Đôi khi cố gắng hết sức cũng chưa đủ, mà còn phải làm những gì cần làm.

Sir Winston Churchill

 
 
 
 
 
Tác giả: Kiên Nguyễn
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 52
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1600 / 7
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 48 -
nh trăng chiếu xuyên qua lớp mây dày đặc, rọi chút ánh sáng lợt lạt trong đêm tối khi tôi đi bộ trên những con đường vắng vào lúc nửa đêm để ra bến tàu. Từ xa, tôi có thể nghe được tiếng xe lửa, tuy yếu ớt nhưng rõ ràng, nhất là tiếng bánh sắt rít lên khi tàu dừng lại. Bến xe lửa nằm bên một con sông nước đen ngòm vì những chất phế thải tuôn ra từ các vùng lân cận. Một cuộn khói phun ra tan vào không khí khi tôi tiến lại gần. Mùi khét của khói trộn với mủi hôi của rác.
Một cụ già tay cầm ấm trà với cái tách bằng sành ngồi trên một tảng đá lớn. Phía sau cụ, ánh trăng phản chiếu bóng tôi in trên tấm kiếng nhà gạ Tôi vuốt mái tóc xác xơ, sửa lại dung nhan một chút. Cụ già nhìn tôi bằng cặp mắt đỏ ngầu, sưng húp vì chứng đau mắt kinh niên. Cụ giữ ấm trà trong tay một cách cẩn thận.
"Uống trà không? 50 xu một chén." Cụ nói bằng một giọng hăng hái. "Nhưng với cậu thì không tính tiền."
Tôi lắc đầu từ chối, nhìn qua vai cụ già tìm người bán vé. Phòng vé trống trơn, chẳng có một móng nào ngoại trừ tên công an ngủ gà ngủ gật, ngáy ồn ào ở cuối trạm. Trong tay hắn, chiếc gậy tuần đêm bọc da đen ánh lên trong đêm tối.
"Cậu đi đâu?" Cụ già bán nước hỏi.
"Dạ, Sài Gòn." Tôi đáp. "Mua vé ở đâu cụ?"
Cụ già lắc đầu. "Không có ai ở đây để bán vé cho cậu giờ này đâu."
Ý nghĩ bị kẹt thêm một ngày nữa ở Nha Trang làm tôi hoảng hốt. "Cụ biết cách nào khác để đi Sài Gòn tối nay không? Cháu không thể kẹt ở đây thêm được nữa."
Ánh đèn đường phản chiếu những hình thù kỳ dị trên khuôn mặt nhăn nheo của bà cụ khi bà nhìn tôi: "Cậu biết nhảy tàu không?"
Tôi lắc đầu: "Dạ không."
"Dễ lắm." Bà cụ giải thích. "Chờ cho tàu bắt đầu chuyển bánh, rồi nhảy lên toa cuối cùng. Tôi sẽ chỉ rõ cho cậu chỗ trốn để khỏi bị bắt. Khi tới Sài Gòn, chờ tàu chậm lại thì nhảy xuống. Chỉ cẩn thận đừng làm gảy chân khi nhảy xuống là được."
"Nguy hiểm quá." Tôi buột miệng nói lớn. "Có cách nào mua được vé không cụ?"
"Cậu không bị bắt đâu, nếu cậu theo đúng lời tôi chỉ. Hơn nửa số người đi tàu đều là đi lậu không có vé. Cứ tỉnh bơ lẫn vào rồi sẽ xong hết."
"Thôi đành vậy." Tôi không còn đường chọn lựa. "Cảm ơn cụ rất nhiều."
Bà cụ chìa tách trà ra mời. Tách trà dính những vết đen không biết là thứ gì, cùng một hình thù với những chiếc móng tay đen thui của bà. "Cậu uống trà? Không tính tiền đâu."
Tôi lịch sự từ chối. Trước tấm bảng hướng dẫn, người ta bắt đầu tụ lại chờ tàu khởi hành. Họ như bất ngờ hiện ra từ một cõi vô hình. Tôi quay lại chào từ giả cụ già.
"Tôi biết cậu." Bà thì thầm. "Cảm ơn cậu đã điền đơn giu?m cho thằng cháu ngoại tôi."
Tôi quay lại đối diện cụ già. "Cháu không biết cháu ngoại của cụ là ai."
"Không hề gì." Cụ già vẩy tay, nói. "Tôi biết tại sao cậu đi Sài Gòn. Những việc cậu giúp chúng tôi, chúng tôi không biết lấy gì đền đáp, chỉ biết cầu xin ơn trên phù hộ cho cậu ra đi bình an. Một ngày nào đó không xa, sẽ đến lượt thằng cháu tôi cũng đáp chuyến tàu này, như cậu vậy."
Tàu nổ máy, kêu rít lên inh ỏi. Tên công an thức dậy, ngó quanh quất. Tôi đi tránh anh ta, về phía bóng tối bên kia. Mười lăm phút sau, khi mọi người đã lên hết, tàu chuyển bánh. Khi toa cuối cùng chạy ngang, tôi chụp lấy khung sắt nhỏ chìa ra bên hông và nhảy lên tàu, như đã được chỉ trước. Gió thổi tóc tôi bay tán loạn. Tôi nhắm mắt, đứng nép mình sát vào khung cửa thép.
Hình ảnh Kim hiện ra trong đầu. Mùi hương con gái của nàng còn đọng trên các đầu ngón tay khơi dậy trong tôi những cảm xúc phức tạp. Tôi nhớ những giọt nước mắt của nàng khi nàng ôm hôn tôi và sự xúc động tràn ngập trong tim. Mặt tôi đỏ lên vì xấu hổ và thất vọng. Bây giờ thì tôi đã thấy cái giá tôi phải trả cho việc trả thù. Dù Kim tha thứ cho tôi hay không, tôi cũng đã làm tổn thương nàng cả về thể chất lẫn tinh thần. Tôi chẳng khá gì hơn ông Lâm, hoặc cha nàng, hoặc bất cứ những kẻ xấu xa ghê tởm nào tôi đã gặp trong đời. Tệ hơn nữa, tôi phải sống với nổi ray rứt đó. Đó là cái giá tôi phải trả. Tàu càng đi xa, tôi nhận ra khoảng cách giữa chúng tôi càng lớn.
Nửa giờ sau, tàu dừng lại ít phút ở trạm kế tiếp, vùa đủ cho mọi người giản gân giản cốt rồi tiếp tục cuộc hành trình. Tôi chuyền từ toa này tới toa khác, và khám phá ra một toa phụ chứa đầy nông phẩm. Ngay cửa toa, hai người đàn bà ngồi dựa vào nhau ngủ saỵ Tôi thận trọng bước ngang qua người họ, hai tay ôm bọc hành lý, chọn một bao gạo lớn, phủi bụi rồi ngã mình nằm xuống trên chiếc giường tạm bợ đó. Nhịp xe đều đặn ru tôi vào giấc ngủ.
Chuyến đi mất mười tiếng đồng hồ mới tới Sài Gòn. Khi tàu chậm lại, tôi nhảy xuống, chịu một bên người cho cái té giảm bớt sức chạm. Dưới ngọn đồi, thành phố cuộn mình dọc theo sông Sài Gòn, thun lại như một món đồ chơi. Nhà cửa xúm xít dưới đáy thung lủng rồi tỏa dần ra tới sát mé nước. Mái ngói đỏ lẫn cùng hoa giấy đỏ sáng rực lên như lửa dưới ánh nắng mặt trời. Đến chỗ rẽ con đường bụi đỏ, tôi gọi chiếc xe kéo để về nhà ông bà Hôm.
*
Trong năm ngày kế tiếp ở Sài Gòn, tôi chạy đôn chạy đáo xin chữ ký của Bộ Gia Cư vào tờ giấy chứng thực cuối cùng. Nhưng bất cứ ông quan nào tôi gặp được cũng đều lắc đầu từ chối. Tôi trở thành một đề tài chế riễu, chọc cười vì sự hiện diện chai lỳ của tôi ở các văn phòng của họ, nhưng tôi vẫn không bỏ cuộc. Tờ đơn trong tay tôi nhàu nát, hoen ố mồ hôi và vàng ủng lên vì sức nóng mặt trời. Tôi thuộc lòng từng chữ, từng câu trong đó.
Trước ngày chuyến bay được ấn định hai hôm, tôi nhận được điện tín mẹ tôi đánh vào: "Ông ngoại mất hồi hôm. Đừng về vì mẹ và các em đang vào Sài Gòn. Hẹn gặp lại. Mẹ."
Tôi không còn thời giờ để buồn. Có quá nhiều việc phải làm trước khi mẹ tôi vào tới. Trong một ngày, tôi đi lấy vé máy bay, chích ngừa, khám sức khỏe tồng quát.
Tối hôm đó, từ cửa sổ nhìn ra, tôi thấy mẹ tôi đi vào trên con hẻm lầy lội, tối đen. Jimmy và Bé Tí theo sau, dáng mệt mỏi, xốc xếch sau một chuyến đi dài. Bóng họ nhảy múa trên vách tường các căn nhà kế cận trông giống như những hình nhân được điều khiển bằng giây trong các vở kịch cho trẻ con. Mấy cánh hoa hồng rải rác trên mặt đất ẩm ướt, héo rủ giữa sỏi đá và những mảnh kính vở. Mùi hôi và những vết bẩn trên người họ cho tôi biết ngay là gia đình tôi đến bằng xe lửa.
Tôi bật ngọn đèn trước cửa, chờ họ bước vào nhà. Bố mẹ dì Đặng lặng lẽ ngồi đánh bài ở bàn ăn, ấm trà đã nguội đặt trước mặt chẳng hề được đụng tới.
Mẹ tôi bước qua bậc cửa, ánh đèn vàng phủ lên soi rõ nét mặt bà. Đôi mắt mẹ tôi tràn ngập buồn phiền.
Bà mang một tấm băng đen bên cánh tay phải để tang người đã khuất. Vẻ mặt mẹ tôi trông giống y như ngày bà mất ngôi biệt thự. Những bất công nghiệt ngã trong cuộc đời mẹ tôi hiện ra đầy đủ trong đôi mắt bà đang nhìn chăm vào khoảng không phía sau đầu tôi.
Tôi hỏi để phá tan sự im lặng: "Mẹ, chuyện xảy ra như thế nào?"
"Mẹ không biết." Bà đáp. "Sáng hôm qua thức dậy, mẹ thấy ngoại đã mất, nằm trên giường. Chắc ngoại đi hồi nửa đêm. Có thể bị tim, cũng có thể ngoại không muốn chúng ta lo lắng cho ổng thêm nữa."
Ông ngoại khả kính của tôi! Ngay cả trong cái chết, người vẫn nghĩ đến chuyện chu toàn cho tương lai chúng tôi.
Nước mắt mẹ tôi ứa ra. Rồi tất cả chúng tôi đều khóc.
Thình lình tôi nhớ đến con chó của em tôi. Tôi hỏi: "Jimmy, còn con Loủ"
"Em cho Duy Tòng. Nó có vẻ vui với chỗ mới." Jimmy trả lời.
"Ai lo cho đám tang của ngoại?" Tôi hỏi mẹ tôi.
"Gia đình dì con sẽ lo việc mai táng. Ngày chôn sẽ là ngày chúng ta trên đường sang Thái Lan."
"Chưa chắc chúng ta được cho đi, mẹ à." Tôi nói. "Họ không chiu. ký giấy. Trừ trường hợp mẹ đã lấy được chữ ký ở Nha Trang, con không thấy có cách nào đi được."
Mẹ tôi chùi nước mắt rồi tằng hắng. Giọng bà không còn khàn khàn mà đầy vẻ cương quyết. "Đừng lo, con. Chúng ta đã đi khá xa rồi thì phải tiếp tục thôi. Vẫn còn một ngày nữa để thử coi."
Kiếp Con Lai Kiếp Con Lai - Kiên Nguyễn