People have a hard time letting go of their suffering. Out of a fear of the unknown, they prefer suffering that is familiar.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Eno Raud
Thể loại: Tuổi Học Trò
Dịch giả: Thu Hằng
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 43
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 441 / 7
Cập nhật: 2019-12-06 08:59:00 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Vật Tìm Thấy Ở Trong Rừng
ùa thu đem đến cho những bữa ăn đạm bạc của nhà tôi thêm món ăn ngon lành. Tôi muốn nói đến những chiếc nấm.
Tôi rất đề cao việc đi hái nấm. Người đi hái nấm hít thở không khí trong lành, được thưởng thức phong cảnh thiên nhiên, đồng thời lại làm một công việc có ích. Việc tìm iếm nấm làm phát triển tính tập trung và đầu óc quan sát trong con người. Nó không phải là một chuyến đi như đi hái việt quất, khi quả rừng có thể lượm được bằng hai tay. Công việc ấy đến máy móc cũng làm được và tôi nghe nói người ta sáng chế ra máy thu lượm việt quất. Nhưng hãy cứ thử dùng máy lượm nấm xem! Sẽ không được việc gì hết!
Tất nhiên có thể có thể có người phải đối tôi với lý do một khi đã tạo ra máy dò mìn chôn ở dưới đất thì tại sao lại không nghĩ ra được máy tìm nấm? Về vấn đền này tôi xin trả lời rằng mìn dù sao cũng là mìn, còn nấm thì hoàn toàn khác. Khi người ta tìm được mìn, như vậy tất cả đều rõ là đã làm cho nó không gây ra tác hại. Nhưng khi người ta đi tìm nấm, thì phát sinh ngay một vấn đề: nấm ăn được, hay nấm không ăn được, thậm chí hay là nấm độc? Trong trường hợp này không máy móc nào có thể đảm nhiệm được công việc - trong trường hợp này cần phải có trí tuệ con người. Quả thật Ô-lép có nói là sau này người ta sẽ sáng chế ra cái máy biết suy đoán. Biết đâu đấy. Kỹ thuật chả đang phát triển không ngừng là gì. Nhưng tôi không tin rằng sau này có cái máy nào đó lại có thể phân biệt các loại nấm giỏi như mẹ tôi.
Tôi học được ở mẹ tôi tất cả hiểu biết về nấm và bây giờ khi đi vào rừng tôi truyền lại cho Ô-lép. Tôi và Ô-lép có lợi thế hơn những người khác cũng đi hái nấm vì chúng tôi biết rất nhiều loại nấm ăn được.
Tôi xin dẫn ra đây hai ví dụ. Tôi đã từng thấy những người đi hái nấm bỏ qua không hái một cây nấm to mà trong sách khoa học gọi là nấm dù. Họ hầu như không trông thấy cây nấm ấy. Một lần khác người ta còn giẫm lên nó. Thế mà cây nấm này lại thật tuyệt diệu: ăn ngon như thịt gà, như cá thờn bơn, như chả rán. Và những nấm ngon ấy ngoái chúng tôi ra thì không ai biết mà hái lượm ở trong rừng. “Nấm gốc cây ấy mà!” - người ta khinh thường nói vậy và bỏ đi. Ấy thế nhưng chỉ cần một gốc cây thôi, mỗi lần hái được cả một giỏ nấm đấy.
Một sáng chủ nhật tôi và Ô-lép đi lang thang vào rừng.
Thoáng chốc tôi mất hút bóng bạn tôi. Tôi đi một mình và suy nghĩ. Lúc đầu tôi nghĩ về những cây nấm, sau đó nghĩ về Lin-đa. Rồi tôi nghĩ đến cha tôi đang ở ngoài mặt trận. Trong khi đó tôi vẫn đưa mắt nhìn khắp mặt đất, len qua các bụi cây, quỳ xuống, bò vào trong đám cây dương xỉ… Và bỗng nhiên tôi trông thấy một chiếc xà cột dã chiến của hồng quân dưới một cây thông rậm rạp có cành lá sà xuống sát mặt đất.
Chiếc xà cột dã chiến rất ẩm. Tôi bất giác mở nhanh ra xem, hy vọng tìm được ở trong ba-lô một cái gì đó. Và điều tôi hết sức ngạc nhiên chính là vật đầu tiên rơi vào tay lại là cuốn “Từ điển E-xtô-nhi-a - Nga”. Bìa cuốn sách bị cong. Các trang sách bị long và bị ố vàng. Nhưng dù sao đó cũng là cuốn “Từ điển Extô-ni-a - Nga”. Từ một ngăn xà-cột khác tôi vớ được tấm bản đồ địa hình. Và cũng ở ngăn này tôi còn bắt được một phong thư dán kín. Địa chỉ ghi bằng bút chì và tôi có đọc được võ vẽ. Thành phố chúng tôi. Phố Mận. Số nhà 5. Căn hộ số 3. Người gửi I-u Ca-rơ-vét.
Ca-rơ-vét? Phố Mận!
Tôi đút ngón tay vào miệng huýt sáo. Hai tiếng ngắn và một tiếng dài. Đó là dấu hiệu của chúng tôi bảo tin một trong hai người tìm được nơi có nhiều nấm.
Ô-lép huýt sáo đáp lại. Ngay sau đấy cậu ta đến gần chỗ tôi.
- Gì đấy, nấm thông à?
- Không, không có nấm thông, nhưng tớ tìm được cái này.
Tôi giơ cho Ô-lép thấy chiếc xà cột, cuốn từ điển và tấm bản đồ. Sau đó tôi chìa cho cậu ta thấy bức thư.
- Lạ nhỉ, - Ô-lép nói nhanh. - Địa chỉ trùng lặp. Đó chính là địa chỉ gia đình nhà Ca-rơ-vét mà chúng ta đã báo cho họ biết về Vê-li-ran-đơ.
- Và cái xà cột sĩ quan nữa.
- Ừ, cũng như bức thư.
- Những thứ này cần phải đem đến đấy… đến phố Mận.
- Tớ cũng nghĩ như thế.
Tôi bỏ chiếc xà cột dã chiến vào giỏ. Chúng tôi giấy nó ở dưới đáy giỏ và phủ nấm lên trên. Nhưng vì ít nấm, nên chúng tôi bẻ mấy cành hoa thanh lương trà đỏ để lên trên cùng.
- Kể cũng thú vị đấy chứ, - Ô-lép nói, - thế nào mà lại là chính chúng ta đã tìm được chiếc xà-cột dã chiến! Từ dạo ấy đến nay đã hơn một năm rồi…
- Từ hồi nào?
- Từ hồi chiếc xà cột có ở đấy ấy.
Đúng thế. Thời gian trôi nhanh ghê! Những chiếc ủng của lính Đức đã nện trên đất nước tôi đến năm thứ hai rồi.
Một giờ sau chúng tôi đã ở phố Mận.
Ngôi nhà quen thuộc. Cửa vào quen thuộc. Cánh cửa vào tầng hầm vẫn hé mở như cái lần chúng tôi theo dõi lão Vê-li-ran-đơ.
Chúng tôi theo cầu thang lên tần hai.
Ô-lép gõ cửa.
Thoáng nghe tiếng bước chân bên kia cửa và cánh cửa mở ra. Tôi và Ô-lép sững người ngạc nhiên: đứng trước mặt chúng tôi là Mê-ê-li. Mê-ê-li Li-vich học cùng lớp chúng tôi. Cô bé ở đây làm gì nhỉ.
Tôi đã biết Mê-ê-li sống cùng với cha mẹ ở nông thôn cơ mà. Hồi trước chiến tranh hàng ngày cô bé vẫn đi ô tô buýt đến trường. Nhưng từ ngày thành phố bị chiếm đóng xe ô-tô buýt không có nữa, thì cô bé phải đến ở nhờ nha ai đó trong thành phố để đi học. Bảy giờ mới biết ra là cô bé ở đây!
- Xin chào! - Mê-ê-li nói sau một thoáng im lặng.
Tôi ngạc nhiên không nói được một lời. Nhưng Ô-lép đã cầm cành hoa thanh hương trà đưa cho Mê-ê-li.
- Bọn mình vừa đi vào rừng hái nấm về. - cậu ta giải thích.
Má Mê-ê-li đỏ ửng lên như quả thanh hương trà, cô bé ngượng ngùng nhìn và mời.
- Xin mời vào.
Chúng tôi bước vào phòng.
Tôi cảm thấy mình như có lỗi với Mê-ê-li. Chắc hẳn cô bé nghĩ rằng chúng tôi đến đây chỉ cốt đưa cành hoa thanh hương trà này. Mà chúng tôi đến đây lại không phải vì thế và thậm chí còn không nghĩ rằng chúng tôi có thể gặp Mê-ê-li ở đây.
Chúng tôi đi vào phòng và ngồi xuống. Không đứa nào biết nói gì. Một phụ nữ đứng tuổi có khuôn mặt phúc hậu bất ngờ bước vào phòng đã cứu chúng tôi thoát khỏi tình trạng lúng túng.
- Đây là các bạn cùng lớp với cháu, - Mê-ê-li giới thiệu.
Lịch sự, chúng tôi đứng lên chào. Hóa ra đó là cô của Mê-ê-li. Bắt đầu chuyện trò bình thường. Còn chúng tôi, sau những phút ngượng nghịu im lặng vừa rồi, bây giờ cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Câu chuyện nói về việc hầu như không thể sống nổi bằng khẩu phần ăn. Mọi người cho rằng ở nông thôn bây giờ sống dễ chịu hơn. Sau đó cô của Mê-ê-li lái câu chuyện sang chuyện nhà trường. Cô hỏi thăm tình hình thi cử của chúng tôi vào trường trung học, (Mê-ê-li học toàn được điểm 5). Cô còn muốn biết quan hệ giữa các bạn nam và các bạn nữ ở trong lớp.
Chúng tôi chuyện trò mãi; cuối cùng tôi quyết định phải hỏi câu hỏi chính:
- Cô cho cháu xin lỗi… chứ ở trong nhà này có ai tên là… bà Ca-rơ-vét ạ?
- Cô đây, chính cô đây, - cô của Mê-ê-li nói thoáng vẻ ngạc nhiên.
- Thưa cô, chú hiện giờ ở nước Nga ạ? - tôi hỏi như vậy vì muốn biết chắc chắn thư này là gửi cho cô.
- Sao các cháu nghĩ thế?
Vâng, tại sao chúng tôi nghĩ thế ư? Biết trả lời cô thế nào đây? Biết đâu bức thư mà chúng tôi bắt được ở trong rừng lại do một người trong họ, hay là bạn bè, hay có khi chỉ do một người quen viết ra. Tôi không thể bắt đầu giải thích ngay được rằng Vê-li-ran-đơ vốn đặc biệt quan tâm đến các gia đình đang ở nước Nga, hay đã tham gia Hồng quân.
Ô-lép đi ra cửa phòng và xách vào chiếc xà cột dã chiến.
- Chúng cháu tìm thấy cái này ở trong rừng, - Ô-lép nói.
Cô Ca-rơ-vét cầm chiếc xà cột xem xét và tìm thấy bức thư.
Cô liền đứng lên đi ra chỗ cửa sổ đọc. Cô đọc rất lâu. Nhưng cũng có thể cô đọc xong rồi mà vẫn đứng bên cửa sổ. Cô đứng quay lưng về phía chúng tôi và nghĩ ngợi.
Cuối cùng cô quay lại với chúng tôi.
- Bây giờ thì cô biết rằng ngày mồng 8 tháng 8 năm ngoái chồng cô còn sống. Còn gì hơn nữa thì cô không biết.
Trong phòng xuất hiện một không khí trang nghiêm và thậm chí hơi nghèn nghẹn. Không khó khăn gì cũng hiểu được rằng bây giờ chúng tôi ở đây là thừa.
- Chúng cháu phải về nhà bây giờ, - Ô-lép nói.
Không ai giữ chúng tôi nán lại.
Mê-ê-li tiễn chúng tôi ra cửa. Vẻ vui tươi sinh động đã biến mất trên khuôn mặt cô bé. Cô bé thậm chí cũng không mời chúng tôi lần khác lại chơi. Chắc hẳn bây giờ cô bé chỉ nghĩ đến người chú.
Chúng tôi rất hiểu cô bé.
Lửa Trong Thành Phố Sẩm Tối Lửa Trong Thành Phố Sẩm Tối - Eno Raud Lửa Trong Thành Phố Sẩm Tối