Hãy biến vết thương lòng thành những bài học có ý nghĩa.

Oprah Winfrey

 
 
 
 
 
Tác giả: Phan Cao Toại
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 22
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 941 / 8
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 16 -
ia đình ông Vũ Thịnh đã trải qua những ngày căng thẳng nhất. Không thấy ông ra vườn cắt tỉa những cành hoa buổi sớm. Mấy khóm hồng hoa nở đã tàn, cánh hoa ri đầy mặt đất, những cánh còn lại đã ngả màu trên chiếc đài khô nhụy. Ông không cạo râu, để những sợi râu sợi bạc sợi đen mọc tua tủa trên chiếc cằm nhọn mà mấy lâu nay ông ăn uống thất thường, má tóp lại làm chiếc cằm nhọn thêm. Và những lúc mệt mỏi quá sức, ông thường hai tay ôm ngực, tay với lên chiếc hộp nhỏ để ngay đầu giường lấy ra mấy viên thuốc dãn mạch vành, nhẹ nhàng đặt xuống dưới lưỡi. Ông cảm nhận được sức vóc nhỏ nhoi của tuổi xế chiều, chạng vạng bóng hoàng hôn. Lòng canh cánh với những việc chưa làm. Nỗi lo về chuyện của Vũ Hải làm ông gầy sọp.
Vũ Hải cũng nằm lì ở nhà, cơm nước bữa ăn bữa không. Từ khi biến cố xảy ra ở phòng mạch tư, Vũ Hải thường tránh mặt bố. Không khí trong nhà im lặng, nặng nề, bố con ông không nói với nhau nửa lời.
Buổi sáng ngày thứ ba sau khi bà Tiến Đạt mất, Thu Hồng đến nhà ông Vũ Thịnh từ sáng sớm. Cánh cổng sắt vẫn im ỉm đóng, cửa ra vào phòng khách cũng không mở. Nghe tiếng chuông, đứa cháu gái ông bước ra mở cửa. Giọng nói oang oang:
- Chị ơi, cả nhà đều ốm, cơm nước không ai ăn. Em định chạy xuống nhà chị.
Thu Hồng không trả lời, nhìn chăm chăm vào khuôn mặt nháo nhác của đứa bé gái. Mãi sau, cô mới gượng nở một nụ cười, trấn an đứa bé:
- Thôi, rồi đâu vào đó em à. Em vào nói với bác, có chị đến thăm.
Cánh cửa phòng khách nặng nề mở. Thu Hồng ngồi vào chiếc ghế salon, mắt nhìn quanh. Tự nhiên, cô đứng dậy, bước sang căn phòng nhỏ bên cạnh, nơi thờ bà Vũ Thịnh. Trên bàn thờ, tàn hưng rơi trắng thành một lớp bụi dày, lư hương chi chít chân hương. Tàn hương còn mới, hình như nén hưng vừa được thắp đêm qua. Thu Hồng vặn to chiếc đèn dầu được hãm lại như hạt đỗ, thắp một nén hương. Khói hương thơm thong tỏa vào không gian, Thu Hồng chắp tay lên đầu, lạy ba lạy.
Ông Vũ Thịnh đầu tóc rối bù, mặc chiếc quần pijama và chiếc áo sơ mi dài tay nhăn nheo chưa kịp ủi. Cách ăn mặc ấy ít thấy ở ông trong những ngày thường. Khuôn mặt ông mệt mỏi, những nếp nhăn hằn sâu, nhăn nheo hình nan quạt phía đuôi mắt. Ông nhếch mép cười, nụ cười thiểu não khi nhìn thấy Thu Hồng vừa bước ra khỏi phòng thờ.
- Thưa bác, bác mệt lắm không? Giọng Thu Hồng nhỏ và lắng.
Ông Vũ Thịnh:
- Già rồi lại đâm lắm bệnh. Cái mạch vành của bác thỉnh thoảng lại hành. Mình làm việc với anh tim mạch, biết đâu lại chết vì nó. Dao sắc không gọt được chuôi, cổ nhân nói có sai đâu.
- Cháu xin bác đừng nghĩ ngợi nhiều.
- Không nghĩ sao được hở cháu. Ông Vũ Thịnh vừa nói vừa đưa tay chỉ vào chiếc ghế salon đối diện. Cháu ngồi!
- Thưa bác, cháu đến sớm thế này báo cho bác một tin, cốt để bác yên tâm.
- Cháu bao giờ cũng làm bác cảm động với những việc bất ngờ. Sau việc làm của thằng Hải, bác như người quẫn trí. Nay mai nó đi tù, bác không biết phải sống sao đây. Thành ra mấy đêm nay bác không ngủ được.
Thu Hồng mở túi xách lấy ra tập giấy. Những ngón tay thon nhỏ của cô lật nhanh từng trang, rút ra một tờ giấy đã được đánh máy. Cô trao tờ giấy cho ông Vũ Thịnh:
- Thưa bác, đây là đơn của ông Tiến Đạt gửi cho cơ quan chức năng, xin bãi nại cho anh Hải.
Ông Vũ Thịnh giương mục kỉnh, mắt chăm chú đọc những dòng chữ trên tờ giấy. Đoạn ông bỏ kính, đặt tờ giấy lên bàn nhìn Thu Hồng với ánh mắt dò hỏi. Thu Hồng nói tiếp:
- Mấy ngày qua, ngày nào cháu cũng có mặt ở nhà ông Tiến Đạt. Trong câu chuyện, cháu thấy ông Tiến Đạt không phải là người cố chấp. Chỉ có mấy người em của bà Tiến Đạt là kiên quyết viết đơn kiện. Cháu cũng nghĩ chuyện đền bù vật chất là chuyện phụ nhưng cần thiết, vài chục triệu không đổi được một con người. Chiều hôm kia ở ngoài nghĩa địa, cháu đã thăm dò ông Tiến Đạt và biết quan điểm của ông ta rất đúng mực. Ông sẽ không kiện anh Hải.
- Bác cũng không ngờ ông Tiến Đạt lại làm như vậy.
- Vâng, thì cháu cũng nghĩ thế. Nghe đâu người nhà của bà Đạt đang làm việc bên Viện kiểm sát quyết làm cho ra nhẽ. Họ nói nhân chuyện này làm gương cho những người thầy thuốc khác. Ông Tiến Đạt khăng khăng giữ quan điểm, không kiện tụng gì cả. Ông nói nếu kiện mà bà Tiến Đạt sống lại, ông sẽ viết ngàn lá đơn chứ không phải một. Đằng này, ông cho rằng anh Hải không cố ý, chẳng qua là sự rủi ro.
- Không mấy người nghĩ được và làm được như ông Tiến Đạt đâu cháu ạ. Bác nghĩ dù ông ta không viết đơn kiện, thằng Hải nhà bác cũng nên tự nguyện ngồi tù.
Giọng ông Vũ Thịnh run run và lạc đi. Khuôn mặt ông nhợt nhạt, da xanh tái, trông ông như vừa trải qua một trận đau thập tử nhất sinh.
Bên ngoài, Vũ Hải dắt xe ra, mắt liếc nhanh vào phòng khách rồi nổ máy ra cổng. Ông Vũ Thịnh vẫn rầu rầu:
- Cháu xem, làm được trong nghề y thật khó. Cái tâm phải trên hết. Có cái tâm phải có kèm cái tài. Dốt nát cũng giết người. Vô tâm cũng giết người.
Thu Hồng mỉm cười, đồng tình:
- Vâng, nghề nào cũng vậy, bác ạ. Ngành y lại hệ trọng hơn vì gắn với tính mạng con người. Thầy thuốc trước hết cũng phải ấm bụng mới toàn tâm lo sức khỏe cho người khác được. Cháu thấy nhiều người thầy thuốc tội lắm, lương thấp mà vẫn tận tâm. Thật như gạo trên sàng. Nhưng người vô tâm thì nhiều quá. Bác sĩ khám bệnh rồi bán thuốc luôn ở nhà. Dược sĩ không trực tiếp bán thuốc mà cho thuê bằng, để cho người mù tịt về dược bán thuốc. Có đơn cũng bán, không đơn cũng bán. Thuốc độc cũng bán, thuốc thường cũng bán. Vô lý quá!
Có bao nhiêu chuyện ngang trái mà ngành y chưa giải quyết được. Bộ Y tế cũng đã có nhiều thông tư, chỉ thị để củng cố việc hành nghề tư nhân. Đâu vẫn hoàn đấy. Hành nghề tư nhân mà có lương tâm vẫn rất cần cho xã hội. Đằng này, nhiều thầy thuốc giàu lên một cách khó hiểu. Họ sử dụng tài năng để moi tiền từ những người nghèo một cách quá đáng.
Ông Vũ Thịnh đang nói bỗng ngừng lại. Phía trước cổng, một chiếc xe hi vừa tắt máy. Người đứng trước cổng là bà Tú Vân và ông Thắng. Thu Hồng vội bước ra, giọng cô xởi lởi:
- Dạ, cháu mời cô, mời bác vào.
Bà Tú Vân bước vội trên con đường lát sỏi, đưa tay khoác lên vai Thu Hồng, giọng bà đầy lo âu:
- Cô biết, cháu vất vả với chuyện thằng Hải. Bác Thịnh có nhà không?
- Bác ấy hơi mệt. Anh Hải cũng vừa đi vắng.
Thằng này láo thật. Không ở nhà mà lo chuyện này còn bỏ đi đâu. Giọng bà bực bội.
Ông Vũ Thịnh bước ra bậc tam cấp trước thềm nhà, nghiêng đầu chào bà Tú Vân và ông Thắng:
- Chị và anh Thắng đến thật đúng lúc. Ta vào nhà đi.
Mọi người đã ngồi yên chỗ. Cô cháu gái ông Vũ Thịnh rót nước trà từ một chiếc ấm sứ Hải Dương vào ba cốc nhỏ đặt trước mặt ba người. Bà Tú Vân vào chuyện:
- Gay đấy anh Thịnh ạ. Chuyện thằng Hải đang ầm cả lên, cả thành phố biết. Trên Sở cũng đã điện xuống yêu cầu tôi làm bản tường trình. Nghe nói người nhà bệnh nhân đã gửi đn lên Việt Kiểm sát. Chỗ thân tình, tôi muốn bàn với anh cách giải quyết.
- Cám n chị. - Ông Vũ Thịnh đẩy tờ đn bãi nại của ông Tiến Đạt đang để trên bàn sang phía bà Tú Vân. - Bước đầu là tạm ổn. Nhưng tôi không lấy thế làm mừng. Ông Tiến Đạt vì chuyện thằng Hải mà phải chịu đau lòng, chuyện ấy lại không xử bằng lý. Xử bằng tình mới mệt, chị ạ.
Bà Tú Vân cầm tờ đn trên tay rồi trao cho ông Thắng. Xem xong, ông hỏi giật ông Vũ Thịnh:
- Thế này là thế nào? Ai viết đn này?
Thu Hồng chen vào:
- Dạ. ông Tiến Đạt viết. Tối qua cháu vừa đến nhà ông ấy. Bên phía nhà bà Đạt, mấy người em, nghe đâu cả chú bà Đạt bên Viện Kiểm sát đề nghị phải xử theo luật, đề nghị tước bằng và truy cứu trách nhiệm hình sự. ông Tiến Đạt kiên quyết phản đối, ông ấy bảo, đấy là chuyện rủi ro đối với anh Hải. Nếu anh Hải ở nhà đã không có chuyện gì.
Bà Tú Vân chau mày:
- Nhận được chỉ thị của Sở, lãnh đạo bệnh viện đã họp. Trước hết, thằng Hải phải làm bản tường trình. Lỗi của nó là trăm phần trăm. Dù nó không gây nên cái chết của bà Tiến Đạt nó vẫn phải chịu trách nhiệm. Tôi cũng đang chờ những khả năng xấu nhất sẽ xy ra. Ngờ đâu có lá đn này.
Ông Thắng lạnh lùng:
- Hậu quả những việc sẽ xẩy ra đúng như chúng tôi dự đoán. Tôi và chị Vân cũng có thiếu sót với anh...
Ông Vũ Thịnh đưa tay vuốt mái tóc rối bù, nhấp một ngụm nước trà đang bốc khói, chậm rãi nói:
- Cũng may là ông Tiến Đạt có biết tôi. Ông ấy là người có học và biết nghĩ. Thà ông ấy cứ kiện để pháp luật nói chuyện với thằng Hải, như vậy lại dễ hn. Đằng này, ông ấy đặt bố con tôi vào tình huống rất khó xử.
- Cháu có mặt từ hôm đầu tiên xảy ra sự việc - Thu Hồng nói. - Cháu hiểu, ông Tiến Đạt ngoài việc chịu nỗi đau mất vợ còn chịu thêm sức ép gia đình bên vợ. Ông ấy nói nhỏ với cháu, ông ấy không muốn đẩy anh Hải vào đường cùng, vào cảnh tù tội. Anh Hải đang cần cho nhiều người bệnh khác. Có điều: ông ấy băn khoăn mới nói ra điều này: anh Hải phải tu chí, phải sửa đổi cách làm việc của mình.
Bà Tú Vân dằn giọng khi Thu Hồng vừa dứt lời:
- Thằng này phải trị. Chỗ trong nhà tôi cũng coi nó như con cháu mình, tôi xin thưa với anh như vậy. Anh có giận tôi cũng phải tiến hành kiểm điểm, kỷ luật nó. Làm như vậy là để giữ nó cho anh và giữ cho nhiều người khác. Không nghiêm thì ngành y thành chợ.
Ông Vũ Thịnh gật đầu:
- Vâng, chị cứ làm. Con tôi nhưng nhân viên của chị. Chị và anh Thắng đừng nể nang gì cả. Từ ngày nhà tôi mất đi, tôi đã buông lỏng nó. Bây giờ thì hư hỏng. Tre già không uốn được. Chị cứ làm đi, làm đi, đừng ngại gì cả.
Ông Vũ Thịnh nói một hi như trút được nỗi bực dọc của mình.
Bà Tú Vân trầm ngâm, vân vê tờ đn bãi nại của ông Tiến Đạt:
- Bây giờ có đn bãi nại, chúng tôi cũng không có c sở để kỷ luật nó. án tại hồ s. Việc này lại không thể bỏ qua được. Tôi muốn nhân việc này thức tỉnh lưng tâm nó, đưa nó về con đường làm ăn đúng đắn. Bên đưng sự lại tha cho nó, khó thật.
Thu Hồng:
- Cháu nghĩ, ý kiến của cô hoàn toàn xác đáng và cần thiết. Là bạn của anh ấy, cháu đã nhiều lần to nhỏ góp ý, nào anh ấy có nghe đâu. Cả bác Thịnh cũng đã nhiều lần nhắc nhở, anh Hải đều bỏ ngoài tai. Bây giờ thì hậu quả khôn lường, cũng may mà ông Tiến Đạt còn nghĩ tình anh Hải đã hai lần mổ cho bà Đạt, chứ không thì cũng gay go. Cháu rất thưng anh Hải, chính vì thế, cháu xin cô có hình thức kỷ luật thích đáng đối với anh ấy.
- Nhưng làm thế nào để kỷ luật? Ông Thắng nhìn ông Vũ Thịnh rồi quay sang nhìn Thu Hồng. Các c quan pháp luật đã nhận được đn bãi nại của ông Tiến Đạt. Đấy, đn đây này - ông đưa tay trao lá đn bãi nại cho ông Vũ Thịnh. – Chỗ tôi chỉ là cơ quan hành chính, với lại, bệnh nhân tử vong trên taxi trên đường đến bệnh viện. Nếu có đơn bãi nại, thằng Hải coi như trắng án. Nó chối bay đi cũng không ai làm gì được nó. Coi như hòa!
Ông Vũ Thịnh đưa ra nhận xét:
- Mấy hôm nay, thằng Hải thật sự hối hận. Người nhà bên bà Hoàng Cúc có sang mấy lần. Họ gặp tôi và nói, họ sẽ chạy cho thằng Hải trắng án. Tôi thì tôi không tin vào việc làm của họ. Tờ đơn bãi nại của ông Tiến Đạt không phải do họ tác động mà có. Tôi cũng xin chị đứng ở góc độ công lý để xem xét: thằng Hải có tội hay không có tội.
Bà Tú Vân:
- Thằng Hải có lỗi, điều đó ai cũng khẳng định được. Nhưng nó là đứa chuyên môn giỏi. Chúng ta phải làm thế nào để vẫn giữ được nó, vẫn khuyên răn được nó. Khó là thế.
Thu Hồng bỏ tờ đơn bãi nại vào cặp, nghiêng người sang phía bà Tú Vân nói nhỏ đủ để bà nghe:
- Cháu xin cô cứng rắn với anh Hải. Còn chứng cứ để xét kỷ luật của anh Hải thì rất dễ. Cháu sẽ trao đổi với ông Tiến Đạt viết một lá đơn khác gửi cô. Lá đơn đó trình bày sự việc đã xảy ra, đề nghị bệnh viện xem xét lại tư cách đứng tên phòng mạch tư của anh Hải. Nếu cần thiết đề nghị Sở rút giấy phép hành nghề.
Thu Hồng chợt ngừng lại:
- Nhưng cô hiểu giúp cho cháu, cháu làm vậy không phải là để hại anh Hải. Cháu làm vậy cốt để anh có dịp suy nghĩ lại những việc mình làm.
Tú Vân cũng nghiêng người, rỉ vào tai Thu Hồng:
- Đấy, phải làm như cách của cháu. Cháu phải xúc tiến nhanh để cô làm việc cho có hiệu quả. Để lâu, cứt trâu hóa bùn, cháu ạ.
Bên ngoài, Vũ Hải đang phóng xe vào cổng. Mặt anh đỏ gay, hình như vừa mới uống rượu ở đâu về. Vũ Hải bước lên tam cấp vào phòng khách, cúi đầu chào bà Tú Vân và ông Thắng:
- Cháu chào cô, chào bác!
Bà Tú Vân lạnh lùng:
- Mày uống ở đâu mà mặt đỏ gay lên thế? Uống rượu trong lúc này là không nên đâu, cháu ạ.
Thu Hồng đứng dậy bước ra phía cửa xin phép ông Vũ Thịnh và bà Tú Vân ra về. Chợt Vũ Hải bước lại phía cô, chỉ tay vào mặt:
- Cô còn đến đây làm gì? Tôi không muốn nhìn thấy cô trong nhà tôi.
Thu Hồng đỏ mặt, đầu hi cúi, một tay giữ chiếc túi xách, một tay cầm chìa khóa xe máy. Ông Vũ Thịnh nói như quát vào mặt Vũ Hải:
- Mày bước đi. Không biết ngượng!
Ông quay lại phía Thu Hồng:
- Thôi, cháu đừng chấp nó làm gì.
Bà Tú Vân xiết chặt tay Thu Hồng:
- Thôi, cứ thế cháu nhé. Có gì phôn cho cô.
Thu Hồng chậm rãi bước xuống tam cấp. Bà Tú Vân nhìn thẳng vào mặt Vũ Hải:
- Bỏ cái thói vũ phu ấy đi, cháu ạ. Cháu còn phải cảm ơn nó mới phải.
Vũ Hải vùng vằng bỏ xuống nhà dưới, buông một câu không mấy nhã nhặn:
- Cháu xin lỗi cô. Chẳng ơn huệ gì với cái của nợ ấy.
Ông Vũ Thịnh lắc đầu, buồn bã:
- Vẫn thói nào tật ấy.
Rồi ông bước theo hai người đồng nghiệp già của mình. Nét mặt ông đượm buồn, ông đưa bàn tay lạnh giá bắt tay từ biệt bà Tú Vân và ông Thắng.
Lời Thề Hippocrate Lời Thề Hippocrate - Phan Cao Toại