Thất bại thực sự duy nhất chính là không dám khởi sự.

Harold Blake Walker

 
 
 
 
 
Tác giả: Eno Raud
Thể loại: Tuổi Học Trò
Dịch giả: Thu Hằng
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 43
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 441 / 7
Cập nhật: 2019-12-06 08:59:00 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Bắt Đầu Học Ở Trường
hông biết bao nhiêu thời gian đã trôi qua, cuối cùng cổng trường đã mở. Đó là vào ngày mồng 2 tháng giêng, ngay sau hôm tết đầu năm. Và mọi sự quả thật giống y như Gui-đô đã nói. Chúng tôi bắt đầu học ở trường tiểu học số một. Trường tôi học ca hai, tức là từ 1 giờ chiều. Sáng sớm trường vỡ lòng học; sau khi chúng tôi học xong, tức là sau 4 giờ rưỡi thì trường trung học. Tiết học dài 35 phút, nghỉ giải lao 5 phút. Không có nghỉ giữa buổi.
- Đành phải như vậy, - trong buổi khai giảng ông hiệu trưởng đã nói như thế. - Chúng ta cần phải khắc phục khó khăn. Thời buổi nặng nề đấy, nhưng khó khăn không thể đánh quỵ các em được. Cần phải luôn luôn suy nghĩ giữ cho cái lưng thật thẳng. Càng khó khăn, chúng ta càng phải kiên trì.
Lời nói của ông hiệu trưởng thu hút tất cả, nhất là các em học sinh lớp lớn. Thoạt đầu có thể cho rằng ông chỉ nói về nhà trường, về học tập, nhưng thật dễ dàng nhận ra ý nghĩa các lời nói của ông rộng lớn hơn nhiều. Ví dụ, về việc thông thoáng lớp học, ông nói:
- Nếu như trong giờ học các em thấy ngột ngạt thì giờ giải lao các em hãy mở cửa sổ rộng hơn. Các em hãy thở không khí trong lành ở những nơi nào có thể thở được.
Tất nhiên ông không chỉ nói đến việc các lớp học cần phải thông gió. Ông ngụ ý muốn nói bóng gió việc tuyên truyền của bọn Đức là không khí ngột ngạt, mà chúng tôi sẽ phải thở ở trong các tiết học. Đó cũng chính là cái không khí ngột ngạt mà lão Vê-li-ran-đơ đã nói đến. Có điều tên Vê-li-ran-đơ lá mặt lá trái không tin vào cái điều hắn nói, còn ông hiệu trưởng thì tin tưởng vô điều kiện. Và thật lạ lùng ông hiệu trưởng nói đến cả lão Vê-li-ran-đơ trong bài phát biểu của mình. Tất nhiên không phải là nói thẳng tên lão, mà là những kẻ giống như lão.
- Tôi mong sao chúng ta vẫn như một gia đình hòa thuận, - ông nói. - Tôi hi vọng rằng sẽ không có ai trong chúng ta ngáng chân nhau: ở trường đó là nghịch ngợm, nhưng ra ngoài đời thì đó là một tội lỗi xấu xa. Các em bây giờ sẽ bước vào đời nhanh hơn tưởng tượng. Bởi vì trong hoạn nạn con người mau chóng trưởng thành.
Ngáng chân người khác trong cuộc sống chính là cái ngài Vê-li-ran-đơ ấy đấy. Liệu có người nào, trong chúng tôi sẽ như vậy? Tôi nhìn sang Gui-đô. Hắn cũng nghe chăm chú như những bạn khác. Liệu hắn có hiểu bài phát biểu này như tôi?
Nhưng ông hiệu trưởng lại nói sang việc chúng tôi phải học suy nghĩ bằng cái đầu của mình và bài phát biểu này của ông khiến tôi đặc biệt thích thú.
- Giờ học sẽ ngắn hơn năm ngoái, - ông nói. - Thêm nữa, đã qua mất nửa năm rồi còn gì. Làm gì bây giờ? Tôi nghĩ rằng các em sẽ tự mình tìm tòi bổ sung cho chương trình học tập. Các em hãy đi thư viện. Hãy nghe ra-di-o. Hãy quan sát cuộc sống bằng cặp mắt rộng mở. Và hãy thử phân tích mọi vấn đề bằng trí não mình. Óc suy xét sẽ phát triển khi được luyện tập. Cái đầu được ban cho con người là để suy nghĩ và nếu như con người để cho cái máy suy nghĩ ấy han gỉ thì cái đầu sẽ chả được việc gì. Con người không thể húc như con cừu, bởi muốn làm được việc đó thì phải có cái sừng.
Ông hiệu trưởng của chúng tôi đã nói như vậy. Chúng tôi nghe ông nói và tập hiểu lời ông bằng cái đầu của mình. Khi ông nói xong tất cả vỗ tay ầm ầm lên đến nỗi đau cả lòng bàn tay.
Sau đó chúng tôi được chia về các lớp và tiết học đầu tiên do cô giáo chủ nhiệm dạy dường như cố ý đã được sắp xếp vào ngày đầu năm học mới ấy.
Tất cả chúng tôi đều nhận thấy cô Xô-ô-vích, giáo viên chủ nhiệm lớp tôi đã già đi và trở nên kín đáo hơn. Thậm chí cô không hỏi thăm nghỉ hè chúng tôi đã sống thế nào. Cô chỉ nói rằng năm học này còn ít thì giờ, vì vậy chúng tôi cần nỗ lực. Nghe đâu chồng cô đã hi sinh hồi đầu chiến tranh.
Lớp tôi chỉ thiếu Vai-ke Mi-a-ghi và I-nhe-xô Ri-xchi-xa-a-rơ. Nhưng có hai bạn mới ngồi vào chỗ họ: một trai, một gái, và như vậy sĩ số lớp vẫn nguyên như cũ.
- Cần phải bầu lớp trưởng, - cô Xô-ô vích nói, - các em đề cử đi.
Mãi đến lúc này tôi mới nhận thấy “cán cân lực lượng” lớp tôi thay đổi có lợi cho con trai: năm ngoái số nữ có nhiều hơn một đứa, nhưng bây giờ con trai có nhiều hơn một đứa. Ở lớp tôi bao giờ cũng có chuyện hễ cứ bầu lớp trưởng là thế nào cũng đề cử hai người: một trai và một gái. Và bao giờ con trai cũng bầu con trai, con gái bầu con gái. Tôi nghĩ năm nay có lẽ lớp trưởng sẽ là con trai. Phải như vây. Thời chiến mà. Cần phải có con người cứng rắn.
- Bầu Gui-đô Xu-mia ạ!
Đấy, cho mi con người cứng rắn ấy đấy: vừa rồi hắn đã chả biến mũi mi thành quả cà chua hay sao? Tất nhiên đó là Át-xơ, đứa bạn ngồi cùng bàn với Gui-đô đã đề cử nó.
- Bầu Lin-đa Ve-xcoi-a ạ!
Lin-đa là đứa do bọn con gái đề cử.
- Nếu không giới thiệu ai nữa thì ta sẽ biểu quyết, - cô Xô-ô-vích nói.
Tôi hích cùi tay vào Ô-lép.
- Chúng ta sẽ làm gì? - tôi thì thầm. - Hay là ta không biểu quyết.
- Để làm gì một khi đã như vậy? Hay là cậu có ý gì phản đối Lin-đa?
- Không, nhưng dù sao… Nó là con gái!
- Nó là đứa con gái tuyệt vời, - Ô-lép nói.
Mười sáu phiếu trên mười ba phiếu bầu Lin-đa làm lớp trưởng. mười bốn đứa con gái và hai đứa chúng tôi bầu Lin-đa. Con trai bầu cho con gái, thật là một sự kiện chưa từng thấy ở trong lớp.
- Không trung thực! - Át-xơ gào lên. - Pi-khơ-lát và Ki-vi-mi-a-ghi bầu cho cái Lin-đa.
Lần đầu tiên cô Xô-ô-vích mỉm cười:
- Lớp ta vẫn giữ được nền dân chủ đấy chứ.
“Tôi hi vọng rằng chúng ta vẫn như một gia đình hòa thuận”, - nửa giờ trước đây ông hiệu trưởng đã nói như vậy. Nhưng giờ đây tôi hiểu rằng đó chỉ là lời chúc tụng. Bởi cuối cùng chúng tôi vẫn như một gia đình hòa thuận sao được khi thế giới chia làm hai phe chống chọi lẫn nhau không phải để sống mà là đến chỗ chết.
Cô Xô-ô-vích giải thích rằng chúng tôi sẽ phải học môn học tiếng E-xtô-ni-a.
Còn tôi và Ô-lép thì trở thành trung tâm chú ý của cả lớp. Bọn con trai đổ dồn mắt nhìn chúng tôi. Một số đứa giận dữ, nét mặt đầy vẻ ngạc nhiên. Rõ ràng chúng không biết phải hiểu sự việc vừa xảy ra như thế nào. Bọn con gài thì khúc khích cười hớn hở. Thắng lợi bất ngờ đã đến với chúng mà. Tôi không trông thấy mặt Lin-đa vì nó ngồi ở phía trước.
Sau đó từ phía cuối lớp truyền lên một mảnh giấy. Tôi mở ra xem. Trên mảnh giấy có vẽ hai đứa con trai chạy theo đuôi bọn con gái. Dưới hình vẽ đó có dòng thơ:
“Bám đuôi bọn con gái có ngày giập gan”.
Sắp đến giờ giải lao rồi. Đến lúc đó bọn con trai sẽ tấn công chúng tôi. Chúng tôi biết nói gì với chúng nó đây?
Thế rồi tiếng chuông vang lên. Nhanh ghê. Tiết học chả đã rút ngắn mà. Và mọi chuyện xảy ra đúng như tôi đã hình dung. Không ai ra khỏi lớp. Khi cô giáo vừa khuất sau cánh cửa, thì bọn con trai vây lấy chúng tôi, còn bọn con gái đứng dồn vào một phía theo dõi diễn biến sự việc.
- Chúng tớ muốn nghe những gì các cậu có thể biện bạch đây, - thằng Ma-đi-xơ Xa-lu-vê-ê khỏe nhất lớp mở đầu.
- Tổ chức đám cưới nhé! - thằng Át-xơ rít lên.
- Con bọ kia, đừng có rít lên! - Xa-lu-vê-ê quát thằng này. - Để yên cho I-u-lô và Ô-lép nói.
“Giờ chúng ta mới chết đây”, - tôi nghĩ. Nhưng Ô-lép lại trả lời rất bình tĩnh:
- Theo tớ việc chia ra hai phe con trai và con gái là không đúng. Tớ có thể dẫn ra đây đặc tính của Gui-đô và Át-xơ. Còn Lin-đa là một cô gái hiền lành.
Một sự im lặng chết người chế ngự.
Bỗng dưng vang lên tiếng Lin-đa:
- Đề nghị các bạn ra khỏi lớp. Các bạn không nghe thầy hiệu trưởng nói gì à? Các lớp học cần phải được thông thoáng!
Bọn con gái đi ra khỏi lớp và hoàn toàn bất ngờ: bọn con trai cũng theo ra.
Như vậy là lớp trưởng đã bầu xong. Tiết học sau là bài lịch sử. Năm học đã bắt đầu.
Lửa Trong Thành Phố Sẩm Tối Lửa Trong Thành Phố Sẩm Tối - Eno Raud Lửa Trong Thành Phố Sẩm Tối