này thì nguy rồi anh ạ!
- Núi, Núi? – Hoàng lay gọi.
Núi vẫn thở è è, không mở mắt cũng không tỏ vẻ còn cảm giác. Mồm lại nói lảm nhảm nhưng không có câu dài (mặc dù vô nghĩa hoặc phản nghĩa nhau) như hồi tối nữa. Bây giờ nó chỉ kêu lên hoặc la hai ba tiếng “ối giời ơi! Bố mẹ ơi! Nào ta đi… ” rồi tắt lịm.
- Chắc là bị sốt rồi!
- Sốt ác tính?
Ba thằng đàn ông nhìn nhau.
Chiều hôm đó Phẩm trở về, trên vai quảy một đứa bé bọc ni lông. Tôi nghĩ thế khi nhác thấy Phẩm đi tới. Nhưng không phải. Phẩm tới gần tôi, trút vật gì xuống đất: một con khỉ hấp hối. Phẩm bọc nó bằng một tấm ni0 lông mà các ông giao liên thường xếp nhỏ lại đeo trong lưng như một loại áo mưa bất ly thân vì ở đây mưa gió rất bất thường – để áo quần khỏi dính máu. Con khỉ còn nháy mắt lia lia. Phẩm lột lấy tấm ni lông và bảo tôi:
- Em giao cho anh đó, muốn làm gì thì làm.
- Ở đâu vậy? Cậu bắn hả?
- Không! Của anh bắn hôm qua đó chứ!
- Sao cậu lại nhặt nó được?
- Ở tuốt trong kia! Xa lắm! Trên đường về đây.
- Thế à?
- Anh xem đấy. Hai vết thương xuyên ngực mà nó chuyền cây đi…-Phẩm đá đá vào con khỉ- xa chừng ba bốn cây số mới rơi xuống đất. Nó mạnh dạn thiệt! Trên đường về em thấy nó nằm ở gốc cây, nhưng khi em đến gần thì nó vùng dậy chạy. Nhưng có lẽ máu chảy nhiều nên kiệt sức. Nó không leo lên cây nổi, em đuổi theo phang cho mấy báng súng mới bắt được.
Tôi thấy không ham ăn thịt nữa. Miếng thịt khỉ trộn trong cả một bi kịch của chúng tôi và của cả tình mẹ con hai con vật, ăn vô miệng chắc hết đầu thai. Tôi liếc mắt hỏi Hoàng. Nhạc sĩ nhà ta không còn hứng khởi của Tempo di Marcia mà lại rất moderato.
Nhưng Ngữ nói:
- Để đấy em!
Phẩm mắc võng bên cạnh chúng tôi. Có lẽ Phẩm tìm thấy sự ấm áp, thân ái nào khi trò chuyện với chúng tôi như những người quen thân, nên Phẩm không vội về lều đắm mình trong cô đơn. Phẩm nán ở lại với chúng tôi. Phẩm ngồi ở gốc cây cầm vạt áo quạt quạt:
- Có lẽ bữa nay đoàn ở ngoài không vô kịp.
- Tại sao?
- Vì đường dốc dữ lắm. Các anh biết mà. Có khi phải dừng lại ở điểm hai phần ba đường. Sáng mai họ đến đây vào giữa trưa.
Phẩm không hỏi tới bệnh nhân Núi một tiếng nào, nhưng tôi thẳng thắn gợi ra:
- Thường thường nếu bệnh chết ở đây thì làm sao cậu?
- Ối chao! Cái đó chưa xảy ra ở đây, nên em không phải giải quyết trường hợp nào như vậy cả.
- Nhưng nếu xảy ra thì làm sao?
- Em cũng không biết làm sao! Tốt nhất là đừng xảy ra!
Phẩm rút nút bi đông ngửa cổ ra ực nước và tiếp
- Ý mà có. Có một lần nhưng không phải ở đây. Hồi đó em mới vô công tác được ba tháng. Em được một người khác đi kèm, vì em chưa đủ kinh nghiệm dẫn khách. Vừa dẫn được dăm chuyến thì bị một trận bom. Thiệt lãng nhách. Vừng này từ hồi nào tới bây giờ chưa bị bom vì nó còn gần Miền Bắc. Phải vô xa tận trong kia mới có bom. Em dắt khách về tới điểm nghỉ cho hạ trại chừng nửa giờ sau thì máy bay tới. Ba chiếc, dội liền một tiếng đồng hồ. Hai mươi lăm người chết. Bốn mươi bị thương nhẹ, mười tám bị nặng. Chả là nó dội trúng ngay chóc mà!
- Trời đất!
- Thì anh nghĩ coi, mình cứ ỷ y là không có máy bay nên đâu có đào hầm hố gì. Mà đất núi này có đào cũng không đào nổi. Lại nữa lấy gì mà đào? Trang bị của các đoàn dân chánh thì không có cuốc xuổng gì hết chỉ có con dao găm thôi. Riêng bộ đội mới có cuốc để đào công sự chiến đấu!
Đoàn này gồm trên một trăm, toàn dân chánh. Bi loạt bom đầu mạnh ai nấy chạy, chạy đâu được cứ chạy. Lớp bị bom lớp bị đạn lớp bị cây ngã đè, lớp bị đá phang. Trời ơi! Hết biết nói sao. Cũng may cho em là bữa đó đói quá nên vừa cho khách nghỉ em chuồn một hơi về lều của em cách địa điểm đóng quân chừng hai cây số. Chứ nếu còn la cà nói chuyện thì dính rồi.
- Sao ở xa dữ vậy? Rủi có việc gì bất trắc khách biết đâu mà mò cho ra cậu?
- Em đã nói với anh rồi mà! Phải ở cho xa mới an toàn vì một điểm mà khách cứ đến rồi đi, mãi như vậy nên “hôi” mất. Các bố không hề có ý thức bảo mật. Cứ ngủ một đêm sáng ngày cuốn vó đi chỗ khác nên mặc kệ cho kẻ đến sau.
- Rồi cậu làm sao?
- Còn biết làm sao nữa? Anh nghĩ bằng ấy con người bị thương mà em không phải là cứu thương, một giọt thuốc đỏ để quệt chỗ trầy cũng không có nữa là chữa trị bằng ấy vết thương. Dứt bom, em mới lò dò ra chỗ đóng quân. Họ đòi bắn em. Kẻ đòi treo cổ em. Kẻ nhân đạo hơn đòi xẻo thịt em.
- Tại sao?
- Họ bảo em là gián điệp kêu máy bay tới bỏ bom.
- Sao lạ vậy?
- Thì đau chân há miệng chứ sao.
- Rồi cậu làm sao?
- Em nói: Muốn bắn thì cứ bắn, nhưng em bảo thẳng thừng cho các ông các bà biết là chỉnh các ông các bà gọi máy bay tới bằng khói lửa bếp của các ông các bà đấy Một trăm cái bếp nấu nướng mịt mù như vậy bảo sao nó không chiếu cố các ông các bà? Nghe vậy họ mới sáng mắt ra. Em đã bảo họ trước rồi. Máy bay Mỹ không có phải là bọn mù, một cái bóng nó cũng còn nhận ra huống nữa là một vùng cây bốc khói. Nhưng họ tưởng đây là Hà Nội, họ đâu cố thêm đếm xỉa tới kỷ luật đường rừng. Sau đó họ im luôn.
Em bảo:
- Bây giờ phải dời địa điểm!
- Còn thương binh thì sao?
- “Để đó tôi giải quyết!” Thế là những người sống sót ba chân bốn cẳng chạy theo em. Em bảo “Nó sẽ tới nữa đây. Tôi không có trách nhiệm gì ngoài việc dắt mấy ông đi khỏi lạc đường thôi. Máy bay có tới đợt hai tôi cũng không chịu trách nhiệm.” Quả tình, em vừa dắt đoàn người đi khỏi chừng hơn một cây số thì máy bay lại đến. Chúng bỏ bom tiếp. Đợt này ngắn hơn đợt trước.
Em dắt khách chạy bất kể trời đất, càng xa cái tử địa càng tốt. Tới điểm mới em phải trở lại điểm cũ để quơ đồ đạc và nằm đó chờ đoàn ngoài vô nối liên lạc.
- Không sợ máy bay tới đợt ba à?
- Sợ chớ, nhưng nếu đoàn ngoài vô mà không gặp em thì lơ láo biết đâu mà cho khách nghỉ. Lớ quớ lại ăn bom. Bữa sau đoàn ngoài vô, em báo cáo cho biết thiệt hại do hai trận bom gây nên và đề nghị cho ở trên hay để giải quyết số thương binh tử sĩ’ rồi em dắt đoàn khách đi thẳng một lèo tới điểm mới. Nhiều người đã kiệt sức nhưng thấy hố bom, tản thần luôn nên phải ráng lết theo, không dám nằm vạ giao liên. Vô tới nơi, sáng hôm sau, mời các ông trưởng đoàn tới, em nói rõ cho cái kinh nghiệm nấu bếp. Mấy ông đòi bắn, đòi treo cổ xẻo thịt hôm qua không dám ngó thắng mặt em nữa. Vậy cho biết, để khinh thường giao liên.
- Rồi thương binh tử sĩ giải quyết làm sao?
- Giải quyết cái dải gì. Riêng em biết thì chẳng có ai chịu trách nhiệm cả! Giao liên bọn em đâu có phương tiện gì ngoài cặp giò và cây các-bin rất “hẻo” đạn. Rủi có đụng trận thì đánh bằng cùi chỏ chứ đạn đâu mà bắn. Cho nên chắc cấp trên của em cũng cứ để như vậy cho qua luôn.
- Trời đất.
- Anh tưởng em nói chơi đó hả? Anh vô vài trạm rồi sẽ biết thêm. Có cả Fulro, có cả biệt kích Kangoroo nữa chứ không phải chỉ bom thôi đâu. -Phẩm lần mò trong túi quần lấy ra một cái hình cỡ 6 x 9 đưa cho tôi- Lúc trở về lần thứ hai, em lượm được tấm ảnh này. Nó cài trong quyển sổ tay nhưng em gỡ ra và ném quyển sổ tay chỉ giữ tấm ảnh. Vì sau lưng tấm ảnh có dòng chữ như trối trăn. Em muốn giữ nó để khi nào có ai biết cái địa chỉ của anh ta thì trao lại, nhờ đem về giùm cho gia đình anh ta.
Tôi cầm lấy tấm ảnh, đọc mấy dòng chữ sau lưng:
‘Nhà thơ Nguyễn Phục – Tiếng Súng Kháng Địch. Quê ở xã Hồ Văn Tốt giữa Vàm Cái Nứa và Kinh Cậu 13. Nếu tôi hi sinh dọc đường thì xin giao ảnh này cho hai anh ruột là Quang và Ẩn, em chú bác ruột là Thu, con của cô là cô Nga có chồng là Bạch Lý. “
Chữ viết nhỏ rứt như đàn kiến nhưng rõ ràng từng nét và bằng mực Parker permanent nên không nhòe.
Đọc xong nước mắt tôi ròng ròng. Tôi không ngờ nó đã chết.
Nó là thằng Phục, bạn tôi và cùng viết cho tờ Tiếng Súng Kháng Địch Miền Tây Nam Bộ, rồi về Cần Thơ làm ở Ban Chính tri tỉnh đội chung với nhau
- Cậu giao cho tôi nhé!
- Bạn anh à?
- Vâng! Bạn thân và là đồng nghiệp – Tôi xoay tấm ảnh xem mặt thằng bạn bất hạnh.
Không cần xem, chỉ đọc mấy dòng chữ cũng có thể xác nhận nó rồi.
Nó với tôi như ruột thịt. Gia đình nó tôi biết và mến tất cả. Cha mẹ già, em gái, anh trai, chị dâu, cháu chắt, tôi quen tất cả không trừ một ai. Nhà có vườn cau mênh mông vườn trầu xanh ngắt ở ven vịnh Trà Bay sông Cái Bé. Hồi kháng chiến tôi đến đây như về nhà tôi vậy. Tôi gọi ba má Phục bằng ba má.
Đọc mấy dòng chữ, cả một khung trời hiện lên trước mắt tôi. Ba má đã già yếu khi Phục xuống tàu tập kết. Có lẽ vì vậy Phục đoán rằng ba má không còn tại đường nên chỉ ghi tên hai anh, em gái và em rể…
Ra Hà Nội Phục làm ở Đài Phát thanh phụ trách mục Văn học Cổ điển cùng với học giả Ngô Thành Tâm,nhạc phụ của thầy dạy Quốc văn cho tôi. Nó đi Nam trước tôi ít lâu, không nhớ là bao lâu, không có tạm biệt chia.tay chia chưn gì cả, nhưng bây giờ thì chia cách ngàn năm rồi. Phục đã chết. Nó đây chớ ai. Tôi cầm tấm ảnh trên tay mà tưởng hồn bay tan tác.. (Tôi đã giữ tấm ảnh này đến lúc vè tới R, nhưng không có dịp nhắn tin. Mãi khi tôi ra hồi chánh, tôi đã lên nói chuyện hằng tuần trên đài Tiếng nói Quân đội của Trung Tá Văn Quang, nhờ đó tôi nhắn tin cho gia đình Phục. Trước sau nó đến ba bốn lần. Không rõ anh Tư Quang anh Năm Ẩn có nghe không? Bây giờ nếu Phục đã không về quê Hồ Văn Tốt – sau mười lăm năm giải phóng thì xin hai anh hãy tin rằng giấy báo tử không bao giờ đến, mặc dù Phục đã không còn sống trên đời. Vậy hai anh đừng nên hi vọng gì nữa. Và xin những ai đọc được những dòng này, nếu có điều kiện xin hãy báo đùm hung tín cho anh em của Phục theo địa chỉ trên).
- Nói vậy anh ấy là bạn anh à?
- Vâng! Ít nhất là ngót hai mươi năm tính đến hôm nay.
- Trong những hố bom những cây cối ngổn ngang, có những xác người nhưng em không biết quyển sổ này thuộc về ai. Nhưng em biết chắc chắn người chủ của nó đã chết -Phẩm nói tiếp.
- Biết đâu nó sống sót trong đoàn đi vào thì sao?
- Điều đó không thể có.
- Sao không?
- Khi dắt đám người sống sót về tới điểm mới, em giơ quyển sổ ra để mọi người nhìn, nhưng chẳng có ai nhận cả.
- Biết đâu nó chỉ bi thương nặng nằm ở đâu đó và có tiên đến cứu đem về Hà Nội.
- Xong rồi anh!
Tôi quay lại. Hai tay Ngữ đỏ lòm máu quơ lên:
- Em đã làm lông nó xong.
Tôi vọt miệng bảo:
- Thì nấu đi.
- Nấu gì. Thịt có vẻ tanh lắm!
- Chật khúc ninh rừ! -Hoàng Việt ra lệnh- Cứ thế mà làm, không phải hỏi.
Ở đây không có gia vị. Chỉ riêng Hoàng Việt có một gói muối tiêu mà anh giữ bí mật từ lâu không đưa ra xài. Anh trút ra một ít trong nắp gà mèn cho Ngữ. Ngữ ướp xong, gom tất cả những gà mèn xỏ vào một que gỗ dài gác lên hai nạng rồi đốt lửa như kiểu Nhật Bổn nấu cơm mà tôi thấy ở Mỹ Tho trước ngày quân Nhật chiếm thành phố này.
Họa sĩ Núi vẫn nằm mê man, lâu lâu lại la ré lên một tiếng hoặc ngóc đầu lên ngó dáo dác như muốn tìm kiếm. Nếu Năm Cà Dom có mật ở đây thì đỡ khổ cho chúng tôi quá. Vì ở thành phố suốt đời nên bọn tôi chẳng biết cả những điều sơ đẳng trong y học thường thức.
Núi càng ngóc dậy nhiều hơn và dợm nhảy xuống đất. Tôi nhanh tay đè cậu ta xuống nhưng tôi vừa trở lại bếp thì Núi vọt xuống vông và chạy bạt mạng.
Tôi đuổi theo. Ngữ cũng rượt tiếp. Nhưng hắn chạy như ngựa bất kể bụi cây gộp đá, hắn cứ phóng bừa, vượt qua tất cả, dường như có mắt dưới chân.
Hắn bỏ chúng tôi xa. Nhưng… may quá hắn bước hụt chân vào một cái hố và ngã lăn kềnh. Tôi và Ngữ ào tới bắt hắn đem trở về võng.
Hắn rũ người ra, thở hồng hộc. Bỗng nhiên hắn ngóc lên quắc mắt:
- Đây là một bức tranh lập thể. Pi-cát-xô vẽ con nhỏ người yêu tôi vào thời kỳ mầu Hồng. Tóc nó mọc dưng lên như chổi xể, mồm nó như cái loa ở góc phố ong ỏng tối ngày. Ngủ không được. Ngủ không được. Câm, câm, câm!
Hắn vừa nói vừa vả mồm chan chát.
- Đè nó xuống! Tôi bảo Ngữ – Nó mê saảng cùng cực rồi.
- Đúng là sốt ác tính rồi anh ạ! – Ngữ lắc đầu nguầy nguậy.
- Chẳng có quân eo quân y gì cả? Làm thế nào?.
Phẩm đến nơi:
- Em cũng không biết làm thế nào?
Tôi nói:
- Ông Tôn Thất Tùng có phương pháp hạ nhiệt độ bệnh nhân bằng cách ngâm bệnh nhân trong bồn nước đá trước khi mổ. Tôi được ông mời xem tận mất hai ba lần mổ gan và tim ở nhà thương Phủ Doãn để viết phóng sự. Bệnh nhân được đem lên bàn mổ giống như con mắm sống. Tôi có hỏi ông thì ông nói: Nước mình không có phương tiện khoa học nên phải làm như thế vừa giản tiện vừa tiết kiệm được tiền. Không biết mình có thể đem thằng Núi ngâm dưới suối hay không? Nếu để như thế này thì nó chết mất. Nó đã hóa rồ rồi đấy! Tôi nói thiệt mà, tôi không có đùa đâu.
Phẩm nói:
- Trước đây cũng có một ông trẻ lắm. Cỡ tuổi với ông này. Cũng chết ở trạm trước đây, vì bị ác tính. Nghe nói con của một ông bà gì to lắm. À, bà Thập ủy viên Trung ương đảng.
- Tên gì?
- Tên Quang. Tôi nhớ rõ lắm. Anh ta người cao lớn đẹp trai. Sốt có ba ngày…
- Trời đất! Thằng Quang hả?
- Đúng là Quang mà! Chết rồi trong ba lô còn một bó sâm ‘Triều Tiên và hai trăm ống B12, em còn cất kia kìa. Các anh có dùng thì em đưa, để lâu hư hết.
- Còn tốt không?
- Em đâu có biết. Em còn bỏ trong lều của em hai ba củ sâm và mấy ống B12. Đâu có xài được. Mà em cũng không dám xài. Nghe người ta nói sâm vừa bổ vừa độc. Cũng như lộc nhung, còn trẻ mà dùng thì nứt da như heo quay.
Tôi bảo:
- Cậu về lấy đem ra một củ tôi gọt cho thằng Núi uống, họa may nó xuống nhiệt độ.
Phẩm chạy đi ngay với nhiệt tình không thấy có ở con đường này...
Sao tôi gặp toàn chuyện ác ôn không vậy? Cách đây không lâu tưởng Thu đau thương hàn nhưng không phải. Nên thay vì Thu nằm bệnh xá của bác si Cường thi lại đi tiếp với đoàn. Được ít hôm thì ông Chín kiệt sức chết. Rồi Thưởng của đơn vi Mạnh Rùa bị chính Mạnh Rùa đập bằng gậy, ức hiếp bò theo đơn vị cũng chết. Bây giờ tới thằng Núi nữa. Trong khi thằng Núi hóa rồ thì lại..nghe Phẩm kể về thằng Quang.
Tại sao ở cái trạm này có lắm nhân vật ngã ngựa quá vậy? Về sau tôi mới nghiệm ra. Đó là vì từ Hà Nội vào tới đây những người bình thường đã kiệt sức.
Từ trạm này lá bắt đầu rụng như những mạng người ngã – như những chiếc xe hết xăng cạn nhớt. Cái nào giỏi thì bưong tới, còn bao nhiêu thì chết máy nằm lại đây đút vô ga-ra để o bế thay thế các bộ phận hỏng rồi chạy tới. Nhưng người của đảng thì không được như xe. Ngã xuống thì ráng bò lên, không bò nổi thì nằm mẹp và xả rác như lá rụng.
Thằng Quang! Tôi biết nó. Nó con bà Mười Thập. Đúng rồi! Tôi mới sực nhớ ra rằng từ lâu nó không có mặt ở Hà Nội, ngạc nhiên nhất là nó lại vô đây.
Không có con một ông lớn bà lớn nào đi giải phóng Miền Nam cả. Chúng dành cái vinh quang cực kỳ cao vút đó cho đám con cháu bần cố nông và lũ cán bộ Miền Nam sốt ruột muốn về quê. Chúng đi giải phóng Miền Nam bên Đông Đức, Tiệp, Liên Xô, Trung Quốc có kết quả mau hơn.
Thằng thì chê Trung Quốc nghèo đòi đi bằng được Liên Xô, thằng được đi Liên Xô lại đòi sang Ba Lan tự do hoặc Đông Đức giàu hơn v.v…
Phẩm trở ra đưa cho tôi cái củ sâm. Sự thực thì tôi cũng có vài củ phòng thân giấu dưới đáy ba lô. Nhưng nghe Phẩm nói không dùng thì mới đề cập tới chứ nếu Phẩm không cho biết thì cuối cùng tôi cũng xài sâm của tôi Nếu có tác dụng thì về sau tôi cũng có kinh nghiệm dùng sâm hạ nhiệt độ cho bệnh nhân.
Tôi cạo gọt củ sâm bỏ vào nước đun sôi và chờ nguội đem đổ cho Núi. Nó uống được vài lần coi có mòi khá. Tôi sờ trán nó, thấy vẫn còn nóng hãi hùng như trước, nhưng hi vọng sâm Triều Tiên là đào tiên của Thượng đế ban cho.
- Nào thịt cà khu chín chưa? – Tôi quát một cách phấn khởi.
- Để tôi thử chút coi! – Ngữ nói rồi lấy thìa quệu lên một cục thịt, bốc lên tay thổi thổi rồi cắn thử. Ngữ buông trả lại gà mèn và kêu:
- Hôi rình, chắc ăn không nổi đâu anh. Thôi ăn món cổ điển của mình cho rồi..
Phẩm đang ngồi ở gốc cây bèn bước lại xem rồi nói với tôi:
- Tụi em có kinh nghiệm rồi. Thịt khỉ tanh lắm. Phải nín mũi ăn bừa. Ăn lấy sống chớ không lấy ngon. Anh chắt hết nước ra đi. Rồi đổ nước mới nấu một trận nữa. Xong vớt ra để cho ráo nước rồi mới xé nhỏ ra lấy cái nạc kho quết với muối thật mặn cho bán mùi hôi nuốt mới vô.
Hoàng Việt đang nằm trên võng cũng bật dậy:
- Kệ nó, dù sao nó cũng là thịt. Thịt khỉ bổ hơn thịt cọp đó!
Mọi người cùng cười. Tôi nói:
- Ừ, nay mai mình đi bắt cọp làm tái nghe anh Bảy.
- Ở đây đâu có dấm mà làm tái. Mượn nước mắt của con Thu kia kìa.
Thu cười tươi như mếu:
- Em khổ quá mà lúc nào các anh cũng chế em!
Tuy chê thịt hôi nhưng rồi ai cũng quơ một cục cạp gặm. Đói thịt mà. Hơn một tháng trời không có thịt vôngười, bây giờ thứ gì lại không nuốt. Cả Phẩm cũng ngoạm một cục. Tội nghiệp chỉ có họa sĩ Núi là nằm lịm không biết chuyện thế gian. Đứa nào cũng thấy khỏe người quá. Bỗng Hoàng Việt gợi ý:
- Còn cái đầu đâu? Để tao bổ ra ăn cái óc.
- Ghê bỏ bố. -Ngữ nói- Anh nói làm em phát lợm.
- Ở Chợ Lớn tụi Tàu cho óc khỉ đi kèm với Nhất dạ đế vương đó nghe tụi bây! Óc khỉ này? …Bậy quá phải hồi nãy để tao xả cái óc nó trước. Tao cũng quên khuấy đi mất. Nhưng bây giờ cũng chưa muộn. Cái đầu còn tươi. Mày ném nó đâu rồi. Nè, còn mấy cái xương tụi mày đã gậm, đừng vứt nghe,
- Để làm gì? – Ngữ hỏi.
- Để ổng gọt ống điếu! -Tôi nói- Cái bánh chè của ông chưa xài được.
- Đừng có trù mạt mày. Nè, gom hết ba cái xương khỉ lại rồi tao nấu cao dừng. Cao khỉ ở Hà Nội đâu có phải nấu bằng xương khỉ khỉ khô gì. Một bộ xương khỉ nấu chung với một gánh xương chó.
Phẩm kêu lên:
- Sao có chuyện kỳ vậy?
- Gì mà kỳ. Cao Bang Long cũng nấu kiểu đó thôi. Một bộ sừng nai nấu lộn với một thúng xương chó. Vậy nó vô chai dán nhãn Công ty Dược phẩm Hà Nội.
Tôi hỏi:
- Sao anh biết những chuyện đó?
- Sao mày không biết những chuyện đó?
- Vì tôi không có điều kiện để biết.
- Còn tao, tao có điều kiện để biết, biết chắc! -Hoàng Việt tiếp- Đảng và Chánh phủ mình mà, cái gì không làm được mậy! Làm ẩu, làm bậy, làm lén là số dách. Như. con đường quái gỡ này là cái gì? Có phải là một loại bịp kiểu cao khỉ Cao Bang Long không? Nói là đi giải phóng Miền Nam kỳ thực là để thanh toán phần nào nạn đói Miền Bắc
- Nữa, cha nội nói không có giữ mồm giữ miệng gì cả.
- Chẳng lẽ mày lại đi báo cáo tao ư? Tao chán thấy mẹ rồi! -Hoàng Việt ném cục xương khỉ vô gà men và nói- Hình của Nguyễn Hữu Thọ mà treo ngang với hình Cụ trước cửa Nhà hát lớn thì quả là một món Cao Bang Long tuyệt vời. Nè, đứa nào cạp xong, bỏ xương lại đây, rồi đi quơ củi. Tao quyết đinh sẽ nấu một mẻ cao tẩm đầu gối tụi mình. – Hoàng trỏ cái gà mèn không, bảo.
Tình hình bi đát càng trở nền bi đát. Mới được một phần ba đường mà đứa nào cũng sụm cả rồi. Chống gậy đi giải phóng Miền Nam thì chỉ có thời đại Hồ Chí Minh mới sáng tạo ra nổi thôi.
Tiệc thịt khỉ hầm suông rồi cũng kết thúc mỹ mãn với sáu chiếc gà men đầy xương khỉ. Hoàng Việt không nói đùa. Chúng tôi phải thi hành lệnh của đại ca mà đi quơ củi. Còn Hoàng Việt thì di bổ cái đầu khỉ ra lấy cái óc. Với cái dao trành, anh phải khá vất vả mới đạt được kết quả: Cái óc khỉ bằng quả bứa bị móc ra khỏi sọ đặt trên nắp gà mèn máu me đỏ lòm, trông khiếp quá.
- Nó phải ăn với muối tiêu, chanh và rượu mạnh rồi tới cái “vụ” kia.
- Vụ kia là vụ nào?
- Nhất dạ đế… be be! -Hoàng Việt lắc đầu- ở đây không có rượu, không xơi sống được, tớ phải chưng cách thủy thôi.
Nói vậy rồi anh đi nấu nướng nọ kia một cách tận tụy. Xong anh bảo:
- Cho thằng Núi nó ăn. Họa may nó mạnh mày ạ? Đau Nam chữa Bắc có khi cũng lành. Nếu nó có gì đi nữa mình cũng không ân hận vì “Đảng và Chánh phủ đã hết lòng chạy chữa…” – Hoàng Việt nhại lại câu cáo phó công thức chỉ dành cho các ông kẹ từ trần đăng trên báo Nhân Dân.
- Còn ba củ sâm này, còn những ống “Bê đui” này nữa. Sâm thì tao bỏ lộn vô Cao khỉ uống chắc ác lắm. Còn Bê đui thì phải đập ra uống thôi. Chứ không có ống chích thì làm sao cho nó vô mạch máu được? Nằm đây chờ nấu xong mẻ cao khỉ để tẩm bổ?
Biết tôi băn khoăn Phẩm nói:
- Đường còn xa lắm anh ạ! Chẳng vội gì mà đi. Vào các trạm trong cũng khó đi hơn ở ngoài này. Vô đó còn đụng các thứ khác, như biệt kích, fulrô nhiều hơn. Nằm lại, chừng nào khỏe rồi hãy đi.
Tôi không nói ra, nhưng biết đó chỉ là lời khuyên suông thôi. Bịnh nằm lại ngày nào thì càng lún xuống ngày ấy chứ khỏe gì được mà khỏe!
Phẩm từ giã bọn tôi đi về cái lều cô đơn cửa nó. Nó không muốn đi, nó chùng chình như có chuyện gì muốn nói. Và cuối cùng nó nói:
- Chắc mấy anh có mang máy ảnh theo! Vậy cho em xin một pô.
- Sao cậu biết tôi có máy ảnh?
- Thì anh nói anh là nhà văn nhà báo nên em nghĩ như thế!
- Ở đây chụp ảnh làm gì! Mặt mũi như ma trơi ai coi cho!
- Kệ nó, anh cứ chụp cho em!
- Ừ, chụp thì tôi chụp cho. Tôi có máy ảnh. Bây giờ còn chút nắng, mau lên!
Thấy tôi sốt sắng, Phẩm vội trút nước trong bi đông ra tay vuốt vuốt lên tóc, bắt vạt áo lên lau mặt rồi đến đứng giữa vệt nắng còn vàng ệnh trên mật đất lởm chởm.
Tôi nhanh nhẹn moi ba lô lấy máy ảnh ra. Để làm quái gì, cái tấm ảnh?
Tôi vừa bước dấn trước mật Phẩm vừa bảo:
- Cười tươi lên đi!
Phẩm nhếch mép.
- Muốn chụp từ vai lên, hay nguyên người?
Phẩm ngần ngừ một chút rồi hỏi:
- Anh cho em xin hai pô được không?
- Được!
- Vậy anh chụp một cái bán thân một cái nguyên người.
- Được rồi. Cười lại đi!
Phẩm lại run run nhếch môi. Tôi bấm. Rồi bảo:
- Đứng cho oai đi. Chống nạnh lên! Có cần mang các-bin không?
- Thôi đừng cho cái của quỉ đó vào.
Tôi lại bấm.
Thế là xong hai pa cho cậu bé.
- Chừng nào thì anh cho em xin hình được?
- Á à. ạ!
Đó là vấn đề. Ai cũng thích chụp hình, kẻ xấu người đẹp đều thích cả. Chụp xong muốn xem mặt mình ngay. Nhưng làm sao tôi có ảnh mà đưa cho nó.
Phẩm nói:
- Cái bán thân thì em gửi về bố mẹ em, còn cái nguyên người thì em tặng cho cô bé của em.
- Vậy à?
- Vâng. -Phẩm rơm rớm nước mắt- Lâu quá rồi anh ạ, em không có thư từ gì cả. Em đã gửi đi hằng chục lbức thư nhưng không có hồi âm. Em nghi người ta hủy bỏ hết chứ không cho đến tay người nhận đâu!
Phẩm tiếp:
- Từ lúc cái anh gì bị bom chết, cái hình ảnh em đưa cho anh đấy, em cứ bị ám ảnh bởi một trận bom khác. Ở đây thưa bom nhưng vì khách làm lộ quá rồi, thế nào cũng phải ăn thêm. Nếu em có bề nào thì ở nhà cũng còn tấm ảnh của em. Cũng như anh kia vậy, ảnh không đi tới nơi, nhưng anh mang ảnh về tới gia đình thì cũng như ảnh về tới nhà vậy.
Tôi khẽ thở dài, cố không cho Phẩm nghe. Rồi bảo:
- Chừng nào tôi rửa phim tôi gởi ra cho. Bây giờ chưa hết cuộn, chưa rửa được..
- Vâng, anh nhớ dùm em! – Phẩm bắt tay tôi thật chặt rồi quay lưng đi.
Tôi đoán thằng bé khóc.
Còn tôi, tôi chẳng biết nói sao, vì thực tình thì cái máy ảnh đã hỏng từ lâu. Tôi tính vứt đi, nhưng Năm Cà Dom bảo đưa cho y dùng làm dụng cụ “mần ăn,” khai thác… nọ kia.
Trên đường này cái gì cũng kỳ cục. Cái máy này của một người con gái tặng tôi, và tôi mang nó như một kỷ vật Trong ba lô tôi chẳng có món gì nặng đến thế ngoài quần áo chăn màn võng và thức ăn. Lúc khởi hành tôi chụp hăng lắm. Với ý đinh là về tới trong Nam sê rửa ra hình làm một cuốn album đặc biệt để ghi dấu một cuộc leo núi độc nhất trong đời mình, có thể để lưu lại cho con cho cháu. Tôi đã chụp đến trên chục cuốn phim, trong đó có những cảnh leo núi đêm, ngày, đít người trước ịnh trên mũi người sau hoặc mồm người sau hôn gót người trước, cảnh nấu cơm dưới mưa, cảnh quần áo bị chê nặng mắc trên nhánh cây hai bên đường, cảnh qua ngọn sông Bến Hải, cảnh đi cầu dây lắc lẻo qua suối, những pô cuối cùng tôi chụp được trước khi cái máy ảnh rã bành tô -(trong một lần giao liên dắt đoàn lội suốì ngâm mình dưới nước suốt nửa ngày trời), những pô đó là hình ảnh một “tù binh” Mỹ bị nhốt trong củi heo ngất ngư gần chết.
Cái buồng tối tróc keo dán, cái nút bấm bị sét ống kính mờ và rễ tre, nên chỉ còn có cái hình thức. Thế nhưng Năm Cà Dom dùng nó để gạ gầm đổi cái này cái nọ với những pô ảnh không bao giờ rửa ra hình. Anh ta làm có vẻ tự nhiên, và chiếm được những chiến lợi phẩm một cách dễ dàng. Một lần hạ trại mưa liên miên không moi đâu ra củi, Năm Cà Dom “chụp” cho một đơn vị bộđội vài “pô” và gởi ba phần gạo của chúng tôi vào các soong to của đơn vị. Anh nuôi có tăng che và bộ đội xốc vác đi tìm củi rất tài. Do đó tụi tôi có cơm chín mà ăn.
Đại khái như vậy. Kể cũng không phải là bất lương lắm. Khi Năm Cà Dom trả lại cho tôi, tôi cất trong ba lô, không có ý định sẽ kế vị Năm Cà Dom nhưng lại cũng không chịu ném cái máy đi, mang nó như một khối sắt nho nhỏ trên lưng, trong khi các mẩu giấy mang nét chữ người yêu Hà Nội cũng đều bị tôi giản chính đến tàn nhẫn bằng cách làm đóm dóm bếp.
Những cuộn phim tôi chụp được, tôi cũng cho chung số phận với các mẩu giấy kia vào một chiều không tìm ra củi. Thế nhưng cái máy thì lại yên thân. Chẳng ngờ bây giờ lại có tác dụng. Tôi moi nó ra chụp cho Phẩm một cách tự nhiên, không có ý lợi dụng hoặc gạt gẫm gì cậu ta. Tôi thấy tội nghiệp cậu thanh niên qua tâm trạng của tôi trong những ngày gần đây, có lẽ cũng là tâm trạng của mọi người trên đường này: Sợ mình chết mà gia đình không hay biết.
Do đó, thay vì hối hận, tôi lại thấy vui. Tôi có lừa chăng nữa thì sự lừa bịp của tôi cũng chẳng chết ai. Có kẻ lừa chúng tôi đến hai lần đi vào chỗ chết mà vẫn ung dung ngồi trên cao và được ca ngợi là anh minh đó thì sao: một lần tập kết bằng tàu biển và lần này hồi kết bằng trèo núi.
Mạng Người Lá Rụng Mạng Người Lá Rụng - Xuân Vũ Mạng Người Lá Rụng