Trong chừng mực nào đó, chúng ta đôi khi phải chấp nhận những điều không như ý. Nhưng tuyệt đối không được từ bỏ niềm hy vọng.

Martin Luther King, Jr

 
 
 
 
 
Tác giả: Cổ Long
Thể loại: Kiếm Hiệp
Số chương: 48
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3190 / 24
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 47 - Di Nhân Thất Đảm
án cừu đã trả xong nhưng Tân Tiệp vẫn thấy lòng mình chưa thanh thản. Chàng còn mang hai mối nợ ân tình của hai thiếu nữ đã cứu sống chàng và cả hai đều nặng tình với chàng.
Mỗi lần nhìn thấy pho «Độc Kinh» mà chàng luôn giữ trong người là Tân Tiệp luôn ray rứt nghĩ đến Kim Mai Linh. Nàng đã dâng hiến tất cả để cứu chàng thoát chết nhưng từ sau khi chàng bị Mậu Thất Nương bắt tới Vô Cực Đảo thì Kim Mai Linh không biết đã đi đâu.
Đôi lúc Tân Tiệp đau đớn nghĩ rằng nàng đã gặp tai họa nhưng lòng chàng vẫn ray rứt không nguôi, quyết tâm tìm cho bằng được nàng.
Trước mặt Kim Kỳ và Phương Thiếu Khuê, chính Kim Mai Linh đã nhận mình là thê tử của Tân Tiệp và chàng cũng không phủ nhận điều đó. Do đó chàng thấy mình phải có trách nhiệm tìm bằng được nàng.
Nàng có biết phụ thân của mình đã chết rồi không? Bây giờ nàng không còn ai thân thích. Kim Nhất Bằng đã tuyệt tích giang hồ, lúc tỉnh lúc điên. Nàng chỉ còn có Tân Tiệp là người thân duy nhất với danh nghĩa phu thê...
Chàng quyết định nhờ Cái Bang giúp đỡ.
Ngô Lăng Phong tuy thầm hứa sẽ tác hợp Tân Tiệp với Trương Thanh nhưng khi nghe Tân Tiệp kể về Kim Mai Linh, thì chàng liền cảm thông cho tình cảnh của Kim Mai Linh và tán thành ý định của Tân Tiệp.
Ngô Lăng Phong cũng định đi tìm Tô Huệ Chi...
Thế là hai người từ biệt Mai Sơn Dân, hành trình lên phía Bắc.
Chiều hôm đó, hai người đang dừng lại dưới chân núi Đại Bàn Sơn thì thấy một nhân ảnh vận cà sa màu xam lướt qua rất nhanh, rẽ sang con đường bên tả.
Cả Tân Tiệp lẫn Ngô Lăng Phong kinh hoàng nhìn theo. Người đó còn cắp theo một nữ nhân, thế mà vẫn lướt đi với một tốc độ kinh nhân. Hai người chưa từng thấy ai có khinh công siêu phàm đến thế.
Sau phút sững sờ, Ngô Lăng Phong trấn tĩnh trước tiên. Chàng ngập ngừng nói:
− Tiệp đệ, hình như nữ nhân bị mang đi đó trông mặt quen quen...
Tân Tiệp giẫm chân nói:
− Phải rồi. Đệ thấy nữ nhân đó rất giống Trương Thanh nhưng sợ mình hoa mắt trông nhầm... Đuổi theo mau!
Hai người lập tức thi triển khinh công, dốc toàn lực đuổi theo.
Tuy đường dốc rất hiểm trở nhưng hai người đều có khinh công tuyệt thế nên chẳng khác gì đi trên đất bằng. Nhưng lạ thay, vẫn không trông thấy bóng dáng của tăng nhân đâu.
Đuổi chừng hai dặm, Tân Tiệp thấy bên đường có một thạch động. Trước mặt là đồi núi khá trống trải, nhưng không thấy một nhân ảnh nào.
Ngô Lăng Phong nói:
− Lão tăng kia nếu tiếp tục chạy tất chúng ta đã phát hiện ra rồi. Hãy cứ vào thạch động này tìm thử xem?
Họ chưa kịp suy tính gì thêm thì chợt có một nhân ảnh từ thạch động đi ra, đứng lại ngay trước động khẩu. Người đó chừng như đã phát hiện ra Tân Tiệp và Ngô Lăng Phong nên rút kiếm cầm tay phòng bị. Người gió cũng vận y phục màu xám!
Hai thiếu niên lập tức lao tới thạch động. Nhưng cách động khẩu vài trượng thì Tân Tiệp đột nhiên dừng lại. Chàng đã nhận ra người đó chính là Võ Lâm Tú Sĩ Tôn Y Trung. Tân Tiệp thấy lòng mình rối như tơ vò. Đã là Tôn Y Trung thì nhất định không có quan hệ gì với lão hòa thượng vừa bắt Trương Thanh. Chàng còn nhớ lão hòa thượng kia đôi mày dài bạc trắng, người cao gầy, chắc cũng trên trăm tuổi. Tân Tiệp cảm thấy rất khó xử, không biết mở lời thế nào, đành gượng cười nói:
− Tôn huynh bấy lâu vẫn khỏe chứ?
Tôn Y Trung cũng lộ vẻ bối rối, hỏi:
− Hai vị làm sao lại tới đây?
Ngô Lăng Phong chợt kêu lên:
− Tiệp đệ, hãy nhìn xem người đó là ai?
Rồi chàng chỉ tay vào thạch động.
Tân Tiệp nhìn vào thì thấy một người đang quỳ bên một cái hang nhỏ, bên cạnh là một bó hương màu đỏ tỏa khói nghi ngút. Người đang quỳ đang đè cổ một con rắn lớn màu sặc sỡ, chỉ cần nhìn cái đầu và nước da óng ánh màu đỏ, vàng, đen pha lẫn nhau thì cũng biết là loại rắn kịch độc. Tân Tiệp chợt kinh hãi suýt kêu lên vì người kia có bộ mặt đầy sẹo gớm ghiếc chính là Thiên Ma Kim Kỳ!
Tân Tiệp kinh dị nghĩ thầm:
“Kim Kỳ bắt thứ rắn đó chính là loại độc xà cực hiếm có tên là Kim Thiệt Nhi. Trong Độc Kinh nói rằng Kim Thiệt Nhi dùng để chế một loại độc vô cùng lợi hại là «Huyết Hồn Độc Sa». Nhưng làm sao hắn lại ở đây, mà lại còn có Tôn Y Trung nữa?”.
Kim Kỳ nổi tiếng là đệ nhất quái nhân, thấy Tân Tiệp và Ngô Lăng Phong đứng trước động mà vẫn không thèm nhìn lấy một lần.
Ngô Lăng Phong nói:
− Chúng ta cứ vào trong động tìm xem!
Không ngờ Tôn Y Trung nói lớn:
− Không được!
Tân Tiệp ngạc nhiên hỏi:
− Vì sao?
Tôn Y Trung thấy hình như mình đã quá nóng nảy nên dịu giọng nói:
− Xin hai vị tạm thời đừng vào trong đó...
Tân Tiệp cảm thấy có vấn đề nên hỏi:
− Nhưng vì sao chứ?
Có lẽ chàng sốt ruột nên giọng nói đanh lại một chút. Tuy vậy, Tôn Y Trung không có vẻ gì tức lại, nhưng lại không chịu trả lời. Tân Tiệp càng hỏi dồn:
− Ta hỏi vì sao, ngươi trả lời đi chứ?
− Không vì sao cả, chỉ là không vào được thôi!
Tân Tiệp càng sinh nghi, cho rằng Trương Thanh nhất định ở trong thạch động, quyết xông vào cho bằng được. Chàng không nói thêm gì nữa, đưa mắt ra hiệu cho Ngô Lăng Phong rồi đề khí chuẩn bị xông vào.
Tôn Y Trung cầm chặt trường kiếm, đứng chắn giữa động khẩu, thái độ rất kiên quyết. Chính lúc đó chợt có tiếng cười phát ra từ phía sau. Tân Tiệp và Ngô Lăng Phong liền quay lại nhìn.
Cách động khẩu chừng bốn năm trượng có năm người đứng sát vai nhau, phục sức đủ kiểu, hình thù cao thấp cũng bất đồng.
Tân Tiệp chỉ lướt mắt nhìn đã nhận ra ngay tên đứng trước là Kim Lỗ Ách.
Hiển nhiên bốn tên còn lại cũng từ Thiên Trúc đến.
Kim Lỗ Ách cười nhạt, cất giọng lạnh lùng hỏi:
− Tân đại hiệp từ dạo đó đến nay vẫn mạnh khỏe chứ?
Dạo đó tức là hắn muốn nhắc đến cuộc đại chiến ở Tiểu Trấp Đảo.
Tân Tiệp cũng nhếch môi cười nhưng không đáp.
Trong thạch động, Kim Kỳ vẫn bò ra đất, mân mê con rắn độc, chăm chú vào công việc kỳ quặc của mình mà không để ý đến chuyện bên ngoài.
Kim Lỗ Ách thấy đối phương lạnh lùng như vậy cũng không tức giận, chỉ nói:
− Hôm nay huynh đệ chúng ta có một việc nhỏ muốn yêu cầu Tân đại hiệp.
Hắn chợt nhìn thanh kiếm đeo trên lưng Tân Tiệp, nhíu mày nói thêm:
− À... lần này Tân đại hiệp có khác so với trước đây, có bảo kiếm hiếm thế bên mình...
Tân Tiệp thấy đối phương vừa nhìn qua đã biết ngay là bảo kiếm thì thầm phục nhãn quang của Kim Lỗ Ách. Nhưng chưa biết ý đồ của đối phương nên chàng băn khoăn tự hỏi:
“Không biết chúng có quỷ kế gì đây. Cả năm tên này chắc là sư huynh đệ... Nhất định Bình Phàm Thượng Nhân đoán không lầm.
Chúng tới đây để rửa mối nhục ở Vô Vi Sảnh lần trước...” Chàng liền hỏi:
− Yêu cầu gì?
Kim Lỗ Ách cười khan đáp:
− Cũng không có gì ghê gớm, chỉ là câu trước đây thôi. Chúng ta chỉ xin Tân đại hiệp nói một lời. Nếu được vậy thì huynh đệ ta sẽ vô cùng cảm kích.
Tân Tiệp nhíu mày hỏi:
− Đó là câu gì?
Kim Lỗ Ách cố tình quanh co:
− Đúng hơn là thừa nhận một điều...
Tân Tiệp đã thấy bực mình vì trò mèo vờn chuột của đối phương. Chàng sẵng giọng nói:
− Thừa nhận việc gì?
− Chỉ cần Tân đại hiệp thừa nhận võ học của Thiên Trúc cao hơn võ học Trung Nguyên!
Tân Tiệp nổi giận đáp:
− Ngày trước Hằng Hà Tam Phật đại chiến với Thế Ngoại Tam Tiên ở Tiểu Trấp Đảo đã chiếm được chút ưu thế nào đâu mà bây giờ ngươi dám...
Kim Lỗ Ách ngắt lời:
− Ba vị sư phụ chẳng qua thấy Vô Cực Đảo Chủ phát bệnh nên mới dừng tay. Thế mà Tân đại hiệp không hiểu phải trái...
Tân Tiệp bỗng ngửa mặt cười hô hô hỏi:
− Các hạ tìm tới họ Tân ta chỉ để nói việc đó thôi sao?
Kim Lỗ Ách gật đầu.
Tân Tiệp chợt thấy huyết khí sôi lên, quên bẵng việc mình đang tìm Trương Thanh, cũng không thèm để ý đến hiểm cảnh trước mắt. Chàng quát lên:
− Vậy thì họ Tân ta trả lời rằng:
các ngươi cút đi!
Giá như lúc đó chàng bình tâm hơn, nhớ đến việc đi tìm Trương Thanh, nhớ đến thái độ kỳ quặc của Tôn Y Trung và Kim Kỳ đối với mình rất thiếu thiện chí nếu không nói là thù địch, ngoài ra bọn Kim Lỗ Ách có đến năm người chắc rằng thân thủ đều cao cường không kém gì Kim Lỗ Ách, trong lúc đó chàng chỉ có hai người... Nếu suy tính đến những chuyện đó thì có lẽ chàng đã không căng thẳng như thế.
Lúc đó Tân Tiệp chỉ thấy rằng đối với một võ sĩ, có những cái còn trọng đại hơn ái tình và sinh mạng!
Kim Lỗ Ách chỉ cười hăng hắc hai tiếng rồi với vẻ thản nhiên, chỉ tay vào tên hòa thượng thấp bé đứng đầu hàng nói:
− Vị này là tệ đại sư huynh, Mật Đà Bảo Thụ.
Tân Tiệp nhìn tên tăng lùn, thấy huyệt Thái Dương gồ cao, hai mắt sáng rực, thân thể tuy thấp bé nhưng khí độ trầm ổn, hai chân vững như Thái Sơn. Chàng thầm nghĩ:
“Tên lùn này công lực nhất định rất thâm hậu, chỉ sợ không kém bao nhiêu so với Hằng Hà Tam Phật. Trong năm tên thì hắn là đối thủ đáng gờm nhất!”.
Kim Lỗ Ách lại đưa tay chỉ sang một tên đầu đà bận hoàng bào đứng bên tả, giới thiệu tiếp:
− Còn đây là nhị sư huynh! Thanh Trần La Hán!
Tiếp đến hắn chỉ sang tên thứ hai bên tả:
− Vị này là tam sư huynh Gia Đại Nhĩ, hai vị đã có gặp rồi!
Cuối cùng hắn chỉ tên cao nhồng, tóc tai rối bù đứng bên phải nói:
− Còn đây là tứ sư huynh Ôn Thành Bạch La. Hô hô... năm huynh đệ chúng ta xưng là Bà La Ngũ Kỳ.
Tân Tiệp chợt nhớ Bình Phàm Thượng Nhân có nói về lai lịch của pho võ học Thiên Trúc nên cười nhạt nói:
− Ha ha... lẽ ra phải xưng là Bà La Lục Kỳ mới đúng!
Kim Lỗ Ách biến sắc nhưng vội hừ một tiếng, nói át đi:
− Tân đại hiệp khéo đùa... Thôi, không nhiều lời...
Hắn dừng một lúc đưa mắt nhìn quanh một vòng rồi tiếp:
− Tân đại hiệp không chịu thừa nhận võ học Thiên Trúc cao minh hơn võ học Trung Hoa cũng được. Chỉ là lần trước chúng ta giao thủ ở Khuê Sơn, tại hạ trở về có kể cho tứ vị sư huynh nghe về thần công và tuyệt học của Tân đại hiệp.
Họ đều rất khâm phục nên nhất quyết tìm bằng được Tân đại hiệp để lĩnh giáo cao chiêu...
Tân Tiệp cố trấn tĩnh, lượng định tình thế trước mắt nhưng chưa tìm được cách phù hợp. Chàng quay sang nhìn Ngô Lăng Phong thì bắt gặp ánh mắt chờ đợi, liền hỏi:
− Thế nào?
Ngô Lăng Phong trả lời kiên quyết:
− Cứ liều lấy một đấu một!
Tân Tiệp ngửa mặt cười to nói:
− Đại trượng phu sống trong trời đất, cho dù không được thành danh thì chết cũng có đất chôn. Đại ca! Tuy nói thế nhưng bằng vào sức của năm tên quái thai này thì làm gì được hai huynh đệ chúng ta chứ?
Kim Lỗ Ách bỗng nhíu mày hỏi:
− Cái gì? Hai huynh đệ ngươi ư?
Rồi hắn bỗng phá lên cười sằng sặc nói:
− Hắc hắc hắc! Hai ngươi... chỉ có hai ngươi thôi! Hắc hắc...
Tân Tiệp chưa kịp đáp thì sau lưng chợt vang lên tiếng nói:
− Ba người!
Người vừa lên tiếng chính là Võ Lâm Tú Sĩ Tôn Y Trung. Tôn Y Trung vẫn đứng ở động khẩu cách Tân Tiệp và Ngô Lăng Phong chừng hai trượng.
Câu nói đó không những làm Tân Tiệp và Ngô Lăng Phong bất ngờ mà đám Thiên Trúc cũng không ngờ tới.
Kim Lỗ Ách giương mắt nhìn, thấy người vừa nói là một thanh y thiếu niên gầy gò, lưng đeo trường kiếm thì cười khùng khục nói:
− Tốt lắm! Thì tính luôn cả ngươi nữa vậy!
Lại có tiếng vang lên:
− Hắc hắc! Còn ta đây nữa!
Lần này cả Bà La Ngũ Kỳ đều ngước mắt nhìn. Chỉ thấy từ trong thạch động, một quái nhân đầu bù tóc rối đang lừng lững đi ra. Người này trên mặt có hai vết sẹo đao làm sống mũi biến dạng hẳn đi, trông thật đáng sợ. Đó chính là nhân vật hung danh vang khắp giang hồ Thiên Ma Kim Kỳ!
Cả năm tên Bà La Ngũ Kỳ đều thấy lòng chấn động, xì xồ mấy câu Phạn ngữ.
Tân Tiệp vốn không ngờ hai người này đứng về phía mình. Nay chàng thấy lực lượng đã thay đổi, có thể tương đương với đối phương nên lòng rất hứng khởi.
«Soẹt» một tiếng, Tân Tiệp rút trường kiếm cầm tay, sẵng giọng nói:
− Để tiểu đệ đối phó với tên lùn này cho!
Ngay lập tức, Võ Lâm Tú Sĩ Tôn Y Trung và Thiên Ma Kim Kỳ cũng lướt đến.
Song phương đứng thành hai hàng đối diện, cách nhau chỉ ngoài một trượng.
Kim Lỗ Ách lạnh giọng nói:
− Dám hỏi quý tính đại danh của hai vị này?
Tuy hắn đã từng gặp hai người nhưng vẫn chưa biết tên.
Tôn Y Trung cười hô hô đáp:
− Đánh là đánh, biết tên làm gì?
Thiên Ma Kim Kỳ tiếp:
− Hỏi để báo cho Diêm Vương lão ngũ hay sao?
Kim Lỗ Ách nổi giận gầm lên:
− Tiểu tử ngươi chớ cuồng! Hôm nay các ngươi sẽ phải táng mạng ở hoang sơn này!
Dứt lời, hắn phất mạnh tay, một sợi dây thừng đen bóng đã xuất hiện trong tay, một đầu vươn ra như con độc xà vừa ngóc đầu khỏi hang.
Ngô Lăng Phong bước tới một bước, rút Đoạn Hồn Kiếm vung lên, xuất một chiêu «Quỷ vương ba hỏa».
Bà La Tứ Kỳ thấy Kim Lỗ Ách đã động thủ thì cũng xuất binh khí chuẩn bị.
Tân Tiệp quay sang gật đầu với Tôn Y Trung và Thiên Ma Kim Kỳ rồi lao đến trước mặt tên lùn có tên Mật Đà Bảo Thụ. Mai Hương Kiếm phát hàn quang lấp lánh, chớp mắt điểm thành bảy đóa mai hoa nhắm vào yếu huyệt trên mình Mật Đà Bảo Thụ.
Tên hòa thượng này không ngờ kiếm pháp đối phương thần diệu như vậy, vội hét lên một tiếng rồi trầm vai xuống, khéo léo chui qua màn kiếm quang, tránh được hiểm chiêu. Đột nhiên thaan vẫn ở phía trước hắn ngoái đầu lại, hai nắm tay khẳng khiu vung song chưởng đánh ngược lại nhằm vào yếu huyệt Thần đình và Huyền cơ của Tân Tiệp. Tên hòa thượng dáng người thấp bé nên động tác nhanh nhẹn khác thường.
Tân Tiệp không kịp thu kiếm, đành dùng tả chưởng nghinh chiêu.
Đơn chưởng tiếp song chưởng nên tất bị thiệt thòi. Tân Tiệp bị chấn lùi hai bước. Chàng kinh hãi nghĩ thầm:
“Tên này quả không hổ danh là lão đại của Bà La Ngũ Kỳ. Với bàn tay nhỏ xíu như thế mà chưởng lực thật thâm hậu, hơn cả Kim Lỗ Ách!”.
Tân Tiệp lại xuất chiêu «Hàng mai thổ nhụy» nhằm cổ, vai, ngực đối phương điểm tới năm kiếm.
Mật Đà Bảo Thụ xoay người, trong tay đã có một chiếc Nguyệt nha sạn nhỏ, không biết làm bằng vật gì mà phát sáng màu ngọc bích. Vừa bị một kiếm, biết đối phương không phải tầm thường nên Mật Đà Bảo Thụ phải xuất binh khí.
Mật Đà Bảo Thụ thấy chiêu kiếm của đối phương cực kỳ lợi hại, liền múa Nguyệt nha sạn đánh bạt kiếm khí sang hai bên, một lần nữa lại lách mình thoát ra ngoài. Đồng thời dùng cán tiểu sạn điểm vào Hữu cung huyệt của Tân Tiệp.
Tuy là chiêu do phản ứng mà phát xuất ra nhưng rất hiểm ác, khiến Tân Tiệp phải lùi về đối phó.
Bấy giờ tất cả mọi người đã tìm ra đối tượng nên động thủ loạn xạ cả lên.
Tân Tiệp dấu với lão đại Mật Đà Bảo Thụ, Tôn Y Trung đấu với lão tam Gia Đạt Nhĩ, Thiên Ma Kim Kỳ đấu với lão nhị Thanh Trần La Hán, còn Ngô Lăng Phong đấu với Kim Lỗ Ách. Chỉ có lão tứ Ôn Thành Bạch La đứng ngoài quan chiến, sẵn sàng ứng phó trong trường hợp cần thiết.
Thấy lão đại mới hai chiêu đã bất lợi, Ôn Thành Bạch La hét to một tiếng, vung nhuyễn tiên quất vào hạ bàn Tân Tiệp.
Chàng vừa đối phó với Mật Đà Bảo Thụ, vừa quan sát toàn cuộc chiến nên khi Ôn Thành Bạch La vừa lao vào thì chàng đã nhận ra. Tân Tiệp liền xuất một kiếm đánh lùi Mật Đà Bảo Thụ rồi quay lại xuất chiêu đầu tiên trong «Đại Diễn thập thức» là «Phương sinh bất tức» chém vào vai phải của Ôn Thành Bạch La.
Ôn Thành Bạch La kinh hãi, không kịp thu roi đành nghiêng sang trái tránh chiêu. May là lúc đó Mật Đà Bảo Thụ đã dùng tiểu sạn chặn được Mai Hương Kiếm, bằng không thì Ôn Thành Bạch La phải đành bỏ nhuyễn tiên rồi!
Gia Đạt Nhĩ đang động thủ với Tôn Y Trung, chợt thấy Thiên Ma Kim Kỳ bỏ đối thủ, nhảy lướt qua đâm một kiếm vào Chương môn huyệt. Gia Đạt Nhĩ thất kinh, vội thu chiêu nhảy ra khỏi vòng chiến rồi lập tức lao tới Thiên Ma Kim Kỳ, nổi cơn thịnh nộ xuất chiêu đánh tới tấp.
Lão nhị Thanh Trần La Hán thấy đối thủ bỏ mục tiêu, thừa cơ hội nhảy đến sau lưng Tôn Y Trung xuất một quyền đánh vào hậu tâm.
Tôn Y Trung cười hô hô nói:
− Hay lắm! Hãy tiếp ta một kiếm!
Nói là một nhưng Tôn Y Trung quay người xuất liền bốn năm kiếm!
Lúc này cuộc chiến hoàn toàn hỗn loạn, chỉ cần thấy người của phe đối phương là đánh, không ai có đối thủ ổn định.
Lại nói, Ôn Thành Bạch La đánh lén một chiêu thất bại, được Mật Đà Bảo Thụ chi viện mới khỏi lạc bại thì tức giận, vung nhuyễn tiên vận lực cho duỗi thẳng ra như ngọn roi thép nhằm bốn đại huyệt trên người Tân Tiệp điểm tới.
Mật Đà Bảo Thụ cũng đồng thời vung Nguyệt nha sạn đánh vào.
Tân Tiệp không hề nao núng, thi triển «Đại Diễn Thần Kiếm» tả xung hữu đột, biến hóa khôn lường, giữa hai cường địch vẫn không hề kém thế.
Cuộc đấu giữa Ngô Lăng Phong và Kim Lỗ Ách cũng đang rất quyết liệt. Từ đầu, chỉ có trận chiến của hai người này là không hề xáo trộn.
Tuy là nhân vật cuối cùng trong Bà La Ngũ Kỳ nhưng Kim Lỗ Ách lại được sư phụ sủng ái nhất. Công lực của hắn rất cao, chỉ kém đại sư huynh Mật Đà Bảo Thụ mà thôi. Lần này hắn vào Trung Nguyên chủ yếu là tìm Tân Tiệp để tiêu diệt, còn những người khác thì hắn không coi vào đâu cả.
Thấy Ngô Lăng Phong xuất kiếm, hắn chỉ hừ một tiếng rồi vung ngay sợi dây thừng cuốn lấy.
Nhưng chiêu kiếm của Ngô Lăng Phong lại là «Quỷ vương ba hỏa» rất uy mãnh. Khi sợi dây thừng vừa cuốn đến thì mũi kiếm đã lướt qua, nhằm vào Khúc trì huyệt của Kim Lỗ Ách.
Hắn không ngờ chiêu kiếm của Ngô Lăng Phong lại thần tốc đến thế, vội vã lùi về một bước, thu dây lại biến chiêu để đối phó.
Năm xưa Hà Lạc Nhất Kiếm Ngô Chiếu Vân đại chiến với Trường Bạch Tam Ưng, chỉ dùng một chiêu «Quỷ vương ba hỏa» này mà đả thương liền hai người, tên thứ ba đành phải chạy tháo thân. Nay Ngô Lăng Phong tuy còn trẻ nhưng lại gặp kỳ duyên ăn được Huyết quả nên công lực không hề kém phụ thân năm xưa.
Sau khi giao thủ qua mấy chiêu, Kim Lỗ Ách chợt nhận ra rằng chỉ sau mấy tháng mà công lực và võ công của chàng thiếu niên tuấn mỹ này đã tăng tiến bội phần. Hắn đưa mắt quan sát đấu trường, thấy nhị sư huynh đang đấu với Tôn Y Trung. Cả hai đều dùng trường kiếm, thế trận rất kịch liệt. Cả hai đều bị khuất đi trong kiếm ảnh và khói bụi mịt mù.
Kim Lỗ Ách lại nhường một chiêu nữa, lùi lại nghĩ thầm:
“Trong năm người bọn ta thì kiếm thuật của nhị sư huynh cao cường nhất, thế mà không thu thập nổi tiểu tử kia. Chẳng lẽ bốn tên này đều là cao thủ nhất đẳng của võ lâm Trung Nguyên sao?”.
Hắn đoán quả không lầm. Bốn thiếu niên tình cờ gặp nhau nơi hoang sơn này đều là nhất đẳng cao thủ của võ lâm Trung Nguyên.
Kỳ thực, tên lão nhị Thanh Trần La Hán không những kiếm thuật đứng đầu Bà La Ngũ Kỳ mà còn là anh tài kiệt xuất khắp Thiên Trúc. Nhưng lúc này Tôn Y Trung lại thi triển tuyệt học của Bình Phàm Thượng Nhân truyền cho là «Hồi Bích Kiếm Pháp», tuyệt kỹ thất truyền của Thiếu Lâm. Cho nên mặc dù Thanh Trần La Hán công kích như vũ bão nhưng Tôn Y Trung không chịu nhường một bước.
Bên kia, Gia Đạt Nhĩ tay quyền kết hợp cùng tay kiếm, tả một quyền, hữu một kiếm, không lúc nào ngừng. Nhưng Kim Kỳ chừng như càng điên cuồng hơn, lấy công đối công, không quản nguy hiểm.
Hai cặp đấu này đang ở thế bình thủ.
Sau khi quan sát toàn trường, Kim Lỗ Ách yên tâm thầm nhủ:
“Tiểu tử mặt quỷ kia tuy hung tàn nhưng lại là đối thủ yếu nhất. Bởi thế tam sư huynh có thể đối phó được. Chỉ cần ta hoặc đại sư huynh thắng thế thì tình thế thay đổi ngay, thu thập cả bốn tên cũng không có vấn đề gì.”.
Hắn đang mãi suy nghĩ thì Ngô Lăng Phong đã quát to:
− Xem kiếm!
Lời vừa dứt thì kiếm của Ngô Lăng Phong đã đến ngay.
Kim Lỗ Ách không lùi, sợi dây thừng lại cuốn sang... Sợi dây uốn hai vòng rồi mới quật vào huyệt Khúc Trì của đối phương.
Ngô Lăng Phong cũng hướng mũi kiếm theo thế của sợi dây thừng, xoay hai vòng vừa khéo tránh thế công rồi tiếp tục thi triển «Quỷ vương ba hỏa».
Kim Lỗ Ách tuy bị bức lùi hai lần nhưng bụng vẫn xem thường Ngô Lăng Phong. Lần này hắn xuất tuyệt chiêu, không ngờ kiếm thuật của đối phương lại tinh diệu đến thế. Hắn lại bị bức lùi hai bước, miệng thét to một tiếng, vung sợi dây lên, xuất hết kỳ chiêu dị thức cuốn ra rợp trời.
Sau cuộc đại chiến ở Ngũ Hoa Sơn, kiếm thuật của Ngô Lăng Phong đã tiến bộ hơn nhiều, có thể thu phát tùy ý. Chàng cũng hét to một tiếng, kiếm chiêu tiếp nối nhau liên hồi kỳ trận, cùng Kim Lỗ Ách giành giật tiên cơ.
Chợt nghe giữa trận vang lên những tiếng thét điên cuồng. Nguyên là Gia Đạt Nhĩ và Kim Kỳ như đã phát cuồng. Song phương đều có thương tích song vẫn lao vào nhau như hai con ác thú, vừa dùng binh khí vừa dùng quyền cước, miệng la hét để trợ uy!
Gia Đạt Nhĩ chưa bao giờ gặp phải đối thủ lợi hại đến thế vì Kim Kỳ bất chấp đối phương công kích thế nào, đều liều mạng tiếp chiêu, quyết không nhường một bước. Gia Đạt Nhĩ đấu được một lúc thì phát ngán vì sự kiên cường đến liều lĩnh của đối phương. Hắn còn ngán cả bộ mặt quỷ dữ dằn với hai vết sẹo đỏ tím làm chiếc mũi lệch hẳn đi và nhìn mà phát sợ của Kim Kỳ.
Hai nhân ảnh vừa xáp vào nhau rồi lại tách ra. Kim Kỳ bị trúng một kiếm vào vai phun máu! Nhưng Gia Đạt Nhĩ cũng chẳng hơn gì, bị Thiên Ma Kim Kỳ dùng tuyệt chiêu trong «Bách Túc Kiếm Pháp» của Độc Quân Kim Nhất Bằng đâm một kiếm vào ngực.
Bấy giờ cảnh tượng trên núi Đại Bàn Sơn thật hỗn loạn. Chín cao thủ thượng thặng của võ lâm Trung Nguyên Và Thiên Trúc đang triển khai cuộc tử chiến. Chỉ có thể dùng hai từ khốc liệt để hình dung trận chiến đó. Về mức độ ác liệt thì có phần hơn cả cuộc đại chiến ở Tiểu Trấp Đảo giữa sáu đại cao thủ Thế Ngoại Tam Tiên và Hằng Hà Tam Phật. Chỉ sợ trong vòng mấy trăm năm hiếm có một cuộc chiến nào kinh tâm động phách và hào hùng như vậy!
Đột nhiên, giữa trường đấu bỗng phát sinh đột biến.
Chỉ thấy đệ nhất kiếm khách Thiên Trúc là Thanh Trần La Hán và Võ Lâm Tú Sĩ Tôn Y Trung cùng lao vút lên không, kiếm quang đan xen vào nhau tạo thành một vòng tròn làm rối cả mắt trong phạm vi ba trượng.
Thanh Trần La Hán đánh mãi mà không hạ được đối phương thì đã phát nộ, xuất bình sinh tuyệt học là «Bách Hợp Huệ Kiếm».
«Bách Hợp Huệ Kiếm» có cả thảy mười chín thức, là tuyệt học trấn môn của Phi Long Giáo. Thanh Trần La Hán may mắn đoạt được bí phổ này nhưng đến giờ vẫn chưa dùng đối địch lần nào. Thế nhưng lần này vì đụng phải cường địch, Thanh Trần La Hán dùng đến mười thức mà vẫn không chọc thủng được màn kiếm quang dày đặc của Tôn Y Trung.
Tuy vậy, Tôn Y Trung cũng cảm thấy áp lực mỗi lúc một tăng. Lại thêm ba chiêu nữa, Tôn Y Trung đã bắt đầu lâm vào hiểm cảnh. Trong lúc nguy cấp, Tôn Y Trung thét to một tiếng, hoành ngang trường kiếm vận hết công lực đánh bạt ra, đồng thời đánh liền ra ba kiếm. Đó chính là chiêu «Phương sinh bất tức» trong «Đại Diễn Thần Kiếm».
Tuyệt học của Bình Phàm Thượng Nhân vừa thi triển lập tức phát sinh uy lực.
Thanh Trần La Hán cảm thấy mình sắp đắc thủ thì bụng mừng thầm. Nào ngờ đối phương đã biến chiêu, hơn nữa chiêu thức lại vô cùng ngụy dị. Thanh Trần La Hán thấy thế kiếm không thể công vào được, cũng chưa biết hóa giải thế nào, đành lùi lại tránh chiêu kiếm, chờ đối phương xuất hết chiêu sẽ thi triển toàn bộ tuyệt học «Bách Hợp Huệ Kiếm» công vào.
Tôn Y Trung một chiêu đắc thủ thì càng vững tin hơn. Khi thấy đối phương lại công vào, không chút nao núng tiếp tục thi triển «Đại Diễn Thần Kiếm».
Những cặp đấu khác thấy cuộc chiến của hai người này khốc liệt như vậy thì đều dạt ra xa.
Kim Lỗ Ách thấy nhị sư huynh xuất hết tuyệt học mà chưa thắng nổi đối phương thì lòng rất phiền muộn, chỉ còn đặt hết hy vọng vào đại sư huynh. Như vậy là hắn không còn tự tin là sẽ thắng được Ngô Lăng Phong nữa.
Lúc này Tân Tiệp đấu với hai đối thủ là Mật Đà Bảo Thụ và Ôn Thành Bạch La, không những không kém thế mà kiếm pháp còn phát huy hết uy lực, tả chưởng hữu kiếm phối hợp với «Cật Ma Thần Bộ» tả xung hữu đột. Tả chưởng sử dụng «Không Không Chưởng Pháp», Mai Hương Kiếm thi triển «Đại Diễn Thần Kiếm» nên tạo nên uy lực kinh nhân, khiến Mật Đà Bảo Thụ và Ôn Thành Bạch La không thể nào tìm ra sơ hở để giành ưu thế.
Kim Lỗ Ách đang lo lắng hoang mang thì bị Ngô Lăng Phong đâm vào một kiếm, hốt hoảng lùi lại.
Gia Đạt Nhĩ và Kim Kỳ đều đã thọ thương nhưng vẫn lăn xả vào nhau như cặp gà chọi say máu. Lúc này cả hai đang vận công vào trường kiếm, ngầm đấu nội lực song phương cùng vung tả chưởng đánh ra. Chỉ nghe «bịch» một tiếng, cả hai đều lảo đảo lùi về mấy bước, sắc mặt xám ngắt.
Kim Lỗ Ách thấy vậy thì la lên:
− Dừng tay!
Rồi hắn nhảy lùi ba bước.
Ngô Lăng Phong cũng thấy Kim Kỳ đã kiệt sức nên không thừa cơ xông vào.
Những người khác thấy mình không thể khống chế được đối phương nên cũng nhất loạt ngừng đấu.
Trận chiến tạm thời lắng xuống.
Kim Lỗ Ách cười khan nói:
− Võ học Trung Nguyên quả thật lợi hại. Nhưng... huynh đệ chúng tôi còn có một trận thức muốn thỉnh giáo cùng chư vị... Hắc hắc... chỉ sợ đối với một đại hành gia về trận pháp như Tân đại hiệp thì chẳng khác nào múa rìu qua mắt thợ.
Tiếp đó, hắn quay sang Mật Đà Bảo Thụ nói mấy câu Phạn ngữ.
Bọn Tân Tiệp bốn người chưa kịp phản ứng gì thì chợt thấy mắt hoa đi.
Không biết Bà La Ngũ Kỳ thi triển bộ pháp gì mà chỉ trong chớp mắt đã vây họ vào giữa. Ngay cả Tân Tiệp là cao thủ về trận thức mà cũng rất kinh hãi.
Bà La Ngũ Kỳ thi triển bộ pháp thật nhanh, không sao tưởng tượng nổi, chỉ thấy nhân ảnh loáng một cái là đã đứng vào đúng vị trí rồi.
Kim Lỗ Ách cao giọng nói:
− Nó hay chưa hay, chỉ ma chiêu được, hết thời ta được!
Bọn Tân Tiệp bốn người chẳng ai hiểu câu đó là gì cả.
Nguyên là trong Bà La Ngũ Kỳ chỉ có Kim Lỗ Ách là thạo Phạn ngữ. Có vẻ như hắn chỉ huy hết bọn sư huynh.
Tân Tiệp, Ngô Lăng Phong, Kim Kỳ và Tôn Y Trung tuy không hiểu gì, cũng chẳng nói gì với nhau nhưng trong thâm tâm đều hiểu rằng trận thức này quả rất khó đối phó.
Bấy giờ trận đánh tạm dừng được một lúc. Cả Kim Kỳ lẫn Gia Đạt Nhĩ đều đã điểm huyệt chỉ huyết từ trước, sau khi vận công một lúc thì tạm thời còn duy trì được. Hơn nữa, cả hai đang say máu nên quyết không chịu rời đấu trường.
Tân Tiệp đưa mắt quan sát tình thế một lúc. Vốn thông hiểu về trận thức, chàng nhận ra Mật Đà Bảo Thụ đứng ở vị trí chủ trận. Hai bên tả hữu của hắn là Gia Đạt Nhĩ và Ôn Thành Bạch La, còn đối diện là Thanh Trần La Hán và Kim Lỗ Ách.
Tân Tiệp nghĩ thầm:
“Đại ca và Kim, Tôn hai vị tuy không tinh thông trận pháp nhưng nhất định là biết nguyên lý lấy tịnh chế động. Như vậy, trước khi đối phương phát động thế công thì họ sẽ không động thủ trước. Ta thử mạo hiểm một lần xem.”.
Đấu trường bấy giờ tĩnh lặng đến mức có thể nghe rõ tiếng cả tiếng bông tuyết chạm xuống mặt đất, Tân Tiệp vẫn nhìn vào thế trận, thầm tính toán:
“Cho dù đây là loại trận thức gì nhưng đã biết được tên lùn kia là chủ trận thì đã có một phương pháp giải quyết.
Khi chúng bắt đầu phát động thì ta sẽ xuất kỳ bất ý khống chế tên lùn kia. Cho dù không phá vỡ được trận thức thì cũng làm cho nó rối loạn lên.”.
Chợt nghe vút một tiếng, Mật Đà Bảo Thụ đã phất mạnh chiếc Nguyệt nha sạn lên cao.
Quả nhiên không ngoài suy nghĩ của Tân Tiệp, ba người kia vẫn án binh bất động.
Tân Tiệp thấy rằng thời cơ đã đến, liền đề mạnh một hơi chân khí, Mai Hương Kiếm lập tức được vung lên, tả thủ ngầm ẩn tàng chiêu sát thủ, thi triển «Cật Ma Thần Bộ» lao đến Mật Đà Bảo Thụ như ánh chớp.
Chiêu thức vẫn là «Vật hoán tinh di» trong «Đại Diễn Thần Kiếm» nhưng Tân Tiệp thi triển thì uy lực gấp mấy lần Tôn Y Trung, cả về biến hóa, tốc độ lẫn nội lực.
Với mười hai thành công lực vận vào chiêu thức thần diệu đó của Tân Tiệp, trong võ lâm, trừ Thế Ngoại Tam Tiên, chỉ sợ không ai đối phó nổi.
Ba người còn lại thấy Tân Tiệp dùng hạ sách, dùng động đối phó với trận thế thì thầm kinh hãi.
Chỉ chớp mắt, Tân Tiệp đã lao đến Mật Đà Bảo Thụ. Tên hòa thượng lùn thét to một tiếng, vung Nguyệt nha sạn lên rồi giữ nguyên ngang đầu bất động.
Tân Tiệp bỗng cảm thấy một cỗ kình lực vô cùng hung mãnh và quái dị từ Nguyệt nha sạn phát ra. chàng rất đỗi kinh hãi khi thấy chiêu thức không sao biến hóa được. Ngay cả tả chưởng đã ngầm vận đủ chân lực cũng bị luồng kình lực kia đánh dạt ra. Từ khi sử dụng «Đại Diễn Thần Kiếm» đến nay, đây là lần đầu tiên Tân Tiệp gặp phải cảnh tượng kỳ lạ này.
Luồng kình lực phát ra từ Nguyệt nha sạn mạnh đến nỗi kiếm gần như không di chuyển nổi. Tân Tiệp vô cùng lo lắng, thầm hối hận vì đã đánh giá thấp đối phương. Ngay lúc đó thì sau lưng đã vang lên tiếng binh khí loảng xoảng. Hiển nhiên là mọi người đã bắt đầu động thủ.
Tân Tiệp chợt cảm thấy một cỗ kình lực khác ập tới sau lưng. Không kịp nghĩ ngợi gì, chàng vội nhảy sang bên tránh rồi quay phắt lại, trông thấy sợi dây thừng của Kim Lỗ Ách đã đánh đến nơi.
Đường kính của trận thức phải tới hai trượng và Kim Lỗ Ách vốn đứng đối diện với Mật Đà Bảo Thụ, thế mà khi trận thế bắt đầu phát động thì đã thấy Kim Lỗ Ách đánh tới rồi, đủ biết trận thức này chuyển động thần tốc đến mức nào.
Lúc này thế công của Tân Tiệp đã hết, lúc cần phải đáp xuống thì ngọn thừng của Kim Lỗ Ách đã cuốn đến. Tân Tiệp chỉ kịp thi triển «Cật Ma Thần Bộ».
lướt đi thì ngọn thừng đã đánh trượt xuống dưới chân chỉ cách có vài phân!
Tân Tiệp vừa đáp xuống đất, chưa kịp đứng trầm ổn thì cảm thấy binh khí từ hai phía ập xuống đầu.
Như vậy là trận thức đã xoay chuyển được một vòng rưỡi. Thật là thần tốc đến khó tin.
Tân Tiệp đành vung kiếm lên đối phó, đồng thời tả chưởng đánh về phía Kim Lỗ Ách. Nhưng chàng căn bản không còn nhận ra nhân ảnh đối phương đâu cả.
Vòng vây người bên ngoài quay tít, nhìn đến chóng mặt.
Bà La Ngũ Kỳ thi triển trận pháp mỗi lúc một nhanh.
Đương nhiên là những người bị vây thì thấy áp lực càng lúc càng lớn, giống như bị trăm thứ binh khí công kích vào từ muôn phía.
Tân Tiệp xuất kiếm dù nhanh cũng không ứng phó nổi với cả trăm thứ binh khí đó.
Cả bốn người bị vây trong trận lâm vào tình thế vô cùng khốn đốn.
Tân Tiệp vừa tận lực đối phó vừa cố suy nghĩ cách phá trận.
Mật Đà Bảo Thụ lại vung Nguyệt nha sạn lên đánh vào. Tân Tiệp vội lùi một bước tránh, thì cảm thấy đã chạm lưng với Ngô Lăng Phong.
Nguyên là vòng vây càng ngày càng thắt chặt lại. Lúc mới phát động thì tới hai trượng nhưng bây giờ chỉ còn một trượng.
Tân Tiệp vừa chậm tay kiếm một chút đã bị xơi dây thừng của Kim Lỗ Ách đánh tạt vào sườn làm rách một mảnh áo.
Lại nghe «rắc» một tiếng, thanh kiếm của Tôn Y Trung bị trường kiếm của Thanh Trần La Hán chém gãy, chỉ còn lại một khúc chưa đến hai thước.
Ngô Lăng Phong tả xung hữu đột, mồ hôi toát ra như tắm, tay tả cầm kiếm mỗi lúc một nặng thêm, tưởng chừa không nhấc lên nổi.
Vòng người vẫn chuyển động xung quanh như những bóng ma chập chờn, không còn phân biệt được ai nữa.
Không những Ngô Lăng Phong mà cả Tân Tiệp cũng có cảm giác như không thể duy trì được bao lâu.
Tôn Y Trung cầm thanh kiếm gãy, hoàn toàn nhụt chí.
Chỉ có Thiên Ma Kim Kỳ là vẫn liều mạng, vung kiếm công kích, không cần để ý đến đối phương hung mãnh như thế nào, cũng không cần quan tâm đến đồng bọn bên cạnh ra sao.
Trong bốn người thì Kim Kỳ có nhiều kinh nghiệm đối địch nhất, bản tính lại liều lĩnh hiếu thắng, huống chi lúc này đã say máu nên không quản gì bản thân nữa, chỉ nghiến răng phát kiếm như phát cuồng. «Bách Túc Kiếm Pháp» biến hóa vô cùng tận cùng với bộ mặt gớm ghiếc của Kim Kỳ thì uy lực vô cùng hung mãnh.
Gia Đạt Nhĩ đâm trúng một kiếm vào cánh tay trái của Kim Kỳ thì cũng nhận một kiếm của đối phương vào vai trái, máu tuôn xối xả.
Hành động quả cảm của Kim Kỳ làm tinh thần của ba người kia tăng thêm không ít.
Tân Tiệp vừa thi triển «Cật Ma Thần Bộ» vừa vung Mai Hương Kiếm lên bão táp đẩy lùi thế công của đối phương, miệng hét to:
− Tôn Y Trung! Ngày trước phương trượng đời thứ bảy của Thiếu Lâm là Huệ Nhân đại sư đã dùng «Bố Đạt Tam Thức» đả thương một lúc hai mươi mốt kiếm khách ở Chung Nam Sơn. Tiền nhân uy phong như thế mà họ Tôn ngươi quên đâu mất cả rồi?
Tôn Y Trung nghe lời đó thì hào khí chợt dâng cao vạn trượng, bất chấp hiểm cảnh, thi triển «Đại Diễn Thần Kiếm» tiếp tục đánh ra, lòng thầm nghĩ:
“Tôn Y Trung ta quyết không để mất hào khí vào uy phong của Thiếu Lâm!”.
Cả bốn người dốc toàn lực, vận hết tuyệt chiêu khiến vòng vây giãn rộng ra một chút, nhờ thế mà áp lực có phần giảm đi.
Mật Đà Bảo Thụ bỗng quát to:
− Cách triệt ba la, trương thành khổ ky ma nhĩ!
Chẳng biết đó là câu gì nhưng sau đó trận thức của Bà La Ngũ Kỳ đã biến đổi. Năm người như thiên mã hành không, siết chặt lại vòng vây và di chuyển nhanh hơn trước gấp bội, chỉ nhìn đã thấy chóng mặt.
Câu Phạn ngữ đã làm Tân Tiệp lóe lên một ý nghĩ. Chàng quát to:
− Đại ca! Mau thi triển khinh công mới nhất!
Ngô Lăng Phong cũng lập tức hiểu ra, hú dài một tiếng rồi thi triển khinh công Thiên Trúc do Bình Phàm Thượng Nhân truyền thụ từ pho bí kiếp bằng Phạn ngữ một tháng trước tại Đại Trấp Đảo.
Ngày đó Bình Phàm Thượng Nhân có nói rằng bộ pháp này có tác dụng đặc biệt, chắc là dùng để đối phó với trận thức này đây!
Chỉ thấy hai đạo bạch quang nổi lên. Hai người vừa thi triển bộ pháp Thiên Trúc, chỉ chốc lát đã hòa hợp ngay với vòng quay của trận thức rồi nhập luôn vào đó, trở thành một phần của trận thế đó. Như vậy, trận thức lúc đầu chỉ có năm người thi triển, bây giờ hóa ra đến bảy người.
Bà La Ngũ Kỳ vô cùng bối rối, nhất là Mật Đà Bảo Thụ, chẳng biết nên công hay thủ cho phù hợp nữa.
Kim Lỗ Ách kinh dị nghĩ thầm:
“Chẳng biết hai tiểu tử này sao lại biết được tuyệt học của chúng ta?” Hắn nhìn kỹ lại thì thấy Tân Tiệp và Ngô Lăng Phong dùng bộ pháp hoàn toàn tương đồng với Bà La Ngũ Kỳ, thậm chí còn kỳ ảo hơn, cả sư phụ của hắn cũng không tinh diệu bằng. Kim Lỗ Ách nói to:
− Cách động di hồ, kim cát...
Hai nhân ảnh bỗng lóe lên. Tân Tiệp và Ngô Lăng Phong đã thoát ra ngoài trận thức...
Bà La Ngũ Kỳ kinh dị đưa mắt nhìn nhau. Trận thức cũng hết chuyển động, nói đúng hơn là đã bị phá giải.
Mật Đà Bảo Thụ bỗng quát lên:
− Chuẩn ba ky! Lệnh ky diệc nhĩ!
Tân Tiệp tuy không hiểu gì nhưng cũng đoán ra đối phương muốn nói là:
− Tiểu tử, hãy tiếp ta một chiêu!
Tân Tiệp liền nghĩ thầm:
“Ngươi công lực tuy cao nhưng ta đâu có sợ. Ngày trước sư phụ ngươi là Kim Bá Thắng Phật ta còn tiếp được một chưởng nữa là ngươi!”.
Bấy giờ Mật Đà Bảo Thụ nhảy ra khỏi vòng, tóc tai dựng ngược, cắm chiếc Nguyệt nha sạn vào thắt lưng rồi bổ tới trước mặt Tân Tiệp, song chưởng nhập lại với nhau đánh mạnh ra rồi thu về rất nhanh.
Tân Tiệp cảm thấy một luồng kình phong ập tới, vừa uy mãnh vừa cổ quái, lại mang khí âm hàn lạnh thấu xương!
Lúc đó chàng còn chưa biết được đó là «Bạch Đà Âm Hàn Tâm Chưởng».
của Tây Vực mà Mật Đà Bảo Thụ đã khổ luyện mấy chục năm mới thành tựu.
Tuy vậy, với kiến thức uyên thâm, Tân Tiệp biết rằng mình không được nhấc chân khỏi mặt đất, bởi nếu làm thế sẽ bị âm hàn nhập cốt mà thọ thương ngay.
Chàng lập tức thi triển Thiên Cân Trụy, đứng như chôn chân xuống đất. Tân Tiệp cũng không định xuất chưởng nghênh chiêu vì biết rằng công lực của đối phương cao hơn mình.
Vừa giữ thân hình trầm ổn trên đất, Tân Tiệp vừa chú mục vào song chưởng của đối phương rồi xuất kiếm vẽ nửa vòng...
Toàn bộ bảy người tại đó chú mục vào từng cử động của hai đấu thủ không chớp mắt với sự căng thẳng tột độ.
Ngô Lăng Phong, Tôn Y Trung và Kim Kỳ tuy không biết Mật Đà Bảo Thụ dùng chưởng lực gì nhưng chỉ cần nhìn y phục của Tân Tiệp căng lên như cánh buồn no gió thì cũng biết chưởng kình uy mãnh đến mức nào. Nếu không có công lực thâm hậu thì đã bị bay đi như chiếc lá.
Tân Tiệp đứng trầm ổn, tuy vung kiếm lên nửa vòng nhưng trong nửa vòng đó đã phải dùng đến ba chiêu thức. Bắt đầu là «Phương sinh bất tức» rồi «Vật hoán tinh di» đều là «Đại Diễn thập thức», và cuối cùng là «Lãnh mai phất diện».
trong «Cù Chi Kiếm Pháp».
Ba tuyệt chiêu của hai vị đại kỳ nhân phối hợp mà chỉ thi triển trong vòng nửa vòng kiếm thì vô cùng thần tốc và ảo diệu tuyệt luân. Chỉ sợ cả hai người sáng tạo ra kiếm pháp này cũng không kết hợp được tinh kỳ đến vậy.
Tất cả tám người trong trường đấu đều là đại hành gia về kiếm thuật nhưng khi thấy Tân Tiệp thi triển chiêu đó thì đều thầm thán phục.
Chiêu kiếm đó chẳng những họ chưa từng được thấy mà đến nghe cũng chưa từng nghe ai nói đến bao giờ!
Mai Hương Kiếm Mai Hương Kiếm - Cổ Long