A book is to me like a hat or coat - a very uncomfortable thing until the newness has been worn off.

Charles B. Fairbanks

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 23
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2457 / 64
Cập nhật: 2016-06-03 16:20:18 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Hoàng Gia Ly Dị
ối với Phổ Nghi thì cuộc đời bây giờ tại Trương Gia Viên tự do hơn, không có những câu thúc như trong Cấm Thành, những câu thúc mà Phổ Nghi rất khó chịu. Tuy vậy Phổ Nghi vẫn giữ những quyên tắc căn bản của một hoàng đế. Hồi còn ở Cấm Thành, Phổ Nghi ghét nhất điều lệ cấm hoàng đế không được đi bằng xe hơi, hoặc đi bộ ngoài đường phố. Bây giờ Phổ Nghi được tự do làm những gì ưa thích, mặc dầu các cố vấn cũng phản đối, nhưng không can thiệp vào việc làm của Phổ Nghi được.
Dầu vậy Phổ Nghi vẫn giữ được phẩm cách của một hoàng đế. Bây giờ tại Thiên Tân, tuy Phổ Nghi thường mặc những chiếc áo chẽn, hoặc áo choàng tầm thường của người Trung Hoa, hoặc mặc âu phục, thay vì mặc những chiếc áo long bào cồng kềnh vướng víu, nhưng người ta vẫn khấu đầu hoặc cúi gập người xuống chào Phổ Nghi. Trương Gia Viên được xây cất như một công viên giải trí, và không có mái ngói đỏ ối hoặc đà cong lên và sơn son thiếp vàng như các điện đài bên trong Cấm Thành, nhưng cũng được gọi là "Cung Điện Tạm Thời." Phổ Nghi rất thích tòa nhà hai tầng lầu có cầu tiêu giật cho nước chảy đi, và có hệ thống sưởi khắp nhà, thoải mái hơn trong Điện Dưỡng Tâm nhiều. Các phòng bán vé vào cửa trước kia được đổi thành "Văn Phòng Vệ Binh của Cổng Quang Thiên." Mặc dù không có những cơ sở cho các bộ như trong Cấm Thành, người ta vẫn coi Trương Gia Viên như một thứ Cấm Thành mới. Nhiều nhà quý tộc vẫn đến từ Bắc Kinh để đứng hầu Phổ Nghi. Phổ Nghi vẫn được gọi là Tuyên Thống Hoàng Đế như cũ. Đó là điều tối quan hệ đối với Phổ Nghi.
Các viên chức cao cấp tại Cấm Thành được giao phó các công việc quan trọng coi sóc tài sản của Phổ Nghi tại Bắc Kinh, hoặc đã về hưu, và chỉ còn lại thân phụ của Uyển Dung hoàng hậu mà thôi. Các vị sư phó Trần Bảo Châu và Lỗ Chấn Du thì vẫn ở bên Phổ Nghi và mỗi buổi sáng đều gặp Phổ Nghi. Những người muốn được bệ kiến Phổ Nghi phải chờ đợi tại tòa nhà một tầng ở cổng phía Tây. Những người khách muốn triều kiến Phổ Nghi gồm có các cựu thần nhà Thanh, các tướng quân, các chính khách, văn nhân, bác sĩ và các chiêm tinh gia. Cảnh sát Nhật đóng tại tòa nhà trước cửa Trương Gia Viên cẩn thận ghi tên những người vào thăm Phổ Nghi.
Việc chi tiêu trong Trương Gia Viên ít hơn trong Cấm Thành nhiều, và Phổ Nghi cũng vẫn còn một tài sản lớn lao. Phổ Nghi đã đem theo nhiều báu vật từ trong Cấm Thành và đem bán lấy tiền bỏ vào ngân hàng lấy tiền lời, hoặc mua những bất động sản để cho thuê. Phổ Nghi vẫn làm chủ một vùng đất tại miền Đông Bắc và miền Bắc Trung Hoa. Nhà Thanh và viên chức chính phủ cộng hòa thiết lập một văn phòng để lo việc cho mướn hoặc bán đất đai thuộc quyền sở hữu của hoàng đế. Khi nhà Thanh mới từ Mãn Châu tiến vào Trung Hoa, một số đất đai được dành cho hoàng đế làm tài sản riêng, và gọi là những "tài sản vòng tròn." Tài sản vòng tròn là những khu đất được ấn định bằng cách cho một con ngựa chạy vòng tròn trong một khoảng thời gian. Triều đình có một số "tài sản vòng tròn" rất lớn. Bây giờ hai phe cộng hòa và nhà Thanh chia đôi số tiền bán được từ những tài sản đó, và Phổ Nghi dùng số tiền này để chi dụng tại Trương Gia Viên. Ngoài ra Phổ Nghi còn có một số lượng rất lớn những kho tàng nghệ thuật mà trước kia Phổ Nghi giao cho Phổ Kiệt đem ra khỏi Cấm Thành, trong suốt sáu tháng lúc hai anh em mưu toan trốn khỏi Cấm Thành.
Sau khi Phổ Nghi đến sống tại Thiên Tân, Phổ Nghi phải chi tiền cho nhiều cơ sở hoàng gia tại Bắc Kinh, Thiên Tân và Thẩm Dương để lo về các vấn đề như lăng tẩm, các tài sản riêng của hoàng gia và nhiều dịch vụ khác. Nhưng số tiền chi dùng lớn nhất vẫn là tiền dùng để mua chuộc các sứ quân. Không những thế, Phổ nghi rất là hoang phí, rất thích mua sắm các sản phẩm của Tây Phương. Số tiền dùng để mua xe hơi hoặc kim cương lên tới hai phần ba tiền chi tiêu hàng tháng, và sự chi tiêu xa phí này cứ tăng lên mãi.
Không bao giờ Phổ Nghi và các bà vợ chán mua đàn dương cầm, đòng hồ, radio, âu phục, giầy da và kiếng đeo mắt. Uyển Dung hoàng hậu đã trở thành một người rất hợp thời trang tại Thiên Tân, và còn nghĩ ra nhiều cách tiêu tiền hơn cả Phổ Nghi nữa. Mỗi khi Uyển Dung mua thứ gì thì thứ phi Văn Tú cũng bắt chước mua theo ngay lập tức. Hai bà vợ thi đua nhau tiêu tiền. Nếu Phổ Nghi mua cho Văn Tú món gì thì Uyển Dung cũng đòi phải có, nếu không nàng cảm thấy không xứng đáng với địa vị hoàng hậu của nàng. Điều này lại khiến Văn Tú than phiền và đòi hỏi nhiều hơn nữa. Sự tranh đua mua sắm này khiến Phổ Nghi phải đặt ra một mức chi tiêu hàng tháng cho các bà vợ. Dĩ nhiên Uyển Dung là hoàng hậu và được tiêu nhiều tiền hơn. Thoạt đầu Phổ Nghi cấp cho Uyển Dung mỗi tháng một ngàn quan và Văn Tú tám trăm, nhưng khi gặp khó khăn về tài chánh, Phổ Nghi rút số tiền mua sắm xuống còn ba trăm quan cho Uyển Dung và hai trăm cho Văn Tú.
Vì sự chi tiêu quá phí phạm, Trương Gia Viên dần dần cũng lâm vào thế kẹt tiền, đến nỗi đôi khi không có tiền trả các món thuê mướn lặt vặt, và không trả lương cho các cố vấn và nhân viên. Phổ Nghi và hai bà vợ có ý niệm rằng bất cứ cái gì của ngoại quốc cũng tốt, và bất cứ cái gì của Trung Hoa cũng đều xấu.
Phổ Nghi được đối đãi đặc biệt tại các tô giới ngoại quốc, chứ không như các người Trung Hoa khác. Tại các tô giới, người Trung Hoa bị người ngoại quốc rất khinh bỉ, mặc dù các tô giới vốn là đất của người Trung Hoa. Có nhiều nơi cấm người Trung Hoa không được vào với tấm biển cấm như sau: "Cấm Chó và Người Trung Hoa." Ngoài người Nhật ra, các tổng lãnh sự của các nước Hoa Kỳ, Anh Quốc, Pháp và Ý, cũng như chủ nhân của những hãng xưởng ngoại quốc đều tỏ ra kính trọng Phổ Nghi và gọi Phổ Nghi là "Hoàng Thượng." Vào những ngày quốc khánh của các nước ấy, Phổ Nghi thường được mời đến duyệt binh, thăm các trại lính, các phi cơ và chiến hạm mới ghé thăm của họ. Họ cũng không quên đến chúc mừng Phổ Nghi vào các dịp Tết Nguyên Đán và sinh nhật của Phổ Nghi.
Trước khi sư phụ Johnston trở về Anh Quốc, ông đã giới thiệu Phổ Nghi với viên tổng lãnh sự và tư lệnh người Anh tại Thiên Tân. Mỗi khi hai người này thuyên chuyển đi nơi khác thì lại giới thiệu những người kế vị của họ cho Phổ Nghi, vì thế mối liên hệ của Phổ Nghi với người Anh không bao giờ bị gián đoạn. Khi Quận Công Gloucester, hoàng tử thứ ba của Anh Hoàng ghé Thiên Tân, ông đã đến thăm Phổ Nghi, và nhận một tấm hình của Phổ Nghi tặng Anh Hoàng. Về sau Anh Hoàng cũng viết thư cám ơn Phổ Nghi, và ra lệnh cho viên tổng lãnh sự tặng lại Phổ Nghi một bức chân dung của Anh Hoàng. Phổ Nghi cũng trao đổi ảnh với vua nước Ý qua vị tổng lãnh sự Ý. Phổ Nghi nhiều lần đến thăm các trại lính ngoại quốc và tham dự các cuộc duyệt binh. Phổ Nghi rất thích thú và cảm thấy người ngoại quốc vẫn coi mình là một vị hoàng đế.
Có một hội quán tại Thiên Tân do người Anh điều khiển và người Trung Hoa không được phép đi qua cổng chính. Phổ Nghi là trường hợp đặc biệt duy nhất được tự do vào chơi và còn có thể đem theo nhiều người trong gia đình nữa. Phổ Nghi thường mặc âu phục mỗi khi đi ra ngoài. Phổ Nghi ăn diện rất bảnh, bao giờ cũng có một viên kim cương trên cà vạt, nút khuy áo bằng kim cương, tay cũng đeo nhẫn kim cương, tay cầm một cây can, và trên sống mũi là một cặp kính Zeiss của Đức. Người Phổ Nghi lúc nào cũng tỏa ra mùi nước hoa Max Factor và có hai ba con chó giống Alsace đi theo, cùng với hai bà vợ ăn mặc cũng cầu kỳ không kém.
Sự ăn mặc của Phổ Nghi đã bị các vị sư phụ Trần Bảo Châu và Hồ Tế Nguyên phàn nàn chỉ trích. Họ không bao giờ phản đối việc chi tiêu quá hoang phí của Phổ Nghi hoặc sự liên lạc với người ngoại quốc, nhưng họ phản đối việc Phổ Nghi đi coi hát hoặc mặc âu phục trong những cuộc viếng thăm chính thức. Họ cho rằng điều Phổ Nghi làm đã hạ phẩm giá của một vị hoàng đế. Khi những cuộc phản đối liên tiếp của họ không được Phổ Nghi nghe theo thì Hồ Tế Nguyên lập tức đệ đơn xin từ chức; Hồ Tế Nguyên ông tự thống trách mình trong đơn gửi cho Phổ Nghi, và xin được về hưu.
Trước kia đã có lần Hồ Tế Nguyên xin về hưu, khi bắt gặp Phổ Nghi và Uyển Dung đi coi hát, để nghe ca sĩ danh tiếng của Bắc Kinh là Mai Lan Phương hát. Phổ Nghi đã phải năn nỉ họ Hồ ở lại, và phải biếu họ Hồ hai chiếc áo lông thú, và hứa nhất định không đi coi hát nữa. Thế là nỗi buồn của Hồ Tế Nguyên biến thành niềm vui, và ca ngợi Phổ Nghi là một đấng anh quân. Lần này Phổ Nghi cũng phải giải quyết sự từ chức của họ Hồ như lần trước.
Sinh nhật năm hai mươi tuổi của Uyển Dung là năm đầu tiên Phổ Nghi sống tại Thiên Tân, và thân phụ Uyển Dung muốn mời một ban hòa tấu ngoại quốc tới chơi nhạc trong tiệc sinh nhật. Mấy vị cố vấn và sư phụ của Phổ Nghi nghe tin đó liền vội vàng tới phản đối, vì theo họ âm nhạc ngoại quốc có những âm thanh rên rỉ đau thương, và không thể dùng cho ngày sinh nhật của hoàng hậu được. Do đó tiệc sinh nhật của Uyển Dung không có ban hòa tấu, và vị cố vấn già đứng ra phản đối được thưởng 200 quan. Đây là lúc Phổ Nghi bắt đầu ban thưởng cho những viên chức chỉ trích mình.
Kể từ đó cho tới lúc bị quân Nga cầm tù, Phổ Nghi không bao giờ đi coi hát hoặc tới tiệm hớt tóc nữa. Lý do Phổ Nghi tuân theo lời khuyên của Hồ Tế Nguyên không phải vì sợ ông ta than phiền mãi, mà vì Phổ Nghi sợ làm mất phẩm cách của một hoàng đế khi đi coi hát. Phổ Nghi áp dụng lời khuyên của Hồ Tế Nguyên một cách quá đáng khi từ chối không tiếp kiến hoàng tử Thụy Điển, chỉ vì hoàng tử Thụy Điển chụp hình chung với ca sĩ Mai Lan Phương trên báo. Hồ Tế Nguyên và Trần Bảo Châu cho rằng phẩm cách của một hoàng đế rất quan trọng cho sự khôi phục ngai vàng, và Phổ Nghi rất mực nghe theo những lời khuyên trung thành của họ. Mặc dù sống một cuộc đời kỳ lạ trong một khu vực của người ngoại quốc, Phổ Nghi luôn nhớ rằng một hoàng đế phải tuân theo các luật lệ cũ của hoàng gia.
Thực ra cuộc sống mới trong ánh đèn rực rỡ của Thiên Tân, cùng với quan niệm tự do cá nhân sau bao nhiêu năm sống cấm cung trong Tử Cấm Thành, không những đầu độc vị hoàng đế trẻ, mà còn lôi cuốn cả hoàng hậu Uyển Dung và Thục phi Văn Tú nữa. Uyển Dung bây giờ lấy thêm một tên ngoại quốc nữa là Elizabeth cho hợp thời trang. Văn Tú thì không chịu mang tên Tây Phương. Cả hai bà vợ trẻ đều đi theo ông hoàng trẻ đến Thiên Tân cùng với người em thân cận nhất của Phổ Nghi là Phổ Kiệt. Phổ Kiệt cũng có một tên mới là William. Về sau hai người em trai khác và năm người em gái của Phổ Nghi cũng tìm đến Thiên Tân gia nhập nhóm người lưu vong. Thân phụ của Phổ Nghi là Thuần Thân Vương cùng với ba người con khác quyết định ở lại Bắc Kinh, và cố gắng dung hòa với chính thể cộng hòa.
Mối tình tay ba giữa Phổ Nghi và hai bà vợ bị coi là lỗi thời tại Thiên Tân, và gây cho hai bà vợ nhiều bực mình khó chịu, đặc biệt là Văn Tú, khi nàng nhớ lại rằng nàng là chọn lựa đầu tiên của Phổ Nghi, và đáng lẽ nàng phải là hoàng hậu mà bây giờ phải thua kém Uyển Dung. Nàng rất bất bình trong các buổi tiếp tân công cộng khi nàng phải đứng hoặc ngồi sau Uyển Dung. Vì ghen với Uyển Dung, Văn Tú cảm thấy tình trạng gia đình căng thẳng, và đời sống chồng vợ giả tạo của nàng không thể chấp nhận được tại một thành phố lớn và đầy những lời đồn đãi của Thiên Tân.
Văn Tú nhận thấy cuộc đời trong xã hội mới, người đàn bà không thể chịu đựng được cảnh làm một người vợ bé, dù là thứ phi của một ông vua. Nàng can đảm đòi ly dị. Chưa bao giờ trong lịch sử Trung Hoa có vợ một hoàng đế phản đối hôn nhân của mình và đòi ly dị. Dĩ nhiên Phổ Nghi cực kỳ phẫn nộ. Tuy nhiên ly dị rất là đơn giản theo luật lệ Trung Hoa. Thủ tục ly dị rất dễ dàng, chỉ cần hai bên đồng ý hủy bỏ tình trạng hôn phối của mình, và có hai người làm chứng hiện diện là xong. Thoạt tiên Phổ Nghi không chấp nhận cho Văn Tú ly dị, nhưng Văn Tú hăm dọa sẽ công khai nộp đơn ly dị tại tòa án Thiên Tân nếu nội bộ không dàn xếp xong. Thế là Phổ Nghi và các cố vấn phải nhượng bộ. Ngay khi giấy tờ ly dị ký xong, Văn Tú liền thu xếp số tư trang ít ỏi của nàng, và rời Trương Gia Trang về Bắc Kinh.
Tình chồng vợ giữa Phổ Nghi và Uyển Dung cũng có nhiều căng thẳng. Bất mãn trước một ông chồng bất lực và không thích đàn bà, Uyển Dung thường cãi nhau với Phổ Nghi và gọi chồng là "Thái giám." Người ta đồn rằng Uyển Dung phải tìm quên bằng thuốc phiện. Nhưng người ta không tìm ra chứng cớ Uyển Dung hút thuốc phiện trong thời kỳ này, mặc dù về sau này nàng nghiện thuốc phiện. Giống như Phổ Nghi, nàng cũng thèm muốn ngai vàng với chức hoàng hậu thực sự. Và cũng vì thế nàng rất hăng say với chức vụ hoàng hậu của nàng, và hy sinh chịu đựng một cuộc sống vợ chồng tẻ lạnh. Trong cuốn "Một Gia Đình Đi Đầy," tác giả Nora Waln đã mô tả Uyển Dung như sau:
"Tôi chưa bao giờ gặp một người đàn bà, dù là thuộc giống dân gì, có thể đẹp như hoàng hậu cuối cùng của nhà Thanh năm 1927. Uyển Dung cao và mảnh mai, mái tóc đen huyền, da như cánh hoa hồng và bàn chân cong lên và rất mềm mại. Bàn tay nàng ngón rất thanh và móng tay có hình bán nguyệt, và đôi mắt mầu nâu của nàng thật là dịu dàng.’’
Nora trở thành bạn thân của Uyển Dung, và trong suốt cuốn sách mô tả người bạn thân của mình, Nora không hề nhắc tới việc Uyển Dung nghiện thuốc phiện.
Tuy đẹp như thế mà Uyển Dung lúc nào cũng ghen với Văn Tú, vì nàng biết Văn Tú là người được Phổ Nghi chọn đầu tiên. Uyển Dung rất ít khi nói chuyện với Văn Tú và có vẻ ham muốn tình yêu xác thịt hơn. Chính vì vậy Phổ Nghi lo sợ không làm thỏa mãn Uyển Dung về tình dục, nên thường tránh Uyển Dung và hay gần gũi Văn Tú là người không mấy quan tâm đến việc gối chăn. Khi Văn Tú ly dị và rời Trương Gia Viên, Uyển Dung rất đỗi sung sướng và ăn mừng ngày ra đi của Văn Tú bằng một ngày đi mua sắm thỏa thích.
Việc ly dị của Văn Tú đã gây ra một sự bất thường trong cuộc đời hoàng gia mà Phổ Nghi muốn giữ vững. Việc ly dị của Văn Tú bắt Phổ Nghi phải viết một đạo dụ cách chức thứ phi của Văn Tú, và biến nàng thành một người thường dân. Khi Văn Tú đòi ly dị, Phổ Nghi mới nhận thấy sự trống rỗng trong cuộc sống tại Trương Gia Viên. Dù Phổ Nghi chỉ có một vợ thôi thì người vợ ấy cũng không tìm thấy hứng thú sống chung với Phổ Nghi, bởi vì tất cả mối quan tâm của ông vua thất thế này là lo khôi phục ngai vàng, và không thiết gì đến thú vui chồng vợ và gia đình. Phổ Nghi thú nhận rằng không hề biết gì về tình yêu. Trong các cuộc hôn nhân khác, vợ chồng bình đẳng với nhau, nhưng trong trường hợp Phổ Nghi thì cả hoàng hậu và thứ phi chỉ là những người nô lệ, là những dụng cụ của một ông chủ.
Bởi vậy một người đàn bà muốn sống một cuộc đời đáng sống thì phải hành động như Văn Tú. Ngay từ hồi còn ở Cấm Thành, Văn Tú đã viết một bài văn ngắn, phản ảnh ý nghĩ của nàng về một cuộc đời khô khan buồn tẻ của nàng. Nàng đã được nuôi dưỡng từ tuổi nhỏ để chấp nhận Tam Tòng và Tứ Đức mà xã hội cũ rất trọng. Nàng trở thành một thứ phi trong cung cấm trước khi nàng được mười bốn tuổi, và những ý tưởng sâu xa của nàng về bổn phận làm vợ vẫn là tùng phục trượng phu của nàng một cách tuyệt đối. Thế mà nàng đứng lên đòi ly dị thì quả thực nàng đã có một sự can đảm phi thường. Người con gái đáng thương ấy đã nhất quyết vượt qua mọi trở ngại lớn lao, để tìm một cuộc đời tự do đáng sống bên ngoài cái lồng son tù đầy.
Tuy nhiên sau cuộc ly dị, Văn Tú đã bị đối xử không đẹp. Nàng đã được chính gia đình khuyến khích đòi ly dị, chỉ vì gia đình nàng muốn có một số tiền cấp dưỡng lớn, nhưng gia đình nàng đã tạo ra cho nàng một cảnh huống rất căng thẳng về tinh thần. Sau khi ly di, Văn Tú phải trả tiền luật sư và gia đình nàng lấy đủ số tiền mà họ muốn, thì Văn Tú cũng chẳng còn là bao trong tổng số tiền cấp dưỡng năm chục ngàn quan, trong khi những đau đớn về tinh thần của nàng thì thực là lớn lao. Một người anh ruột của nàng công bố một lá thư công cộng tại Thiên Tân, buộc tội nàng đã vô ơn với nhà Thanh. Cuộc đời của Văn Tú sau khi ly dị cũng không được hạnh phúc. Nàng phải làm một cô giáo viên tiểu học để sinh sống. Nàng ở vậy không lấy chồng nữa và từ trần năm 1950, vài tháng sau khi cộng sản chiếm Hoa Lục, và Mao Trạch Đông trở thành một thứ "hoàng đế nhân dân" ngự trị trong Cấm Thành, thay thế các vị hoàng đế nhà Thanh.
Tháng 7 năm 1929, Phổ Nghi dọn vào An Hoa Viên. Cuộc Bắc Phạt của Tưởng Giới Thạch đã thành công. Các sứ quân mà Phổ Nghi có liên lạc mật thiết và đã từng nhận nhiều tiền của Phổ Nghi bị Tưởng đánh tan. Đông Tam Tỉnh, ba tỉnh về phía Đông Bắc mà Phổ Nghi đặt hết hy vọng sẽ theo mình, thì nay ba tỉnh đó công bố trung thành với chính phủ Nam Kinh của Tưởng Giới Thạch. Mọi người trong An Hoa Viên đều rất đỗi bi quan. Các cựu thần nhà Thanh vẫn đi theo Phổ Nghi nay cũng bỏ đi, và chỉ còn hai người vẫn nói đến việc phục hồi nhà Đại Thanh là Trịnh Thiếu Tự và Lỗ Chấn Du. Và mọi người vẫn lo âu không biết Tưởng Giới Thạch sẽ đối xử với nhà vua cuối cùng của người Mãn Châu như thế nào.
Tuy nhiên sự chiến thắng của Tưởng Giới Thạch không kéo dài lâu lắm. Công cuộc thống nhất Trung Hoa của họ Tưởng vẫn chỉ là một giấc mơ ngắn ngủi. Dưới chế độ Quốc Dân Đảng vẫn có nội chiến như dưới thời các sứ quân miền Bắc. Hy vọng lại trở về với An Hoa Viên. Phổ Nghi bây giờ tin tưởng rằng sự thống nhất Trung Hoa chỉ thực hiện được bằng chính Phổ Nghi. Đây không những là quan điểm riêng của Phổ Nghi, mà là của các cố vấn người Nhật nữa. Phổ Nghi vẫn kiên nhẫn chờ đợi trong An Hoa Viên cái ngày vinh quang được bước lên ngai vàng một lần nữa.
Hoàng Đế Cuối Cùng Hoàng Đế Cuối Cùng - Nguyễn Vạn Lý Hoàng Đế Cuối Cùng