A book is to me like a hat or coat - a very uncomfortable thing until the newness has been worn off.

Charles B. Fairbanks

 
 
 
 
 
Tác giả: Nicholas Sparks
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Đỗ Quốc Dũng
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 22
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2404 / 97
Cập nhật: 2017-08-09 10:28:52 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần 3 - Chương 16
m đã yêu người khác.
Tôi đã biết điều đó thậm chí trước cả khi tôi đọc xong bức thư, và trong một chốc tất cả mọi thứ như một bộ phim quay chậm. Theo bản năng, tôi sẽ nắm chặt tay lại rồi nện thẳng một quả vào tường, nhưng tôi đã không làm vậy, thay vào đó tôi chỉ vò nát lá thư và ném qua một bên. Lúc đó, tôi đã cảm thấy cực kỳ giận dữ, còn hơn là cảm giác bị phản bội, tôi cảm thấy như thể em đã nghiền nát mọi thứ có ý nghĩa với tôi trên thế gian này. Tôi căm ghét em, và cũng căm ghét người đàn ông vô danh, vô tính đã đánh cắp em khỏi tay tôi. Tôi tưởng tượng ra đủ mọi điều tôi có thể làm nếu anh đang ở trước mặt tôi lúc này, và thú chẳng phải là một cảnh tượng đẹp đẽ gì mấy.
Cùng lúc đó, tôi cũng ao ước được nói chuyện với em. Tôi muốn bay ngay về, hoặc ít nhất có thể gọi điện cho em. Một phần trong tôi không muốn tin vào điều đó. Không phải bây giờ, không phải sau tất cả những gì chúng tôi đã cùng nhau trải qua. Chúng tôi chỉ còn phải đợi thêm chín tháng nữa – sau gần ba năm, chuyện đó lại có thể xảy ra sao?
Nhưng tôi đã không về nhà mà cũng chẳng gọi điện. Tôi cũng chẳng viết thư hồi âm, và cũng chẳng nghe được bất cứ tin tức nào từ em. Hành động duy nhất của tôi là nhặt lá thư đã bị tôi vò nát lên. Tôi cố vuốt lại thật thẳng, nhét lại vào trong phong bì, và quyết định mang nó theo bên mình như là một vết thương tôi đã trúng trong trận đánh. Vài tuần sau đó, tôi trở thành một người lính gương mẫu, tiến vào cái thế giới duy nhất dường như vẫn còn hiện hữu đối với tôi. Tôi xung phong vào bất kỳ nhiệm vụ nào được cho là nguy hiểm, tôi hiếm khi nói chuyện với bất kỳ chiến hữu nào trong đơn vị, một thời gian dài nó khiến tôi luôn thấy rất căng thẳng tới mức muốn bóp cò kể cả thời gian tôi đi tuần bên ngoài. Tôi không tin tưởng bất kỳ ai trong thành phố, và mặc dù chưa từng xảy ra “sự cố ngoài ý muốn” – từ mà quân đội vẫn dùng để gọi những cái chết của thường dân – sẽ là nói dối nếu tôi nhận rằng mình đã kiên nhẫn và cố thấu hiểu khi tiếp xúc với những người Iraq trong bất cứ hoàn cảnh nào. Mặc dù ngủ rất ít, những giác quan của tôi vẫn tinh nhạy khi chúng tôi chĩa mũi nhọn tấn công vào Baghdad. Trớ trêu thay, chỉ khi mạo hiểm tính mạng mình tôi mới thấy được giải thoát khỏi những suy nghĩ về Savannah và cái sự thật đau lòng là mối quan hệ của chúng tôi đã chấm dứt.
Cuộc sống của tôi trôi nổi bằng vận may trong chiến tranh. Chưa đến một tháng sau khi tôi nhận được lá thư, Baghdad thất thủ, dù một hiệp ước ngừng bắn đã được ký kết, tình hình vẫn càng lúc càng trở nên tồi tệ và phức tạp hơn ở những tuần và những tháng kế tiếp. Khi mọi chuyện kết thúc, tôi nhận ra rằng cuộc chiến này bản chất cũng chẳng khác gì so với bất kỳ cuộc chiến nào khác. Chiến tranh luôn là câu trả lời cho những sở thích ganh đua sức mạnh quân sự, nhưng hiểu biết này cũng chẳng khiến cho cuộc sống trên chiến trường trở nên dễ chịu hơn. Hậu quả của sự kiện Baghdad thất thủ là mọi đồng đội trong đơn vị chúng tôi đều bị biến trở thành cảnh sát và thẩm phán. Như một người lính, chúng tôi không được huấn luyện để thực thi những trách nhiệm này.
Đứng từ bên ngoài và với nhận thức muộn, thật dễ để đưa ra xét đoán cho hành động của chúng tôi, nhưng trong cuộc sống thực, trong thời gian, không phải bao giờ bạn cũng có thể dễ dàng ra quyết định. Hơn một lần, tôi đã phải tiếp cận với những thường dân Iraq và ra phán quyết rằng một người đã ăn trộm món hàng này, món hàng kia, tống giam tội phạm và được xin lời khuyên phải làm gì. Đó không phải là công việc của chúng tôi. Chúng tôi ở đó có vẻ như là vì một mệnh lệnh – mà cơ bản là để xử lý quân phiến loạn những kẻ cố giết chúng tôi hay những thường dân khác – cho đến khi chính quyền địa phương có thể tiếp quản và tự lo liệu được. Quá trình cụ thể cũng chẳng nhanh chóng hay dễ dàng gì, thậm chí ở cả những nơi tình hình đã ổn định và bớt hỗn loạn hơn. Trong khi đó, các thành phố khác lại rơi vào tình trạng báo động và chúng tôi lại được gửi tới đó để lập lại trật tự. Chúng tôi quét sạch quân phiến loạn ra khỏi thành phố, nhưng bởi vì chúng tôi không có đủ binh lính để giữ thành phố an toàn, nên phiến quân lại nổi dậy ngay sau khi chúng tôi rút đi. Đó là những ngày dù cho đồng đội tôi luôn thấy nghi vấn về những nhiệm vụ đặc biệt vô vọng này, nhưng thậm chí họ cũng chẳng dám đặt câu hỏi một cách công khai nữa.
Ý tôi là, tôi không biết phải mô tả sự căng thẳng, chán chường và thắc mắc của chín tháng tiếp sau này như thế nào nữa, ngoại trừ có thể nói rằng ở đây có rất nhiều cát. Vâng, tôi biếy đây là sa mạc, và đúng là tôi đã trải qua một thời niên thiếu trên bãi biển nên lẽ ra tôi phải quen với nó chứ, nhưng cát ở đây lại hoàn toàn khác. Chúng kẹt trong quần áo bạn, trong súng, trong những chiếc tủ khóa, trong cả thức ăn, trong tai, trên mũi và giữa những kẽ răng của bạn, kể cả khi tôi há miệng ra, tôi cũng cảm thấy những hạt cát lổn nhổn trong miệng. Những người liên quan đến chuyện này, ít nhất tôi cũng biết rằng họ không muốn nghe sự thật, rằng phần lớn thời gian đóng quân tại đây, Iraq cũng không quá tệ nhưng thỉnh thoảng nó còn đáng sợ hơn cả địa ngục. Có ai thực sự muốn nghe rằng tôi đã chứng kiến một đồng đội tôi vô tình bắn chết một đứa trẻ chỉ vì nó đã xuất hiện không đúng chỗ và không đúng thời điểm? Hay tôi đã thấy những binh lính bị xé ra thành nhiều mảnh khi họ bắn trúng một IED – thiết bị đã phát nổ ngay tức khắc – trên những con đường gần Baghdad? Hoặc cảnh máu đọng trên đường phố như mưa, rỉ ra từ những bộ phận thân thể đã đứt rời? Không, người ta sẽ muốn nghe về cát hơn, bởi vì nó giữ cho cuộc chiến cách xa ở một khoảng cách an toàn.
Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc, lại gia hạn thêm, và ở lại Iraq đến tận tháng hai năm 2004 khi cuối cùng tôi cũng được trả về Đức. Ngay khi tôi trở về, tôi mua một chai Harley và cố giả vờ rằng tôi đã để chiến tranh lại phía sau, nhưng những cơn ác mộng không bao giờ chấm dứt, và tôi thức dậy vào mỗi buổi sáng mồ hôi đầm đìa. Suốt cả ngày, tôi luôn có cảm giác cực kỳ căng thẳng và tôi đâm sợ hãi cả những thứ mỏng manh nhất. Khi tôi đi dạo trên những đường phố ở Đức, tôi không thể không đ phòng những nhóm người lang thang gần những tòa nhà, và tôi thấy mình đang quan sát những cửa sổ trong những khu phố thương mại, dò tìm những kẻ bắn tỉa. Bác sỹ tâm lý – ai cũng phải trải qua những cuộc kiểm tra này – nói với tôi rằng những cảm giác tôi đang trải qua này là hết sức bình thường rồi sẽ đến lúc chúng qua đi, nhưng thỉnh thoảng tôi tự hỏi không biết có lúc nào chúng sẽ biến mất.
Sau khi rời Iraq, thời gian ở Đức của tôi khá vô nghĩa. Chắc rồi, tôi tập thể dục mỗi sáng và tham dự lớp học về vũ khí và hàng hải, nhưng mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi. Vì bị thương ở tay, Tony xuất ngũ với một Huy chương tía, anh được trả về Brooklyn ngay sau khi Baghdad thất thủ. Bốn người khác trong đội cũng đã vinh dự xuất ngũ cuối năm 2003 khi họ đáo hạn; trong suy nghĩ của họ - và của tôi – họ đã hoàn thành nhiệm vụ và đây là lúc họ quay lại với cuộc sống của mình. Mặt khác, tôi xin gia hạn thêm lần nữa. Tôi không chắc đó có phải là một quyết định đúng đắn không, nhưng tôi cũng chẳng biết làm gì khác.
Nhưng giờ đây, nhìn đơn vị của tôi mà xem, tôi cũng thấy giật mình nữa là. Đơn vị tôi toàn lính mới, và dù họ có giỏi giang mấy thì mọi chuyện cũng không còn như cũ nữa rồi. Họ không phải là những chiến hữu đã cùng tôi trải qua đợt huấn luyện và ở Balkans, hay cùng tôi vào sinh ra tử trong chiến tranh, và trong sâu thẳm, tôi biết tôi sẽ không bao giờ có thể gần gũi với họ như với những đồng đội trước đây của tôi. Tôi gần như là một người lạ và tôi cố giữ cho mình nghĩ như thế. Tôi làm việc một mình, tránh những tiếp xúc cá nhân trong điều kiện cho phép, và tôi cũng biết những người trong đơn vị nghĩ về tôi như thế nào khi tôi bước ngang qua họ: Tôi là một trung sỹ lớn tuổi cộc cằn, người được cho là chẳng có mong muốn nào hơn việc bảo đảm rằng họ có thể trở về với mẹ thật nguyên vẹn. Tôi đã luôn nhắc đi nhắc lại như vậy trong đợt huấn luyện, và tôi thực tâm như thế. Tôi sẽ làm mọi thứ để giữ cho họ được an toàn. Như như tôi nói rồi đấy, mọi chuyện đã không còn như trước nữa.
Những người bạn của tôi đã đi rồi, tôi dành trọn những tâm tư của mình cho cha. Sau khi kết thúc chiến dịch, tôi trải qua đợt nghỉ phép với ông mùa xuân năm 2004, rồi một đợt nữa vào mùa hè. Thời gian chúng tôi ở cùng nhau trong bố tuần đó còn nhiều hơn tất thảy mười năm trước đó cộng lại. Vì ông đã nghỉ hưu, chúng tôi có nguyên ngày rảnh rỗi làm bất cứ điều gì chúng tôi muốn. Tôi dễ dàng hòa nhập với vòng thói quen luẩn quẩn của ông. Chúng tôi dùng bữa sáng, đi dạo ba vòng một ngày rồi dùng bữa tối cùng nhau. Trong suốt thời gian còn lại, chúng tôi chỉ toàn nói về những đồng xu thậm chí cũng đã mua thêm vài đồng trong khi tôi lưu lại thị trấn. Internet khiến cho việc tìm kiếm dễ dàng hơn nhiều so với trước đây, dù việc tìm kiếm cũng chẳng mấy hào hứng nhưng tôi không biết nó c giúp gì được cho cha tôi không. Tôi nói chuyện với những người môi giới mà tôi đã không liên lạc suốt mười lăm năm qua, nhưng họ vẫn rất thân thiện và cởi mở như trước đây. Tôi nhận ra rằng thế giới của những đồng xu là một thế giới nhỏ bé, khi đơn đặt hàng của chúng tôi đến – chúng luôn được chuyển đi bằng dịch vụ giao hàng 24h – cha tôi và tôi sẽ đến để giám định những đồng xu, chỉ ra bất kỳ sai sót nào, và thường chấp nhận giá được đề xuất bởi Professional Coin Grading Service, một công ty thẩm định chất lượng đồng xu. Mặc dù tâm trí tôi sẽ nhanh chóng lang thang đi nơi khác thì cha tôi vẫn có thể say sưa ngắm mỗi đồng xu hàng giờ liền, như thể chúng đang cất giữ bí mật của cuộc sống vậy.
Chúng tôi đã không nói gì nhiều về những thứ khác, nhưng thật sự thì cũng chẳng cần phải làm vậy. Ông chẳng háo hức gì mấy chuyện ở Iraq mà tôi thì cũng chả có ý muốn kể với ông. Cả hai chúng tôi đều không có đời sống tinh thần phong phú lắm để mà kể cho nhau nghe – nói chuyện Iraq thì cũng chẳng ích lợi gì – và cha tôi… phải ông ấy là cha tôi, và tôi thậm chí còn chẳng buồn hỏi.
Tuy nhiên, tôi đã rất lo lắng cho ông. Trong những buổi đi bộ, ông thở có vẻ rất khó khăn. Khi tôi đề nghị rằng đi bộ hai mươi phút có lẽ là hơi nhiều, ngay cả với tốc độ chậm chạp của ông, ông nói bác sỹ đã bảo ông rằng hai mươi phút là thời gian vừa đủ và tôi biết tôi không thể thuyết phục ông làm khác đi được. Sau rốt, ông lại cảm thấy mệt mỏi hơn cả mức cho phép, và phải mất cả tiếng đồng hồ sắc diện ông mới trở nên khá hơn. Tôi nói chuyện rất nhiều với bác sỹ mà tin tức lại không được tốt như tôi hy vọng. Tim của cha tôi, đang chịu sự tàn phá nghiêm trọng – mà theo ý kiến chuyên môn của bác sỹ - sẽ cần cả một phép màu ông mới có thể hồi phục được như xưa. Thiếu luyện tập sẽ chỉ khiến cho tình trạng của ông tồi tệ thêm mà thôi.
Đó có thể là do cuộc trao đổi với bác sỹ, hoặc có lẽ chỉ là tôi muốn cải thiện mối quan hệ với cha tôi, nhưng chúng tôi đã trở nên hòa thuận hơn sau hai chuyến về phép của mình. Thay vì gây áp lực với ông bằng những cuộc chuyện trò mặc định, tôi chỉ đơn giản ngồi cạnh ông trong căn phòng làm việc, đọc sách hoặc chơi trò giải ô chữ trong khi ông ngắm nhìn những đồng xu. Có thứ gì đó bình yên và chân thành trong thái độ kém háo hức của tôi, và tôi nghĩ cha tôi cũng đang từ từ làm quen với những thay đổi mới mẻ này giữa hai cha con. Có một lần tôi bắt gặp ông len lén nhìn tôi một cách gần như là lạ lẫm. Chúng tôi ngồi cạnh nhau nhiều giờ liền, phần lớn thời gian là chẳng nói gì, trong sự yên lặng khiêm nhường ấy chúng tôi dần dần trở thành bạn. Tôi thường ước rằng giá như cha đừng đi tấm hình hai cha con chụp chung, và khi phải trở lại Đức, tôi biết mình sẽ rất nhớ ông theo cái cách mà tôi chưa từng có trước đây.
Mùa thu năm 2004 chậm chạp trôi, cũng như mùa đông và mùa xuân năm 2005 trở nên dài dằng dặc. Cuộc sống của tôi như bị kéo giãn ra với quãng thời gian chẳng có việc gì làm. Thỉnh thoảng, những tin đồn về việc tôi sẽ được cử tới Iraq cũng làm gián đọan những ngày dài đơn điệu nhàm chán của tôi, nhưng vì tôi đã từng ở đó trước đây, ý nghĩ về việc trở lại đó cũng ảnh hưởng đến tôi chút đỉnh. Nếu tôi được ở lại Đức, cũng ổn thôi. Nếu tôi bị điều đi Iraq cũng chẳng sao cả. Tôi tiếp tục với những tin tức giang dở ở Trung Đông như tất cả những người khác, nhưng ngay khi tôi đặt tờ báo xuống hay tắt truyền hình, tâm trí tôi lại lang thang vô định.
Giờ thì tôi đã hai mươi tám rồi, và tôi không thể thoát khỏi cái cảm giác mà dù cho tôi có từng trải hơn phần lớn những người trong độ tuổi của tôi, cuộc sống cuộc tôi dường như đã ngừng lại. Tôi gia nhập quân đội để trưởng thành, và dù trường hợp của tôi đã khiến tôi trưởng thành hơn nhiều, thỉnh thoảng tôi vẫn tự hỏi có thật là thế không. Tôi không sở hữu bất cứ ngôi nhà hay chiếc xe nào, và trừ cha tôi thì tôi hoàn toàn đơn độc trên thế gian này. Trong khi những đồng đội của tôi lồng trong ví họ những bức hình của vợ và những đứa con, ví của tôi giữ một tấm hình đã nhòe nhoẹt của một người phụ nữ tôi đã yêu và cũng đã đánh mất. Tôi nghe những người lính kể về những hy vọng trong tương lai, trong khi tôi chẳng có bất kỳ kế hoach nào. Thỉnh thoảng tôi tự hỏi những dồng đội tôi nghĩ thế nào về cuộc đời tôi khi tôi bắt gặp cái nhìn chòng chọc tò mò của họ. Tôi không bao giờ kể cho họ về quá khứ của tôi cũng như chưa từng chia sẻ bất kỳ thông tin cá nhân nào. Họ chẳng biết gì về Savannah, cha tôi hay tình bạn của tôi với Tony. Những ký ức đó sẽ mãi là của tôi, của riêng tôi thôi, đó là những bí mật luôn được tôi chôn kín.
Tháng ba năm 2005, cha tôi lên cơn đau tim lần thứ hai, dẫn tới viêm phổi và lại phải hồi sức đặc biệt. Khi ông được trả về, ông bị cấm lái xe, nhưng những nhân viên bệnh việc đã giúp tôi tìm người có trách nhiệm mua những nhu yếu phẩm hàng ngày cho ông. Trong tháng tư, ông lại phải quay trở lại bệnh viện, và lần này thì ông không được phép đi bộ nữa. Tháng năm, ông phải uống cả tá thuốc khác nhau mỗi ngày, và tôi biết ông sẽ phải trải qua phần đời còn lại của mình trên giường mất. Những lá thư ông viết cũng trở nên khó đọc hơn, không chỉ bởi vì ông quá yếu mà cũng vì tay ông đã bắt đầu run lẩy bẩy. Sau một hồi nài nỉ trên điện thoại, tôi đã thuyết phục được một người hàng xóm – một y tá trong bệnh địa phương – trông chừng ông thường xuyên, và tôi thở dài nhẹ nhõm khi đếm ngược đến kỳ nghỉ phép trong tháng s
Nhưng tình trạng của cha tôi vẫn tiếp tục chuyển biến xấu đi trong vài tuần, và trên điện thoại tôi có thể nghe thấy tiếng thở mệt nhọc của ông mỗi lúc một khó khăn hơn mỗi lần nói chuyện. Lần thứ hai trong cuộc đời, tôi xin thuyên chuyển công tác về nhà. Lần này, vị chỉ huy của tôi đã tỏ ra thông cảm hơn. Chúng tôi cùng nhau xem xét những giấy tờ mà tôi phải hoàn tất để có thể được thuyên chuyển về Fort Bragg để huấn luyện không quân – nhưng khi tôi nói chuyện với bác sỹ lần nữa, ông bảo rằng du tôi có ở gần thì cũng không giúp được gì nhiều cho cha tôi và rằng tôi nên xem xét tới việc chuyển ông tới một trung tâm chăm sóc đặc biệt. Cha của tôi cần nhiều sự trợ giúp hơn là những người thân có thể chăm sóc tại nhà, ông thuyết phục tôi. Ông cũng đã cố bàn bạc với cha tôi – giờ ông chỉ có thể ăn mỗi soup lỏng – nhưng cha tôi từ chối xem xét cho tới lúc tôi về. Dù là lý do gì, bác sỹ giải thích, cha tôi đã kiên quyết muốn tôi về thăm ông một lần cuối tại nhà.
Thực tế đang vỡ vụn, trong chiếc taxi trở về từ sân bay, tôi cố thuyết phục mình rằng hẳn bác sỹ chỉ đang thồi phồng mọi chuyện lên thôi. Nhưng không phải. Cha tôi còn chẳng thể nhổm dậy trên đi văng khi tôi đẩy cửa bước vào, và tôi đau đớn bởi ý nghĩ rằng kể từ làn cuối tôi gặp ông cách đây một năm, ông dường như đã già thêm cả ba mươi tuổi.
Da ông xám xịt, và tôi choáng váng khi nhận ra ông đã sụt ký thê thảm thế nào. Cổ họng nghẹn đắng, tôi đặt túi xuống ngay khi bước vào bên trong.
“Chào cha,” tôi nói.
Đầu tiên tôi tự hỏi liệu ông có nhận ra tôi không, nhưng đột nhiên tôi nghe thấy tiếng thì thầm đứt quãng. “Chào John.”
Tôi đến bên chiếc đi văng và ngồi xuống cạnh ông. “Cha ổn không?”
“Ổn mà,” đó là tất cả những gì ông nói, và chúng tôi ngồi cạnh nhau như thế rất lâu chẳng nói thêm lời nào.
Cuối cùng, tôi đứng dậy kiểm tra nhà bếp nhưng chỉ thấy mắt mình giật giật khi vào đó. Những hộp súp rỗng bừa bãi khắp nơi. Các vết bẩn trên bếp lò, rác ngập ngụa, và những chiếc đĩa mốc meo chất đống trong bồn rửa. Rõ ràng là căn nhà đã bị bỏ bê trong nhiều ngày. Điều đầu tiên tôi muốn làm là chạy như bay sang nhà hàng xóm, người đã đồng ý trông chừng ông làm cho ra nhẽ. Nhưng chuyện đó phải hoãn lại đã.
Thay vào đó, tôi mở một hộp súp gà và hâm nó trong cái lò bẩn thỉu. Sau khi đổ đầy tô, tôi mang nó ra cho cha trong một cái khay. Ông mỉm cười yếu ớt, anh mắt tràn ngập vẽ biết ơn. Ông vét sạch cái tô, còn cố nạo nạo dưới đáy, và tôi múc thêm cho ông một tô nữa, cơn giận bốc lên ngùn ngụt và tự hỏi không biết đã bao lâu rồi ông không được ăn no. Sau khi chén sạch tô thứ hai, tôi giúp ông nằm xuống đi văng, và ông chìm ngay vào giấc ngủ chỉ trong vài phút.
Người hàng xóm không ở nhà nên tôi dành hết buổi chiều và buổi tối để lau dọn nhà cửa, bắt đầu từ bếp và phòng tắm. Khi tôi thay khăn trải giường và ngủi thấy mùi khai nồng, tôi nhắm mắt lại và cố kìm cái cảm giác muốn vặn cổ người hàng xóm.
Sau khi ngôi nhà đã tạm có thể chấp nhận được, tôi ngồi xuống trong phòng khách, trông chừng cha tôi ngủ. Ông trông thật nhỏ bé dưới tấm chăn, và khi tôi chạm tới mái đầu ông, vài sợi tóc rơi ra. Tôi bắt đầu khóc, biết chắc rằng cha tôi đang hấp hối.
Đó là lần đầu tiên tôi khóc sau nhiều năm và cũng là lần duy nhất trong cuộc đời tôi khóc vì cha tôi, nhưng rất lâu sau đó tôi vẫn không thể ngừng khóc.
Tôi biết cha tôi là một người tốt, một người tử tế, và dù ông có một cuộc đời đau khổ, ông đã làm điều tốt nhất để nuôi dạy tôi. Chưa từng một lần ông giơ tay đánh tôi trong cơn giận dữ, và tôi bắt đầu ngược đãi bản thân bằng những kỷ niệm trong những năm tháng tôi lãng phí chỉ để đổ lỗi cho ông. Tôi nhớ lại hai lần về thăm nhà gần đây của tôi, và tôi đau nhói với cái ý nghĩ là chúng tôi sẽ không bao giờ cùng nhau chia sẻ những khoảnh khắc giản đơn đó nữa. Sau đó, tôi bế ông đặt lên giường. Trên tay tôi, ông nhẹ bẫng, quá nhẹ. Tôi đặt một tấm chăn bao quanh người ông rồi làm một cái giường tạm trên sàn cạnh ông, lắng nghe ông thở khò khè khó nhọc. Ông tỉnh dậy bởi một cơn ho lúc nửa đêm và dường như không thể cầm lại được; tôi chuẩn bị đưa ông đến bệnh viện khi cơn ho cuối cùng cũng lắng xuống.
Trông ông thật sợ hãi khi ông nhận ra tôi muốn mang ông đi đâu. “Ở lại… đây,” ông gọi với, giọng yếu ớt. “Cha không muốn đi.”
Tôi như bị xé vụn ra, nhưng cuối cùng tôi cũng không đưa ông đi. Với một người đàn ông của những thói quen, tôi nhận ra bệnh viên không chỉ là một nơi xa lạ, mà còn là một nơi nguy hiểm, nơi ông phải tập hợp nhiều năng lượng để thích ứng hơn là ông có thể. Sau đó, tôi nhận ra ông đã làm b mình và chiếc khăn trải giường.
Khi người hàng xóm tới vào ngày hôm sau, từ đầu tiên vọt ra khỏi miệng bà là lời xin lỗi. Bà giải thích rằng bà đã không lau chùi căn bếp vài ngày nay bởi một đứa con gái của bà bị ốm, nhưng bà đã thay khăn trải mỗi ngày và đảm bảo ông được cho ăn đầy đủ. Khi bà đứng trước mặt tôi dưới hàng hiên, tôi có thể nhìn thấy vẻ kiệt sức trên khuôn mặt bà, và tất cả những lời tôi đạ chuẩn bị bay biến đâu mất. Tôi nói với bà rằng tôi rất biết ơn vì những việc bà đã làm còn hơn cả những gì bà có thể biết.
“Tôi rất vui được giúp đỡ,” bà nói. “Ông ấy đã rất tử tế suốt những năm qua. Ông ấy chưa bao giờ phàn nàn về những tiếng ồn của lũ trẻ hồi tụi nó mới lớn, ông luôn mua bất kỳ thứ gì chúng bán khi chúng cần tiền cho những buổi dã ngoại ở trường hay bất cứ thứ gì tương tự. Ông luôn giữ cho cái sân sạch sẽ, và bất cứ khi nào tôi nhờ ông trông nàh giúp, ông luôn sẵn sàng. Ông ấy là một hàng xóm hoàn hảo.
Tôi mỉm cười. Như được khích lệ bà tiếp.
“Nhưng cậu nên biết rằng ông không thích để tôi vào trong nhà. Ông nói rằng ông không thích tôi đặt đồ ở những chỗ đó. Hay cách tôi lau dọn. Hay cái cách tôi sắp xếp mớ giấy tờ trên bàn làm việc của ông. Thường thì tôi sẽ cố lờ đi, nhưng thỉnh thoảng khi ông cảm tâhý khá hơn, ông khá cứng rắn trong việc đuổi tôi đi, và còn dọa sẽ gọi cảnh sát nếu tôi làm quá. Tôi chỉ không…” Bà ngần ngừ và tôi nói nốt hộ bà.
“Bà chỉ không biết phải làm gì.” Câu trả lời rành rành trên mặt bà ấy.
“Không sao,” tôi nói. “Nếu không có bà, tôi không biết giờ này ông ấy đã tệ đến thế nào rồi.”
Bà gật đầu nhẹ nhõm trước khi lảng nhìn nơi khác. “Tôi mừng là cậu đã về,” bà bắt g9ầu ngập ngừng, “ bởi vì tôi muốn nói với cậu về tình trạng của ông ấy.” Bà phủi đi thớ xơ vải vô hình trên áo. “Tôi biết một nơi rất tốt ông ấy có thể đến, nơi ông ấy sẽ được chăm sóc chu đáo. Những nhân viên ở đó rất tuyệt. Chỗ đó gần như đã kín chỗ rồi, nhưng tôi quen với giám đốc ở đó, và ông ấy cũng biết bác sỹ của cha cậu. Tôi biết nói thế này thật khó nghe, nhưng tôi nghĩ đó là điều tốt nhất cho ông ấy, và tôi hy vọng…”
Bà ngừng lại, phần còn lại của câu nói lơ lửng trong không khí, tôi cảm nhận được mối quan tâm chân thực của bà đối với cha tôi, và tôi mở miệng trả lời. Nhưng tôi đã chẳng thể nói gì. Đó không phải là chuyện dễ quyết. Ngôi nhà là nơi duy nhất cha tôi biết, nơi duy nhất ông cảm thấy thoải mái. Đó là nơi duy nhất, những thói quen của ông có thể tồn tại. Nếu sống ở bệnh viện khiến ông lo sợ, bắt ông chuyển đến sống ở nơi khác cũng chính là giết ông. Vấn đề đặt ra không phải là ông sẽ chết ở đâu mà là ông sẽ ra đi như thế nào. Một mình ở nhà, trên tấm ga giường bẩn thỉu và có thể đói lả đến chết? Hay với những người sẽ cho ông ăn và làm vệ sinh cho ông, ở một nơi khiến ông sợ hãi?
Với giọng nói run run hoàn toàn không thể kiểm soát được, tôi hỏi,”Chỗ đó ở đâu?”
Tôi dành ra hai tuầ kế tiếp chăm sóc cha tôi. Tôi cho ông ăn, đọc bảng Grey sheet cho ông nghe khi ông tỉnh táo, và ngủ trên sàn cạnh giường ông. Ông tự mình vấy bẩn mỗi đêm, buộc tôi phải mua cho ông mấy cái tã dành cho người già, khiến ông rất xấu hổ. Ông luôn ngủ hết cả buổi chiều.
Trong khi ông nghỉ ngơi trên chiếc đi văng, tôi đi hỏi thăm một số viện dưỡng lão: không chỉ mỗi cái người hàng xóm đã đề xuất mà tất cả những trung tâm trong bán kình hai giờ chạy xe. Sau cùng người hàng xóm đã nói đúng. Chỗ bà ấy đề nghị rất sạch sẽ, nhân viên cũng có vẻ rất chuyên nghiệp, nhưng quan trong trọng hơn cả, giám đốc ở đó khá quan tâm đến trường hợp của cha tôi. Không biết vì người hàng xóm hay bác sỹ của cha tôi đã nhờ cậy, tôi không bao giờ tìm ra lý do.
Giá cả không phải là vấn đề. Viện dưỡng lão nổi tiếng là đắt đỏ, nhưng vì cha tôi có trợ cấp của chính phủ, an sinh xã hội, bảo hiểm y tế, và bảo hiểm tư nữa ( tôi có thể tưởng tượng ông ký những giấy tờ này với người bán bảo hiểm mà thực tế còn chả quan tâm ông đang trả tiền cho cái gì đâu), tôi được đảm bảo rằng khoản chi trả duy nhất sẽ chỉ là tình cảm. Vị giám đốc – trạc tuổi tứ tuần, tóc nâu, vẻ cởi mở khiến tôi nghĩ ngay đến Tim – sự thấu hiểu, cảm thông và không gấy bất kỳ áp lực phải đưa ra quyết định vội vã nào. Thay vào đó, ông chỉ trao tôi một chồng tài liệu, những giấy tờ thủ tục và chúc cha tôi những lời chúc tốt đẹp nhất.
Chiều hôm đó, tôi mở lời thuyết phục cha tôi. Tôi sẽ phải rời đi sau vài ngày nữa và không còn sự lựa chọn nào khác, dù tôi có cố tránh thế nào.
Ông chẳng hề hé lời khi tôi nói. Tôi giải thích những lý do của mình, những mối quan tâm, niềm hy vọng rằng ông sẽ hiểu. Ông chẳng câu nào, nhưng mắt ông mở lớn ngập vẻ choáng váng như thể ông đang lắng nghe tuyên án tử hình vậy.
Nói xong, tôi rất cần được ở một mình một lát. Tôi vỗ nhẹ vào chân ông và đi xuống bếp để lấy một ly nước. Khi tôi quay trở lại phòng khách, ông đang gập mình trên chiếc đi văng, mắt cụp xuống và run rẩy. Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy ông khóc.
Buổi sáng, tôi bắt đầu thu dọn đồ đạc của cha. Tôi mở ngăn kéo, đống tài liệu, và các ngăn tủ. Trong ngăn kéo để tất của ông, tôi tìm thấy toàn tất; trong ngăn để áo sơ mi, chỉ toàn là áo sơ mi. Trong tủ đựng hồ sơ, mọi thứ đều được treo thẻ và sắp xếp rất thứ tự. Không nên ngạc nhiên về điều đó, luôn là vậy mà. Cha tôi không giống với phần lớn nhân loại, ông không có bất kỳ bí mật nào. Không một thói xấu ẩn giấu nào, không nhật ký, không có những sở thích tồi bại, không có những chiếc hộp đựng đồ bí mật cá nhân. Tôi nhận ra sự giác ngộ của bản thân tôi với cuộc sống nội tâm của ông sẽ không thể giúp tôi hiểu gì hơn về ông sau khi ông ra đi. Cha tôi, từ khi tôi biết nhận thức thì ông đã luôn có vẻ như vậy rồi, và đột nhiên tôi nhận ra rằng mình đã ngưỡng mộ ông biết bao.
Khi tôi hoàn tất việc sắp xếp hành lý, cha tôi vẫn nằm thao thức trên đi văng. Sau vài ngày ăn uống đều đặn, ông đã khỏe hơn được một chút. Có những tia mờ đục trong mắt ông, và tôi để ý thấy một cái xẻng dựng dưới bàn. Ông đang giữ trong tay một mẩu giấy. Trên đó xuất hiện một sơ đồ nguệch ngoạc được vẽ vội vàng, có dán nhãn “SÂN SAU” trong một đôi tay run rẩy.
“Cái này để làm gì?”
“Của con đấy,” ông nói, chỉ vào cái xẻng.
Tôi nhặt cái xẻng lên, theo những chỉ dẫn trong bản đồ tới cây sồi ở sân sau, lựa thế và bắt đầu đào. Mất vài phút cái xẻng chạm tới một vật bằng kim loại, tôi lấy ra một hộp. Và một hộp khác bên dưới nó. Một hộp nữa ở một bên. Tất thảy mười sáu cái hộp rất nặng. tôi ngồi dưới mái hiên, đưa tay quệt mồ hôi trước khi mở chiếc hộp đầu tiên.
Tôi biết mình đã tìm thấy cái gì rồi, tôi nheo mắt trước ánh phản chiếu của những đồng tiền vàng lung linh dưới ánh mặt trời khắc nghiệt của miền nam. Chính giữa cái hộp, tôi tìm thấy đồng xu mạ kền 1926-D buffalo, cái mà chúng tôi đã cùng nhau tìm ra, biết rằng đó là đồng xu duy nhất thựx sự có ý nghĩa với tôi.
Ngày kế tiếp cũng l ngày phép cuối cùng, tôi sắp xếp lại căn nhà: tắt tất cả những thiết bị, giao nhận những bức thư, tìm ai đó chăm sóc bãi cỏ. Tôi gửi những đồng xu vừa đào được trong một ngăn tủ an toàn trong nhà băng. Xoay xở mọi thứ chi tiết cũng mất đến một ngày. Sau đó, chúng tôi cùng nhau ăn tô súp gà cuối cùng và một hộp rau xào mềm cho bữa tối trước khi tôi đưa ông đến viện dưỡng lão. Tôi mở hành lý ra cho ông, cố bày biện căn phòng với những đồ đạc mà tôi nghĩ ông muốn và đặt một khoản tiền trị giá khoảng mười hai năm đọc Greysheet trên sàn dười bàn ông. Nhưng chưa đủ, sau khi giải thích tình hình với ngài giám đốc, tôi quay lại căn nhà kiếm thêm vài thứ đồ đạc linh tinh, trong khi đó ước mình hiểu cha nhiều hơn để có thể liệt kê ra những thứ thật sự quan trọng đối với ông.
Dù tôi có đảm bảo với ông bao nhiêu lần, ông vẫn tê liệt vì sợ hãi, ánh mắt ông khiến tôi đau như xé. Hơn một lần, tôi mắc kẹt với cái khái niệm rằng phải chăng tôi đang giết chết ông. Tôi ngồi cạnh ông trên giường, ý thức rằng chỉ còn vài giờ ngắn ngủi nữa là tôi sẽ phải đến sân bay.
“Sẽ ổn thôi,” tôi nói. “Họ sẽ chăm sóc cha thật chu đáo.”
Tay ông vẫn tiếp tục run rẩy. “Được rồi,” ông nói giọng vừa đủ nghe.
Tôi cảm thấy nước mắt chực trào ra. “Con muốn nói với cha điều này, được chứ?” Tôi hít một hơi cố tập trung vào những suy nghĩ của mình. “Con chỉ muốn cha biết rằng con nghĩ cha là người cha tốt nhất trên đời. Cha đã phải rất tuyệt vời mới có thể dạy dỗ nổi một đứa trẻ như con.”
Cha tôi không trả lời. Trong im lặng, tôi cảm thấy tất cả những lời tôi muốn nói với ông chỉ có thể diễn ta bề ngoài sự việc, những từ ngữ đó không thể gói gọn được cả một đời người.
“Con nói thật đấy, cha à. Con xin lỗi về tất cả những rắc rối con đã kéo cha vào, và con cũng xin lỗi vì con đã không ở đủ bên cạnh cha. Cha là người tốt nhất con từng gặp. Cha là người duy nhất chưa từng nổi giận với con, cha cũng chưa bao giờ phán xét con, và bằng cách nào đó chaa đã dạy con về cuộc đời nhiều hơn bất kỳ đứa con trai nào có thể đòi hỏi ở cha mình. Con xin lỗi vì giờ đây con không thể ở đây cùng cha nữa, và con đang căm ghét mình vì điều đó. Nhưng con sợ, cha à. Con không biết phải làm gì khác hơn.”
Giọng tôi khàn khàn và đứt quãng truềyn tới tai tôi, và tôi không muốn gì hơn là được ông vòng tay ôm lấy. “Được rồi,” cuối cùng ông nói.
Tôi mỉm cười trước câu trả lời của ông. Tôi không ngừng được. “Con yêu cha.”
Đáp lại câu này ông biết chính xác sẽ phải nói gì, đó luôn là một phần trong thói quen của ông.
“Cha cũng yêu con, John à.”
Tôi ôm ông, rồi đứng dậy và mang đến cho ông bản mới nhất của tờ Greysheet. Khi tôi đi tới cửa, rồi ngừng lại ngoái đầu nhìn ông lần nữa.
Lần đầu tiên kể từ khi ông đến đây, nỗi sợ gần như đã biến mất.
Ông giữ tờ báo gần mặt, và tôi có thể nhìn tâhý những trang báo đang run rẩy nhè nhẹ. Môi ông di chuyển khi ông tập trung vào những con chữ, và tôi buộc bản thân mình nhìn ông thật kỹ, hy vọng có thể khắc ghi khuôn mặt ông mãi mãi. Đó cũng là lần cuối tôi thấy ông còn sống.
John Yêu Dấu John Yêu Dấu - Nicholas Sparks John Yêu Dấu