An ordinary man can... surround himself with two thousand books... and thenceforward have at least one place in the world in which it is possible to be happy.

Augustine Birrell

 
 
 
 
 
Tác giả: Kiên Nguyễn
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 52
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1600 / 7
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 36 -
hiếc xe jeep chạy ngang qua những con đường nhộn nhịp rồi dừng lại trước đồn công an. Phòng ngoài chưng một bộ ghế sô pha kiểu cọ làm bằng da thuộc, mấy bức tranh chữ Tàu trên vách và một cái đèn treo. Trên bệ cửa sổ, một cành lan cắm trong cái lọ thủy tinh.
Người thư ký ngồi sau quầy đối diện với cửa ra vào chụp hình, lăn tay và làm một bản báo cáo ngắn về lý lịch của tôi. Khi cô ta thả bàn tay tôi ra, những ngón tay của tôi làm ố cả mặt quầy bằng thủy tinh. Một lát sau, hai người công an đến dẫn tôi đi dọc theo một hành lang dài, đẩy vào một phòng giam nhỏ, rồi đóng sầm cánh cửa sắt lại. Tôi nghe tiếng chìa khóa lách tách rồi tiếng bước chân của họ đi xa
Phòng giam nồng nặc mùi thịt thối trộn lẫn với mùi nước tiểu và mùi khói thuốc lá. Vách tường đầy những vết bẩn có vẻ như là máu và phân người. Phòng giam lạnh lẽo. Giữa phòng có treo một cái móc sắt đã rẽ sét, mũi nhọn hoắc chỉa lên trời, ngay bên dưới là cái bàn gỗ cong queo, bên trên để một cái chày vồ bằng sắt và mấy cái đinh đã hoen rĩ. Cuối căn phòng, một thùng sắt lớn dựa sát vách tường chứa đầy nước bẩn, mấy cục phân nổi lều bều trên mặt.
Không còn đường nào khác, tôi thu mình vào một góc bên cạnh cái thùng nước. Tôi ngồi xổm, cằm tựa vào hai đầu gối, rán hết sức thu mình cho thật nhỏ.
Tôi lại nghe tiếng bước chân, rồi tiếng mở khóa. Tôi nép sát vào góc phòng, nín thở. Tôi không muốn họ thấy mình đang khóc, vì sợ họ nghĩ rằng khóc là có tội. Hai người công an bước vào. Cánh cửa sắt rít lên rồi từ từ đóng lại.
Một tên tiến vào, tháo chiếc nịt cùng tất cả những thứ gắn vào đó, kể cả cây súng trong chiếc bao da và cái kẹp đạn đặt trên mặt bàn. Ông ta trông giống như bao nhiêu người trung niên bình thường khác, với mái tóc rễ tre và cái mũi tẹt. Tên công an trẻ hơn đứng dựa vào tường lặng lẽ nhìn . Anh ta cầm một nắm hạt dưa trong tay bỏ vào miệng cắn từng hột trong khi chiếc giày bẩn thiểu của anh ta nhịp đều đặn xuống mặt sàn. Tiếng động do hắn tạo ra đó làm cho nỗi bồn chồn lo lắng trong tôi càng lúc càng tăng cao như hỏa diệm sơn, chỉ chực nổ tung.
Anh ta phun một vỏ hạt dưa về hướng đồng đội:
"Đêm qua ngủ ngon không?"
Tên kia tháo cây súng ra khỏi bao, lấy hết đạn đặt trên mặt bàn.
"Không, cả đêm với con nhỏ mướt rượt dưới phố, ngủ gì mà ngủ."
"Sướng há!" Tên công an trẻ gật gù. "Tôi cũng chẳng ngủ nghê gì được, nhưng không giống như ông. Tôi rửa mắt đã luôn."
"Tao nghe nói tụi mày bắt được mấy con điếm dưới Cam Ranh, cho chúng diễn hành trên bãi biễn. Chắc tha hồ mà rửa mắt."
"Vui lắm." Anh ta dừng lại, nhìn quanh căn phòng. "Ủa, thằng lỏi đâu rồi?"
Tôi nép sát hơn vào góc nhà.
Tên công an lớn tuổi đáp:
"Nó trốn sau thùng nước. Ê nhỏ, ra đây mày."
Hắn lấy súng đập vào thùng nước, làm tôi giật mình nhỏm dậy.
Tên công an trẻ quăng nắm hạt dưa rồi tiến lại gần tôi. Bàn tay của anh ta trông thật lớn, ngón tay, móng tay, giống như hai hàm răng, vàng khè nhựa thuốc lá. Anh ta túm cổ đè đầu tôi xuống sát thùng nước làm tôi muốn nghẹt thở. Tôi vùng vẩy. Anh ta thở phì phì vào mặt tôi, hai cánh mũi phập phồng như con trâu nước.
"Thằng nhóc, ai là người chủ chốt trong chuyến tàu của mày?"
Âm thanh thoát ra khỏi cổ họng tôi như tiếng thì thầm:
"Tôi không biết ông nói gì, thưa ông. Tôi chỉ bỏ nhà đi hoang."
"Giỏi lắm, nhưng để coi mày láo được bao lâu."
"Thưa đồng chí, tôi không nói láo."
Anh ta gằn từng tiếng: "Nghe đây: Tao không phải là đồng chí của mày." Khuôn mặt anh ta hằn lên nổi oán ghét.
Bất ngờ, từ phía sau tên công an trẻ, tên công an lớn tuổi vung tay tát vào mặt tôi. Cái tát làm tôi nổ đôm đóm mắt. Hai tên nhấc bổng tôi lên quăng vào thùng làm nước văng tung tóe trên sàn nhà. Tôi cố ngoi lên, nhưng một bàn tay mạnh bạo đè tôi xuống. Tôi bị dìm dưới đáy thùng, phổi như muốn nổ tung ra. Một tên cầm cái chày vồ nện rầm rầm vào bên hông cái thùng sắt. Tiếng động rền xoáy vào tai tôi như muôn ngàn mũi kim châm. Tôi muốn xỉu, nhưng họ vẫn chưa chịu buông thạ Cuối cùng rồi họ cũng kéo tôi ra khỏi thùng nước như kéo một miếng giẻ rách.
Tên công an lớn tuổi vừa lay người tôi vừa cười:
"Sao, bây giờ mày chịu khai chưa?"
Tôi không nghe rõ họ nói gì vì những tiếng lùng bùng trong tai tôi càng lúc càng lớn. Tôi ho sù sụ, rán ói cho ra hết nước trong phổi. Họ lại nhận tôi vào thùng nước. Tôi chìm vào một cõi địa ngục tối đen và người nhủn ra.
*
Tôi tỉnh dậy trong một không gian tối thui, hai tay bị trói trước ngực, một bên má ép sát vào nền dầu hắc lành lạnh. Có vẻ như tôi đang ở trong một phòng giam đang rung lên từng nhịp. Dần dần, tôi nhận ra tiếng máy nổ và bụi đường bốc lên. Tôi đang ở trong một chiếc xe vận tải lớn. Mỗi lần bánh xe cán lên một cục đá, ruột tôi lại thót đau, nhưng phải cắn răng chịu đựng. Cổ họng và lưỡi tôi khô đắng. Lòng tò mò thúc đẩy, tôi chồm lên ghé mắt nhìn qua cái lổ nhỏ xíu bên hông xe.
Đang giữa ban ngày. Chiếc xe đang trèo lên một ngọn núi trọc, hoang vụ Những gốc cây khô chôn cứng vào đất núi chạy dài mất hút vào chân trời. Cuối con đường thăm thẳm gập ghềnh, tôi nhận ra một chiếc cổng sắt bên cạnh một dãy thùng xăng, bên trên có tấm bảng sơn đen nghệch ngoặc hàng chữ: Trại Cải Tạo PK 34. Ngay bên dưới có thêm hàng chữ nhỏ: Dành riêng cho tù vượt biên.
Trại tù được bao bọc bằng một hàng rào kẻm gai và, như sau này tôi khám phá ra, những bãi mìn. Cả hai bên hàng rào đều có một dãy hào hẹp bao chung quanh trại giống như trong một mê cung. Bên trong cái chòi gác làm bằng tôn uốn, ba cảnh vệ mặc đồng phục xanh đang mang súng đứng gác. Khi chiếc xe dừng lại, một trong ba người cảnh vệ đó bước ra mở cổng. Thình lình, tấm bạt phủ thùng xe được kéo ra, ánh sáng và hơi gió gay gắt tràn vào
Thêm mấy người cảnh vệ khác đến. Hai người nắm lấy sợi giây đang buộc cổ tay tôi kéo xuống xe. Sân trại đầy súng đạn phế thải của Mỹ bỏ lại. Trại tù gồm những dãy nhà trệt, dài, đâu đầu vào nhau. Tù nhân được phân chia ra tùy theo tuổi tác, phái tính và cách ly nhau bằng những hàng rào cao và có đôi khi bằng những bãi mìn.
Họ bỏ tôi một mình ngoài trời nắng. Đó đây, tôi thấy từng toán người tù di chuyển hàng dọc giữa những dãy nhà. Tất cả đều là đàn bà và con nít. Những cái đầu trọc phơi ra dưới cơn nắng như thiêu, vai họ rũ xuống, và những đôi mắt vô hồn đờ đẩn nhìn xuống đất. Điệu bộ thiểu nảo, như thây ma biết đi của họ làm tôi hoảng sợ quay nhìn đi nơi khác.
Một giam thị từ trong trại bước vội về phía tôi. Ông ta chừng 40 tuổi, lùn và ốm. Cặp mắt che khuất dưới cái kính mát thật to chẳng tỏ lộ một cảm xúc gì khi ông ta túm lấy sợi dây cột cổ tay tôi lôi đi.
Chúng tôi đến trước một miệng hầm. Khoảng ba chục thước phía trước là dảy hàng rào kẻm gai phân chia trại tù này với trại phục hồi nhân phẩm của đàn ông ở bên kia. Một vài tù nhân đứng trong hàng cách đó không xa mấy đang liếc nhìn trộm hai chúng tôi.
Tên giám thị mở khóa cánh của, bên dưới hiện ra một căn hầm lớn.
"Xuống dưới." Hắn nói.
Tôi nhìn xuống căn hầm tối, mỗi bề rộng chừng ba thước, sâu khoảng mười thước. Đáy hầm phản chiếu ánh sáng mặt trời lấp lánh và xông lên một mùi cống rãnh. Tiếng một người nào đó khóc sụt sịt như vọng lên từ địa ngục. Tôi hoảng hồn bước lùi lại mấy bước.
"Leo thang xuống, hay muốn tao đạp xuống, thằng con lai?" Tên giám thị vừa cởi giây trói cho tôi vừa nói.
Tôi từ từ theo cái thang gỗ trèo xuống. Căn hầm được xây bằng gạch đỏ, không một lổ thông hơi nào ngoại trừ cánh cửa. Khí lạnh cấu vào da thịt tôi như những chiếc móng của tử thần và tôi chợt nhận ra là đầu tôi đã bị cạo trọc như những tù nhân khác trong trại PK 34 này. Có lẽ họ đã cạo đầu tôi trong thời gian tôi bất tỉnh ở Cam Ranh.
Kiếp Con Lai Kiếp Con Lai - Kiên Nguyễn