When you love someone, the best thing you can offer is your presence. How can you love if you are not there?

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Chân Tàng Bản
Thể loại: Kiếm Hiệp
Số chương: 37
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1381 / 16
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2 - Thay Dân Nạp Thuế, Tri Phủ Không Dám Quyết. Cầu Xin Không Được, Giận Chém Đầu Người
ùng tiểu chí khí yếu cao, trưởng đại tất thi anh hào
Thế phụ báo thư tương hận tiêu, bất phạ đầu hoả toàn đao.
Vị nhân vô hữu ngang khí, uổng tại thế gian lập trác.
Ngật khỏa phiêu đổ đọa lạc đạo, na cố bàng nhân xuy tiếu.
Dịch thơ:
Từ nhỏ chí khí phải nêu cao
Lớn lên ắt thành bậc anh hào
Thay cha báo thù rửa sạch hận
Không sợ lao vào chốn lửa đao
Làm người không có lòng khí khái
Đạp đất đội trời uổng kiếp sao!
Cờ bạc luyến sắc chơi trụy lạc
Chỉ để người ta nhạo tiếng đời
Lại nói chuyện tri huyện huyện Ân là Nhiệm Tam Phong cùng Tả Đô Hằng rời khỏi công đường, mỗi người lên một xe cùng rời khỏi nha huyện nhằm hướng đại lộ dẫn tới phủ Tế Nam thẳng tiến. Huyện Ân cách Tế Nam bốn trạm, ở đây không kể chuyện rườm rà. Hôm ấy, họ đã tới phủ thành Tế Nam, vào thẳng nha môn tuần phủ. Hai người xuống xe, tùy tùng tháo ngựa ra. Hai người tới trước sảnh đường, đã thấy Nội ty đường tiến ra nghênh đón, hỏi:
- Có chuyện gì kéo nhau lên chốn công đường vậy.
Nhiệm Tam Phong nói:
- Ta là tri huyện huyện ân tên gọi Nhiệm Tam Phong, nay tới đây xin được diện kiến đại nhân.
Ty đường nghe vậy, vội vào nhà bẩm rõ với Quốc Thái.
Quốc Thái hay tin, lập tức hạ lệnh thăng đường truyền tri huyện huyện Ân vào gặp. Tri huyện Nhiệm Tam Phong cùng Tả Đô Hằng lên công đường, quỳ xuống. Quốc Thái hỏi:
- Nhiệm tri huyện sao không ở lại nha môn huyện Ân đốc thúc nộp thuế, tới công đường của bản viện có việc gì?
Nhiệm tri huyện nói:
- Tệ chức chính vì chuyện thuế má nên mới tới đây xin gặp đại nhân. Nay tiền thuế của cả huyện ân đều do một người đứng ra gánh vác, tiền thuế đã nộp đủ.
Quốc Thái nghe vậy, hỏi ngay:
- Vị tài chủ ấy năm nay bao nhiêu tuổi? Họ là gì, tên gọi là chi?
Nhiệm tri huyện đưa tay chỉ, nói:
- Chính là người này. Ông ta tên là Tả Đô Hằng, từng đỗ tiến sĩ hai kỳ liền.
Quốc Thái nghe vậy liền đưa mắt nhìn Tả Đô Hằng, nói:
- Ta từng nghe tới danh tiếng của ông. Nhà ông đáng gọi là tay tài chủ số một của huyện Nhiệm. Nếu chỉ nộp thuế cho một huyện thôi thì có đáng là gì. Nếu ông đứng ra nộp cho mười phủ, chín châu, một trăm tinh tám huyện của Sơn Đông này, đó mới thực là tay đại tài chủ. Nay bản viện muốn vay ông tám trăm vạn lạng bạc, dùng vào việc chạy chọt để lên quan. Nếu sau này ta được thăng quan, sẽ trả lại bạc cho ông, quyết không nuốt lời.
Tả Đô Hằng nghe vậy, trong lòng buồn bực, nói:
- Bẩm đại nhân, học sinh cố gắng lắm mới lo đủ tiền lương cho một huyện. Chứ nếu nói lo tiền thuế cho cả tỉnh, đại nhân lại mượn thêm tám trăm vạn lạng bạc nữa, quả thực học sinh không thể lo nổi.
Quốc Thái nghe vậy, lập tức lạnh mặt, ho khan liên tục, lúc sau nổi giận, nói:
- Giỏi cho tên tiến sĩ Tả Đô Hằng ngươi. Cái gì mà là nộp thuế cho cả một huyện. Ngươi làm vậy chẳng qua vì muốn mua chuộc lòng dân, định làm phản lại nước nhà, mê hoặc lòng người, định làm phản tại đất Sơn Đông này sao? Nay ngươi đã rơi vào thiên la địa võng, thử xem ngươi có làm phản nổi tại đất Sơn Đông này hay không?
Rồi quay sang sai tả hữu lôi tên phản tặc Tả Đô Hằng ra chém đầu. Ném cờ lệnh xuống. Đao phủ tay xách đao, hổ đầu lao lên trói phạm nhân lại, giải Tả Đô Hằng tới cửa Tây chém đầu.
Quốc Thái dặn dò, dùng dầu đốt đầu của Tả Đô Hằng thành than lượm lấy tro, cho vào trong một chiếc hộp gỗ, bên ngoài dán một mảnh giấy, ghi rằng:" Năm Càn Long thứ ba mươi bảy, Vương Luân tạo phản. Nay là năm Càn Long thứ bốn mươi ba, Tả ĐÔ Hằng mua chuộc, kích động lòng người, muốn tạo phản tại đất Sơn Đông, nay đã bắt được, chém đầu thị chúng để an lòng người, khuyên dân chúng an tâm làm ăn". Rồi lệnh cho sai nha mang chiếc hộp ấy tới huyện Ân thị chúng. Sai nha tuân lệnh mang đầu người về huyện Ân. Mấy hôm sau đã tới nơi, treo hộp dựng đầu người bên ngoài cả Nam. Dân chúng huyện ân xúm lại xem, thấy chiếc hộp gỗ trong đựng tro đầu người, bên ngoài dán niêm phong, trên đó viết: "Đầu của nghịch tặc Tả Đô Hằng". Mọi người thấy vậy đều sửng sờ, ai nấy đều than rằng:
- Nhà họ Tả làm điều thiện đã ba đời nay, vậy mà khi chết Tả Đô Hằng lại mang tiếng phản nghịch.
Đám người huyên náo cả lên, ai cũng bất bình, phẫn hận. Chợt thấy một thớt ngựa phóng vụt qua. Mọi người đều nhận ra đó là quản gia nhà họ Tả, tên gọi là Tả Hồng đang về nhà báo tin.
Lại nói chuyện Tả Hồng phóng ngựa như bay về nhà, cột ngựa dưới gốc cây hồng, tiến vào đại sảnh, gặp mặt chủ nhân Tả lão gia, quỳ xuống, khóc lóc nói:
- Không tốt rồi! Lão chủ nhân hãy mau quyết định! Chủ nhân của tiểu nhân tới tiệm cầm đồ tính nợ, vào thành gặp một đám dân chúng. Bởi họ không có tiền, gạo nộp thuế nên bị đóng gông chịu tội. Gặp tiểu chủ, họ khóc lóc kể lại sự tình. Người bị tội đứng kín hết đường. Đại gia chấp nhận nộp thuế cho họ. Tri huyện không dám gánh vác, liền bảo tiểu chủ cùng lên huyện gặp tuần phủ. Tuần phủ Quốc Thái lại nói đại gia nhà ta mua chuộc lòng người, muốn làm phản tại đất Sơn Đông nên đã bắt đại gia chém đầu. Nay đã gởi thủ cấp của đại gia về tới huyện Ân treo lên cao để thị chúng.
Tả Đình Bản nghe xong khóc rống lên:
- Con của ta!
Khí tức bùng lên, đờm kéo đầy cổ, ngã lăn ra nhà. Tả Hồng vội tiến lên, đỡ chủ nhân dậy, đưa tay vỗ ngục, vỗ lưng, miệng kêu thất thanh:
- Lão gia, hãy mau tỉnh lại!
Lúc này, bà mẹ già và nàng dâu đang trên lầu Bắc cũng bị kinh động. Họ vội vàng tới trước tiền sảnh, thấy lão gia bất tỉnh hai mẹ con vội tiến tới đỡ ông ta, miệng hô hoán ầm ĩ, lại quay sang hỏi Tả Hồng xem tại sao lão gia lại ra nông nổi ấy. Tả Hồng kể lại một lượt cho họ nghe chuyện của Tả Đô Hằng. Hai mẹ con nghe xong, sợ đến nỗi mặt xanh như chằm đổ, kêu khóc thảm thiết. Chợt thấy Tả Đình Bích dần thở trở lại nhưng cất tiếng gào thét không ngừng.
Lại nói chuyện Tả Liên Thành đang đọc sách trong thư phòng, chợt thấy tên thư đồng chạy vào, đưa mắt nhìn Tả Liên Thành nói:
- Tả thiếu gia, nhà cậu đã xảy ra đại họa rồi, cậu vẫn thưa biết hay sao? Ngoài kia, khắp đường ngang ngõ tắt người ta đang đồn ầm lên kia kìa.
Tả Liên Thành vội hỏi:
- Nhà ta đã xảy ra chuyện lớn gì? Ngươi phải nói rõ ra cho ta mới được, chớ nên nói lập lờ như vậy.
Tên thư đồng nói lại cho cậu ta nghe những lời đồn đại bên ngoài, nói Tả đại gia giúp dân nộp thuế đã khiến tuần phủ Quốc Thái nổi cơn thịnh nộ, đã lôi cha cậu ra chém đầu. Nói nếu cậu không tin cứ ra cửa Nam mà nhìn, ngoài đó vẫn còn treo đầu cha cậu thị chúng. Tả Liên Thành nghe xong, vội rời khỏi thư phòng, chạy một mạch tới ngoài cửa Nam, ngẩng đầu lên nhìn, quả nhiên nhìn thấy một chiếc hộp gỗ trong đựng tro đầu người. Tại một cạnh hộp có dán giấy niêm phong chéo nhau, trên đó viết: "Thủ cấp của phản tặc Tả Đô Hằng, ngươi huyện Ân, phủ Đông Xương, tỉnh Sơn Đông, dán ngày... tháng... năm Càn Long thứ bốn mươi ba". Tả Liên Thành thấy vậy, vội chạy tới, quỳ dưới chiếc hộp gỗ, khóc rống lên. Khóc lóc một hồi, nghĩ thầm: “Ta có khóc thế nào thì cha ta cũng không thể sống nổi được. Ta phải báo thù cho cha. Thù giết cha không đội trời chung".
Nghĩ rồi nín khóc, đưa mắt nhìn hộp gỗ, lạy bốn lạy, khấn thầm: “Cha có linh thiêng, xin hãy phù hộ cho con báo thù cho cha".
Khẩn cầu xong, đứng dậy, chạy một mạch về thư phòng, quỳ xuống trước mặt thầy, nói:
- Thầy ơi! Khi nãy đệ tử chạy ra ngoài cửa Nam, quả nhìn thấy thủ cấp cha đệ tử treo trên cọc cao thị chúng, trên đó viết đây là thủ cấp của phản tặc cùng danh tính. Đệ tử muốn lên Bắc Kinh kiện lên tận Thiên tử, cầu mong thầy viết cho con một lá đơn kiện. Sau khi từ kinh thành trở về, tất sẽ báo đáp ân tình vô tận này của thầy. Ông thầy nghe cậu nói vậy, liền nói:
- Con tuổi còn nhỏ, năm nay mới mười hai tuổi, lại không biết đường lối lên kinh ra sao, cũng chẳng biết phải tới nơi nào để kiện. Ta khuyên con giờ hãy khổ công đèn sách. Sau này đã có tên trên bảng vàng rồi hãy báo thù cho cha. Tới lúc ấy cũng chưa muộn. Nếu nay con lên kinh đi kiện, gã Quốc Thái này vốn là hoàng thân quốc thích, ngũ phủ, lục bộ không ai dám trêu vào hắn. Nếu nay con ngang ngạnh, quyết ý đòi đi, ta chỉ lo họa hổ không thành lại thành chó.
Tả Liên Thành khẩn cầu, nói:
- Thầy ơi! Xin thầy chớ lo con nhỏ tuổi, ngu si. Cho dù phải nhảy vào dầu sôi, lửa bỏng, có chết cũng không oán hận. Cầu xin thầy viết cho con một lá đơn kiện.
Thầy giáo nói:
- Tả Liên Thành, con còn có điều không biết đó. Gã Quốc Thái này nhận chức tuần phủ Sơn Đông thực chẳng khác gì lập kinh thành riêng của hắn vậy! Cha hắn hiện đang giữ chút Sơn Tây đốc ninh đạo đài, người anh em của cha hắn đang làm thị lang bộ hộ, em gái của hắn chính là Tân Đồng trong Tây cung của Càn Long Vạn tuế gia. Trước mặt Hoàng thượng chúng chỉ cần nói một câu thôi, có khác gì đinh đóng cột. Đừng nói là con kiện Quốc Thái, chỉ cần con kiện một tên thủ hạ của hắn thôi, ta e cũng không nổi. Chắc chắn con sẽ gặp lành ít dữ nhiều. Lá đơn kiện này ta không dám viết.
Tả Liên Thành nói:
- Thầy ơi! Xin thầy chớ coi con là loại nhỏ tuổi vô tư. Thầy xem trọng Quốc Thái xem hắn nặng tựa thái sơn, còn con chỉ coi hắn như bùn đất. Thầy sợ hắn nhung con không sợ. Thầy đã sợ hắn như sợ cọp, con đành phải nhờ người khác viết lá đơn này vậy. Quả uổng tiếng thầy trò với nhau bấy lâu nay.
Câu nói này đã khiến cho Chu Học Cứu nổi giận, nói:
- Tả Liên Thành. Con mới là đứa trẻ mười hai, mười ba tuổi mà còn không sợ chết, lẽ nào một kẻ hơn năm mươi tuổi như ta lại sợ chết hay sao? Để ta viết cho con một lá đơn kiện là xong.
Tả Liên Thành nghe vậy, dập đầu bái tạ rồi đứng sang một bên mài mực. Chu Học Cứu nhấc bút viết lên giấy soàn soạt, đơn kiện viết rằng:
- Ngươi kêu oan là Tả Liên Thành, năm nay mười hai tuổi, người Tả gia trang cách huyện Ân tám dặm về phía Tây, thuộc phủ Đông Xuống tỉnh Sơn Đông. Bởi quan lớn trong vùng tác oai tác phúc, hãm hại lê dân, giết người bừa bãi, cầu xin Hoàng thượng khai ân, cho người tới điều tra vụ này. Cha của kẻ hèn xuất thân từ hàng tiến sĩ tên gọi là Tả Đô Hằng. Một hôm, nhân việc phải vào thành thanh toán sổ sách trong hiệu cầm đồ, thấy dân chúng bị còng tay, gông cổ đi la liệt trong thành, tiếng kêu khổ vang lừng trời đất. Thân phụ hèn hỏi han tình hình, mới biết được tri huyện thúc lương quá rát. Thân phụ biết rõ tỉnh Sơn Đông liên tục gặp nạn hạn hán, lũ lụt, ba năm trời mùa màng mất sạch, đành phải đứng ra nộp thuế thay cho dân. Chẳng ngờ tri huyện Nhiệm Tam Phong hùa với tuần phủ Quốc Thái bày kế gian, lừa thân phụ, lên tỉnh thành. Quốc Thái sách nhiễu, đòi thân phụ phải cung đốn hắn tám trăm vạn lạng, lại bắt phải nộp thuế thay cho cả tỉnh. Gia phụ không có được số bạc ấy cho tuần phủ và bạc nộp thuế cho cả tỉnh. Gã tuần phủ nổi cơn thịnh nộ, lôi gia phụ ra, hạ lệnh chém đầu, treo đầu thân phụ lên cột cao bên ngoài cửa Nam huyện Ân thị chúng, nói rằng thân phụ muốn mua chuộc lòng dân huyện ân, mưu đồ phản lại nước nhà. Tên tuần phủ này che mắt Thánh thượng, làm điều càn rỡ. Tỉnh Sơn Đông ba năm trời chịu cảnh thiên tai, ai ai cũng biết, hắn lại tấu về triều Sơn Đông năm nào cũng bội thu, thúc dân nộp thuế. Sai trồng vừng trắng hai bên đường, nhuộm thành màu xanh, khoảng hơn bốn mươi dặm, nhìn chỉ thấy xanh ngắt một màu. Đầu tiên có một cử nhân họ Lam, tới nha môn tuần phủ khẩn cầu giúp dân. Quốc Thái nổi giận, sai chém cả thảy mười hai cử nhân, nếu tính cả thân phụ, tổng cộng là mười ba người. Thần nghĩ: Đã là quan lớn được vua sai canh giữ đất đai, đúng lý ra phải biết thay mặt quốc gia, yêu dân như con, thế mới không phụ với thánh ân, mới họp đạo lý. Nay, tuần phủ Quốc Thái phụ lại ơn vua, lộc nước, lạm sát mười ba người có học của nước nhà, làm hại lê dân, không biết nghĩ tới câu "dĩ dân vi bản". Tên tuần phủ này có lòng đen tối, làm việc xằng bậy, giết chết cha tiểu dân, có mối thù bất cộng đối thiên. Thần nguyện phải vào dầu sôi lửa bỏng, tan xương, nát thịt, chết không oán hận. Cúi đầu xin các bộ, viện ân chuẩn, chuyển tấu lên Thánh thượng, thân này xin gánh chịu hết mọi tội. Tha thiết khẩn cầu, thực mong được vậy.
Chu tiên sinh viết đơn kiện xong, đọc lại một lượt, sai Tả Liên Thành học cho thuộc rồi gấp đơn lại, dặn dò, nói:
- Nếu vào thành Bắc Kinh dâng đơn kiện, nhất thiết phải dâng cho những người ngồi kiệu. Dâng cho những kẻ đi xe, cưỡi ngựa, việc sẽ chẳng tới được đâu. Trước khi đưa đơn kiện, phải hỏi cho rõ xem ông ta là người Hán hay người Mãn. Nếu là người Mãn, chỉ e họ có quan hệ thân thích với Quốc Thái.
Tả Liên Thành trả lời, nói:
- Đệ tử đã ghi nhớ rõ. Giờ xin bái biệt thầy!
Rời khỏi học đường, trở về nhà, lên Tây lầu nói với mẹ:
- Mẹ à, xin mẹ hãy chuẩn bị cho con một gói hành lý nhỏ, con xin đi lên kinh dâng đơn kiện.
Phùng thị nghe con nói vậy, trong lòng kinh hãi, nói:
- Không ổn! Nhà họ Tả chỉ còn lại mỗi một giọt máu này.
Tuy nói rằng nó lên kinh dâng đơn kiện, báo thù cho cha, đó là điều hợp lý, nhung nó còn nhỏ tuổi, biết trời cao, đất dày ra sao đâu. Ngay cả đường đi lối lại còn chưa biết, đi đưa đơn kiện sao nổi. Nếu xảy ra điều chi bất trắc, chẳng phải nhà họ Tả sẽ bị tuyệt đường hương hỏa hay sao? Không hiểu ai đã nói cho nó biết chuyện cha bị chém, nay ta phải ngăn nó lại mới được!
Phùng Thị Tú Anh nghĩ xong, mặt lộ vẻ tức giận, quát mắng, nói:
- Thằng nhãi con, ngươi thì biết gì? Dám lên kinh đưa đơn kiện hay sao? Giờ chúng ta chỉ còn biết nhịn cơn tức giận, con hãy chăm chỉ học hành, một lòng cầu tiến, sau đó báo thù cho cha cũng không muộn. Nếu lúc này lên kinh kiện cáo, đó là điều tuyệt đối không nên!
Tả Liên Thành nghe mẹ nói vậy, trong lòng không vui, vội nói:
- Mẹ à, nếu mẹ không cho con lên kinh dâng đơn kiện, con sẽ xin chết trước mặt mẹ.
Nói xong, lao đầu vào tường. Phùng Thị Tú Anh sợ hãi rụng rời, vội xô tới, đưa tay ra đón lấy đứa con, bất giác, hai hàng lệ nóng tuôn trào, nói:
- Đứa con khốn khổ của ta. Từ nhỏ tới giờ con chưa từng ra khỏi cửa, nay đòi lên kinh đưa đơn kiện, lòng mẹ thực không sao yên nổi. Mẹ thương con lắm. Con đã một lòng đòi lên kinh báo thù cho cha, mẹ cũng không ngăn cản con nữa. Để mẹ đi chuẩn bị hành lý và tiền bạc cho con là xong.
Phùng Thị Tú Anh không sai tỳ nữ, tự tay đi sắp xếp hành lý, tiền bạc cho con, lại lấy ra một mảnh lĩnh trắng, xé ra làm đôi, nói:
- Con trai của ta. Đây là một nửa tấm lĩnh, ta cho con mang theo. Khi nào nhớ mẹ, con hãy lấy ra, coi như đã nhìn thấy mẹ. Lúc nào nhớ con mẹ cũng sẽ làm như vậy. Hơn nữa, sau này nếu lâu ngày mới gặp lại, không nhận ra nhau, ta sẽ dùng nửa mảnh lĩnh này làm ký hiệu. Còn nữa, con phải tới khẩn cầu thầy giáo Chu viết cho một lá đơn kiện mới có thể lên kinh được.
Muốn biết Tả Liên Thành trả lời mẹ thế nào? Mời quý Vị Xem hồi sau sẽ rõ.
Lưu Công Kỳ Án Lưu Công Kỳ Án - Chân Tàng Bản