Người ta sẽ học được nhiều hơn từ lỗi lầm của mình, nếu như họ không quá bận rộn chối bỏ lỗi lầm của mình.

J. Harold Smith

 
 
 
 
 
Tác giả: Hải Phong Nhi
Thể loại: Tiên Hiệp
Số chương: 765
Phí download: 23 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 891 / 8
Cập nhật: 2017-09-24 23:30:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Q.5 - Chương 107: VạN Mã TriềU BáI
ục Thất về tới Cư Diên Hải, lập tức nhận được quân báo từ Lương Châu đưa tới. Nói Hạ quốc xuất mười vạn đại quân đột kích Trường Thành vùng đông bắc Lương Châu, có hơn mười chỗ Trường Thành bị công đoạt, cũng may tướng sĩ thủ vệ Trường Thành phục vụ quên mình, sau một hồi huyết chiến, Hạ quốc hao tổn bảy tám ngàn người, tướng sĩ thủ vệ Trường Thành cũng tử thương hơn năm ngàn người.
Lục Thất xem xong quân báo, suy tư sau liền hồi âm cho Chiết Duy Trung. Nói Chiết Duy Trung phái ra sứ giả, lệnh sứ giả báo cho Hạ quốc biết, đội kỵ binh Liêu quốc đột kích Cư Diên Hải đã bị chặn diệt hai vạn, bảo Hạ quốc sớm lui binh, đôi bên cùng chung sống hòa bình, nói cho Hạ quốc, hắn không có hứng thú với thảo nguyên Bình Hạ.
Viết thư xong, Lục Thất lệnh người áp giải một trăm tù bình Liêu quân đi Lương Châu, do sứ giả mang đến Hạ quân làm chứng. Đồng thời cũng cho người đi thông báo chiến sự Cư Diên Hải, khích lệ lòng quân Lương Châu.
Năm ngày sau, Hạ quân tiến công Lương Châu phái tới sứ giả, đưa ra ba điều kiện lui binh. Trong đó có một điều kiện khiến Lục Thất hết sức bất ngờ, hoàng tộc Hạ quốc Thác Bạt thị yêu cầu cùng Lục Thiên Phong liên hôn. Hai điều kiện khác, một là không thể vô cớ tiến công Hạ quốc, hai là cho phép Hạ quốc và Hà Tây thông thương.
Không ngờ Hạ quốc sẽ đề xuất điều kiện liên hôn, Lục Thất lại không thể quyết, hắn đành phải tự mình đi Lương Châu gặp Chiết Duy Trung. Chiết Duy Trung đã biết điều kiện của Hạ quốc, thẳng thắn nói với Lục Thất, nếu không đáp ứng liên hôn cùng Thác Bạt thị, Hạ quân nhất định sẽ không lui quân.
Nguyên nhân rất đơn giản, bởi vì Lục Thất và Phòng Đương thị có quan hệ thông gia, lại cùng Tế Phong thị có qua lại không rõ. Bây giờ Hạ quốc liên tiếp mất đi Hà Hoàng và Hà Tây, quốc lực giảm mạnh. Bị thắng lợi liên tục của Lục Thất đánh về nguyên hình, Hạ quốc muốn lật ngược tình thế rất khó, cho nên Liêu quân vừa bại, Hạ quốc không định tiếp tục liều mạng.
Nhưng sau khi lui binh, Thác Bạt thị lại lo lắng nguy cơ thống trị của bản thân, lo lắng Lục Thiên Phong sẽ cùng Phòng Đương thị cấu kết. Cho nên nhất định phải chặt đứt họa cấu kết ngoại xâm, thuận thế lấy được lời hứa hẹn của Lục Thiên Phong, sẽ sống yên ổn với nhau, không xâm phạm thảo nguyên Bình Hạ.
Chiến Duy Trung cho Lục Thất biết, nếu Lục Thất cự tuyệt mối liên hôn, coi như cho Thác Bạt thị lý do tiếp tục huyết chiến. Lục Thiên Phong cự tuyệt liên hôn là làm nhục bát thị Đảng Hạng, cũng không có thành ý cùng chung sống hòa bình.
Lục Thất sau khi cân nhắc, đáp ứng điều kiện liên hôn, hắn không mốn tiếp tục đấu với Hạ quốc. “Ngao cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi”, hắn không muốn tiếp tục tổn thất quân lực, hơn nữa trước mắt, hắn không tính diệt vong Đảng Hạng ở Bình Hạ.
Tuy nhiên Lục Thất cũng đưa ra một điều kiện, chính là Hạ quốc không thể tiếp tục xưng là Hoàng đế, mà nên đổi thành Hạ Quốc Công. Sứ giả Hạ quốc trở về hỏi ý, sau đó quay lại nói Thác Bạt thị đồng ý bỏ đi xưng hào Hoàng đế, giảm xuống làm Hạ Vương, nhưng cự tuyệt lần nữa thần phục Chu quốc.
Lục Thất cũng không muốn Hạ quốc lại thần phục Chu quốc, tuy nhiên ngoài mặt hắn nói, nếu Hạ quốc không muốn, hắn cũng không cưỡng cầu, đôi bên đạt thành đàm phán bãi binh. Ngày kế, hơn chín vạn Hạ quân lui quân khỏi ngoại vi Lương Châu, trở về thảo nguyên Bình Hạ liếm láp vết thương.
Hạ quân rút đi, Lương Châu hân hoan vui sướng. Một hồi chiến sự kịch liệt đã chết năm ngàn người, mà binh lính phổ thông ít ai nguyện ý chiến tranh phát sinh. Nếu không có Lục đại tướng quân Phật quang chuyển thế, cùng với giành được hy vọng sinh tồn tốt đẹp, nhóm hàng tốt Hà Tây nào chịu bán mạng tử thủ Trường Thành. Nếu chiến sự Lương Châu tử thương quá nhiều, quân tâm của hàng tốt tất sẽ sụp đổ.
Mười ngày sau khi Hạ quân rút đi, quân báo của Dương Côn cũng được phi kỵ truyền về Hà Tây. Nói Tây Châu đã bị phá, Đô úy Lý Hưởng của Thiên Sơn quân bắt về đã bị Dương Côn giết ngay tức khắc, hơn hai ngàn tù binh Thiên Sơn quân cũng bị xáo trộn thu vào biên chế, theo kế hoạch ban đầu của Lục Thất, thiết lập một vạn tân Thiên Sơn quân trấn thủ Tây Châu.
Tuy nhiên xét thấy Tây Châu cần quy về thống trị, cùng với chống đỡ Hắc Hãn Hồi Hột ở phía tây, Dương Côn lại xây dựng sáu vạn kỵ quân Bắc Đình. Hiện giờ Dương Côn đã xuất phát đi Đình Châu, chờ chiếm cứ được Đình Châu sẽ tổ chức một vạn quân lực Hãn Hải quân, cùng với một vạn quân lực Y Ngô quân.
Thiên Sơn quân, Y Ngô quân, Hãn Hải quân đều là chế độ trấn quân được thiết lập tại Bắc Đình tam châu thời triều Đường. Nhưng khi đó tướng sĩ trấn quân chỉ có mấy ngàn, quân lực chỉnh thể sở thuộc Bắc Đình đô hộ phủ cũng chỉ hơn một vạn. Lục Thất sẽ dùng cùng một phương thức trị chính như ở Hà Tây để thống trị Bắc Đình, sẽ tiêu diệt sự tồn tại của bộ lạc Hồi Hột, thực thi toàn diện chế độ hộ tịch trực thuộc quan phủ.
Đầu tháng chín, khí hậu Hà Tây đột nhiên trở rét, đổ xuống trận tuyết mùa hạ đầu tiên, cũng may mưa tuyết không lớn, không gây ảnh hưởng lớn đến thảo nguyên Hà Tây. Người Hà Tây bận rộn gặt hái tồn trữ cỏ nuôi súc vật, khắp nơi đều là cảnh tượng lao động.
Lục Thất thấy tình hình Hà Tây đã ổn định, mới dâng thư lên triều đình Chu quốc. Ngoại trừ báo cáo công tác, cũng xin thiết lập Bắc Đình đô hộ phủ, trực tiếp lấy lý do thưởng quân công, tuyên bố Thạch Trung Phi nhậm chức Đô hộ Bắc Đình, Dương Côn nhậm chức Đô hộ Hà Tây.
Hơn nữa Lục Thất còn làm ra một quyết định khiến người sửng sốt, từ số chiến mã thu hoạch được của Liêu quân lựa chọn một vạn con đưa tặng đến Khai Phong phủ, mời Kỷ Vương thay mặt đưa đi. Kỷ Vương nhận được thư Lục Thất gửi đến, xem xong thì hết sức bất ngờ, đáp ứng sẽ thay mặt đưa đi.
Vì thế, một vạn chiến mã dưới ánh mắt của người Hà Tây trùng trùng điệp điệp rời đi Lương Châu. Chiết Duy Trung không có ý kiến với cách làm của Lục Thất, những người khác đối với Lục Thất đương nhiên là kính sợ có phép, không ai dám oán trách Đại tướng quân không nên làm vậy.
Một vạn chiến mã trùng trùng điệp điệp hướng về Khai Phong phủ mà đi, trên đường cũng đưa tới chấn động thật lớn. Chẳng mấy chốc tin tức chiến sự ở Hà Tây và chiến dịch tiến chiếm Bắc Đình tam châu đã bay nhanh lan truyền khắp Chu quốc. Vạn mã tới ngoài Khai Phong phủ, quan tướng áp giải chiếu theo quy củ, đem báo cáo công tác của Lục Thất nộp lên Chính Sự đường và Xu Mật viện, số chiến mã thì mời Binh bộ tiếp thu.
Trên công văn đưa chiến mã, Lục Thất viết: ‘Trợ giúp chiến sự phương bắc’, lý do vô cùng quả tình, không hề có một lời thỉnh công. Thế nhưng tấu thư xin bố trí Lục Thất trình lên Xu mật viện gây nên rung động rất lớn. Cái gì mà xin bố trí, căn bản là đã thiết lập rồi, tất cả quan viên đều đã được liệt ra trên công văn, chỉ là báo cho triều đình Chu quốc một tiếng thôi.
Thùy Củng điện, quân thần Chu quốc lần nữa vì Lục Thiên Phong mà tụ lại thương nghị. Quần thần bị vạn mã của Lục Thiên Phong triều bái, không biết nên nói cái gì cho phải. Nếu nói áp giải hàng thần Đường quốc tới Khai Phong phủ là vinh quang, thế thì Lục Thiên Phong đưa vạn mã triều bái chính là chương hiển khí phách.
Đó là một loại khí phách khiến quần thần không thể lên án. Nếu chỉ trích Lục Thiên Phong bụng dạ khó lường, tất sẽ đưa tới nghi ngờ. Nếu Lục Thiên Phong bụng dạ khó lường, làm gì lại tặng vạn con chiến mã? Hoàn toàn có thể giữ lại Hà Tây làm lớn mạnh quân lực. Cho nên vạn mã triều bái của Lục Thiên Phong là một cử chỉ ngầm mang đại nghĩa vì nước, ẩn ý Lục Thiên Phong là trung thần, không có dã tâm tạo phản.
Nhưng trên thực tế, quân chính ở Hà Tây là do Lục Thiên Phong tự trị, đó đã là một hành vi của nghịch thần, nhưng hành vi nghịch thần của Lục Thiên Phong hết lần này đến lần khác đều phủ thêm một lớp ngoài vì quốc mở mang bờ cõi vô cùng có sức thuyết phục. Suy cho cùng, đám người cho rằng Lục Thiên Phong dụng tâm bất chính đều là đại thần triều đình Chu quốc nắm quyền lực tương quan, thế nhưng vạn dân và tướng sĩ ở ngoài triều đình sẽ chỉ thấy một mặt hào quang của Lục Thiên Phong.
- Các khanh có cách nhìn thế nào đối với việc Lục Thiên Phong đưa tới chiến mã.
Chu hoàng đế bình thản hỏi.
- Bệ hạ, thần cho rằng Lục Thiên Phong là muốn hiển lộ công trạng, bức bách triều đình thừa nhận yêu cầu xếp đặt của hắn.
Tiết Cư Chính vẻ mặt nghiêm túc hồi đáp.
- Bệ hạ, thần cũng cho rằng Lục Thiên Phong là muốn dùng vạn con chiến mã đổi lấy sự tán thành chính thống của triều đình.
Binh bộ Thị lang đứng ra phụ họa.
- Bệ hạ, thần cho rằng chiến công của Lục Thiên Phong là thật. Nếu hắn nguyện vì nước phân ưu đưa tới vạn con chiến mã, triều đình không nên chối bỏ thỉnh cầu bố trí của Lục Thiên Phong.
Triệu Phổ thi lễ nói.
- Triệu đại nhân, công huân và yêu cầu bố trí là hai việc khác nhau.
Tiết Cư Chính phản bác.
- Tể tướng đại nhân, công huân và yêu cầu bố trí là hai việc khác nhau, nhưng Hà Tây và Bắc Đình là phiên địa, còn là chốn hoang vắng. Lục Thiên Phong dâng thư xin thiết lập, trên thực tế là noi theo Trương Nghị Triều thời Đường triều. Trên tấu thư của hắn không có tự bổ nhiệm mình làm Đô hộ Hà Tây, ẩn nghĩa là muốn triều đình phong hắn làm Đại đô hộ, nếu triều đình luận công, cũng chỉ có thể thăng quan cho hắn.
Triệu Phổ bình thản trả lời.
- Trương Nghị Triều năm đó cũng không phải là Đại đô hộ cái gì.
Binh bộ Thị lang tiếp một câu.
- Ta cho rằng, cấp Lục Thiên Phong chức quan gì là thứ yếu, quan trọng là Lục Thiên Phong hiến tặng triều đình vạn con chiến mã, đối với cách nhìn của người bên ngoài, đó là cử chỉ biểu hiện lòng trung thành với triều đình. Đối với thành ý này, triều đình có thể luận công ban thưởng. Nếu Lục Thiên Phong thật có ý noi theo Trương Nghị Triều, vậy hắn nên hồi Khai Phong phủ, tiếp nhận triều đình khen ngợi.
Triệu Phổ giải thích dụng ý của mình.
- Nếu Lục Thiên Phong không chịu đến Khai Phong phủ thì nên thế nào?
Binh bộ Thị lang lại truy vấn.
- Vậy đơn giản thôi. Triều đình không cần đáp lại thỉnh cầu bố trí, vạn con chiến mã xem như thuế phú của Hà Tây Lục Thiên Phong giao nộp cho triều đình.
Triệu Phổ thản nhiên trả lời.
Binh bộ Thị lang gật đầu. Vạn mã triều bái, khiến cho Binh bộ đứng mũi chịu sào. Ông ta thân là chính quan, nhất định phải chủ động thảo luận chính sự, bằng không ở trong mắt Chu hoàng đế, sẽ bị nghi ngại là không làm tròn bổn phận.
- Các khanh còn có dị nghị gì hay không?
Chu hoàng đế bình thản hỏi.
Chúng thần im lặng. Chu hoàng đế thản nhiên nói:
- Bãi triều.
Kiêu Phong Kiêu Phong - Hải Phong Nhi