Người khôn ngoan nhất không phải là người gặt hái được nhiều thành công, mà là người biết biến thất bại thành những lợi thế nhất định.

Richard R. Grant

 
 
 
 
 
Tác giả: Cao Hành Kiện
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Trần Đĩnh
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Bach Ly Bang
Số chương: 82
Phí download: 8 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 7882 / 154
Cập nhật: 2015-08-05 20:17:40 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 26
a không biết là mi đã bao giờ nghĩ đến cái điều lạ lùng này chưa, ấy là cái tôi. Ta càng quan sát nó, nó càng thay đổi, như khi nằm trong cỏ, bạn nhìn đăm đăm vào mây trên trời. Thoạt đầu nó giống như một con lạc đà, rồi một người đàn bà, cuối cùng hóa thành một cụ già râu dài. Nhưng không cái gì là cố định cả, vì trong nháy mắt chúng đã thay hình đổi dạng.
Thì nói chẳng hạn vào nhà vệ sinh ở một căn hộ cũ kỹ đi, ở đó các bức tường bị nước vấy bẩn, hàng ngày mi vào nhà vệ sinh, các vết nước lưu niên kia đều có sự thay đổi. Lúc đầu, mi thấy nó giống một mặt người, rồi một con chó chết, lòng ruột xổ tung ra. Lần sau, nó thành một cái cây có một đứa bé gái cưỡi một con ngựa gầy còm ở bên dưới. Mười hay mười lăm ngày sau, có thể nhiều tháng sau, một sáng nọ, thình lình mi phát hiện ra thấy những vệt nước kia lại mang hình một mặt người.
Nằm trên giường mi nhìn trần nhà. Do ánh đèn chiếu vào, cái trần nhà trắng cũng có thể xảy ra những biến hóa. Mi chỉ cần tập trung xem kỹ vào cái tôi của mi, mi sẽ thấy cái tôi này của mi nó đang đi xa dần ra khỏi cái hình dạng mà mi quen thuộc, nó sẽ mang nhiều bộ mặt khiến cho ta kinh dị. Thế cho nên ta sẽ không thể không hãi hùng, nếu như ta phải diễn tả tóm tắt bản chất chủ yếu của chính ta. Ta không hiểu trong nhiều bộ mặt của ta, cái nào nó tiêu biểu cho ta hơn cả, ta càng quan sát chúng, các biến hóa lại càng rõ rệt hơn lên.
Mi cũng có thể chờ, chờ cho các vệt nước trở lại hình thù ban đầu, một mặt người, và mi cũng có thể hy vọng, hy vọng một ngày nào đó nó sẽ sinh ra một hình thù nào đó. Nhưng kinh nghiệm cho ta thấy rằng thời gian càng trôi đi, hình ảnh kia càng ít biến hóa theo ý mi mà hoàn toàn trái lại, nó thường trở thành một cái quái thai mi không thể chấp nhận, nó bung ra mà xét cho cùng nó lại là thoát thai ra từ cái tôi của mi, mi không thể chấp nhận.
Một hôm, ta chú ý tới bức ảnh dán trên thẻ xe tháng của ta ở trên bàn. Mới đầu ta cảm thấy cái mỉm cười này là mong cầu cho mọi người vui vẻ nhưng sau lại thấy đúng ra là nó mỉa mai, hơi đắc ý, hơi lạnh, đẻ ra từ lòng tự yêu mình, tự thưởng thức, tự cho mình cao hơn hẳn mọi người. Kỳ thật lại có một thứ sầu não để lộ le lói ra nỗi cô đơn, rồi lại có một thứ sợ hãi bất an vụt lóe ra chứ không phải là vẻ một kẻ ưu đẳng thắng cuộc, một thứ chua chát nữa.Đương nhiên không có được nụ cười thông thường đẻ ra từ hạnh phúc hồn nhiên mà lại nghi ngờ hạnh phúc đó. Cái đó trở thành đáng sợ thậm chí vô dung, hư vô, một cảm giác rơi xuống mãi không tới đáy, thế là ta bèn chẳng thiết cả nhìn lại vào cái bức ảnh đó nữa.
Sau đó ta đi quan sát người khác, khi quan sát họ, ta phát hiện thấy cái tôi đáng ghét và ló mặt ra ở khắp nơi kia cũng đã lại xen cả vào đây rồi, nó không để cho một bộ mặt nào mà không bị nó can thiệp khi ta quan sát, cái này thật là ngán hết sức. Khi ta quan sát kẻ khác, ta vẫn tiếp tục quan sát bản thân ta. Ta tìm kiếm các bộ mặt ta yêu hay một biểu hiện mà ta chấp nhận được. Nếu một bộ mặt không khiến ta xúc động, nếu trong những người đi ngang qua trước mặt ta, ta không tìm được ra kẻ để ta nhận dạng ra chính ta thì ta sẽ quan sát họ mà chẳng hề thấy họ. Trong một phòng chờ xe, trong một toa xe lửa, trên một boong tàu, trong một quán cóc hay một công viên hay thậm chí trong lúc dạo chơi ngoài phố, ta đều chỉ có nắm bắt những bộ mặt hay những hình dạng tựa hồ đã gần gụi quen thuộc với ta, hoặc là, ta kiếm lấy ở đó một vài ám dụ có thể làm nổi lên lại một kỷ niệm đang vùi trong trí nhớ. Khi quan sát người khác, ta đều coi họ như những cái gương cho ta soi vào trong chính ta và sự quan sát này hoàn toàn lệ thuộc vào điều kiện tâm trí ta lúc đó. Ngay cả khi nhìn một cô gái, ta cũng dùng cảm quan của chính ta để nắm bắt cô, dùng kinh lịch bản thân ta, cộng thêm tưởng tượng, trước khi cho ra một phán đoán. Thật ra sự hiểu người khác, kể cả đàn bà, ở ta là hời hợt, võ đoán. Trong con mắt ta, đàn bà chẳng là cái gì ngoài những ảo tưởng ta tự tạo để mê hoặc bản thân ta. Đó là điều bi ai ở ta. Cho nên các quan hệ của ta với đàn bà đều thất bại. Ngược lại nếu ta lại là đàn bà thì chung sống với đàn ông ta cũng lại khổ đau như thế. Vấn đề là ở sự tỉnh ngộ trong nội tâm của ta, con quái vật dằn vặt khiến cho ta không thể yên tĩnh này. Lòng tự yêu mình, tự tàn hại mình, sự giữ gìn ý tứ, lòng đố kỵ và căm ghét đều bắt nguồn từ đó mà ra, cái ta thật sự là căn nguyên bất hạnh của loài người. Vậy thì phải giải quyết bất hạnh này chẳng phải là lại cần bóp chết đi cái mà nó tỉnh ngộ ra kia sao?
Cho nên Đức Phật dạy mọi hình ảnh đều giả, không hình ảnh cũng giả?
Linh Sơn Linh Sơn - Cao Hành Kiện Linh Sơn