Nhiều sự thất bại trên đời là do người ta không nhận ra người ta đang ở gần thành công đến mức nào khi họ từ bỏ.

Thomas Edison

 
 
 
 
 
Tác giả: Phi Long
Thể loại: Kiếm Hiệp
Số chương: 15
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1807 / 8
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 4 -
ột buổi chiều trời nổi gió, mây u buồn cuồn cuộn khắp trời làm vạn vật tối sầm tơi tả.
Từ Sinh đứng trên gác nhìn ngàn cây trên rừng nghiêng mình theo gió lướt chàng buột miệng:
- Trời mưa dông, buồn làm sao. Ðêm nay chắc lạnh hơn mọi đêm.
Vừa lúc đó, ngoài cổng có tiếng ăn mày xin cơm và sau đấy một chốc tiếng ăn mày kia ở ngay dưới mái hiên nhà chàng. Từ Sinh nghe tiếng kêu xin không thôi, chàng độ chừng hôm nay có lẽ nhà không cơm gạo nên Hương Lan và Lam Hà không bố thí cho người ăn mày kia.
Chàng nghe tiếng ông ta kêu xin mãi nên động lòng đi xuống thì thấy một cụ già râu tóc bạc phơ, tuy mặt mũi lão lem luốc, nhưng trông rõ chàng nhận ra ông ta còn quắc thước, đôi mắt ông sáng rực khi ngước nhìn chàng.
Lam Hà và Hương Lan lúc đó ở đâu sau vườn không nghe tiếng ông lão kêu xin nên chẳng có mặt nơi đó.
Từ Sinh chưa biết giúp ông lão món gì thì trời đổ mưa, chàng lật đật dắt tay ông lão ăn mày vào nhà mời ngồi, nhưng ông cụ không chịu ngồi chỉ một mực kêu đói khát, đòi ăn uống.
Lam Hà và Hương Lan chạy vào thấy vậy họ lật đật dọn cơm lên ván và mời ông lão ăn mày.
Ông lão không hề từ chối, bước lên ngồi xếp bằng và ăn ngấy nghiến. Bữa ăn chỉ có cơm trộn
khoai với vài quả cân muối với con cá khô, nhưng lão ăn mày ăn có vẻ ngon lành lắm.
Lão ăn sạch và gọi cơm thêm nữa. Hương Lan nhìn Làm Hà như ngạc nhiên về sức ăn của ông lão thì Lam Hà xuống nhà dưới mang luôn cả mâm cơm dành cho họ lên cho ông lão.
Ông cầm chén đũa vâ ăn như khi nãy. Chỉ trong một lúc ông lão đã nuốt sạch bữa ăn của ba ngươi.
Từ Sinh róT nước trà tươi cho ông lão nói:
- Trời mưa lạnh, cụ ở lại nghỉ sáng ngÀy đi cũng không muộn.
Lão ăn mày vừa uống nước vừa run vì lạnh lẽo nói:
- Cám ơn gia chủ, trời mưa gió thế nầy ngồi trong nhà còn lạnh lẽo, đi ra ngoài chắc phải chết cóng.
Từ Sinh quay lại bảo Lam Hà:
- Em lấy củi đốt cho cụ ấm.
Lam Hà làm theo chàng ngay và chỉ một lúc sau một đống lửa cháy hồng bên cạnh ông cụ.
Ông cụ nhìn ba người và nói:
- Thật cám ơn gia chủ biết bao. Kẻ hèn mọn nầy được đối đãi như vậy, suốt đời không dám quên ơn.
Từ Sinh nói:
- Xin cụ nằm nghỉ, nói chi đến ơn huệ. Chúng tôi cũng như con cháu cụ.
Chàng đi lấy chăn đắp cho ông cụ trong khi ông cụ mắm xuống ván ngáy pho pho. Bây giờ cả ba vào trong họ nhìn nhau như ngầm bảo nhau đêm nay đói vì những phần ăn cho ông cụ, Từ Sinh bảo mọi người:
- Ta đi ngủ cho xong. Ngày mai sẽ hay.
Thế là mọi người chia tay về chổ ngủ riêng, họ dù đói rét nhưng không một chút hối hận vì cảnh ấy có xảy đến cho họ luôn.
Từ Sinh nằm bộ ván gần ván ông cụ, chàng không chăn nên lạnh vô cùng. Tiết đông lạnh lẽo lại thêm trời mưa gió nên chàng muốn run lên. Cái lạnh, cái đói như cắt rứt khiến chàng không làm sao ngủ được.
Cố nhắm mắt để tìm giấc ngủ, nhưng Từ Sinh không thể ngủ được. Cuối cùng, chàng bước lại ngồi bên đống lửa cho đỡ lạnh. Lão ăn mày vẫn ngủ ngáy pho pho, như không hề lạnh lẽo chi cả, Có lẽ lão mệt mỏi quá độ nên sau khi được bữa cơm no, được ấm áp là lão nằm ngủ mê man.
Một lúc khá lâu, Từ Sinh thấy lửa chỉ còn than nên cho thêm vào đấy mấy gốc củi to lớn và nghĩ thầm:
- Nếu đói thế nầy sáng ra không đi vườn, ruộng nổi. Dù gì cũng phải có món gì lót lòng.
Sực nhớ ra, Từ Sinh vào nhà sau đem ra mấy củ khoai lang to vùi vào đống lửa. Chàng nướng xong mấy củ khoai, liền đem vào cho chị và Lam Hà phân nửa còn thì chàng ăn ngon lành như ăn cỗ.
Lão già ăn mày cựa mình và quay mặt vào vách ngủ như thường.
Ngoài sân trời vẫn mưa, gió vẫn thổi rào rào giao niềm lạnh khắp nơi, tràn vào gian nhà lá nghèo nàn.
Từ Sinh lấy tấm đệm rơm trải bên cạnh đống lửa và nằm xuống ngủ. Nhờ hơi lửa nên chàng thấy ấm áp, lửa lại đem cho chàng giấc ngủ êm đềm.
Sáng hôm sau Từ Sinh tỉnh giấc thì lão già ăn mày cũng chưa dậy. Chàng rón rén dẹp đệm rơm ra nhà sau thì thấy Lam Hà với Hương Lan đã thức, cả hai cung ngồi lại khung cửi dệt tơ.
Họ làm việc một cách chăm chỉ vô cùng, không ai nói chi với ai, chỉ chú hết ý vào việc làm.
Từ Sinh đứng nhìn chị và Lam Hà làm lụng, chàng nhận thấy gương mặt cả hai có vẻ buồn thấm thía, họ như đau đớn cảnh khổ, đau đớn tủi nhục do bọn giặc cướp nước gây ra.
Ðời sống của họ không có chi là bảo đảm không biết bao giờ tên giặc nào đến dùng sức mạnh hãm hiếp họ, giết chết hạnh phúc đời sống họ, phá tan gia đình họ, sự đau đớn tủi nhục của một kẻ bị đè ẹp dưới ách tham tàn của đế quốc.
Ðã thế họ cũng không làm sao no ấm được. làm ruộng phải nạp mỗi mẫu ruộng năm thăng thóc hằng năm, trồng dâu phải nộp thuế mỗi mẫu một lượng tơ, đã thế mà mỗi công tơ phải nộp một tấm lụa.
Nếu nộp thuế trễ thì bị hành hạ đánh đập tàn nhẫn, bọn tay sai của giặc nhân cơ hội ấy hiếp đáp bóc lột dân lành mà hễ ai kêu ca bị giết ngay.
Còn muôn ngàn thứ thuế nữa chồng chất lên đầu họ. Bọn giặc chỉ cho họ vừa đủ cơm cháo sống lây lất ngày thôi. Còn bao nhiêu chúng vơ vét cả.
Từ Sinh cảm thấy gia đinh chàng là khá mới chịu nổi trăm thứ thuế má, còn bao nhiêu gia đình khác đều bị giặc tàn hại rất nhiều. Trai tráng bị bắt đi lính, đi lên rừng xuống bể làm việc nguy hiểm, già cả và đàn bà con gái phải phục dịch cho bọn quan quân, thật khổ sở trăm đường.
Từ Sinh buồn lòng khi nghĩ đến ruộng thất mùa. Nếu năm nay ruộng thất mùa thì chàng cũng sa vào cảnh đau lòng như thiên hạ.
Bầu không khí trong gian nhà đượm đầy vẻ đau buồn tang tóc. Ba người lặng im, bao cảnh tang thương như vậy quanh đời họ.
Từ Sinh uất ức, chàng chỉ muốn liều chết với giặc để sống.
Hương Lan thấy Từ Sinh đứng nhìn mình thì liền hỏi:
- Em muốn nói chi với chị?
Từ Sinh hỏi mau:
- Gạo khoai của ta còn ăn đủ đến bao lâu nữa?
Hương Lan bình thản đáp:
- Hết cả rồi em ạ? Nhưng chị có cách tìm đủ ăn cho đến mùa gặt. Lam Hà ứa nước mắt, nàng cúi xuống vờ nhặt cuộn tơ rớt để giấu giọt lệ của mình không cho ai thấy, nàng đau đớn và thương Hương Lan với Từ Sinh vô cùng.
Từ Sinh không biết khuyên chị với người yêu làm sao, chàng vô cùng khổ tâm khi thấy tài sức mình không làm gì được cho đời mà cũng không đủ kiếm cơm cho hai người thân yêu, lại còn ông chú và đứa em nhỏ nữa.
Tư Sinh vụt nghĩ đến nơi những tướng giặc bị mình giết chết, chàng hơi hả lòng và thầm nghĩ:
- Giá ta giết được nhiều hơn càng hay. Có lẽ những người xung quanh ta đều làm như ta mà ta không biết.
Từ Sinh nghĩ ngay đến những người như mình kết hợp lại làm thành một đội quân thì trong thôn chàng tất cả thanh niên cũng đủ sức làm giặc kinh sợ.
Cứ như thế cả nước đều làm như vậy thì giặc ở sao yên được. Nếu chúng ra về thì ngày mai chàng khỏi đóng thuế ruộng, thuế gia cư, thuế trồng dâu, thuế sản xuất tơ và bao thứ thuế nữa. Khỏi ai hiếp đáp mình và khỏi những sự áp bức quá sức như giặc đã thi hành với dân lành.
Từ Sinh mong ngày ấy, chàng thấy đời đáng sống, người dân như chàng mới có thể yên ổn làm ăn lo việc vườn ruộng.
Bỗng Hương Lan hỏi chàng:
- Ông lão còn ngủ chứ?
- Vâng, ông ấy còn ngủ.
Lam Hà nói một câu như để trút bớt sự âm u buồn bã của nàng:
- Ông lão thật đáng thương, già từng buổi ấy mà chưa được yên thân no ấm, phải đói khổ rách rưới ra thân ăn mày như vậy.
Từ Sinh cười và nói:
- Như ông ấy còn sướng hơn ta em ạ? ông ta dù sao cũng khỏi bị bọn giặc làm khổ bởi ông chẳng còn làm gì lợi cho chúng cả.
Hương Lan nhìn chàng và hỏi:
- Sao em chắc như vậy? Biết đâu ông ta cũng bị bọn giặc làm hại như mọi người.
Từ Sinh lắng nghe tiếng lộp độp trên mái nhà và nói:
- Trời mùa đông lạnh làm sao? Ðêm rồi em ngủ sát đống lửa.
Hương Lan bảo Từ Sinh vì nàng nghe tiếng ho của ông lão:
- Ông lão khi dậy rồi. Em ra nhà ngoài với ông một chút. Có bình nước trà nóng kia.
Từ Sinh cầm bình nước trà nóng lên, chàng gặp ông đang rửa mặt ngoài giọt nước mưa trên mái chảy xuống.
Trời lạnh ghê gớm như vầy mà ông cụ có gan rửa mặt bằng nước mưa thì lạ thật. Chàng toan nói thì ông quay lại và bước vào. Bây giờ gương mặt ông cụ ăn mày có vẻ sáng sủa hiên ngang quắc thước, không có vẻ lem luốc như hôm qua, chẳng ai có cảm tưởng ông là lão ăn mày cả.
Từ Sinh ngạc nhiên khi nhìn thấy dáng điệu và phong độ của ông cụ có vẻ là một ông lão ẩn dật chờ thời hơn là cụ già ăn mày thì ông ta nói:
- Trời mưa lạnh quá. Xinh cậu làm phước cho già ở đỡ đây vài ngày.
Từ Sinh đáp ngay:
- Cụ tự tiện, nhà cháu tuy nhỏ hẹp, rau cháo nhưng cháu sẳn sàng làm vừa lòng cụ.
Ông lão nhìn Từ Sinh và nhìn hai thanh gươm trên vách và nói:
- Lão từ ngàn xa ăn mày đến đây để trả thù hai đứa học trò của lão bị nhà ngươi giết chết ngoài bến Lam Giang. Nhà ngươi hãy cầm gươm lên đối địch cùng ta kẻo chết đó. Nói xong ông lão lấy hai thanh gươm xuống ném cho Từ Sinh một cây và khép cửa lại rồi sấn tới chém vút vào cổ chàng. Từ Sinh vừa lo vừa lạ, chàng nhảy tránh thì vèo một tiếng lưỡi gươm. thứ nhì bay vụt tới đầu chàng lẹ như chớp nhoáng. Từ Sinh kinh sợ hụp đầu tránh khỏi thì ông lão quát một tiếng thật to, đâm mạnh lưỡi gươm ngay cổ họng chàng.
Từ Sinh khiếp hãi, chàng đưa gươm đở và nhảy vụt ra ngoài nói mau:
- Thưa cụ, cho cháu nói vài lời.
Lão ăn mây cười và hỏi:
- Ngươi muốn nói gì?
- Thưa cụ, cháu xưa nay không hề làm hại ai, làm gì có sự giết học trò cụ.
Lão già ăn mày cười và nói:
- Chắc nhà ngươi không quên đã giết hai tên tướng Tàu cưỡi ngựa đem thư. Và chính nhà ngươi đã đem chôn nó ngoài ven rừng.
Từ Sinh nói mau:
- Không lẽ một người như cụ mà dạy kẻ thù của dân ta. Cháy không tin như vậy.
Lão già gạt ngang:
- Mi chớ già hàm, ta đến đây quyết giết ngươi mà thôi.
Nói xong ông ta vung gươm xốc tới chém vào vai Từ Sinh một nhát. Lần nầy Từ Sinh không còn nhịn được nữa chàng đỡ và nói:
- Nếu cụ quyết tình binh vực kẻ thù chung thì cháu đánh phải vô lễ vậy.
Lão già không nói gì, ông chém thêm một nhát nữa.
Từ Sinh tức tối, nghĩ thầm:
- Cụ già này không lý là kẻ thù dân ta, nhưng ông ta quyết tình ta cũng nên cho ông rõ việc ông làm là kỳ dị. Chàng vung gươm đỡ và chém trả lại nhanh như chớp, lão già ăn mày chú ý lối đánh của
Từ Sinh và khen thầm chàng là tay nhuệ kiếm.
Lão già dùng lối gươm lạ lùng tối hiểm tấn công Từ Sinh kịch liệt, nhưng Từ Sinh không hề sợ, chàng bình tỉnh chống trả kịch liệt. Bên ngoài trời vẫn mưa gió không ngừng, những hạt mưa tạt vào vách nhà nghe lạt xát, khiến tiếng động gươm đao trong nhà không vang ra ngoài được. Hương Lan với Lam Hà nghe tiếng động họ lật đật chạy lên và ngạc nhiên thấy Từ Sinh đấu gươm với lão già ăn mày.
Thật là một sự kỳ dị làm sao, hai nàng đứng xem ngơ ngẩn, Từ Sinh thấy lão già quả là tay ghê gớm, chàng đem hết cả tài nghệ ra quyết hạ lão, nhưng rốt cuộc chàng vẫn không làm chi nổi mà có phần nguy hiểm là khác. Lão già càng đánh càng hăng; tay gươm ông ta biến ảo kỳ dị làm Từ Sinh không còn đủ sức nhận rõ nữa.
Chàng cố hết sức giữ vững tinh thần, nhưng cũng không thể nào chống nd. Cứ nguy như đã sắp đến. Từ Sinh chưa biết làm sao để thoát nạn thì lão già bỗng dừng tay cất tiếng cười và nói:
- Hãy thôi, đùa bao nhiêu đấy đủ rồi. Tráng sĩ quả là tay giỏi.
Từ Sinh cúi đầu chào vâ nói:
- Lão sư quả là một bực phi thường. kẻ hậu sanh như con kính phục vô cùng.
Lão già ăn mày cười và nói:
- Lão phu đói khát vào đây được tráng sĩ và nhị vị cô nương giúp cho no ấm, chẳng biết lấy chi đến bù nên định đem chút tài mọn truyền cho tráng sĩ, mai sau tráng sĩ mang gươm ra diệt thù giúp nước.
Từ Sinh mừng rỡ, xụp xuống chân ông cụ làm lễ bái sư và nói:
- Con nhờ sư phụ, mai sau có thể là một tên lính hữu dụng của nước nhà.
Ông lão đỡ chàng dậy và bảo:
- Con đã được truyền dạy kỹ càng nhưng tiếc là chẳng được đến chổ cao diệu của nghề. Bây giờ ta truyền cho con những bí pháp môn võ nghệ kiếm cung của phái võ ta thì có thể ra chinh chiến được. Ta ở lại đây ít lâu, khi nào con thành tài ta sẽ lên đường.
Lam Hà và Hương Lan mừng rỡ, họ sung sướng cho Từ Sinh gặp được dịp may. Thế là Từ Sinh học được cả hai môn, võ Tàu và võ Ta.
Một thời gian qua, Từ Sinh ngày nay trở thành một tay võ nghệ cao cường.
Ngày ngày chàng làm ruộng vườn, đêm đêm trao dồi võ nghệ. Lão già ăn mây hết lòng truyền dạy cho chàng và cho chàng biết mục đích lão đến đây.
Một ngày nọ lão ăn mày bảo chàng:
- Ta chẳng phải là kẻ ăn mày mà chính là võ sư của tướng quân Trần Nhuế. Ta được tên tùy tướng cho biết con giết hai tên giặc khiến hắn khỏi bận công mà đoạt được thư kín của chúng, nên ta cho người đến thâu nạp con mà rèn luyện cho con võ nghệ. Kẻ ấy chính là người mà con đánh bại trong đêm con tiễn chân Sầm Hưng lên đường. Vì vậy ta đến đây xem tài lực con và như con đã biết ta thành thật truyền dạy cho con.
Từ Sinh mừng rỡ nói:
- Thưa sư phụ, chẳng hay người còn định làm chi nữa.
Vị võ sư bảo chàng:
- Ta có bổn phận đi khắp nơi để tìm bạn đồng chí để mời họ nhập vào dưới cờ đại tướng Trần Nhuế. Chúng ta khởi nghĩa ở Hoàng Giang và hiện đã có một thế lực kha khá. Ta có Nguyễn Ðạt cấu sát bên cạnh cùng ta, tướng ấy là một tay tài giỏi.
Từ Sinh hỏi ngay:
- Thưa sư phụ bao giờ thì ta khởi sự?
- Việc ấy còn chờ thời cơ thuận tiện. Hiện giờ ta phải đi tìm thêm người có chí để khi đến việc thì có đủ người dùng. Trong Lam Giang nầy đã có con và Nguyễn Ðạt. Con và Ðạt sẽ nâng đỡ khuyến khích những thanh niên nam nữ mời họ vào tổ chức của ta để khi khởi sự thì có đủ người mà dùng.
Ngày mai thầy phải đi nơi khác để tìm thêm bạn để chống giặc.
Từ Sinh nói:
- Thưa sư phụ, con hiện ở trong cảnh nguy khốn khó mà ở lại đây được. Bọn giặc đòi thuế gia cư mà con chưa có tiền đóng. Nếu không có sư phụ Sầm Hưng thì chúng đã làm hại chúng con rồi. Ngày nay sư phụ Sầm Hưng đã đi và nghe đâu bọn giặc thay Giáp thủ và lý trưởng mới, chúng sẽ đi đòi thuế, mà nếu con không có sẽ bị nguy ngay.
Vị võ sư vỗ vai Từ Sinh và bảo:
- Dù sao con cũng phải ở lại đây gầy dựng thế lực cho chúng ta. Không thể từ nguy hiểm con ạ? Con phải hy sinh cho đất nước mà ở lại đây. Bao nhiêu kẻ khổ sở như con vậy mà nào họ có bỏ trốn được mâ trốn đi đâu chứ? Hiện giờ tướng Trần Nhuế cũng chưa đủ sức đương đầu với giặc để cứu dân được.
Từ Sinh hỏi ngay:
- Thưa sư phụ người đi nhiều nơi trong nước chắc rõ những nơi khởi nghĩa và người nào có thể cứu dân được.
Vị võ sư nhìn Từ Sinh ông nghĩ ngợi một chốc và khẽ đáp:
- Ta thấy có một vị đại anh hùng, có chí lớn, người ấy...
Vị võ sư chưa nói hết lời thì bên ngoài có một bọn giặc kéo vào sân quát lớn:
- Từ Sinh, hãy ra đây tiếp quý quan nhơn.
Từ Sinh giật mình lo ngại nhìn lão sư.
Bị võ sư thản nhiên nói mau:
- Con không ngại, bọn chúng vào ta sẽ có lời đối đáp. Ta sẽ xưng là thầy địa lý đến cải táng hai cụ thân sinh con là xong.
Từ Sinh lật đật chạy ra và cúi móp xuống đất vờ sợ hãi cung kính:
- Con kính lạy thượng quan.
Một tên giặc ngồi trên ngựa có vẻ hống hách, xung quanh gã là một lũ đầu trâu mặt ngựa, chúng nhìn láo liên từ trong nhà ra vườn như muốn tìm những vật mà chúng ưa thích.
Bây giờ tên giặc dõng dạc bảo Từ Sinh:
- Tên kia mi đã trể kỳ thuế. Chúng ta khoan dung cho mi bao nhiêu lâu rồi. Bây giờ hãy lo liệu nộp cho đủ trong vòng ba ngày nữa cho xong.
Từ Sinh kinh sợ, chàng nói:
- Trăm lạy thượng quan, xin người gia hạn cho tiểu dân nhờ.
Tên giặc đưa tay vẫy một cái tức thì một tên khác rời hàng ngũ bước ra đến bên cạnh hắn.
Thoạt thấy tên đó Từ Sinh kinh sợ vì hắn là tên giặc đã dở thủ đoạn cưỡng bức Hương Lan, nhưng bị chàng cho một trận và Sầm Hưng đến bắt hắn lui về.
Có lẽ hắn thù oán nên đợi Sầm Hưng đi là hắn đem tên giặc nầy đến để hại chàng trả thù.
Chàng nhìn lũ giặc, chàng thấy tên Giáp thủ cũng có mặt nơi đó, hắn cười như thích cảnh nguy ngập của chàng. Không biết tên giặc nói tiếng khách với chủ tướng hắn làm sao mà tên ngồi trên ngựa cười khoái chí, hắn đưa tay ra lịnh tức thì bọn lính ùa vào nhà chàng.
Từ Sinh nhìn bọn chúng và thấy chúng có đến mấy chục tên nên nghĩ thầm:
- Chúng đông quá ta không thể hành hung được. Ngày nay có lẽ là ngày đen tối của gia đình ta. Không khéo Lam Hà và chị Hương Lan phải nguy khốn. Ta cũng đành chịu chết nếu lũ giặc khốn kiếp nầy chạm đến họ.
Chỉ trong vòng giây lát bọn lính kéo Hương Lan, Lam Hà và bị võ sư ra trước tướng giặc. Cặp mắt diều hâu của tên tướng quắc lên, hắn nhìn hai thiếu nữ như nhìn một miếng mồi ngon sắp nuốt vào bụng.
Hương Lan và Lam Hà kinh sợ, cả hai đứng cúi đầu xuống, vừa sợ vừa tủi nhục, vừa tức tối. Hai nàng không còn bình tĩnh được nữa.
Tên giặc bỗng quay nhìn vị võ sư, anh ta hỏi:
- Tên này là chi của nhà nầy.
Vị võ sư ung dung đáp:
- Tôi là thầy địa lý đến cải táng mộ hai cụ thân sinh của Từ Sinh. Tên giặc chú ý nhìn lão già tinh thần quắc thước có vẻ nho nhã, hắn nói:
- Lại gần ta xem.
Nghe giọng nói cứng ngắc của tên tướng Tàu nói tiếng ta, lão võ sư phát ghét, nhưng lão vờ khúm núm bước lại cạnh hắn.
Tướng giặc nhìn lão già và nói:
- Ðại tướng quân Hoàng Thành của ta đang tìm một thầy địa lý giỏi. Nếu nhà ngươi là tay giỏi ta sẽ đưa về ngay.
Lão võ sư cười và nói:
- Tôi tôi sơ trí siển, nhưng nếu Ðại tướng Quân họ Hoàng cần đến tôi sẽ cố sức làm vừa lòng ngài.
- Tốt lắm, lính hầu đâu đem lão sư lên ngựa.
Thế là bọn lính giặc đỡ vị võ sư lên ngựa ngay tức khắc.
Hắn bảo Từ Sinh:
- Kỳ hạn cho ngươi ba ngày nữa phải đóng cho xong thuế. Nếu không chớ trách ta nhé?
Hắn nói một tràng tiếng Tàu tức thì bọn linh áp lại bắt Hương Lan và Lam Hà đem đi.
Từ Sinh tức giận toan hành hung nhưng vị võ sư đưa mắt ra lịnh cho chàng lại gần. Lão nói:
- Con chớ lo, ta sẽ bảo toàn cho thị và em con. Hãy tin ta không nói liều.
Từ Sinh nén lòng trông lũ giặc rút đi sau khi bắt theo tất cả những người thân yêu của chàng.
Lòng Từ Sinh đau nhói, chàng muốn chạy theo giết sạch lũ giặc cứu họ về, nhưng rồi chàng đành đứng im nhìn đoàn người ngựa của kẻ thù khuất sau lũy tre xanh xơ xác.
Chiều nay, một chiều đông buồn ảm đạm, mây sầu giăng mắc khắp khung trời không để lọt xuống không gian một tia sáng nào của thái dương gieo niềm lạnh khắp muôn loài vạn vật.
Mây mù thấp xuống như tan thành sương sớm giăng màn khắp đó đây.
Ngàn cây đứng im lìm như tái tê vì lạnh, nga bóng xuống giông Lam Giang in hình sầu buồn lạnh lẻo được gióng nước lững lờ xuôi chậm chậm về một phía.
Mù sớm loãng ra bay là đà trên mặt sông như muốn làm đọng lại khối nước Lam Giang thành tuyết giá.
Từ Sinh đứng nhìn bóng dưới gióng, lòng chàng hầu như tan nát. Cái lạnh của đất trời vạn vật như làm dịu bao nỗi uất hận căm hờn trong lòng chàng.
Chàng hình dung lại ngày nào Lam Hà mang lụa ra giòng Lam Giang giặt sạch. Nơi mô đá kia là nơi nàng ngồi, bóng nàng in trong gương nước kia, tàng cây nọ che mắt cho nàng, với đàn chim lành ca hót như tiếng nhạc làm dịu lòng người thôn nữ Lam Giang.
Ngày nay cũng cảnh ấy mà bóng hình người cũ đã mất dạng. Lam Hà đã rơi vào tay lũ giặc tham tàn, thân nàng với Hương Lan không biết có được trong sạch không hay đã trở thành nhơ uế vì sự bạo tàn của lũ giặc.
Từ Sinh sôi máu căm hờn khi nghĩ đến đó, chàng không thể nào tin Lam Hà và Hương Lan chịu thất thân với giặc, nếu chúng cưởng bức thì hai nàng có lẽ đã tự giết mình rồi.
Thà hai nàng chết đi. Từ Sinh không khổ bằng hai nàng chịu thất thân với giặc. Từ Sinh gần như là một kẻ sắp điên cuồng, chàng ngồi xuống mô đá nhìn giòng nước lững lờ, nhưng lòng chàng đã theo Lam Hà và Hương Lan đến tận nơi nào mất.
Từ Sinh lẩm bẩm:
- Lũ khốn kia, ta sẽ làm cho bọn mi không còn yên được mà hãm hiếp dân ta.
Một bàn tay của ai vỗ vào vai chàng làm Từ Sinh giật mình đứng ngay dậy.
Thì ra người ấy là Nguyễn Ðạt, một người trong thôn chàng mà vị võ sư bảo là học trò mình.
Nguyễn Ðạt bảo Từ Sinh.
- Nầy anh, không nên buồn làm gì? Chúng ta nên nghĩ đến việc lớn là hơn. Mất người thân yêu ai cũng khổ cả, nhưng ta phải hy sinh tình riêng để làm việc lớn.
Từ Sinh chưa nói gì thì có tiếng vó ngựa dồn dập rồi hai tên lính giặc từ đầu kia phóng ngựa đến như bay.
Nguyễn Ðạt nói mau:
-Lũ quân tuần của giặc đến. Ðó là cơ hội cho anh trả thù. Hãy mạnh bạo lên.
Vừa lúc đó hai tên giặc phóng ngựa đến, chúng xuống ngựa và vát giáo tới quát hỏi:
- Hai tên kia làm gì ở đây? Chúng bây định làm điều phi pháp à?
. Từ Sinh giận đến cực điểm, chàng vụt nhảy tới đấm ngay tên đó một đấm ngay cổ làm hắn ngã gục xuống. Còn tên kia thấy vậy kinh sợ lật đật đâm ngay ngọn giáo vào lưng chàng.
Từ Sinh quay nhanh lại né tránh và phóng chân đá vào hông tên giặc làm hắn ngã lăn, chàng xốc tới chụp cỗ hắn và ném mạnh xuống đất như vật con nhái, chỉ nghe bịch một tiếng với tiếng rú ghê hồn là tên giặc nằm ngay chân.
Nguyễn Ðạt cười và nói:
- Giỏi lắm, võ nghệ như thế không còn chổ nào chê. Anh đã một lúc giết hai tên giặc thì Nguyễn Ðạt nầy phải lo liệu mộ phần cho bọn nó.
Nói xong Nguyễn Ðạt chạy một mạch lên ven rừng bứt mấy sợi dây và đem đến cột hai tên giặc vào hai viên đá to rồi nói:
- Lấy khí giới chúng và lục lưng chúng xem tiền bạc hắn có không?
Từ Sinh mà trong lưng hai tên giặc và mừng rú lên khi gặp mấy nén bạc, chàng nói:
- Hai tên nầy đến giúp chúng ta đây. thật là may cho bọn ta.
Nguyễn Ðạt mò khắp trong người chúng chàng nói:
- Không có thư từ chi cả. Bọn nấy là bọn đi tuần. Chúng ta phi tang để còn về cho chúng khỏi bắt gặp mà nguy. Ngày mai chúng sẽ đi tìm lũ nầy và làm khổ dân chứ chẳng chơi, nhưng nào ai biết ai mà sợ kìa.
Hai chàng khiêng xác hai tên giặc ném dưới sông và lật đật trở về xóm.
Nguyễn Ðạt nói:
- Có mấy nén bạc nầy chúng ta đổi ra quan mà lo thuế cho chúng. Còn dư thì rèn một mớ khí giới, giấu đâu đó để đến lúc dùng.
Từ Sinh trao cho Nguyễn Ðạt hai nén còn mình giữ một, chàng nói:
- Anh liệu làm sao tiện thì thôi. Với nén bạc nầy tôi còn phải chia cho gia đình cô bé Tâm bên cạnh nhà.
Hai người đi mua đồ, sự lo ngại mừng rỡ kích thích lòng họ. Từ Sinh quên một phần việc Hương Lan và Lam Hà.
Từ Sinh hỏi Nguyễn Ðạt:
- Chú thợ rèn Ngôn đầu xóm có thể tin cậy được. Chú ta bị giặc giết con trai, hãm hiếp vợ và con gái nên chú oán ghét quân giặc như ghét loài chó má. Anh nên đến đó nhờ chú thì tiện lắm. rồi ta sẽ liệu khi có một mớ khí giới trong tay.
Nguyễn Ðạt nói:
- Bao nhiêu bạc nầy làm được máy món đâu? Phải có hằng ngàn số nầy mới được.
Tư Sinh không đành cầm nén bạc nữa, chàng trao cả cho Nguyễn Ðạt và nói:
- Anh lấy hết mà lo việc ấy. Chuyện riêng của tôi rồi ta sẽ lo liệu sau.
Nguyễn Ðạt cầm lấy nén bạc và nói:
- Ta nên lo việc lớn đã. Có khí giới mới chống lại lũ giặc mạnh được. Tôi đã có một số đông thanh niên nam nữ tình nguyện rồi, còn anh ráng tìm một nhóm nữa để khi khởi sự thì ta có người mà dùng. Ngày ngày anh nên tìm và dạy võ nghệ cho họ phòng lúc dùng đến. Phải coi chừng bọn chim mồi của địch đó.
Từ Sinh tức tối nói:
- Phải giết vài tên gian ác mà làm gương cho kẻ khác.
Nguyễn Ðạt khuyên Từ Sinh:
- Anh chớ nóng mà hư việc. Làm hao mòn lũ giặc nhưng đừng chọc chúng tức mà nguy hại cho ta. Anh về nhé. Có tin gì tôi sẽ đến anh ngay. Ta gặp nhau mỗi đêm nơi chòi ngoài ruộng.
Nguyễn Ðạt và Từ Sinh chia tay ra về, mỗi người đem theo lòng một gánh nặng.
Ba hôm sau khi Lam Hà và Hương Lan với vị võ sư bị bắt, Từ Sinh không được tin chi về họ cả. Hàng ngày chàng nhờ mẹ cô bé Tâm đi gần đến đồn lính của tướng Hoàng Thành để nghe ngóng tin tức mà không biết gì cả.
Từ Sinh nóng ruột làm sao, chàng ngồi đứng không yên, bỏ cả việc ruộng vườn, không thiết gì nữa cả.
Nhưng chàng không thể bỏ lảng chuyện mình làm. Ðêm đêm, chàng đến nhà những người quen có người bị giặc giết chóc hãm hại dò xem kẻ nào có chí là rủ họ vào tổ chức kháng địch và khuyến khích kẻ nhát gan cho họ có ý thức chống giặc.
Hôm nay Từ Sinh lo lắng vì đến ngày phải trả thuế mà không thì không làm sao ra tiền. Chàng đành ngồi nhà đợi tên Giáp Thủ đến.
Ðộ đầu giờ thân tên Giáp thủ đi với hai tên nữa đến nhà chàng và gọi to:
- Từ Sinh đâu, hôm nay là ngày hết hạn thuế. Ðóng cho rồi để chúng ta còn về nộp quan.
Từ Sinh kêu xin hạn cho một thời gian nữa, nhưng Giáp thủ sỉ mắng chàng và quát bảo hai tên theo hầu trói chàng lại dẫn đi. Không dám kháng cự, Từ Sinh đành đi theo tên Giáp Thủ. Chàng thấy cơ nguy nếu hắn giải chàng đến Bố Chính Ty trên huyện thì sao cho khỏi làm xâu để trừ thuế.
Ðem thân lên rừng tìm ngà voi, xuống bể mò trai dưới sự áp bức của giặc thì còn tệ hơn ngàn lần kiếp ngựa trâu, sống cũng như chết nào có chi mà ham sống. Khi hắn giải chàng đến trại giặc thì cũng thế chớ nào có khác gì hơn, lũ giặc sẽ bắt chàng làm đủ mọi việc khổ sở biết bao.
Trói chàng lại dẫn đi, tên Giáp thủ luôn tay đánh đập chàng để trả cái nhục cái tức hôm nọ.
Ðem Từ Sinh về trại giặc, tên Giáp thủ khúm núm đưa chàng vào công đường của vị phó tướng và quỳ xuống sợ sệt nói:
- Thưa đại quan đây là Từ Sinh.
- Cho ngươi lui ra.
Tên tướng giặc nhìn chàng và hỏi:
- Tên kia, tại sao mi không đóng thuế? Mi không tuân lệnh ta à?
Từ Sinh nhìn thấy bọn đầu trâu mặt ngựa vây xung quanh mình nên phải cư xử đúng như tư cách một tên tù thường để khỏi lôi thôi, chàng quỳ xuống và nói:
- Kính bẩm thượng quan, tiểu dân cũng cố hết sức nhưng vì không còn cách gì hơn mới đành chịu thể nầy. Xin thượng quan tha cho tiểu dân, tiểu dân xin hẹn đến mùa lúa tới sẽ nộp đủ cả.
Tên tướng giặc cười và nói:
- Tha cho ngươi à? Quân đâu nọc cổ tên nầy ra đánh trăm roi về tôi không tuân lệnh trên.
Bọn lính giặc như.một lũ hùm bcó xốc tới chụp cổ Từ Sinh xô ngã xuống và căn nọc chàng ra rồi lấy roi da đập túi bụi.
Bỗng tên giặc thét lớn:
- Khoan đánh đã.
Từ Sinh bị mấy roi đau điếng, chàng tức tối căm hờn phần lo sợ cho tánh mạng mình nếu bọn chúng đánh đủ trăm roi, khi nghe tên giặc bảo khoan chàng chú ý nghe.
- Ðánh đập còn nhẹ tội nó. Hãy đem dùi sắt đỏ ra dùi vào xương vai nó cho ta.
Tức thì bọn giặc thét bọn tù nhân khiêng ra một lò lửa đỏ rực, hơi khói khét nghẹt bốc lên lâm Từ Sinh rờn rợn.
Không không ngờ thiếu thuế, mà phải bị cực hình gớm ghê như vậy thì tên tướng giặc quát bảo bọn kia lật mặt chàng lên và hỏi:
- Tên kia sao mi dám âm mưu làm loạn.
Từ Sinh nghe vậy chàng kinh sợ nghĩ thầm:
- Nguy cho ta, sao hắn cho ta làm loạn. Nếu vậy ta đành chết ở đây rồi. Chàng tiếc thầm: Dè vậy lúc nãy ta vặn cổ tên kia rồi cao bay xa chạy còn hơn là đến đây chịu cực hình thế nầy.
- Tâu thượng quan, tiểu dân xin đến mùa lúa sẽ nộp thuế.
Ta hỏi ai xui làm loạn hở tên kia. Lâu nay chính mi âm mưu giết lính của ta đi tuần.
- Thật tức tối làm sao, không lý người của mình lại tiết lộ mưu mình, mà thật ra chỉ có một mình Nguyễn Ðạt với chú thợ rèn Ngôn và một với người tin cậy biết mà thôi, nào có ai trong bọn đó tiết lộ với giặc.
Từ Sinh kêu van:
- Thưa thượng quan, tiểu dân quả tình không rõ chi về việc ấy. Xin thượng quan xét cho tiểu dân nhờ.
Tên tướng giặc đập bàn quát to:
- Ðã đến đây mà mi còn lợi khẩu nữa sao? Tên Giáp thủ đã tố cáo mi âm mưu làm hại lính ta, mi còn chối gì nữa.
Từ Sinh căm giận tên Giáp thủ làm sao, chàng thừa hiểu hắn làm hại chàng để thi hành thủ đoạn.
Từ Sinh kêu lớn:
- Xin thượng quan xét lại, oan cho tôi. Tôi nào có biết chi về việc đó.
Tên tướng giặc vỗ án thét bọn lính hành hình chàng thức thì bọn lính lột áo phông ra in miếng sắt đỏ vào ngực chàng cháy xèo xèo.
Từ Sinh rú lên vì đau đớn, chàng vùng vẫy nhưng không làm sao thoát được, trong khi tên lính sợ chàng vùng đứt dây nên cầm cán giáo đập mạnh vào đầu chàng.
Từ Sinh vật mình và mê man không còn biết gì nữa.
Tưởng chàng chết, tên tướng giặc thét bọn lính xem lại, chúng thấy ngực chàng còn ấm nên lấy nước tát vào mặt chàng cho tỉnh dậy.
Một lúc khá lâu Từ Sinh tỉnh lại, chàng đau đớn làm sao, khắp thân thể chàng gần như bị tê liệt ê ẩm cả, chàng kinh hồn khi nghe tên giặc bảo:
- Nhúng bàn tay nó vào nước sôi xem nó có khai không cho biết.
Lập tức bọn kia mở trói cho Từ Sinh và đem nồi nước sôi ra.
Từ Sinh la lớn:
- Xin đại quan xét lại, tiểu dân không hề phạm đến lính của ngài. Tên giặc nhìn Từ Sinh một lúc, hắn bỗng đổi ý truyền cho lính:
- Ðem tên nầy giam lại chờ lệnh ta.
Thế là chúng kéo cổ Từ Sinh tống giam vào trại tù.
Bị đạp nhào vào một chổ tối âm u, Từ Sinh lăn tròn dưới đất, chàng chưa nhận rõ xung quanh mình thì có rất nhiều bàn tay đỡ chàng dậy.
Có nhiều tiếng hỏi:
- Làm sao mà bị vào đây.
Từ Sinh hiểu ngay nơi đây còn có nhiều người nữa, chàng cố gượng nhìn quanh và nhận thấy rất nhiều ngươi bị giam trong một nhà rộng mênh mông.
Họ đỡ chàng ngồi xuống và hỏi:
- Làm gì mà vào đây?
- Bọn chúng bảo tôi giết lính chúng.
Nghe chừng gọi lũ giặc bằng chúng, mọi người kinh sợ, họ biết chàng là tay gan dạ không sợ kẻ thù. Lập tức người ta xem xét vết thương cho chàng và lo cứu chữa chàng ngay.
Trong nhà tù người ta giúp nhau thành thật hơn cả ngoài đời mà thuốc men chỉ một thứ muối.
Quá mệt nhọc, đau đớn nên Từ Sinh nằm mê đi không còn biết chi cả.
Từ Sinh tỉnh giấc thì trời đã khuya lắm, trong nhà tù mọi người đã nằm im lìm không còn một tiếng động nào ngoài tiếng thở.
Nhớ lại sự hành hạ tra khảo của giặc ban ngày, Tư sinh rung mình kinh sợ cho cái ngày mai đen tối của mình.
Chàng cảm thấy mình ghê sợ và rùng rợn với những hình phạt ấy. Tự nhiên chàng nghĩ đến sự chết để giải thoát cái khổ sở của thân xác, tránh sự đau đớn vô cùng của bọn giặc hành hình mình.
Chàng thở dài, đưa tay sờ đầu và nhăn mặt vì đau đớn quá. Một cử động nhỏ của Từ Sinh là toàn thân ê ẩm của chàng đau nhói lên.
Bỗng người nằm bên cạnh hỏi khẽ chàng:
- Anh nghĩ gì đấy. Ngủ đi là hơn, người ta không thể trốn bổn phận bằng cái chết đâu.
Từ sinh kinh ngạc không hiểu sao kẻ nằm bên cạnh lại biết rõ cả tư tưởng chàng như vậy.
Chàng chưa kịp hỏi thi anh ta tiếp:
- Tôi vào tù đến mấy lần nên rõ biết tư tưởng kẻ vào lần thứ nhất như anh. Phải chịu khổ cho qua để chờ ngày giải thoát và trả thu bọn giặc.
Từ Sinh quay mặt lại phía người ấy mà nhận ra anh ta dù trong khám tối mờ mờ, kẻ ấy là một thanh niên có gương mặt vuông cứng rắn, đen đúa, trán nổi gân, má xương biểu lộ sự can cường quả quyết.
Chàng hỏi:
- Anh làm gì vào đây?
- Bị giặc tình nghi chống lại chúng.
- Anh ở đâu đến đây?
Tôi người ở huyện Thụy Nhiên.
- Sao anh đến đây làm gì?
- buôn bán.
- Thế sao anh bị bắt? Chúng nghi anh làm gì? Có bằng chứng không?
- Chẳng có gì lạ cả. Bọn giặc bắt tôi vì bọn bảo tôi là người muốn nổi loạn bởi tôi không hối lộ cho chúng. Hàng hóa của tôi bị chúng cướp sạch cả, còn bị vào đây chịu hành hạ dã man.
- Anh biết số phận ta không?
- Chẳng có gì lạ cả. Chúng không đủ bằng chứng để giết ta thì ta bị loại vào hàng tình nghi. Chúng sẽ ghép ta vào một tội thường nào đó và bắt ta đi làm xâu mà thôi.
- Ta phải lên rừng xuống bể?
- Ðúng vậy!
Từ Sinh không hỏi nữa thì người kia hỏi:
- Anh tên gì?
- Từ Sinh. Còn anh?
- Nguyễn Lộc.
Từ Sinh hỏi khẽ:
- Nghe đâu vùng anh có một vị anh hùng xuất chúng.
- Tôi không rõ điều đó.
Ðến đây hai người nín im vì cửa nhà tù mở toang, lính giặc gọi một người ra rồi khép ngay lại.
Từ Sinh hỏi:
- Ban đêm chúng còn bắt người đi làm gì?
- Ðem đi giết chết.
Tự nhiên Từ Sinh như có một hơi lạnh luồn vào xương sống, bóng tối mờ mờ của nhà tù lạnh lẽo và ghê gớm làm sao, mùi tử khí như lảng vảng đâu đấy.
- Sao lại đem người đi giết lúc ban đêm?
- Vì kẻ tội phạm đó không đáng kể. Nếu kẻ phạm tội ấy đáng kể thì giặc đem ra xử trước mặt dân chúng để họ kinh sợ mà không dám chống lại họ.
Từ Sinh nghĩ đến có ngày nào mình cũng bị giết như kẻ kia. Chàng tức tối nghĩ thầm:
- Giá ta giết quách tên Giáp thủ và hai tên bộ hạ hắn rồi trốn vào rừng cũng không đến đỗi bị như ngày nay.
Bỗng Nguyễn Lộc hỏi chàng:
- Anh có giết bọn lính giặc chứ?
Từ Sinh khôn ngoan nói:
- Nào tôi có làm việc đó đâu? Tên Giáp thủ thù oán tôi nên khai gian để hại tôi.
Nguyễn Lộc bảo chàng:
- Ngày nay trong nước ta đâu đâu cũng có cảnh như anh đang gặp. Người ngay bị hại nhiều không kể xiết. Trộm cướp đầy dấy khắp nơi.
Từ Sinh bảo khẽ:
- Anh nói nhỏ một chút, nhỡ có ai nghe được thì nguy đó.
Nguyễn Lộc cười và đáp:
- Tôi còn sợ chi nữa, những kẻ vào đây là tù cả rồi.
Từ Sinh hỏi thêm:
- Anh không còn hy vọng ra tù sao?
- Anh nói như chuyện đùa vậy. Vào đây mười phần chết cả mười. Ðem xử tử cũng như đem đày ta vì đi đày bị hành hạ rồi cũng chết.
. Từ Sinh lo lắng không ngủ yên được, chàng nghĩ đến thân mình, nghĩ đến Lam Hà và Hương Lan với vị võ sư. Giờ nầy họ ra sao? Thật nguy cho họ quá. Lũ giặc thân là những tay dâm ác có đời nào chúng để họ yên thân.
Nếu giặc dở trò hãm hiếp thì chắc chắn Hương Lan và Lam Hà đã tự tử mà chết rồi. Ðau lòng lắm thay.
Từ Sinh nghiến răng lẩm bẩm:
- Quân khốn nạn, rồi mi sẽ biết tay ta.
Nguyễn Lộc cười và bảo chàng:
- Ðừng giận tức bạn ạ? Hãy nằm yên cho khoẻ rồi sẽ hay. Nếu có ngày thoát được ta sẽ làm theo ý ta muốn. Chứ bây giờ chớ tức mà vô ích. Tôi xem thương tích bạn ít lắm cũng đến hằng tháng mới lành được.
Từ Sinh nhắm mắt lại, chàng thấy cả mình ê ẩm, những vết thương nhức như có muôn vật vô hình cắn rút co thể chàng.
Khám tù trở lại yên lạnh, khắp nơi tiếng thở của đám tù nhân đều đều, thỉnh thoảng có tiếng thở dài, một tiếng chép miệng của người nào đấy như pha nỗi chán nản ngao ngán trong bầu không khí buồn lạnh âm u.
Lưỡi Gươm Cứu Quốc Lưỡi Gươm Cứu Quốc - Phi Long