We don’t believe in rheumatism and true love until after the first attack.

Marie E. Eschenbach

 
 
 
 
 
Tác giả: Qifu A
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Đỗ Quốc Dũng
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 26
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1210 / 3
Cập nhật: 2017-09-01 22:17:03 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 13: Vì Sao Ta Gặp Lại Nhau?
ần này Giáo sư Trần thật sự không vui. Thấy lão Ngô không có mình mà vẫn vui vẻ như vậy, ông cảm thấy không thoải mái.
Giáo sư Trần không hề biết như vậy gọi là ghen, chỉ cảm thấy khó chịu, đầu óc cứ ong ong, chẳng biết làm sao cho hết giận.
Ông rầu rầu đi về nhà, nhìn cái nồi nấu nước lê đường lúc sáng chưa kịp rửa mà nộ khí bừng bừng.
Đến tối lúc ngồi chat với con trai, mặt ông vẫn hầm hầm. Trần Tạ Kiều ngồi quan sát cả buổi, lo lắng hỏi rốt cuộc có chuyện gì.
Giáo sư Trần xụ mặt nói:
Nước lê hữu tình, hoa rơi vô tình.
Trần Tạ Kiều vốn thông minh, nên động não một lát đã đoán ra:
Ba à, ba tìm được “lão Kiều” rồi à?
Giáo sư Trần phồng má trợn mắt lên oán thán:
Tìm thấy lão Kiều rồi, nhưng không có đường qua.
Trần Tạ Kiều hiến kế:
Thì ba cứ cố mà qua. Đường là do mình đi mà thành mà. Lão Kiều đó có làm khó thế nào đi nữa cũng không thể thông minh hơn ba được. Ba cứ đi vài lần, thì cầu sẽ tự thông thôi.
Giáo sư Trần ngẫm nghĩ, đúng là cầu không tự chạy đến chân mình, chỉ có con người là không đủ ý chí để tiến thêm vài bước mà thôi.
Nghĩ vậy trong lòng ông cũng thoải mái hơn.
Không ngờ người chưa tìm đến “cầu” thì “cầu” đã tự lết đến.
Mấy lần định đến thăm lão Ngô, nhưng đều vì lý do gì đó mà không đi được.
Cả hai người đã dề dà cả tuần không gặp nhau, cuối cùng sáng thứ bảy, một tuần sau vụ nước lê đường, tình hình đã có chuyển biến đột phá.
Lúc giáo sư Trần còn đang mặc đồ ngủ, ngáp ngắn ngáp dài, dụi mắt đi mở cửa, thì nhìn thấy lão Ngô ăn mặc lịch sự, đầy sức sống đứng trước cửa. Giáo sư Trần được nhà trường sắp xếp cho ở gần trường, xung quanh gần như đều là giảng viên của trường, nên chỉ cần đến hỏi bảo vệ là biết ngay Giáo sư Trần ở đâu.
Giáo sư Trần nhìn thấy lão Ngô thì tỉnh cả người. Ông đứng nhìn lão Ngô đang nở nụ cười thân thiện mà chẳng nói được câu nào.
Đằng ấy thấy tớ đến mà không lo đi dọn dẹp ạ?
Lão Ngô vui cười hớn hở chào hỏi.
Lúc này Giáo sư Trần mới để ý mình đang mặc đồ ngủ, đầu tóc rối bù, mắt còn đầy ghèn, chẳng giống với tác phong ngày thường chút nào... đúng là mất mặt quá. Ông vội mời lão Ngô vào phòng khách, còn mình thì chạy vội vào nhà vệ sinh sửa soạn.
Lão Ngô vốn là người chăm chỉ, thấy bộ dạng vội vội vàng vàng của Giáo sư Trần, lão cười khì khì rồi tự động chạy vào phòng ngủ giúp ông thu dọn giường chiếu.
Giáo sư Trần miệng ngậm bàn chải vội ra hiệu cho lão Ngô cứ để đấy. Nhưng chủ yếu là vì ông thấy việc thu dọn giường chiếu là chuyện cá nhân, chỉ có vợ chồng mới giúp nhau được thôi.
Cho dù ông nghĩ gì đi nữa, thì lão Ngô đã nhanh chân nhanh tay thu dọn sạch sẽ, gọn gàng. Thu dọn xong lão nhìn thấy Giáo sư Trần đã ăn mặc gọn gàng, mặt đỏ như gấc đứng ở cửa phòng đợi lão.
Lão Ngô để hai lồng bánh bao và hai bát hoành thánh mua trên đường lên bàn, hai lão cứ thế hì hục ăn bữa sáng.
Vừa ăn Giáo sư Trần vừa nghĩ đến việc chính. Ngày hôm đó mình chưa chào lão mà đã bỏ đi. Lẽ ra lão Ngô phải đợi mình đến làm lành mới đúng. Sao lão lại mang bữa sáng đến thăm mình thế này? Ông liếc trộm lão, rồi dò hỏi:
Lão Ngô này, thế nước lê hôm đó...
Ngon tuyệt cú mèo!
Lão Ngô vừa nhai bánh bao vừa nói. Lão trợn mắt nuốt vội cái miếng bánh bao rồi nhìn Giáo sư cười cười:
Là do đằng ấy tự nấu à, lần đầu à? Ngon ơi là ngon.
Giáo sư Trần thành thật lắc đầu:
Không phải, là lần thứ hai.
Lần đầu thất bại à?
Thành công.
Làm xong thì đổ đi à?
Có người uống rồi.
Ai uống vậy?
Tớ chứ còn ai.
Giáo sư Trần nhìn sắc mặt lão Ngô tối dần, rồi lại sáng dần, đúng là một minh chứng rõ ràng. Nhưng ông lại chẳng hiểu vì sao mà mặt lão lại biến sắc nhanh như vậy, trong lòng nghĩ lẽ nào nước lê có vấn đề.
Ăn xong, Giáo sư Trần định mở miệng giải thích vì sao hôm đó không nói câu gì mà bỏ về. Nhưng lão Ngô dường như không cần ông giải thích, nhanh tay dọn dẹp bát đũa, kéo ông ta ngoài.
Giáo sư Trần không hiểu chuyện gì:
Chúng mình đi đâu vậy?
Lão Ngô quay lại nhìn ông cười toe toét:
Đằng ấy còn nợ tớ một lời hứa đấy!
Lời hứa gì?
Giáo sư Trần không biết đã vò đứt mấy sợi tóc, nghĩ cả buồi cũng không nhớ ra.
Cố tình quên đúng không?
Lão Ngô tức quá đưa tay cốc lên đầu ông:
Đằng ấy hứa mời tớ ăn cua còn gì! Tớ chẳng thèm chấp. Bây giờ mình phải đi chợ hải sản mua cua, đằng ấy dám không trả tiền thì... hứ hứ!
Lão lấy hai tay đưa lên tai rồi làm bộ như cầm dao cắt, mặt thì rất nham hiểm. Từ sau khi châm cứu, cánh tay lão đã linh hoạt hơn rất nhiều, bây giờ Giáo sư Trần cũng khó lòng giằng được sách của lão. Giáo sư Trần có lý do để tin rằng mình có thể bị “mổ bụng lột da”, “chết chẳng toàn thây”.
Đi nào!
Lão hạ tay xuống rồi kéo giáo sư Trần ra khỏi cửa. Lão nghĩ thầm trong bụng: Hôm nay lão Trần làm sao thế nhỉ? Sao mà cứ thấy đần đần, hay là bị ốm rồi.
Giáo sư Trần đâu có biết là mình sớm đã trèo được lên cầu rồi.
Hai lão đến sạp hải sản lớn nhất chợ, nói nói cười cười, chọn mấy con cua sống to đùng, rồi nói chủ sạp buộc chân bỏ vào túi ni lông, trả tiền xong là đi về nhà Giáo sư.
Lão Ngô vốn dĩ muốn mời Lữ Vệ Quốc đến cùng, nhưng nghĩ đi nghĩ lại rồi thôi, chỉ hỏi gã nấu cua thế nào. Thực ra món này rất dễ nấu, chỉ cần rửa sạch, bỏ lên nồi nấu, chẳng cần phải bỏ nhiều thứ gia vị rườm rà, mà chỉ cần bỏ mấy củ hành, chủ yếu là ăn cái vị ngọt tự nhiên của thịt cua.
Bỏ cua vào nồi xong, lão Ngô chầm chậm dạo quanh nhà của Giáo sư Trần. Lúc sáng bước vào nhưng không có thời gian để ý tiểu tiết. Bây giờ không có việc gì làm nên mới đi ngắm ngía phòng ốc.
Nhà của Giáo sư Trần từ thiết kế đến bài trí đều rất tuyệt, nhưng... thiếu “hơi người”, không cảm thấy chút không khí gia đình nào, dường như chỉ là một căn phòng trống. Có vẻ không thoải mái bằng phòng của lão.
Đương nhiên là Giáo sư Trần chỉ xem đây như là chỗ nghỉ ngơi, nên cũng chẳng để ý.
Giáo sư đang ở trong bếp trông nồi cua, lão Ngô cứ tự nhiên nhìn ngắm.
Đột nhiên lão nhìn thấy một bức hình đặt trên ti vi, lão tò mò chạy đến xem.
Đó là một bức hình trắng đen, xem ra đã chụp từ lâu lắm rồi. Trong hình là một anh chàng đẹp trai ôm một cô gái xinh đẹp, cười rất hạnh phúc. Bụng cô này rất to, hóa ra là hình chụp lúc mang thai.
Lão Ngô hiểu ngay người trong hình là Giáo sư Trần và người vợ đã qua đời của ông... Lão cũng không nhỏ nhen đến mức ghen tuông chuyện này. Nhưng lão Ngô lại nhìn rất kĩ dung nhan của người phụ nữ này. Vì lão vẫn nhớ Giáo sư từng kể trong thời gian xa cách mười năm thì cô này đã lấy một anh bần nông, cuộc sống cực khổ nên đã già đi rất nhiều.
Nhưng nhìn kỹ hơn thì tim lão như muốn nhảy ra ngoài, rồi tự nhiên thấy tim như rớt xuống, từ từ, cứ rớt mãi xuống một cái vực không đáy. Lão thấy chân tay đã lạnh đi, đầu óc tỉnh táo lạ thường. Lão nhìn chằm chằm vào người phụ nữ đó, dường như nhớ lại cái buổi sáng của hơn ba mươi năm trước. Sau một đêm nồng nàn, lão tỉnh giấc thì thấy trên cái tủ ở đầu giường có một xấp Đô la cùng với một mảnh giấy.
Lão dán mắt vào bức ảnh cả buổi, đến lúc nhìn thấy Giáo sư Trần bê nồi cua để lên bàn, rồi gọi lão:
Đằng ấy nhìn cái gì thế, mau đến ăn đi nào!
Lão Ngô cười cười, bỏ bức ảnh lại vị trí cũ, quay đầu về phía Giáo sư Trần rồi nói:
Trình thiếu gia, một ngàn đô la lúc đó của ông thật là mỉa mai quá!
Giáo sư Trần sững sờ, không kịp phản ứng trước lời lão Ngô nói.
Lão Ngô chắp tay sau lưng đi về phía bàn ăn, kiếm một cái ghế rồi ngồi phịch xuống, bốc một con cua, tách một cái đã bóc vỏ con cua ra:
Vẫn chưa nhớ ra à?
Lão Ngô cười khó hiểu, lấy đũa gắp thịt cua chấm nước chấm rồi đút vào mồm.
Một ngàn đô la... Giáo sư Trình còn có chút ấn tượng với con số này.
Trình thiếu gia.
Lão Ngô lại gọi một tiếng nữa:
Ông có biết người nông dân nghèo mà Tạ tiểu thư lấy là ai không?
Giáo sư Trần nhìn chòng chọc vào mặt lão Ngô, cảm thấy như trời đất quay cuồng.
Thế giới này nhỏ thật.
Lão Ngô cúi đầu cười cay đắng:
Thật không ngờ tôi lại gặp lại ông.
Không Gì Đẹp Bằng Ráng Lam Chiều Không Gì Đẹp Bằng Ráng Lam Chiều - Qifu A Không Gì Đẹp Bằng Ráng Lam Chiều