To acquire the habit of reading is to construct for yourself a refuge from almost all the miseries of life.

W. Somerset Maugham

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 23
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2457 / 64
Cập nhật: 2016-06-03 16:20:18 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Đời Sống Của Phổ Nghi Trong Cấm Thành
ây giờ vị hoàng đế không ngai Phổ Nghi lang thang những ngày dài tháng rộng giữa những điện đài sơn toàn mầu vàng rực rỡ bên trong Cấm Thành. Cấm Thành nay chẳng khác gì một nơi giam giữ Phổ Nghi. Phổ Nghi không được phép ra khỏi Cấm Thành. Cái thú đặc biệt của Phổ Nghi trong những năm thơ ấu ấy là trèo lên các mái lâu đài, để nhìn ra xem các sinh hoạt bên ngoài Cấm Thành, một thế giới khác hẳn với đời sống bên trong.
Tuy vậy về đời sống vật chất thì Phổ Nghi vẫn tiếp tục được hưởng một cuộc sống xa xỉ như cũ, đặc biệt là cách ăn uống. Người ta thiết lập một hệ thống sửa soạn và cung phụng thức ăn cho Phổ Nghi một cách cực kỳ chu đáo. Trước khi Phổ Nghi dùng một món ăn gì thì một thái giám phải nếm món ăn ấy trước, để thử xem món ăn đó có bị đầu độc không.
Phổ Nghi không ăn uống theo một thời khắc nào nhất định, mà tuỳ hứng, tuỳ lúc. Bất cứ khi nào Phổ Nghi lên tiếng đòi ăn thì lập tức các thái giám đứng kề cận vội vàng hô to lệnh của Phổ Nghi, và lệnh ấy lần lượt được tiếp vận dọc theo các hành lang vào tới tận nhà bếp. Một đoàn thái giám túc trực sẵn sang ngày đêm tại nhà bếp, vội vàng bưng các món ăn bày la liệt trên bảy chiếc bàn sơn son thiếp vàng có trạm trổ hình rồng.
Phòng ăn của Phổ Nghi nằm về phía đông của viện Thái Hoà. Một đoàn thái giám tay áo mầu trắng, đứng sắp đặt bàn ăn cho Phổ Nghi. Thường có hai bàn lớn để những món ăn chính, một bàn khác đặt những thức ăn có lò than bên dưới về mùa đông, ba chiếc bàn khác để bánh ngọt và cơm, và một chiếc bàn nhỏ để các món rau muối mặn. Tất cả những tô đĩa đựng đồ ăn đều có in hàng chữ "Vạn Vạn Tuế" và có nắp đậy cẩn thận. Khi các món ăn đem tới thì một thái giám hô to "Mở nắp." Lập tức có vài thái giám nhảy ra khỏi hàng, và mở những chiếc nắp bạc, và đặt những đĩa đồ ăn vào những chiếc hộp sơn mài khắc hình rồng vàng.
Thức ăn của Phổ Nghi chỉ được đem ra khi có lệnh của Phổ Nghi chứ không theo đúng giờ nhất định. Có thể là ba giờ sáng, mà cũng có thể là ba giờ chiều. Tại Ngự Trù Phòng, đồ ăn được nấu nướng suốt ngày vì nhà bếp không biết lúc nào Phổ Nghi sẽ đòi ăn. Đồ ăn nấu xong rồi phải giữ nóng trong lò. Thường mỗi bữa ăn của một hoàng đế có chừng một trăm món. Nhưng vì Phổ Nghi còn nhỏ quá nên mỗi bữa ăn chỉ được dùng 25 món thôi. Trong một cuốn hồi ký, Phổ Nghi ghi lại nhũng món ăn của một bữa điểm tâm vào hồi tháng Ba năm1912. Bữa điểm tâm của một đứa trẻ sáu tuổi buổi sáng hôm ấy gồm có:
Chả giò, Gà hầm với nấm, Vịt ba món, Gà xào rau cải, Thịt muối hấp, Thịt nguội Vân Nam, Thịt bò xào rau cải, Thịt cừu, Khoai lang hầm với cherries, Thịt heo hấp bông cải, Vịt Bắc Kinh, Thịt vịt gia vị, Thịt heo nấu với cải làn, Rau cải muối cay, Ôc biển nấu thịt vịt, Thịt cừu nấu với hẹ, Sữa đậu nành, Giá sống...
Trong mỗi bữa ăn của Phổ Nghi đều có thêm một món mà Phổ Nghi không bao giờ đụng tới: Đó là món "Cháo tổ tiên." Tô cháo này dọn lên để dâng cho tổ tiên của Phổ Nghi mà người ta tin rằng hương hồn còn phảng phất trong phòng ăn. Đúng ra mỗi ngày Phổ Nghi dùng hai bữa chính, một bữa vào lúc mười giờ sáng, và một bữa vào lúc sáu giờ chiều. Về các món thịt thì thực đơn của Phổ Nghi nặng phần thịt cừu nhẹ phần thịt bò. Bao tử của một cậu bé vài tuổi đâu có thể ăn và chứa được nhiều đồ ăn. Vì thế tuy đồ ăn làm nhiều nhưng Phổ Nghi chỉ chọn lựa một vài món ưa thích mà thôi, còn phần lớn lại đổ đi.
Trong lúc ăn, Phổ Nghi có ít nhất tám người hầu: một chuyên viên về thái thịt giúp nhà vua ăn thịt heo quay và chim quay được dễ dàng; một y tá để đề phòng trường hợp nhà Vua bất thần bị trúng bệnh trong lúc ăn; hai người giúp nhà vua chọn những miếng thịt trong những đĩa lớn; và bốn thái giám có nhiệm vụ đuổi ruồi muỗi khỏi các đĩa đổ ăn.
Bất cứ khi nào Phổ Nghi ăn uống thì một thái giám sẽ báo cáo trực tiếp cho Thái Hậu và ba Mẫu Hậu biết về sự ăn ngon miệng hay không của Phổ Nghi. Hắn quỳ gối và kính cẩn tâu: "Kẻ nô tài kính cẩn bẩm Thái Hậu, Đức Vạn Tuế đã dùng một chén cơm trắng, một khoanh bánh mì và một tô cháo. Đức Vạn Tuế ăn ngon miệng lắm."
Những sự phí phạm bên trong Cấm Thành thực là lớn lao. Theo tài liệu chính thức của triều đình thì trong năm trì vì thứ hai của Phổ Nghi, Phổ Nghi và những người trong vương tộc đã tiêu thụ trung bình mỗi tháng hai tấn thịt bò, thịt cừu, thịt heo, 388 con gà và vịt. Hiển nhiên là sự phí phạm và sự ăn bớt ăn xén của các thái giám là phần lớn của số thực phẩm khổng lồ hàng tháng này.
Ngoài ra lại còn phần ăn của những người khác cư ngụ trong Cấm Thành nữa, chẳng hạn như các quan trong Hội Đồng Quý Tộc, các vệ sĩ, các học giả, ca kỹ, thái giám, các vị sư và còn nhiều người khác nữa. Như vậy tổng số lương thực nấu nướng hàng tháng là khoảng tám tấn. Hơn thế nữa, còn có những món ăn đặc biệt mà ngự phòng phải sửa soạn hàng ngày, đòi hỏi thêm ít nhất 20 tấn thịt bò, thịt cừu và heo, một ngàn cân mỡ, 4786 gà vịt và một số lượng tương tự tôm cá và trứng gà. Ngân quỹ phải dành một số tiền khá lớn để duy trì phòng chứa thực phẩm trong hoàng cung. Trong lúc dân chúng phải trải qua những nạn đói triền miên thì bàn ăn bên trong Cấm Thành lúc nào cũng ê hề, thừa thãi và phí phạm như bao giờ.
Sự phí phạm được phản ảnh qua lời nhận xét của chính Phổ Nghi sau này: "Đồ ăn được nấu nướng thực là nhiều nhưng chẳng có ai ăn, cũng như quần áo may rất nhiều mà chẳng ai mặc".
Về y phục, Phổ Nghi không bao giờ mặc một bộ quần áo nào tới hai lần. Trung bình một năm, các thợ may trong Hoàng Cung may cho Phổ Nghi mười một chiếc áo choàng bằng da thú loại cực tốt, sáu bộ mặc bên trong và bên ngoài bằng da thú, ba chục áo bông và ba chục chiếc quần. Không kể các phí tổn về vải, lông thú và công thợ, số tiền chi dùng hàng năm cho những thứ lặt vặt như túi, khuy áo và chỉ cũng lên tới hai ngàn quan tiền bạc. Phổ Nghi không được tự do chọn quần áo để mặc mỗi ngày. Quần áo mặc hàng ngày phải theo đúng luật lệ hoàng gia và đó là phần trách nhiệm của các thái gíam phụ trách về y phục của hoàng đế.
Ngay các y phục hàng ngày của tiểu Hoàng Đế này cũng được may theo hai mươi tám kiểu khác nhau, nhưng kiểu nào cũng phải có màu vàng rực rỡ. Vào những ngày hội hè hoặc đại lễ, quần áo của Phổ Nghi lại càng được may cầu kỳ hơn nữa, và được gắn thêm lông công, những đường viền bằng da thú màu trắng hoặc đen, và được thêu rất hoa mỹ. Phổ Nghi cũng thích được mặc những y phục kỳ lạ. Có lần Phổ Nghi đòi mặc một bộ quân phục đại tướng và một cái nón có cắm lông chim, và đeo kiếm. Khi Thái Hậu nghe tin Phổ Nghi vi phạm luật lệ của Hoàng Gia về y phục thì bà nổi cơn thịnh nổ. Bà ra lệnh điều tra về y phục của Phổ Nghi, và người ta khám phá ra rằng Phổ Nghi còn dùng cả vớ dài của ngoại quốc nữa. Các thái giám phụ trách y phục của Phổ Nghi bị trừng phạt nặng nề. Mỗi người bị đánh hai trăm roi và cách chức xuống hàng thái giám nô tì chuyên lo việc lau nhà. Phổ Nghi cũng bị trách mắng và phải nghe giảng về hành động làm nhục Hoàng Gia của mình. Hoàng Gia không thể tưởng tượng được một việc vô ý thức hơn là Hoàng Đế nhà Đại Thanh lại có thể mặc quân phục của một viên tướng Cộng Hòa và dùng vớ của giống Bạch Quỷ, hai kẻ thù bất cộng đái thiên của Thanh Triều.
Phổ Nghi được lệnh phải vất bỏ bộ quân phục và thanh kiếm gỗ đi, và mặc lại quần áo của Hoàng Đế: một chiếc áo long bào viền lông thú. Y phục của Phổ Nghi nhằm biến Phổ Nghi là một con người đặc biệt duy nhất không giống ai. Phổ Nghi được cẩn thận nhắc nhở rằng Phổ Nghi là một ông Vua, một Thiên Tử, và không được ăn mặc giống bất cứ một người nào khác. Để nhấn mạnh việc giáo dục này cho Phổ Nghi, các thái giám vi phạm luật lệ y phục của hoàng đế phải bị trừng phạt, bị đánh bằng roi theo đúng cách trừng phạt cổ truyền ngay trước mặt Phổ Nghi. Quần của các thái giám tội nghiệp này bị kéo trễ xuống để hở mông, và những chiếc roi bằng tre liên tiếp vụt xuống. Nhưng Phổ Nghi không hiểu được ý nghĩa giáo dục của cảnh trừng phạt dã man này. Trái lại Phổ Nghi bị nhiễm phải một cái thú thoả mãn tình dục bằng cách nhìn những sự trừng phạt như vậy.
Sự kích thích tình dục của Phổ nghi còn được gia tăng nhờ sự vâng phục hoàn toàn của các thái giám trước bất cứ mệnh lệnh nào của Phổ Nghi. Bất cứ khi nào ông vua tí hon này buồn chán hay cáu kỉnh thì người ta vội vàng làm ông vua vui lên bằng cách lột quần vài thái giám và đánh bằng roi tre. Vào lúc bảy tuổi, Phổ Nghi thường sai đánh thái giám cho thoả thích. Những cảnh đánh thái giám này càng gia tăng khi Phổ Nghi bắt đầu bước vào tuổi dậy thì. Có một lần Phổ Nghi bắt mười bảy thái giám bị đánh cùng một lúc chỉ vì một tội rất nhẹ. Việc đánh thái giám không những thoả mãn ước muốn tình dục của Phổ Nghi, mà còn cho Phổ Nghi hưởng uy quyền tuyệt đối của mình bên trong Cấm Thành.
Dẫu sao thì trong giai đoạn này Phổ Nghi chẳng khác gì một đứa trẻ mồ côi, mặc dù vẫn còn đầy đủ cha mẹ. Kể từ lúc được Từ Hi Thái hậu triệu vào Cấm Thành giữa một đêm tăm tối, Phổ Nghi không còn được cha mẹ nuôi dưỡng nữa. Cha mẹ Phổ Nghi là những người khác hẳn theo nhận xét của Phổ nghi. Thân Phụ của Phổ Nghi là Thuần Thân Vương từ trần vào măm 1951. Khi còn sống, Thuần Thân Vương có hai vợ và bốn con trai và bảy con gái. Như vậy Phổ Nghi là con của một gia đình đông anh em. Theo tục lệ của người Mãn Châu thì đàn bà là chủ gia đình, và thường tháo vát hơn đàn ông. Ngay từ lúc mới sinh, con gái người Mãn Châu được đối xử đặc biệt vì tất cả con gái Mãn Châu đều có cơ hội được vào cung cấm, và có thể trở thành cung phi hoặc hoàng hậu.
Gia đình Phổ Nghi cũng giống phần lớn gia đình Mãn Châu trong vấn đề đối xử với đàn bà. Thân mẫu của Phổ Nghi có quyền hành rất lớn trong nhà. Bà rất hoang phí và ông chồng thì quá hiền lành và nhu nhược. Thuần Thân Vương không thể ngăn cản đựơc sự tiêu sài hoang phí của bà vợ. Tất cả bổng lộc một năm của Thuần Thân Vương là 50 ngàn quan và do chính phủ Cộng Hoà trả. Nhưng số tiền này được bà vợ tiêu thật mau lẹ. Thuần Thân Vương đã tìm nhiều biện pháp để đối phó với sự hoang phí của bà vợ nhưng đều vô hiệu. Ông đã nổi giận đập phá các bình hoa quý nhưng bà vợ vẫn không nao núng. Thuần Thân Vương phải thay thế các đồ sứ bằng đồ đồng để khi giận dữ có đập có ném cũng không tổn hại. Nhưng về sau Phổ Nghi khám phá ra rằng bà mẹ không dùng tiền cho những thứ xa xỉ, mà trái lại bà dùng tiền cho các hoạt động chính trị, với một hy vọng khôi phục lại ngai vàng cho nhà Thanh.
Phổ Nghi vào Cấm Thành lúc lên ba tuổi. Trong suốt bảy năm đầu trong Cấm Thành, Phổ Nghi không được gặp mẹ. Khi cuối cùng mẹ và bà nội của Phổ Nghi vào thăm Tử Cấm Thành thì Phổ Nghi coi họ như người xa lạ. Trong buổi gặp ngỡ lần đầu sau bảy năm xa cách, bà nội Phổ Nghi mắt nhòa lệ còn bà mẹ thì đầy căm tức. Bà phản đối cách nuôi dưỡng Phổ Nghi và tức giận bày tỏ quan điểm với Thái hậu, nhưng cũng không thay đổi được gì. Tất cả đời sống trong cung cấm phải tuân theo các luật lệ đã có từ lâu đời. Chính Phổ Nghi cũng phải than: "Tôi có nhiều mẹ, nhưng tôi không được biết tình mẫu tử là thế nào."
Câu nói có "nhiều mẹ" của Phổ Nghi có nghĩa là khi vào Cấm Thành, Phổ Nghi đã chính thức trở thành con nuôi của những vị hoàng đế đã chết trong thời Từ Hi cầm quyền, nghĩa là con nuôi của các hoàng hậu của vua Đồng Trị và vua Quang Tư. Đồng Trị có ba bà vợ còn lại, và tất cả đều trở thành mẹ của Phổ Nghi. Còn vợ vua Quang Tự trở thành Thái hậu. Cả bốn người đàn bà này tranh chấp với nhau triền miên để dành quyền khiểm soát Phổ Nghi. Phổ Nghi gọi cả bốn bà là "Mẫu Hậu" và cả bốn bà đều gọi Phổ Nghi là "Hoàng Đế." Người mẹ thực sự của Phổ Nghi bị bốn bà mẹ nuôi này loại ra ngoài. Ba năm sau khi gặp con trai trong Cấm Thành, mẹ ruột của Phổ Nghi tự tử năm 1921. Bà uống một liều thuốc phiện mạnh để lìa đời, vì đau đớn trước cách nuôi dưỡng con trai mình trong Cấm Thành. Sau này Phổ Nghi nhìn nhận được cái chết của mẹ là một cái giá quá mắc phải trả để làm một Hoáng Đế không quyền.
Phổ Nghi chỉ biết thân phụ ba năm trong thời gian Thuần Thân Vương đảm nhận chức Nhiếp Chính. Từ năm 1908 đến năm 1911, Thuần Thân Vương thường đến thăm Phổ Nghi tại lớp học và kiểm soát tập vở của con. Các cuộc viếng thăm này thường rất ngắn. Khi ông tới thăm thì một thái giám thông báo trước, và một lát sau, một người đàn ông béo phục phịch, mày râu nhẵn nhụi đầu đội nón lông công bước vào trước cửa lớp học, và đúng ngay ngắn trước tiểu Hoàng Đế.
Hai cha con chào nhau một cách lạnh lùng theo đúng nghi lễ, và Phổ Nghi đọc một vài câu trong cuốn sách học. Rồi ông bố luống cuống gục gặc đầu và lắp bắp nói "Tốt lắm. Học chăm chỉ." Sau đó Thuần Thân Vương quay gót ra về. Mỗi lần viếng thăm như thế chỉ lâu khoảng hai phút. Cứ hai tháng Thuần Thân Vương đến thăm con một lần và không bao giờ ở lâu quá hai phút. Nhưng ít nhất Phổ Nghi cũng nhận biết được thân phụ mình, một người mặt mũi phì nộn, không có râu, và chiếc lông công trên nón lúc nào cũng ngả xuống, giống như một cây lúa bị gió thổi rạp xuống. Về sau Phổ Nghi khám phá rằng thân phụ cũng nói lắp như ông anh là vua Quang Tự. Sở dĩ chiếc lông công trên nón của Thuần Thân Vương thường hay lúc lắc là vì ông luôn luôn gật đầu.
Không quan tâm đền quyền lực và chính trị, Thuần Thân Vương không phải là người của thời cuộc và sự nắm quyền Nhiếp Chính của ông là một bất lợi cho nhà Thanh. Tư tưởng của ông hướng về tương lai và cuộc cách mạnh kỹ nghệ. Nhưng sự canh tân Trung Hoa của ông không hữu hiệu. Ông là một người quý tộc Mãn Thanh đầu tiên lái xe hơi và dùng điện thoại trong nhà. Ông cũng là vị Thân Vương đầu tiên cắt tóc ngắn và ăn mặc âu phục tại nơi công cộng. Ông rất chú tâm tới thiên văn. Trong cuốn nhật ký của ông có ghi chép đầy đủ sự chuyển động của các tinh thể. Có một sự tương phản rõ rệt giữa đời sống khô cằn hàng ngày và sự say mê thiên văn của ông.
Phổ Nghi cho biết nếu Thuần Thân Vương có quyền tự do lựa chọn thì ông đã trở thành một nhà thiên văn rồi. Trái lại ông mang dòng máu hoàng tộc và trở thành Thân Vương lúc ông lên chín tuổi, khi người anh là Vua Quang Tự được chọn lên ngôi thiên tử. Ông phải sống và chết như một tù nhân của một dòng vua chúa. Khi cuộc cách mạng 1911 tước đoạn quyền hành của ông, ông vui vẻ rời bỏ Cấm thành trở về nhà. Ông tuyên bố: "Kẻ từ hôm nay ta có thể ở nhà và bồng bế con cái của ta." Sau khi chết, hai câu nói của Thuần Thân Vương viết ra lúc ông còn sống, được coi như bộc lộ tất cả vai trò bất như ý của ông trong chức vụ cầm vận mệnh quốc gia: "Sách vở là sự giầu sang đích thực, và nhàn tản là gần trở thành bất tử." Ba năm đau khổ nhất trong đời ông là ba năm phải làm Nhiếp Chính Vương.
Khi không được cha mẹ nuôi dưỡng và không được hưởng tình yêu của cha mẹ, Phổ Nghi đã được thái giám nuôi dưỡng như vua Quang Tự. Thái giám hầu hạ khi Phổ Nghi ăn, mặc quần áo, đi theo tới lớp học, kể chuyện, và đền bù lại họ được Phổ Nghi ban thưởng hoặc trừng phạt. Thái giám không bao giờ để Phổ Nghi ở một mình. Phổ Nghi kể lại: "Thái giám là bạn của tôi trong thời thơ ấu, là nô lệ của tôi và cũng là những sư phụ đầu tiên của tôi."
Lúc nào thái giám cũng quây quần quanh Phổ Nghi cho tới khi Phổ Nghi bị quân đội Nga bắt năm 1945. Lúc đó bên mình Phổ Nghi chỉ còn bảy thái giám trong số ba ngàn người mà Phổ Nghi thừa hưởng từ Từ Hi Thái Hậu. Được thái giám luôn luôn chú ý và vuốt ve, Phổ Nghi mắc phải chứng đồng tính luyến ái như các vị vua trước. Phổ Nghi đã bị hệ thống hoàng gia hủy hoại như đã từng hủy hoại nhiều trong số các hoàng đế thời trước.
Từ ngày vào Cấm Thành, Phổ Nghi đã bị nhồi sọ rằng mình là một ông vua toàn năng, một người thống trị thế giới. Ngay cả sau khi thoái vị, Phổ Nghi vẫn được giữ tước hiệu Thiên Tử và Đức Vạn Tuế. Một lần lúc tám tuổi, Phổ Nghi muốn thử xem các thái giám có còn tuân lệnh của Thiên Tử hay không. Phổ Nghi chọn một thái giám và chỉ một hòn đất dưới sàn nhà và ra lệnh: "Hãy ăn hòn đất này cho ta." Tên thái giám run sợ và quỳ xuống rồi cố gắng nuốt hòn đất.
Các sư phụ của Phổ Nghi thường nhắc lại lời các thánh hiền và sự cần thiết phải "thương người và từ thiện," nhưng đồng thời họ vẫn phải khấu đầu trước mặt vị tiểu Hoàng Đế và huấn luyện cho Phổ Nghi phải tỏ ra hống hách uy quyền. Có lẽ chỉ có bà mẹ ruột của Phổ Nghi mới nhận thấy rằng con mình đang được đào luyện để trở thành một con quái vật. Cái chết bằng cách tự tử của bà chính là một sự phản kháng hệ thống hoàng gia vô nhân đạo.
Phổ Nghi là một đứa trẻ gầy ốm bệnh hoạn và luôn luôn bị cảm mạo vì thời tiết. Phổ Nghi thiếu hẳn sức mạnh về thể xác và tinh thần của các vị hoàng đế trước. Có lẽ dòng vua Mãn thanh đang chết lần mòn. Vua Đồng Trị con của Từ Hi Thái Hậu không có con nối nghiệp, và Vua Quang Tự cũng vậy. Rồi đến Phổ Nghi cũng không có con.
Mỗi sáng sớm, khi mặt trời mọc ở phương đông bên ngoài Cấm Thành, vị tiểu Hoàng Đế nghe thấy các âm thanh của các sinh hoạt bên ngoài Cấm Thành: Tiếng rao hàng của người bán hàng rong, tiếng xe bò lăn bánh trên đường và thỉnh thoảng tiếng ca hát của các binh sĩ. Các thái giám gọi đó là "Thành phố của âm thanh," trong khi đó cậu bé Phổ Nghi trèo lên những mái nhà lóng lánh mầu vàng và nhìn ra cái thế giới bên ngoài cung điện vàng son. Bên ngoài kia là cấm địa đối với Phổ Nghi. Phổ Nghi càng lớn lên thì cái "thành phố của âm thanh" bên ngoài không còn hấp dẫn nữa. Trái lại Phổ Nghi nghe được những âm thanh khác, những tiếng gọi phục hồi ngai vàng của nhà Thanh. Dần dần Phổ Nghi coi mình có một sứ mạng phục hồi lại di sản của tổ tiên để trở lại với sự vinh quang cũ.
Trong khi thế giới đang là bãi chiến trường của các cường quốc tây phương đang tranh hung, thì người Mãn Châu tìm cách đưa Phổ Nghi trở lại với ngai vàng, và phục hưng lại đại di sản của nhà Đại Thanh với mục đích thống trị bốn trăm triệu thần dân Trung Hoa.
Hoàng Đế Cuối Cùng Hoàng Đế Cuối Cùng - Nguyễn Vạn Lý Hoàng Đế Cuối Cùng