People sacrifice the present for the future. But life is available only in the present. That is why we should walk in such a way that every step can bring us to the here and the now.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Phan Cao Toại
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 22
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 941 / 8
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 1 -
hững ngôi nhà nằm lặng yên trong một con hẻm, mái ngói nhấp nhô dưới vườn cây xanh mát. Mỗi nhà có một chiếc cổng xây theo kiểu dáng khác nhau, nấp dưới giàn hoa giấy xum xuê hay dàn hoa tigon hồng tím.
Biệt thự của giáo sư Vũ Thịnh nằm cuối con đường. Chiếc cổng sắt cũ kỹ, phía dưới sát với mặt đất có nhiều chỗ hoen rỉ, những thanh sắt mòn vẹt, tóp lại trông như những chiếc đũa. Cột trụ hai bên rêu mọc xanh rì, chỉ có tấm biển đề tên ông bằng đồng vẫn óng lên màu nâu đỏ: “Giáo sư tiến sĩ Vũ Thịnh”. Tấm bng ấy đã được đóng lên mười mấy năm về trước, từ khi ông được nhà nước phong học vị Tiến sĩ.
Phía trong cổng, con đường lát sỏi trắng, hai bên là hai hàng chậu cảnh đủ các loại cây. Xen giữa những chậu cây là một vài chậu hồng khi nào hoa cũng nở. Khu vườn không rộng lắm. Cây hồng xiêm mọc phía góc gần kề đường đi, buổi sáng thường hắt bóng trùm lên những gốc chanh mới trồng. Đi hết con đường lát sỏi, bậc tam cấp của ngôi nhà được lát bằng gạch hoa đã cũ. Bên trái, một chiếc võng treo trên một khung sắt hình con thuyền, từ đó, có thể phóng tầm mắt ra khu vườn khi nào cũng ngăn ngắt màu xanh.
Phòng khách treo những bức tranh cẩn xà cừ theo bộ tứ bình xuân, hạ, thu, đông. Bộ ghế gỗ chạm hình con rồng trên hai tay cầm, phía sau cũng cẩn bằng xà cừ mà thời gian đã làm cho tối lại thành một màu sữa đục. Khung ghế, khung bàn ánh lên màu đen cũ kỹ. Bên trái phòng khách, một phòng nhỏ có bàn thờ và hương án. Ảnh của một người phụ nữ trên chiếc bàn con bên cạnh, lồng trong một khung kính khảm bạc. Đó là phòng thờ bà Vũ Thịnh. Bên phải là một phòng rộng hơn, có nhiều quyển sách dày trên giá. Bàn làm việc kê ngay dưới một bức tượng bán thân cỡ lớn, dưới có dòng chữ: “Hippocrate - 460 - 377”. Một chiếc đèn bàn đọc sách đặt ngay góc bàn bên cạnh những quyển sách mở rộng. Căn phòng có một cửa sổ mở ra khu vườn.
Phòng ngủ của giáo sư và phòng ngủ của con trai ông, bác sĩ Vũ Hải, ở phía sau nhà. Tất cả đều biệt lập. Nhà bếp, nhà ăn cũng ở phía sau, nối với nhà chính bằng hành lang dài phía trên lợp ngói.
Cách đây hai năm, nhà giáo sư có bốn người. Hai vợ chồng ông, con trai Vũ Hải và người cháu gái giúp việc ở dưới quê lên. Từ ngày bà Thịnh mất đi, không khí ngôi nhà trở nên trống vắng.
Giỗ tận của bà Thịnh nhằm ngày thứ bảy, ông Thịnh chuyển sang chủ nhật để họ hàng và bạn bè có thể đến dự. Sinh thời, bà Thịnh là người phụ nữ đoan trang. Bà con một gia đình giàu có trên phố. Lấy ông Thịnh sau hòa bình lập lại, bà về ở với ông trong ngôi nhà của thân sinh ông để lại. Trong sự trưởng thành về nghề nghiệp của chồng và của con, có phần đóng góp không nhỏ của bà. Bà cần mẫn chăm chồng, chăm con, nhất là việc giáo dục cậu con trai, theo một thứ gia giáo phong kiến, cố giữ cho cậu con trai đi đúng con đường danh giá của cha ông.
Đám giỗ bà Thịnh vì thế rất đông người. Bạn bè ông ở hai bệnh viện, nơi bố con ông làm việc. Mấy người em trên phố lo việc nấu nướng. Ông bác họ bên phía ông Thịnh ở dưới quê lên. Ông Thịnh lặn lội lên tận Nhật Tân tìm một cành đào nở sớm, đặt vào chiếc lộc bình bên bàn thờ bà Thịnh. Đó là sở thích của bà khi còn sống. Tết đến bà tự mình lên Nhật Tân chọn mua cho được cành đào thật đẹp. Tập quán ấy vẫn được bố con ông Thịnh giữ gìn cho đến tận hôm nay.
Ngày giỗ bà Thịnh là ngày chủ nhật nắng ráo. Trời se lạnh. Còn chưa đầy một tháng nữa là Tết. Trong không khí xôn xao, rậm rịch của mọi người nô nức chuẩn bị đón Tết, ông Vũ Thịnh thấm thía cảnh cô đơn, trống vắng của mình. Nhà ông từ độ bà đi xa, ngày nọ rồi ngày kia đơn điệu và ảm đạm như một khúc nhạc buồn lặp đi lặp lại. Tuy là chủ một gia đình nhưng trước đây, khi nào ông cũng coi bà là trụ cột. Nay cái cột đó đã sụp xuống, ông linh cảm sẽ có nhiều điều không may xẩy ra với hai bố con. Cũng may là trong hai năm qua chưa có một biến cố gì lớn ngoài tầm kiểm soát của ông. Ông Thịnh cảm thấy yên lòng.
Người đàn ông to lớn, mặc chiếc măng tô dạ màu đen, đội biarê lệch là đại tá quân y Trịnh Thắng. Ông cùng thời với ông Thịnh. Hai ông cùng ra trường năm 1953, thoát ly ra vùng kháng chiến và vào bộ đội một ngày. Ông Thịnh về sau chuyển ngành rồi đi nghiên cứu sinh bên Nga về thận nhân tạo. Ông Thắng hiện là giám đốc của một viện quân y. Tướng mạo là con nhà binh song ông là người rất tình cảm. Ngày bà Thịnh mất, chính ông vuốt mắt cho bà, tự tay làm mọi việc khâm liệm. Cách ăn ở, cư xử của ông Thắng khiến bố con ông Thịnh rất cảm phục.
Ông Thắng cầm một chai rượu gói trong một lần giấy hoa màu tím trên nền đỏ sẫm. Vũ Hải chạy ra mở cổng, đon đả mời:
- Dạ, cháu mời bác vào.
- Bố cháu đâu, sao khách khứa vắng tanh thế này?
- Mấy dì, mấy em đang chuẩn bị sau nhà. Ba cháu mời 11 giờ mà bác.
- Ừ nhỉ, rõ lẩn thẩn, mới mười giờ. Ông Thắng nhìn đồng hồ tự thanh minh.
Trong phòng khách, hai ông bạn già ngồi hàn huyên bên ấm trà bốc khói. ông Thắng nhìn bạn, ái ngại:
- Tôi thấy quỹ thời gian đời cho mình ít quá. Ngoảnh đi ngoảnh lại, tôi và anh đã lục tuần cả rồi. Đã làm được cái gì cho đời đâu?
- Ấy, đôi khi tôi cũng nghĩ thế. Hai thằng mình mới đi vác gạo ở Bờ Đậu Thái Nguyên, mặc áo trấn thủ trên đường lên Tây Bắc dự trận Điện Biên, mà đã hơn bốn mươi năm rồi.
- Thế hệ tụi mình coi như đã chấm hết, ông ạ!
Ông Thắng lấy tay ngoắt Hải vào:
- Hải, vào đây bác hỏi: Hôm nay giỗ tận của mẹ cháu, bác mới hỏi, cháu định bao giờ mới cho bác ăn kẹo?
Hi gãi tai:
- Cháu thấy chưa có gì phải vội đâu, bác ạ. Sự nghiệp đang dở dang, cháu đang làm nghiên cứu sinh trong nước. Kinh tế vẫn đang phụ thuộc bố. Người yêu vẫn đang trên mây.
Hải cười ngượng nghịu. Ông Thịnh chen vào:
- Cháu có một cô bạn là nhà thơ. Tính tình, tư cách được lắm. Nhà thơ nhưng rất thực tế, không mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây!
Cả ba người cùng cười. Ngoài cổng lại thêm nhiều tiếng xe gắn máy. Một người phụ nữ đứng tuổi, tóc bạc trắng, dáng người hơi thấp, nặng nề bước sau một cô gái trẻ đang đi trên con đường lát sỏi vào nhà. Vẫn Vũ Hải bước ra mở cổng. Hải khúm núm:
- Dạ mời cô vào, bố cháu và bác Thắng đang nói chuyện trong phòng khách.
- Cứ mặc cô, người đàn bà xởi lởi đáp lời.
Cô gái nhìn người phụ nữ đang đi vào phòng khách, ghé tai Vũ Hải:
- Anh dặn em mười một giờ kém mười lăm xuống bệnh viện đón cô. Em phải đến từ mười rưỡi. Thấy em bà ấy hỏi như hỏi cung: “Mày thế nào với thằng Hải?” “Dạ, cháu là... là... bạn anh ấy” “Bạn thế nào...?” Rõ mấy bà khốt, bạn là bạn chứ thế nào. Em nói đại đi “Cháu là người yêu của anh Hải”. Bà cười “Thế thì tao nhận lời cho mày chở. Thằng Hải cũng vừa điện thoại báo với tao”.
Cô gái vừa nói vừa lườm người phụ nữ đã yên vị trong phòng khách, trong khi Hải dắt chiếc xe gắn máy ra phía sau nhà.
Người phụ nữ đó là bác sĩ Tú Vân, bạn học sau ông Vũ Thịnh mấy lớp. Bà hiện là giám đốc bệnh viện phụ sản, nơi Vũ Hải làm việc. Tính bà thẳng thắn, bộc trực, lại là bạn cũ của bố mình nên rất có uy với Vũ Hải. Bà cầm ly nước trên tay, liến thoắng với ông Thịnh và ông Thắng:
- Này anh Thịnh, nàng dâu được đấy chứ. Vừa nói, bà vừa nghĩ ra điều gì. Thôi chết, cho tôi vào thắp cho chị Thịnh nén nhang đã.
Người con gái đi bên Vũ Hải vào phòng khách, lễ phép chào hai ông. Vũ Hải giới thiệu:
- Thưa bác Thắng, cho cháu giới thiệu với bác: đây là Thu Hồng, bạn cháu.
Ông Thịnh đệm vào:
- Cháu Hồng, tôi vừa giới thiệu với anh đấy. Nhà thơ trẻ, học tổng hợp văn ra. Hiện đang làm biên tập phần văn nghệ cho một tờ báo. Viết được lắm!
Thu Hồng xin phép ông Thịnh, ông Thắng xuống dưới bếp phụ giúp nấu nướng.
Bạn bè, bà con của ông bà Vũ Thịnh đã đến chật phòng khách. Chuông đồng hồ điểm mười một giờ. Trước bàn thờ bà Thịnh, ông Thịnh và Hải đang dâng hương, khói bay đặc cả căn phòng. Vũ Hải đưa chiếc khăn tang phủ một lớp bụi ra trước nhà, châm lửa đốt.
Gần một giờ chiều, khách mới lục đục ra về. Vũ Hải ra tận ngõ, bắt tay cảm ơn từng người một. Bà Tú Vân mặt có tí men, hồng lên. Bà kéo ông Vũ Thịnh ra một góc, thì thầm:
- Tôi báo với anh, liệu mà lo chuyện vợ con cho thằng Hải.
- Tôi chưa hiểu ý chị, ông Thịnh thảng thốt.
- Thằng Hải dạo này có những biểu hiện không được bình thường. Tôi nghe một số bệnh nhân họ kêu. Không có chứng cớ nhưng dư luận là dư luận. Tôi gọi nó lên, lấy tình cô cháu khuyên giải, nó chối.
- Thực tình chị nói tôi mới biết. Từ ngày bà ấy mất đi, tôi vì thương con, có dễ dàng với nó.
- Đấy là chỗ sơ hở của chúng ta. Nó trưởng thành hơi sớm, lại sinh ra trong một gia đình tuy nề nếp, gia giáo nhưng anh và cả chị lúc còn sống rất nuông chiều nó. Phép tắc và nuông chiều cân bằng nhau thì không có chuyện gì xảy ra. Nói phải tội, chị mất đi, vế đối lập với nuông chiều không còn nữa. Anh thì quá hiền lành, xin lỗi, nhiều khi nhu nhược với nó. Thằng Hải có tài nhưng nó còn trẻ lại nhiễm thêm cái máu tự kiêu tự đại, cái bệnh người hùng nên bây giờ hơi vung vênh.
Ông Thịnh thở dài. Bà Tú Vân đọc được ý nghĩ của ông, tiếp lời:
- Tôi đang có một phép để kìm chân nó lại. Đó là việc đề bạt nó làm chủ nhiệm khoa. Đã là chủ nhiệm khoa là phải mẫu mực, đứng đắn. Cho cu cậu ngồi vào cái ghế ấy để tự sửa mình. Các anh bên đảng ủy và tổ chức thì chưa nhất trí. Hiện có hai phó khoa, nó và bác sĩ Luận. Chị Luận chuyên tu nhưng chịu khó học hỏi, tay nghề cũng tạm ổn. Phải cái hơi lớn tuổi lại bị cái mác chuyên tu nó ám. Thằng Hải thì ăn đứt nhưng lại chưa đảng viên. Nhân viên trong khoa kẻ khen người chê, kẻ yêu người ghét. Xem chừng nó thắng phiếu.
- Thôi, cái đó tùy chị cân nhắc. Nhưng theo tôi, chúng ta phải cứng rắn. Tôi sẽ cho nó một bài học.
Giọng ông Thịnh bực bội. Bà Tú Vân níu tay áo ông Thịnh, hạ thấp giọng:
- Ấy chết, anh làm thế là hỏng. Mọi chuyện đang trong vòng dư luận. Nhưng không có lửa làm sao có khói. Anh bình tĩnh đi, có gì tôi tin lại anh biết.
Ông Thịnh mặt tái nhợt, đưa bà bạn ra cửa. Thu Hồng cúi đầu chào ông Thịnh và Vũ Hải rồi nổ máy, chở bà Tú Vân về nhà.
Một mình ông Thịnh quay lại ngồi thẫn thờ trong phòng khách. Ông nhìn những bóng đèn trên chùm đèn treo lơ lửng giữa trần nhà. Kỷ niệm về người vợ quá cố bỗng hiện về đậm nét. Phút lâm chung, bên giường bệnh, bà đã nói với ông lời trăn trối: “Thằng Hải có tài nhưng cũng nhiều tật, đua đòi, đàng điếm. Lơ đi là hỏng...”. Lời di chúc ấy không ghi thành văn bản nhưng đã tạc vào tâm trí ông như một cuộn băng ghi âm. Nhiều đêm, trong giấc mơ, cuộn băng ấy lại tự động mở ra trong niềm suy tưởng từ nỗi nhớ tiếc bà.
Ông Thịnh trở về với thực tại. Nắng chiều nhợt nhạt rải vàng lên cành cây trong vườn. Sau nhà, mấy cô em gái bà Thịnh đang dọn dẹp. Hải bước vào ngồi đối diện với ông Thịnh. Nhìn vẻ mặt trầm tư, mệt mỏi của bố, Hải man mác buồn:
- Hình như bố không được khỏe.
- Bố buồn, buồn lắm con ạ.
- Bố buồn vì hôm nay là ngày giỗ mẹ?
- Không. Bố nghĩ về mẹ con một phần. Bố đang nghĩ về con. Con đã ba mươi tuổi, đã đứng đầu một khoa ở bệnh viện, đã tự quyết định lấy mọi điều trong công việc và cuộc sống, con không thể không hiểu. Từ ngày mẹ con mất đi, bố ít quan tâm đến công việc, tu dưỡng của con. Vì bố tin con.
Ông Thịnh lắc đầu, nuốt tiếng thở dài. Khuôn mặt của ông bỗng trở nên u buồn. Hải cúi mặt, dáng suy nghĩ, đưa hai bàn tay đỡ lấy cằm. Chợt nhớ lại trước lúc ra về, bà Tú Vân xầm xì điều gì đó với bố mình. Vũ Hải đã ít nhiều hình dung ra câu chuyện. Hải hiểu điều bố mình định nói, nhưng cố tình lảng sang chuyện khác:
- Thưa bố, chuyện con với Thu Hồng có lẽ không ổn.
Ông Thịnh giật mình:
- Con nói sao, không ổn là thế nào?
- Cô ấy mơ mộng quá, còn con thì lại thực dụng, suốt ngày với công việc. Con thấy không hợp.
Ông Thịnh đứng dậy, chắp hai tay sau lưng, đi lại trong phòng khách với dáng bực bội. Hải nhìn bố, do dự:
- Bố cho con quyền quyết định chuyện trăm năm của con.
- Không ai ép anh cả. - Giọng ông đầy giận dữ. - Anh đừng tưởng anh lớn rồi, khôn rồi, tự lập được rồi thì cha mẹ không đóng vai trò gì nữa. Anh nhầm!
Trút xong những lời trách mắng ấy, ông như vừa làm xong một việc quá sức. Chưa bao giờ ông nặng lời với con như vậy. Vậy mà hôm nay ông đành phải dùng quyền làm bố để răn dạy con mình. Cơn giận như nguôi đi một phần, ông Thịnh rơi vào cảm giác đau đớn. Ông đưa tay ôm ngực. Hải biết cơn đau mạch vành đang hành hạ bố mình. Anh đứng dậy đỡ ông ngồi xuống, dịu giọng:
- Thì hôm nay nhân ngày mẹ con mất con ướm lời với bố vậy, chứ con đã quyết định dứt khoát đâu.
Hải dìu ông Thịnh vào giường nằm nghỉ. Ông Thịnh mệt mỏi nằm trên chiếc giường có phủ drap trắng, lòng ngổn ngang những suy nghĩ về đứa con trai độc nhất của mình. Nó là người sẽ thay mặt ông hiện diện trên đời này.
Lời Thề Hippocrate Lời Thề Hippocrate - Phan Cao Toại