Hầu hết những thành quả quan trọng trên đời đều được tạo ra bởi những người dù chẳng còn chút hy vọng nào nhưng vẫn kiên trì theo đuổi điều mình mong ước.

Dale Carnegie

 
 
 
 
 
Tác giả: Phan Cao Toại
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 22
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 941 / 8
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 7 -
ắng mùa đông ấm áp rắc vàng lối đi, vườn cây trong bệnh viện. Mặt trời lửng lơ ngoài phía sông Hồng như một người khách thân tình đi xa trở lại sau những ngày mưa. Gió cũng thổi từ phía ấy, mang theo một chút lạnh phn phớt, đủ làm cho má các cô gái hồng thêm.
Thảo ngồi bên chồng, trên ghế đá trước vườn hoa bệnh viện mắt hướng ra phía cổng ra vào. Người vẫn chen nhau vào ra trong chiếc cổng phụ bên cạnh chiếc cổng lớn đang nặng nề khép lại. Xa hơn ở phía ngoài, một xã hội gồm trăm thứ dịch vụ cho nhu cầu của người bệnh. Chồng Thảo đã đi lại được, đỡ đau, đêm ngủ đầy giấc. Đó là dấu hiệu tiến triển tốt lành làm Thảo quên đi những ngày đêm vất vả, ăn ngủ có khi ngoài hành lang bệnh viện, có khi ghé lưng trong phòng trực hộ lý với chị Tấm.
Chiều qua Thảo đã gặp chị Tấm. Chị xách xô đựng thức ăn thừa của nhà ăn bệnh viện về nuôi lợn. Thấy Thảo không vui, mặt xị ra, chị đã đoán được chuyện:
- Có gì mà như bánh đa nhúng nước thế vậy?
Thảo gượng cười:
- Lại cháy túi rồi chị ạ.
- Nghe nói mày mới xin được giấy miễn giảm cho chồng?
- Vâng, còn em ở đây nữa chứ. Em cũng phải ăn, chứ may miệng lại à?
- Thì mày cứ về nhà tao. Tao ăn gì mày ăn nấy. Tao có để cho mày chết đói đâu mà sợ?
- Anh chị đang còn các cháu, em đến một bữa thì được, chứ cứ lì ngày này sang ngày khác coi sao tiện?
Tấm bực bội:
- Vớ vẩn, thôi tao đi về, không nói nữa. Mai tao mang cơm đi, chị em mình ăn trưa. Tối đến nhà tao. Thằng chồng mày đã có bệnh viện.
Thảo đem câu chuyện ấy nói với chồng. Người đàn ông bệnh hoạn, yếu ớt, đang nhờ vả vợ từng đồng cứ nhìn chằm chằm vào khuôn mặt hốc hác thiếu ăn, thiếu ngủ của vợ không nói được câu gì. Nghĩ ngợi một hồi lâu Thảo nói rất khẽ, vừa để chồng nghe:
- Em nghe nói ở đây nhiều công việc. Hôm qua ra mua cháo cho anh, nghe mấy bà bán hàng bảo vậy. Hay em đi tìm một việc gì làm, ít ra cũng đủ trang trải cm cháo cho em?
Bút vẫn đăm đăm nhìn vợ. Trong ánh mắt đầy lo toan của cô, anh đọc được những thưng cảm sâu xa, sự hy sinh thầm lặng. Nhưng anh bất lực, bất lực hoàn toàn, buông xuôi mọi việc cho cô định đoạt.
- Em tìm một việc gì làm, anh đồng ý nhé. Sáng em đi, tối lại về với anh.
Bút ái ngại:
- Biết có việc gì không?
- Có việc gì làm ra tiền là em làm, bất kể, miễn là có chút nhét vào dạ dày cho đến ngày anh ra viện.
Buổi chiều cô ra cổng, đến quán bán cháo xế cổng bệnh viện. Quán lụp xụp căng một tấm nilon lớn có những sọc xanh trắng che mưa. Những chiếc ghế nhựa thấp màu xanh màu đỏ như trong nhà trẻ, đặt quanh một chiếc bàn trải nilon đã cũ trên bày những chồng bát, một ống đựng đũa, thìa, lọ ớt, lọ nước mắm, lọ tăm. Tất cả được che bằng một chiếc khăn lau màu trắng đã ng màu cháo lòng. Con gà luộc màu vàng bóng nhẫy nằm nghếch mỏ trên một chiếc đĩa. Bộ lòng gà và hai chân đặt trên một chiếc đĩa khác bên cạnh.
Chủ quán là một phụ nữ đã có tuổi, khuôn mặt bị mỡ dồn lại dưới cổ tạo thành những ngấn màu trắng nhờn nhợt. Bà chít khăn mỏ quạ, ngang lưng thắt chiếc tạp dề màu xanh công nhân đã cũ, nhàu nát lốm đốm những vết màu nâu sậm lại trên nền xanh đã bạc. Ngón tay bà trông ngắn ngủn như những chiếc dùi trống.
Ngồi quanh bàn bên nồi cháo đang bốc khói và mùi hành thm phức, mấy gã xe ôm ế khách đang ngồi uống rượu với chiếc đầu gà chặt mỏng bên một đĩa rau răm. Những chiếc lá xanh nhọn chìa ra như ngòi bút. Mặt anh nào anh nấy trông còm nhom, tóp lại, da sạm đen, đầu đội mũ cối nhất loạt. Ăn mặc lố nhố, một binh chủng xe ôm mà đủ kiểu áo quần. Phần lớn áo rét đã cũ, có anh lại mặc áo bộ đội trong có chiếc áo len thò cổ cao đến tận cằm. Họ cười nói thoải mái như thế giới này chỉ ta là nhất, không có ai trong trời đất này nữa.
- Đ... mẹ, sáng nay ra ngõ gặp gái. Cả ngày chỉ được một cuốc, đéo đủ tiền xăng. - Tiếng gã mặc chiếc áo lông Đức cũ dóng lên sau một ly rượu trắng trăm phần trăm. - Thằng Sứt thế mà may. Hai cuốc đường xa. Mày mà không nôn ra chầu rượu chiều nay, tao khai trừ ra khỏi hội.
- Ông anh và các đại ca yên chí. Lá lành đùm lá rách. Thằng em tuy nghèo nhưng cũng đủ bao các đại ca một bữa... Người có cái môi trên bị sứt đã được vá lại lên tiếng.
- Đây nói cho các chú biết, làm ăn cũng là cái vận. Hên xui là nhờ trời. Các chú không đùm bọc lấy nhau thì có ngày mạt vận không ai giúp. - Tiếng một người lớn tuổi nhất trong bọn họ. - à, thằng Cún, mày có cái bugi nào cho tao mượn một cái.
- Xong ngay, thằng em sẽ tự tay thay vào cho quan bác.
Bữa rượu của cánh xe ôm đang xôm thì Thảo bước vào. Trông thấy cô, bà chủ quán đã cất cái giọng the thé mời chào:
- Nào, cô em ăn cái gì nào? Cháo hả?
Nhìn thấy cánh đàn ông mặt anh nào anh nấy đã bầm lên vì rượu, ăn nói đã bắt đầu bạt mạng, Thảo chờn, định quay về. Mấy gã xe ôm lên tiếng trước:
- Cô em, vào đây. Uống với các anh một chút cho ấm bụng!
- Được đấy chứ. Chỉ tội hơi gầy và mặt như trấu cắn. Gã môi sứt lên tiếng.
- Đưa về, vỗ béo, quần áo lụa là, tóc phi dê, xem có hơn đứt cái bọn môi son má phấn không.
Một đứa đứng dậy, tiến sát đến bên Thảo, xí xớn:
- Cô em đẹp lắm, em ngồi xuống đây anh bao em một chầu.
Thảo cũng không vừa:
- Vô duyên. Anh về mà bao vợ anh, đây không cần!
Bà chủ quán thấy bất ổn với đám xe ôm vô chính phủ, đứng lên vẫy tay gọi Thảo:
- Vào đây em. Các chú không được ăn nói sỗ sàng.
- Xin lỗi bà. - Gã tên Cún đớp lên miệng bà khi bà nói chưa xong. - Làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta trêu. - Gã sừng sộ, mặt vênh lên trông dữ tợn, cổ chằng chịt những tia máu dọc ngang. - Đây cứ trêu đấy, sợ đéo gì đứa nào?
Bà chủ quán đứng dậy xăn tay áo lên, mặt đanh lại, nói như dao chém thớt:
- Chú bước ra khỏi hàng tôi, bước, bước ngay đi. Xin lỗi, ngữ chú không đáng xách dép cho nó.
Gã sứt môi đấu dịu:
- Thôi bà chị. Còn mày nữa, rượu đang vui, thiếu gì chỗ trăng hoa mà mày xía vào đây?
- Đây cứ trêu, đây thách đứa nào làm gì. Báu lắm đấy. Đây cứ ngồi đéo sợ.
Bà chủ quán chỉ tay vào một gã, nói như ra lệnh:
- Mày cút khỏi quán bà. Cút đi!
Cún chồm lên, phanh áo ngực, ném cả ly rượu vào mặt bà. Nhanh như cắt, bà né sang một bên, ly rượu đụng bờ tường vỡ tung tóe, mnh văng khắp nơi. Bà chủ quán mặt hầm hầm, phục phịch cái thân nặng nề như cái thùng phi, chúi người chộp lấy Cún, miệng há hốc, kêu thất thanh:
- Ôi làng nước ơi, ôi công an ơi, ôi phường khóm ơi, cứu tôi với... Ôi cứu tôi với làng nước ơi!
Gã lớn tuổi nhất trong bọn đỡ lấy tay bà, tên Cún chúi xuống làm chiếc bàn chao qua đảo lại, suýt đổ. Gã lấy giọng bình tĩnh:
- Em xin bà chị. Nó dại, em sẽ dạy nó sau. Alê, tất cả cút!
Cả bọn lục tục rút lui, bà chủ quán hai tay chống nạnh phân bua với mấy người bên cạnh:
- Đồ mất dạy, ăn chịu, uống chịu mà còn làm loạn.
Thảo đứng nhìn và chứng kiến toàn bộ vở kịch, lòng ngậm ngùi trước những cảnh đời ngang trái, trớ trêu diễn ra ngày một. Tự nhiên Thảo thấy rùng mình. Bà chủ quán bận bịu với mấy gã xe ôm, quên khuấy mất Thảo đang nép mình bên cột điện. Bà hớt hải:
- Chị xin lỗi em, cái quân mất dạy. Còn nhìn mặt nhau hàng ngày mà lếu láo.
Thảo sẽ sàng ngồi xuống chiếc ghế, lặng nhìn đôi mắt còn ngầu lên vì giận dữ của bà. Cô cúi đầu, một tay chống chằm, miên man với những ý nghĩ vớ vẩn bị khuấy đục lên vì bọn người kia.
- Kìa, mua cháo không mang cặp lồng?
Thảo giật mình ngẩng mặt lên, đôi mắt đượm buồn ánh lên lời khẩn cầu:
- Hôm qua em nghe bác nói có chỗ nhận người làm.
- Ừ, khối chỗ ra đấy. Để tao tìm xem, chỗ nào tử tế, làm ban ngày, buổi tối còn về với chồng.
- Em đội ơn bác!
- Ơn với chả huệ. Bà bước ra khỏi quán vẫy tay gọi một người chạy xe ôm đang ghếch chân lên chiếc Milsk màu đỏ dính đầy bùn đất.
- Chú Hớn, chú Hớn vào đây chị nhờ tí!
Người đàn ông đội chiếc mũ cối đã sờn, mặc bộ quân phục màu cỏ úa bạc phếch, cổ quấn một chiếc khăn len to xụ, ria mép lởm chởm như bàn chải, trông như một anh chàng nghiện bước lại. Gã đi đôi dép tông đã mòn gót, chân cẳng mốc thếch. Gã ôm chiếc mũ cối trước bụng, người hi cúi gập xuống:
- Bà chị gọi em?
- Đây là chú Hớn, chỗ quen biết tin cậy của chị. Cô Thảo đang nuôi chồng trong bệnh viện, muốn có công việc gì làm ban ngày, chú lo được không?
- Khỏi lo, bà chị mặc em. Gã nói từng tiếng một, cầm chiếc mũ cối đội lên đầu. Rét quá, chị cho em ly rượu. - Gã ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh Thảo, đưa gói thuốc Mai rút ra ngậm một điếu, bật lửa hút. - Làm thì cũng nhiều nơi đấy nhưng mà thời buổi này, sông sâu biết đâu mà dò. Tốt, chưa chắc cô đã đãi tôi ly rượu. Mà có chuyện gì thì lại nhè thằng Hớn ròm này mà chửi.
Thảo nở nụ cười nửa miệng:
- Anh cứ yên tâm đi, em đã ba mươi tuổi đầu rồi, còn non dại gì nữa.
- Ấy, sồn sồn thế mới chết em ạ. Trông em cũng sạch sẽ, đi làm ít bữa có da có thịt, lại chả khối thằng mê à?
- Mê cái gì thứ em. Anh cứ giới thiệu đi. Được em ở, không em lại đi, lo gì?
- Chiều mai bốn giờ cô ra đây. Gã nói xong, đảo mắt nhìn quanh, vội vã chạy ra phía một người đàn bà bế con đang tìm xe ôm.
Chiều buông một màu tím sẫm. Thảo đứng dậy, cám ơn bà chủ quán rồi bước ra ngoài.
Lời Thề Hippocrate Lời Thề Hippocrate - Phan Cao Toại