Đừng để tâm đến thất bại mà chỉ nên nhìn vào những sai sót của mình.

Ngạn ngữ châu Phi

 
 
 
 
 
Tác giả: Hải Phong Nhi
Thể loại: Tiên Hiệp
Số chương: 765
Phí download: 23 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 891 / 8
Cập nhật: 2017-09-24 23:30:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Q.4 - Chương 103: Chinh Chiến
gày hôm sau, Lục Thất chia ra làm ba vạn quân đến chiếm đóng huyện Hoa Dung. Huyện Hoa Dung nằm ở phía nam hồ Động Đình, phía bắc Đại Giang, cũng là huyện nằm đối diện cách sông với Kinh Châu. Phía tây huyện Hoa Dung tiếp giáp với huyện Công An, huyện Hoa Dung và huyện Công An trước đây đều từng thuộc một phần của Kinh Châu.
Sau khi chiếm được huyện Hoa Dung và huyện Ba Lăng, Lục Thất ở huyện Ba Lăng đình quân không tiến mà lần lượt gửi cho Binh bộ và Lại bộ của Đường quốc một phần báo cáo, báo cáo đó nói đến từ khi đến Nam Xương Phủ, nói Lâm đại nhân đóng giữ Nam Đô cho rằng chức Trấn phủ sứ là triều đình ban cho, chức trách là phò trợ đóng giữ Nam đô.
Nói Lâm Nhân Triệu vì thực hiện chiến lược của tây bộ, điều lệnh ba vạn Kỳ quân quy thuộc Lục Thất Thống soái, sau đó lệnh cho Lục Thất dẫn quân đến thu phục Tín Châu để mê hoặc quân Sở. Sau đó đột nhiên lệnh cho Lục Thất dẫn quân đến Ngạc Châu hợp binh với Vu tướng quân Tiết Độ Sứ Ngạc Châu, để quân lực Ngạc Châu qua đêm vượt Đại Giang tấn công Hạ Khẩu. Cuối cùng mười ba vạn đại quân tấn công vào Kinh quốc tiến thẳng đến thành Giang Lăng, sau khi bao vây tấn công Giang Lăng một ngày, Kinh Vương đã đầu hàng.
Hiện giờ Kinh quốc đã bị tiêu diệt, lấy được lượng lớn lương thực làm quân dụng. Lục Thất phụng lệnh dẫn những binh sĩ Kinh quốc đầu hàng và năm vạn Ngạc Châu quân vượt sông quay về Ngạc Châu, ba vạn Kỳ quân khác phụng quân lệnh của Lâm Nhân Triệu ở lại Kinh Châu quy thuộc nghe tướng quân sai bảo, hiện giờ Kinh Châu có tám vạn quân Đường đóng giữ.
Lục Thất phụng mệnh dẫn quân quay về Ngạc Châu, tuân theo bố trí quân lệnh chiến lược của Lâm Nhân Triệu, dẫn mười lăm vạn đại quân tấn công Nhạc Châu. Hiện giờ đã chiếm được hơn phân nửa Nhạc Châu, đang tấn công Đàm Châu.
Lục Thất xem xong mới sao chép công văn. Tác dụng của bản báo cáo này rất nhiều, một là giải thích hành tung của hắn, hai là giải thoát hậu họa của Kỳ quân.
Sau đó không lâu, Kinh Châu có thể xảy ra biến cố, Vu tướng quân và ba vạn Kỳ quân không may tử vong. Ba là hãm hại Lâm Nhân Triệu, bốn là uy hiếp. Hắn nói cho Lý Quốc Chủ, hiện giờ Lục Thiên Phong là Thống soái của mười lăm vạn đại quân, hù doạ Lý Quốc Chủ không dám liên lụy tội danh trong thời gian tới, mà chuyện vốn có thể kéo dài được có thể cũng mờ nhạt dần.
Gấp công văn lại, Lục Thất lại cẩn thận suy nghĩ một chút. Hắn dặn dò người đến Nam Xương Phủ một chuyến, gặp Vinh quốc công hỏi một chút, chuyện hắn có được Tô Châu, Vinh Xương có biết được không. Hắn muốn nhắc nhở Vinh quốc công chớ để xảy ra sai sót không đáng có nào.
Ba ngày sau, người đưa thư đã quay về, mang theo thư của Vinh quốc công. Sau khi mở thư ra xem, Lục Thất gật đầu hài lòng. Trong thư Vinh quốc công nói hắn cứ yên tâm, chuyện hắn có Tô Châu, ngoài thám báo ra thì chỉ có ông ta biết thôi. Binh bộ Thị lang Giang Ninh cũng không biết, bởi vì thế lực mật thám Vinh thị chỉ do Vinh quốc công nắm giữ, đệ đệ của ông Binh bộ Thị lang chỉ phụ trách một vài thế lực kinh thành.
Còn chuyện ở trong cung, Vinh Khánh Nhi chỉ mật thư nói cho Vinh quốc công biết, Binh bộ Thị lang cũng không biết. Vì vậy những bí mật liên quan đến Lục Thất không cần lo bị tiết lộ ra ngoài. Còn hiện giờ Vinh thị đã rơi vào nguy hiểm nhưng Vinh quốc công tuyệt đối sẽ không bán đứng Lục Thất.
Vinh quốc công hồi thư, Lục Thất đều tin cả. Trong bản ghi chép của tình báo Vương Trọng Lương, ghi lại rất nhiều về Vinh thị. Binh bộ Thị lang kinh thành là đệ đệ ruột của Vinh quốc công nhưng cứ coi như đệ đệ ruột thì Vinh quốc công vẫn luôn nắm quyền binh Vinh thị, thế tộc có thế lực ngầm tồn tại, nếu như Vinh quốc công không muốn bị đoạt mất quyền lực, tất nhiên sẽ phải nắm chắc hơn rồi.
Bản công văn được chuyển đi, Lục Thất đột nhiên hạ lệnh, đại quân chia làm hai lộ đến tập kích Lễ Châu. Một lộ tám vạn quân tiến công huyện Công An, một lộ mười vạn quân dọc theo bờ hồ Động Đình xuống phía nam, vòng qua phía nam hồ Động Đình, tấn công Lãng Châu.
Lãng Châu và Lễ Châu liền nhau, đối diện với Nhạc Châu cách hồ Động Đình. Nếu như ở phía nam vòng qua hồ Động Đình tấn công Lễ Châu, vậy tất nhiên sẽ phải đi qua Lãng Châu. Lãng Châu là hạ hạt của huyện Long Dương, huyện Võ Lăng và huyện Đào Nguyên.
Lục Thất đột kích Lễ Châu và Lãng Châu tất nhiên là chiến đấu vì Tấn quốc, lợi dụng mười tám vạn quân lực “bẻ gãy” sự thống trị của Sở quốc đối với Lễ Châu và Lãng Châu. Hơn nữa hắn cũng không muốn tấn công Đàm Châu trước, hắn muốn đợi Sở quốc điều quân lực Cát Châu và Hồng Châu về Đàm Châu, đây mới là mục đích chiến lược mà hắn muốn đạt được khi tấn công Nhạc Châu.
Việc bỏ Đàm Châu không tấn công nữa mà đi ngược lại chinh chiến Lãng Châu và Lễ Châu ở xa đã khiến tướng soái Ngạc Châu nghi ngờ. Lục Thất giải thích rằng tấn công trực tiếp đến Đàm Châu rất khó tấn công phá kinh thành Sở quốc. Một khi tấn công lâu mà không phá được, không những thương vong nhiều mà còn chịu sự uy hiếp của Cần Vương Sở quốc.
Trên thực tế, quân lực chính quy của Sở quốc rất nhiều, Trường Sa Phủ có năm vạn quân kinh thành, Nhạc Châu có năm vạn quân Bình Giang, Lễ Châu có một vạn thủy quân, năm vạn lục quân. Mười vạn quân lực tấn công Hồng Châu, quân lực tấn công Cát Châu vốn dĩ là mười vạn, tám vạn Tĩnh Giang quân trấn thủ vùng Tây Nam, quân lực trấn thủ vùng Lâm Hải cũng có bảy vạn, còn có ba vạn Chiêu Võ quân quy hàng, tổng binh lực của Sở quốc thật sự nhiều hơn Đường quốc.
Thay vì bao vây khổ chiến Sở quốc chi bằng áp dụng sách lược chuyển chiến bao vây ngoài, từng bước từng bước nuốt sống quân biên giới của Sở quốc. Hơn nữa việc tiêu diệt sáu vạn quân Sở ở Lễ Châu có thể được ủng hộ đường lương thực, có thể vận chuyển lương thực trực tiếp vượt sông từ Giang Lăng nuôi mười tám vạn đại quân.
Tướng soái Ngạc Châu quân chấp nhận lời giải thích đó của Lục Thất, nghe lệnh chuyển hướng Lãng Châu. Mười vạn đại quân hành quân dọc theo hồ Động Đình, sau bốn ngày tiến vào khu vực Lãng Châu, đại quân đi thẳng đến huyện Võ Lăng và huyện Long Dương. Sau khi vây thành kêu gọi đầu hàng, kết quả bị từ chối, Lục Thất hạ lệnh tấn công thành, chỉ tấn công một lần đã dẹp được huyện Long Dương.
Sau khi phá thành xong, Lục Thất giết tất cả quan lại, cướp hết phủ kho và người nhà quan thần trong huyện Long Dương, những của cải cướp được đều thưởng hết cho các tướng sĩ, nhưng hắn vẫn không cho phép sát hại huyện Long Dương. Sau khi nghỉ ngơi nửa ngày, đại quân giết đến huyện Võ Lăng, kết quả là Thứ sử Lãng Châu của huyện Võ Lăng hèn nhát vừa bị vây thành liền mở thành xin hàng.
Sau khi Lục Thất chiếm được huyện Võ Lăng, đại quân nghỉ ngơi qua đêm, sáng sớm hôm sau rời đi tập kích bất ngờ Lễ Châu. Trong năm vạn quân Sở đóng tại Lễ Châu nghe nói liền lui về giữ thành, nhưng một vạn thủy quân huyện Công An đã bị tám vạn quân ập đến tiêu diệt, sáu nghìn quân Sở bị bắt làm tù binh. Có bộ phận thủy quân của Sở quốc lập tức lên thuyền bỏ trốn, phần lớn thuyền trở thành chiến lợi phẩm, các tù binh được chuyển đến đối diện bên kia Giang Lăng.
Lục Thất hạ lệnh đại quân vây thành, mười lăm vạn đại quân bao vây huyện thành Lễ Châu. Có ba vạn quân dùng để tiếp quản chiếm địa, nhưng sau khi đại quân vây thành, Lục Thất không tấn công thành mà vây chứ không đánh.
Thoắt cái đã tiêu hao mất mười ngày, Lục Thất kiên trì chịu đựng nhưng tướng soái Ngạc Châu quân không kiên trì được, mấy lần xin được tấn công thành. Lục Thất thuận theo thỉnh cầu đó hạ lệnh tấn công thành, chủ động tấn công cổng thành phía Tây.
Lục Thất lệnh cho Ngạc Châu quân và quân Kinh Môn cùn xuất quân tấn công thành, bốn vạn đại quân nhận lệnh xuất kích, từng đội vác thang anh dũng tiến về phía trước. Lục Thất cũng không nhàn hạ, tự mình dẫn hai nghìn tướng sĩ cung tên, mạo hiểm tiếp cận thành trì, bắt đầu nhiệm vụ tấn công phụ.
Hai ngàn cung thủ đều được Lục Thất tụ tập trong mười ngày, người nào cũng đều là thiện xạ, đứng thành mấy hàng thay phiên nhau bắn. Lục Thất đứng ở trên cùng, tay cầm đại cung, bắn ra hàng loạt mũi tên nhọn, mỗi mũi tên đều bắn trúng, quân Sở trên tường thành cũng bắn phản công.
Trong trận mưa mũi tên, đại quân tấn công thành xông đến sông Hộ Thành, phía trước bắc cầu, phía sau vác theo thang trèo lên, anh dũng nhảy lên tường thành cao năm mét. Quân Sở vòng cung lại phản kích, có những người bắn tên xuống.
Lục Thất nhìn chằm chằm vào nơi thang đó, không ngừng bắn lại, quân địch ở đó vừa xuất hiện liền bị bắn ngay, giúp cho tướng sĩ tấn công thành trèo lên tường thành rất thuận lợi. Lục Thất chuyển hướng đối phó về phía đội quân thang khác, trận mũi tên như châu chấu trên thành phản kích lại đội binh cung tên của Lục Thất, rất nhiều người bị thương. Lục Thất thân mặc giáp vàng, lớn bước về trước sáu bước, chỉ tránh những kẽ hở khi cung bắn tới.
Một lúc sau đã có hàng nghìn tướng sĩ tấn công lên tường thành, đặc biệt là tướng sĩ Ngạc Châu quân, rất nhiều người dũng mãnh, trái lại quân Kinh Môn lại yếu đuối hơn nhiều. Lục Thất hiểu được, một là do Lâm Nhân Triệu có cách trị quân, hai là Ngạc Châu quân chiến đấu vì nước nhà, còn quân Kinh Môn phần lớn là quân đầu hàng, vì vậy không muốn nỗ lực chiến đấu.
Tường thành bị phá, đại quân chiếm ưu thế, đại quân của Lục Thất đông như kiến, chen lấn trèo vào huyện thành Lễ Châu. Sau ba canh giờ, chiến sự kết thúc, Tiết Độ Sứ của Sở quốc chủ động đầu hàng.
Trận chiến tấn công thành này, hai bên thương vong hơn năm nghìn người, số người thương vong ngang hàng nhau, chỉ có thể nói ý chí chiến đấu của năm vạn quân Sở trong thành không mạnh, và một trong những nguyên nhân đó là bị bao vây tiêu hao công sức, quân địch bị vây khốn gấp ba lần. Từng ngày trôi qua nhưng không nhìn thấy viện quân tất nhiên sẽ khiến lòng quân rối loạn, hơn nữa Tiết Độ Sứ đóng tại Lễ Châu cũng là thống soái quân Sở mới đến nhậm chức.
Kiêu Phong Kiêu Phong - Hải Phong Nhi