How many a man has dated a new era in his life from the reading of a book.

Henry David Thoreau, Walden

 
 
 
 
 
Tác giả: Uyên Nhi
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 11
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3800 / 8
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2 -
a đến đầu đường, có vài người ngoắc Bạch Tuyết lại mua khoai. Cô nhanh tay gói những củ khoai nóng hổi thơm nức mùi lá dứa cho họ, mấy người khách đi đường thấy mâm khoai nóng cũng dừng lại mua vài ngàn. Một người quen trong xóm hỏi Bạch Tuyết:
- Bữa nay dì Ba đâu mà con đi bán vậy ?
Bạch Tuyết lễ phép:
- Dạ mẹ con ở nhà, bữa nay con nghỉ học nên tình nguyện giúp đỡ me...
Nói xong câu đó Bạch Tuyết tự dưng nghe xấu hổ trong lòng. Giúp mẹ à ? Chỉ đúng một phần. Không phải cô muốn "lẻm" ít tiền để mua vé xem cải lương hay sao ?! Vậy mà bà hàng xóm tưởng thật xoa dầu cô khen:
- Chà, con bé thiệt có hiếu... Mới ngần này dã biết phụ mẹ kiếm tiền rồi. Dì Ba có phước quá! Thôi ráng bán cho mau hết rồi vè nghe con.
- Da...
Bạch Tuyết sắp xếp lại mâm khoai sau khi bán rồi lại tiếp tục cất tiếng rao... chân cô đi thoăn thoắt dưới nắng vàng, những giọt mồ hôi chảy từ thái dương xuống má, nhìn tới nhìn lui chẳng thấy ai, Bạch Tuyết nhanh nhẹn quẹt mồ hôi bằng tay áo, liền nghay lúc đó một giọng ồm ồm vang lên sát bên cô:
- Nè, lần sau có đi nắng thì nên nhớ mang theo khăn giấy!
Bạch Tuyết hơi giật mình. Cô ngẩng lên, nhận ra đó là người bạn học, cô hơi ngượng:
- Văn Long, là cậu hả?
- Ừ. Tớ ra chợ mua khoai lang cho bà chị, nhưng đã hết rồi. Tuyết nè, hay cậu bán hết chỗ khoai còn lại cho tớ nhé. Trưa nay ba mẹ tớ đi đám cưới, chị Phụng lười chẳng nấu cơm nên bảo tớ mua khoai ăn độn đó.
- Thế sao được ?! Chị cậu thèm khoai lang, sao cậu lại đi mua khoai mì chứ ?
Văn Long nhe răng cười:
- Đâu có! Chị ấy bảo mua khoai ăn trừ cơm chớ không phải là thèm. Cứ bán cho tớ đi. Chỗ còn lại là bao nhiêu hả ?
Bạch Tuyết có vẻ lừng khừng. Trúng "mối sộp" dĩ nhiên cô mừng lắm nhưng vì Văn Long là bạn học nên cũng thấy hơi kỳ...
- Sao? Cậu không tính được là bao nhiêu hả ? Thấy Bạch Tuyết đứng im, vL lên tiếng. Đúng lúc đó chiếc xe lam "quảng cáo" của Đoàn cải lương Bình Tây lại chạy ngang, hào phóng liệng những tờ bướm quảng cáo ra đường, ý muốn được xem hát lại trỗi dậy, Bạch Tuyết gật đầu:
- Cậu đợi đã. Để tớ nhẳm xem...
Nói đoạn cô cầm cái gắp nhôm đẩy qua đẩy lại mớ khoai còn trên mâm và nói:
- Chỗ này dễ phải tới mười hai ngàn đấy, nhưng thôi, chỗ bạn bè, với lại cậu đã có ý mua giúp tớ thì tớ bán rẻ. Đưa mười ngàn đây.
Văn Long khựng người, hết nhìn cô bạn học rồi lại nhìn... mâm khoai. Ôi! Nhìn ít thế kia mà sao... Chị Phụng chỉ đưa cậu một tờ năm ngàn, còn dặn dò mua khoảng ba ngàn thôi là đủ ăn rồi... sao khoai mì lại đắt hơn khoai lang nhỉ ?!! Nhưng chẳng lẽ hỏi rồi lại không muạ Bạn bè ai lại đi trả giá ?!! Văn Long cho tay vào túi, vét luôn số tiền lẻ của cậu cũng chỉ được 9000đ. Cậu đưa hết cho Bạch Tuyết:
- Cho tớ thiếu lại 1000đ, mai lên lớp trả nha.
Bạch Tuyết đồng ý ngay:
- Được rồi. Để tớ gói lại chọ Văn Long, cảm ơn nhé.
Văn Long máng bịch khoai lên xe chạy đi. Bạch Tuyết tìm một gốc cây lớn ben đường, ngồi xuống đếm tiền. 32.000đ, chà! Cũng được quá đấy. Mọi khi mẹ giao cho cô bán buổi chiều, mâm khoai đầy hơn nhung cũng chỉ suýt soát 20.000đ là cùng. Số cô đúng là hên! Cất tiền vào túi, Bạch Tuyết hí hủng trở về nhà, lòng nhẹ tênh. Cô sẽ đưa cho mẹ 25.000đ, chừa lại 7000đ rồi sau đó xin mẹ 2000đ "thù lao", chắc sẽ được thôi...
Nhận 25.000đ từ tay con gái, bà Ba tròn mắt:
- Sao? Con bán được bao nhiêu đây à ?
Thái độ bà làm Bạch Tuyết hơi lo.
- Sao hả mẹ ? Không đủ vốn à ?
- Không phải. Hơi nhiều đấy. Mẹ dự trù chỗ khoai đó bán hết chỉ được khoảng hai mươi hoặc hăm mốt ngàn thôi. E rằng con đã bán người ta hơi mắc đấy.
- Vậy hả mẹ! Vậy mà mẹ làm con hết cả hồn. Cứ tưởng mẹ chê ít... Được rồi, lần sau con sẽ nới tay hơn.
- Ừ. Bán rẻ thì sẽ bán được nhiều, đừng ham lời bán mắc quá sẽ không ai ủng hộ. Làm mấy nghề buôn bán dạo như vầy, ngại nhất là bị ế đó con.
- Vâng.
- Thôi đi tắm đi rồi ăn cơm.
- Mẹ.
- Hở.
- Cho con xin 2000đ được không ?
- Con định mua gì à ?
- Dạ không! Tối nay... con muốn rủ Thanh Ngân đi ăn chè Huế.
Bà Ba đưa tờ giấy 2000đ cho con.
- Một lần này thôi nhạ Không phải mẹ tiếc gì với con đâu, nhưng gia cảnh nhà mình khó khăn, phải biết sống tiết kiệm một chút. Với lại... con gái lớn rồi cũng nên giữ ý, đừng tập ngồi quán ngồi tiêm không có tốt đâu.
- Vâng.
Bạch Tuyết cất tiền rồi lấy quần áo và khăn lông vào phòng tắm. Bà Ba nhìn theo cô với vẻ hài lòng. Bà chỉ có hai đứa con là Vũ Phong và Bạch Tuyết, đứa nào cũng dễ thương. Vũ Phong không phụ được việc cho bà như Bạch Tuyết nhưng được cái thông minh học giỏi nên được nhận học bổng của trường. Còn Bạch Tuyết tuy có hơi bướng bỉnh nhưng lại là đứa con có hiếu và biết lo xạ Chồng mất sớm, bà Ba chỉ dựa vào hai đứa con làm nguồi an ủi. Dù cực khổ thế nào bà cũng quyết định cho con đi học đến nơi đến chốn.
- "Chời oi", làm gì tới giờ này mới "sứt đầu lộ diện" dzậy bà ?
Thanh Ngân nhăn nhó khi thấy Bạch Tuyết đến điểm hẹn trễ hai mươi phút.
Bạch Tuyết nở nụ cười thanh minh:
- Xin lỗi nha! Tao đang làm dở bài luận văn, sợ về khuya mệt quá lại đi ngủ nên tranh thủ làm cho hết.
Chợt thấy Anh Khoa, Bạch Tuyết nhướng mày:
- Ông mà cũng tham gia vụ này sao?
Thanh Ngân đáp lời thay cho cậu:
- Mày không biết chứ cậu chín còn ghiền hơn tao. Ổng đi học đờn ca tài tử hoài đó chớ, ngặt một nỗi "xấu trai" nên thi đâu rớt đó!
Bạch Tuyết che miệng cười:
- Tao nghỉ "cậu chín" rớt hỏng phải vì ổng xấu trai đâu. Chắc tại ông ấy có chất giọng như "bô bể" nên mặc dù ca rất đúng bài bản, lớp lang cũng rớt...
Thấy hai đứa con gái tranh nhau chọc quê mình, Anh Khoa nổi cáu:
- Vừa phải thôi nghe chưa, "đồ quỷ". Tại tao chưa tới thời thôi. Đừng ở đó mà cười. Mai mốt có cơ hội nổi tiếng, tụi bây đừng hòng xin chữ ký.
- Ý trời! Làm giật mình vậy ông! Có mới nói đó nha! Bản mặt ông đóng phim ma khỏi hoá trang, cơ hội duy nhất để ông nổi tiếng là đóng vai chính trong phim kinh dị.
Anh Khoa phát một cái thật mạnh vào vai Bạch Tuyết nhưng cô đã lẹ làng tránh được, Anh Khoa chửi lẩm bẩm:
- Hai đứa bay cá mè một lứa! Chỉ giỏi ăn hiếp kẻ hiền lành như tao!
Thanh Ngân bật cười:
- "Chời" ơi, cậu mà hiền! Chỉ tại "vỏ quýt dày có móng tay nhọn" chớ cậu không dám hiền lành đâu.
Anh Khoa đưa hai tay ra dấu đầu hàng.
- Thôi đi đi đừng giờn nữa. Trễ xuất rồi! Anh Khoa ngồi lên xe đạp. Thanh Ngân và Bạch Tuyết ngồi ở phía sau. Chiếc xe đạp chở ba người trở nên ì ạch, Anh Khoa gò lưng đạp đến toát mồ hôi. Vừa đạp cậu vừa cằn nhằn:
- Hai con mụ này ăn giống gì mà nặng như đá vậy, chở mệt muốn đứt hơi.
Bạch Tuyết trề dài môi:
- Thôi ông ơi! Ông yếu nhớt như bún thiu, trói gà không chặt mà bày đặt chê chị em tui. Hai đứa tui công lại chừng... tám chục ký lô chớ mấy!
Anh Khoa gầm gừ:
- Ừ. Nhẹ quá hẻ Hỏng bi nhiêu hết. Chỉ mới gần cả tạ. Nói nghe hay quá. Có giỏi thì lên cầm lái sẽ biết liền.
- Cầm thì cầm. Ông thắng lại đi. Tui chở.
Bạch Tuyết vừa dứt lời. Anh Khoa đã thắng xe cái "ét" bên vệ đường. Cậu leo xuống, mồ hôi chảy ròng ròng thấy thương.
- Nè, giỏi thì lên đi.
- Lên thì lên, bộ sợ Ông sao?
Nói đoạn Bạch Tuyết nhảy ra khỏi chỗ ngồi, "đổi tài" cho Anh Khoa. Khi hai người phía sau đã sắp xếp đâu vào đấy, Bạch Tuyết gò lưng đạp "chà! Nặng thiệt ta" nhưng đã chót nói "chảnh" với Anh Khoa nên dù có nặng nhọc đến mấy Bạch Tuyết cũng phải "ngậm bồ hòn làm ngọt", gò lưng mà đạp trước cặp mắt đầy thán phục của hai cậu cháu. Nói tiếng là cậu chớ Anh Khoa chỉ lớn hơn Thanh Ngân ba tuổi, vì là em út của mẹ Thanh Ngân nên cô phải gọi là cậu theo vai vế, còn Bạch Tuyết là bạn Thanh Ngân nên đành gọi theo. Tuy vậy, hai cậu cháu Thanh Ngân rất thân nhau, Anh Khoa lại là người vui tính, ít chấp nhặt nên thường bị hai cô "giỡn mặt".
Hoài Niệm Tuổi Thơ Hoài Niệm Tuổi Thơ - Uyên Nhi