Khi học trò đã sẵn sàng, thầy giáo sẽ xuất hiện.

Ngạn ngữ cổ Trung Hoa

 
 
 
 
 
Tác giả: Eno Raud
Thể loại: Tuổi Học Trò
Dịch giả: Thu Hằng
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 43
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 441 / 7
Cập nhật: 2019-12-06 08:59:00 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Bài Học Lịch Sử
ột hôm vào tiết lịch sử, chàng trai khỏe nhất lớp - Ma-đi-xơ Xa-lu-vê-ê giơ tay phát biểu. Đó thực quả là một sự kiện. Tôi không nhớ trước đây và sau này nữa Ma-đi-xơ Xa-lu-vê-ê có giơ tay phát biểu lần nào không. Có lẽ chỉ trừ phi thật cần thiết phải ra ngoài.
- Gì đấy em, Xa-lu-vê-ê? – ngài Mê-tu-xơ, thầy giáo dạy sử hỏi.
Ma-đi-xơ từ từ đứng lên sau bàn.
- Thưa thầy em muốn hỏi về cuộc đấu tranh giải phóng người E-xtô-ni-a cổ, - nó nói. - Người E-xtô-ni-a đã tiến hành cuộc chiến tranh vĩ đại chống Thập tự quân, nhưng cuối cùng bọn Đức đã thắng và biến người E-xtô-ni-a thành nô lệ. Trước đây chúng em đã được học rằng Đức là kẻ thù lịch sử của nhân dân E-xtô-ni-a, vậy mà bây giờ nói rằng lại không phải như thế. Chuyện này em không sao hiểu được.
Tất cả chăm chú nghe. Thực tế, một năm trước đây chính thầy Mê-tu-xơ đã nói về người Đức hoàn toàn khác bây giờ. Hồii đó chúng tôi đã được học lịch sử cuộc chiến tranh giải phóng của người E-xtô-ni-a cổ, về cuộc nổi dậy trong đêm I-u-ri-ép bị thất bại, và bảy thế kỷ kéo dài nhân dân E-xtô-ni-a phải làm nô lệ. Và bao giờ thầy Mê-tu-xơ cũng nói rằng bọn Đức là kẻ có lỗi trong mọi nỗi bất hạnh của nhân dân chúng tôi.
- Phải rồi, - ngài Me-tu-xơ nói, - tôi biết các em chưa thể hiểu ngay tất cả được. Điều đó hoàn toàn tự nhiên. Thôi được, tôi sẽ đưa ra một số dẫn chứng để làm sáng tỏ. Cuộc đấu tranh cổ xưa vì tự do… Chúng ta đều đã biết diễn biến và kết thúc ra sao. Người E-xtô-ni-a kiên trì đấu tranh chống bọn dòng tu, nhưng cuối cùng buộc phải đầu hàng. Thế đấy. Nhưng cuộc đấu tranh này không nhẹ nhàng với bên nào cả và trong cuộc đấu tranh này cả hai bên đều phải tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng sự dũng cảm và mạnh mẽ của đối thủ và xứng đáng là những đối thủ.
“Chà, thế đấy, thế đấy, - tôi nghĩ. - Hóa ra người E-xtô-ni-a cổ không chút căm thù bọn hiệp sĩ dòng tu. Họ chặt áo giáp của chúng chẳng qua vì sự “tôn trọng” lớn lao. Thật là buồn cười”. Nhưng điều đó đối với thầy giáo Mê-tu-xơ thì có vẻ không buồn cười và ông ta lại tiếp tục nói nghiêm trang:
- Cuối cùng chúng ta cần nhớ rằng chính người Đức đã đem văn hóa, văn minh, vân vân đến đất nước chúng ta…
Ông ta không nói cái vân vân đó là cái gì thì Ô-lép ngồi cạnh tôi đã nói xen vào:
- Nô lệ, ngược đãi, dốt nát…
- Tình trạng nô lệ là tất yếu lịch sử, - thầy giáo nói tiếp. - Nó được tạo nên bởi cái quy luật quay của bánh xe lịch sử. Ngược đãi bao giờ cũng đồng hành với tình trạng nô lệ. Còn cái gì có liên quan với dốt nát…
- Ở Van-ga bọn Đức lại thử nghiệm áp dụng biện pháp dung nhục hình.
Người nói câu ấy là cậu Xven Tơ-ra-at. Cậu ta là một chàng trai lặng lẽ, ngồi ở bàn cuối. Và cái điều mà cậu ta đã nói là đúng sự thật. Người bạn gái thời còn học sinh với mẹ tôi hiện đang làm việc tại ga xe lửa ở Van-ga hồi mùa thu có đến thăm nhà tôi, đã kể chuyện ấy.
Thầy giáo làm ra vẻ không nghe thấy lợi nhận xét của Xven.
- Còn cái chuyện liên quan đến sự dốt nát, đến sự dốt nát về tinh thần, - ông ta nói, - thì không được quên rằng trước khi người Đức đến, người E-xtô-ni-a cổ vẫn sống dốt nát thực sự với tín ngưỡng đa thần. Chúng ta không nên quên rằng nhà thờ thiên chúa giáo đóng một vai trò rất quan trọng trong việc mở mang trí tuệ và giáo dục của nhân dân chúng ta.
- Nó đã dạy cho người E-xto-ni-a biết còng lưng trước bọn Đức, - một cậu nào đó nói to.
Câu nói đó cất lên là để nói bóng gió đến chính thầy giáo lịch sử, bởi vì ông ta đã không dạy điều gì khác ngoài sự còng lưng trước bọn chiếm đóng.
Cả lớp bị kích động.
- Tác giả những cuốn sách bằng tiếng E-xtô-ni-a đầu tiên cũng là người Đức, - thầy giáo Mê-tu-xơ tiếp tục nói.
Bỗng nhiên một ai đó cất tiếng hỏi thầy giáo một câu chả khác nào một quả bom nổ:
- Thầy có phải người E-xto-ni-a không ạ?
Điều đáng ngạc nhiên nhất là người nêu câu hỏi này lại là một cô bé. Cô bé nói ngây thơ đến mức tưởng như câu hỏi này không có điều gì chung với sự việc đang diễn ra ở trong lớp và hình như cô bé thật long chỉ muốn biết thầy giáo Mê-tu-xơ có phải là người E-xtô-ni-a hay không mà thôi.
Trong lớp hết sức yên lặng. Bộ mặt thầy giáo tái nhợt. Chúng tôi chờ đợi câu trả lời. Ông ta nhìn chúng tôi chới với.
- Tôi có vợ và hai con nhỏ, - thầy giáo Mê-tu-xơ nói khẽ. - Và tất cả chúng ta đều là người E-xtô-ni-a.
Đó là câu trả lời rõ rang đối với người nào hiểu được. Ông ta thú nhận vì đồng lương nên đã buộc phải nói như vậy. Tôi cảm thấy thương hại ông ta. Nhưng tôi lại nghĩ ngay nếu bản than tôi, tôi sẽ không đời nào để cho người khác thương hại mình như vậy.
- Thưa thầy!
Gui-đô giơ tay.
- Xin mời.
- Em nghĩ rằng, - Gui-đô nói, - lịch sử không có ý nghĩa gì cả. Ngày xưa người E-xto-ni-a thù địch với người Đức, nhưng bây giờ thì hòa hảo. Chúng ta vốn là những đối thủ xứng đáng, giờ đây cũng trở thành những chiến hữu xứng đáng.
- Tôi không hề nói là lịch sử không có ý nghĩa, - thầy giáo Mê-tu-xơ trả lời. - Thật đáng tiếc là tôi đang dạy môn lịch sử.
Tiếng chuông vang lên báo giờ giải lao.
Lửa Trong Thành Phố Sẩm Tối Lửa Trong Thành Phố Sẩm Tối - Eno Raud Lửa Trong Thành Phố Sẩm Tối