In order to heal others, we first need to heal ourselves. And to heal ourselves, we need to know how to deal with ourselves.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Thanh Hoa
Số chương: 18
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 6470 / 144
Cập nhật: 2015-09-11 11:51:22 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Hồng Ngủ
ảm giác đầu tiên mà Đà Lạt mang đến cho tôi là sự buồn cười. Khi tôi còn nhỏ quá, còn khỏe lắm, tưởng như mưa hay nắng đều phải lè lưỡi khi thấy tôi. Tôi cười khi thấy ở Đà Lạt vào tháng tám ai cũng mặc áo lạnh ra đường, còn mình phong phanh cái áo rộng. Tôi chạy vào nhà tắm, nước lạnh như trong suối. Ở bên ngoài, tôi nghe tiếng Bảo rên rỉ: "Trời ơi. Mới sáng sớm, không sợ chết lạnh sao?". Bảo là con của người bạn dì tôi. Tôi lên Đà Lạt lần đó với dì, lâu rồi nhưng tôi vẫn nhớ mang máng rằng đây không phải là một cuộc đi chơi ngắm cảnh, chụp hình như người ta vẫn đi. Dì và bà bạn đi suốt, để tôi ở nhà với mấy bà chị lớn, họ nhìn tôi từ đầu đến chân như một thứ làm phiền chính cống và có lẽ tôi đã gánh hộ cái nhìn ấy cho cả dì. Chỉ có Bảo, Bảo hơn tôi hai tuổi, ân cần như bảo mẫu, luôn giúi vào tay tôi cái áo lạnh mà tôi cảm thấy khó xử không biết nên cầm tay hay len lét vứt lại.... Được ba ngày, dì đưa tôi sang một nhà khác, một biệt thự chìm giữa vườn cây mênh mông. Ở đây tôi lại buồn cười, đến bữa, người ta nhổ cải, hái su, bẻ đậu vào nấu liền, không như ở thành phố cái gì cũng ra chợ. Nhà chị có một bà cụ, còn bạn chủa dì đã lên Sài Gòn. Bà cụ bảo: "Có lẽ nay mai hắn về, cô và cháu cứ ở lại chơi". Đang uống trà, cả ba giật mình vì cửa vườn kêu ầm một cái, rồi một phút sau, một thằng bé xông vào. Nó sạch như một đồng xu, cao to lừng lững, cái mặt non choẹt, phụng phịu đáng ghét. Bà cụ phì cười giải thích cho hai dì cháu tôi choắt cheo như hai con chuột trước nó: "Thằng cháu nội ở Sài Gòn lên chơi".
Từ hôm ấy, tôi có nó làm bạn và làm kẻ thù. Nó bắt tôi gọi nó bằng anh, anh Quang. "Anh Quang" chứng tỏ cái uy quyền của mình bằng cách đá mấy con chó quanh quẩn vô tội trong bếp một cách ngẫu hứng để tôi phải thắc mắc: "Nó có lỗi gì đâu?"... Cái gì cũng hù dọa tôi, cả những cánh cửa trong nhà này với lối đóng mở được "chế" lại sao đó đến nỗi lỡ một chút là tôi có thể bị nhốt trong, hoặc bị nhốt ngoài, còn Quang nhăn răng cười mỗi khi thấy tôi giằng co với cái nắm đấm cửa...
Buồn bã, tôi mượn được cái xe đạp mini trong bếp và phóng ra đường. Mọi người nhìn tôi phong phanh đạp xe lên dốc, xuống dốc không thèm dắt. Lần đầu tiên, tôi hiểu thế nào là tự do, tự do mà cử động tay chân mới lớn của tôi, tự do nhìn Đa Lạt kể từ lúc đến đây. Ở đây, hoa mọc như cỏ, trời mát như thạch. Tôi chạy đến hồ Than Thở; buồn quá, lại quanh quẩn đồi Cù. Còn buồn hơn, mọi thứ đều lặng lờ, tôi muốn thét lên một tiếng thật to, may ra có cái gì sẽ vỡ, sẽ nổ và biết đâu sẽ vui hơn. Rồi chẳng cần biết đường, tôi đạp một mạch, một nẻo xa lắm, vắng và đẹp, có điều mệt quá vì cứ lên dốc mãi. Đến một góc đường,tôi quay xe lại và sung sướng nhìn trò chơi mới, tôi sẽ được thả dốc đền bù đây. Gió vù vù bên tai, tôi sợ nhưng thấy vui, vạt áo bay tung tóe. Tôi thấy Bảo đâu đó bên đường, trước một cái cổng tôn đầy hoa hồng hồng. Bảo trợn mắt ngơ ngác, còn tôi thì không dám bóp thắng vì sợ lộn cổ. Về đến nơi, tôi lại rón rén đi giữa những sân những vườn, luẩn quẩn cắp rổ theo bà cụ người Huế nghe kể về cây hồng, cây đậu. Còn Quang, nó nhảy xuống từ một cành cao, nhét vào tai tôi một tiếng cười: "Quỷ con, sáng nay đạp xe đi đâu như điên vậy?".... Đợi mãi không được, dì và tôi về thành phố. Đêm trước khởi hành, cả hai quay lại nhà Bảo gần bến xe ngủ lại. Đêm đó, Bảo đi sinh nhật về trễ, tôi nằm vùi trong chăn, nghĩ tới ngày mai đã được thoát khỏi đây mà sung sướng, và tôi ngủ mất. Bốn giờ sáng, tôi được dẫn đi rửa mặt rồi ngồi vào bàn uống trà, ăn sáng, được vài phút thì Bảo xuống, co ro trong cái áo dạ đen, Bảo nhìn dì cháu tôi và cười: "Con cũng ra bến xe".
Còn sớm, sương và đèn nêông mái chợ hòa vào nhau lành lạnh. Tôi leo lên xe rồi có quyền vênh váo nhìn tất cả quang cảnh buồn bã của thành phố mà nghĩ: "Thôi nhé, cho tao tiền tao cũng không đến nữa, buồn quá đi". Mọi người chào nhau và tôi nghe tiếng Bảo loáng thoáng ngoài cửa xe: "Con ghé chợ một chút". Và một chút đó là cho tôi. Khi xe sắp chạy, tôi thấy Bảo níu áo tôi, rồi một bó lá lạnh tanh, khum khum che lũ hồng đang ngủ. "Cầm đi Dao. Bảo lạ quá, sao Dao lên đây mà không mặc áo lạnh, không mua hoa?". Rồi Bảo đi, không để tôi kịp nói gì. Tôi không kịp nói gì nhưng từ phút đó, Đà Lạt đã trở nên đáng yêu hẳn. Tôi cảm động nhìn lại đường phố của nó, mặt hồ mờ mịt sương khói, rồi cúi xuống cẩn thận mà vụng về, tôi ru lũ hoa hồng ngủ tiếp, tưởng tượng về đến thành phố, tụi nó sẽ thức dậy, nở ra, khi ấy hẳn sẽ đẹp lắm. Dì tôi bảo: "Bỏ lên trên cái giá kia", nhưng làm sao tôi dám làm điều ấy, đường xóc lắm và tụi hồng mỏng manh làm sao! Vậy là một lần nữa, mọi người lại nhìn tôi một cách quái đản.
° ° °
Rồi từ đấy, tôi không quay lại Đà Lạt, tôi cũng không gặp lại Bảo, chỉ một lần, mười hai giờ trưa, tôi đạp xe vội vã đến lớp học thêm, chợt bên đường có đứa làm tôi giật mình, nó gọi: "Ê, quỷ con". Thằng Quang. Trên đường Sài Gòn, dễ gì tôi gọi nó bằng anh, cả hai đều bình đẳng mà, có ai chủ ai khách đâu. Vậy là tôi vênh mặt lên, hất hàm một cái rồi đạp tiếp, lạnh như tiền. Đạp xe được mười thước, tôi quay đầu nhìn cái bóng của Quang lầm lũi, và chợt Đà Lạt đầy thông và sương trở về: rõ ràng lắm, tôi thấy mình lại tha thẩn trong vườn cải, vườn su, thấy mình đạp xe, vù vù thả dốc và thấy một lũ hoa hồng nằm ngủ trong lòng.
Khi Người Ta Trẻ Khi Người Ta Trẻ - Phan Thị Vàng Anh Khi Người Ta Trẻ