Chỉ có một thành công mà thôi, đó là sống cuộc sống của mình theo cách của chính mình.

Christopher Morley

 
 
 
 
 
Tác giả: Sưu Tầm
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 717 / 0
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
rong 2.000 người dự đợt khảo sát chất lượng sinh viên (SV) và phỏng vấn tuyển dụng của Intel, chỉ 40 người được tuyển chọn. Những kỹ sư trẻ đầu tiên của Việt Nam này đã làm thế nào để vào làm việc ở một trong những nhà máy “xịn” nhất thế giới ở Việt Nam? Bí quyết thành công của những kỹ sư trẻ này thật ra không nằm ngoài tầm với của các sinh viên nếu họ có kế hoạch cụ thể ngay từ những ngày còn ngồi trên ghế giảng đường.
Tại tòa nhà ICDC, văn phỏng Intel nằm trong Khu công nghệ cao TP.HCM, các gương mặt "sao" khá quen thuộc của các trường Đại học Bách khoa TPHCM, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Bách Khoa Đà Nẵng đã chia sẻ kinh nghiệm thành công này.
“Công nghệ” tự đào tạo…
Kim Anh, “sao tháng giêng” của ĐH Bách Khoa TP.HCM, khẳng định: “Công tác Đoàn – Hội đã giúp tôi trưởng thành hơn, tự tin trước đám đông hay khi phỏng vấn tuyển dụng.” Kim Anh cũng nói thêm trường ĐH trang bị cho SV những kiến thức căn bản nhất về chuyên môn, còn mỗi SV cần phải chủ động rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho chính mình về đàm phán, cách điều phối, cách sắp xếp công việc, khả năng phân tích, lên kế hoạch… “Nếu chủ động tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, các phong trào ở trường, chúng ta sẽ có những kỹ năng đó” – Kim Anh chia sẻ. Cô kỹ sư trẻ Trần Thị Thúy Vân, “bóng hồng” của đội Robocon BKDC từng vô địch Robocon VN 2007, cựu cán bộ Đoàn khoa Cơ Khí ĐH Bách Khoa Đà Nẵng, cũng cho rằng những ngày tháng “lăn lộn” với Đoàn đã cho cô rất nhiều kỹ năng mềm, hành trang quan trọng giúp cô đủ sức “marathon” trong nhiều cuộc đua cũng như được vào làm việc cho Intel hiện nay.
Nhiều bạn trẻ khác cũng là những tay đua trên thương trường. Với họ, cách tự học từ cuộc sống hiệu quả rất nhiều so với chỉ ngồi trên giảng đường. Nguyễn Văn Tuân (ĐH Bách Khoa Hà Nội) cùng với vài người bạn mở một trung tâm gia sư – giới thiệu việc làm cho SV. Trung tâm chỉ “sống” vỏn vẹn… năm tháng, lỗ gần 10 triệu đồng nhưng với Tuân, đó là “học phí” giúp bạn nhận ra nhiều giá trị bổ ích cho công việc và tương lai. Với kỹ sư cơ khí tài năng Lưu Triều Phát (ĐH Bách Khoa TP. HCM), đó còn là tìm đến các anh chị khóa trên để học hỏi và tìm cơ hội tham quan nhà máy, hội chợ triển lãm công nghệ nhằm tìm hiểu các dây chuyền sản xuất, công nghệ mới… “Mô hình liên kết đào tạo với các công ty cần được phát triển và nhân rộng hơn ở các trường” – Phát nói.
Phải giỏi tiếng Anh!
Những kỹ sư trẻ đầu tiên của Intel Products VN vừa được tuyển dụng hiện chưa chính thức làm việc và vẫn phải học rất nhiều thứ kể cả những điều nhỏ nhất nhất, từ cách sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại (inet, netmeeting, telecom…); cách đặt phòng, làm việc trực tuyến, đến phong cách, văn hóa của Intel… Trong văn phòng hiện tại của Intel, tất cả mọi thứ ở đây đều gắn liền với công nghệ và mọi người đều phải giao tiếp bằng tiếng Anh. Mỗi tuần mọi người được họp qua mạng với các nhân viên cùng bộ phận trên toàn cầu để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, tất nhiên toàn bộ nội dung thực hiện bằng tiếng Anh!
Các ứng viên lọt vào danh sách tuyển chọn khẳng định rằng ở môi trường làm việc đa văn hóa, đa quốc gia như Intel thì tiếng Anh đóng vai trò rất quan trọng. Đây là nguyên nhân chính của việc có rất ít SV đạt yêu cầu trong đợt phỏng vấn tuyển dụng vừa qua của Intel. Để khắc phục tình trạng này, ngay từ thời phổ thông mỗi bạn sinh viên nên ý thức việc tự trau dồi ngoại ngữ để đủ bản lĩnh thành công trong thời kì hội nhập hiện nay.
Nguồn: Tuổi Trẻ, 18/4/2008
Họ bước vào Intel như thế nào? Họ bước vào Intel như thế nào? - Sưu Tầm