Being deeply loved by someone gives you strength, while loving someone deeply gives you courage.

Lao Tzu

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Số chương: 6
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1378 / 5
Cập nhật: 2016-01-26 08:01:17 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5
ương Hiếu Thành lái xe thật nhanh vậy mà vẫn phải trễ mất mười lăm phút. Mấy lúc gần đây công ty mở rộng và thêm nhiều chi nhánh nên công việc càng ngày càng bận rộn. Có lúc ông Thành định gọi người phụ tá đặc biệt ngày xưa của mình về giúp việc nhưng rồi ông lại thôi. Thời gian trôi qua chưa có bao lâu, sự việc mới tạm lắng dịu, gọi hắn về e rằng sẽ có chuyện không may.
Xách cặp trên tay, người đàn ông đi nhanh vào nhà, vợ và con ông đang ngồi đợi ở phòng ăn.
- Xin lỗi, cha bận quá nên về trễ.
Ông nhìn về phía vợ, gương mặt đẹp giờ đây phảng phất buồn.
- Cha nhanh đi chứ, mẹ và con đã chờ lâu lắm rồi.
- Được... được, cha thay đồ rồi sẽ ra ngay mà.
Lát sau ông ta bước ra trong bộ đồ bận ở nhà và ngồi vào bàn ăn. Mỹ Linh lập tức kể công cho mẹ:
- Cha biết không, thức ăn này đều do chính tay mẹ làm không đấy.
- Thật hả - ông nhìn gương mặt lạnh của vợ, cố mỉm cười - mẹ con làm chắc hẳn là ngon lắm rồi.
- Thôi ăn đi, cha con không có thời gian để ngồi đây tán gẫu đâu.
Mỹ Linh bênh vực cho cha:
- Mẹ, công việc ở công ty lúc này thật là bận rộn mà.
- Bận đến nỗi làm luôn cả ban đêm hay sao?
Mỹ Linh háy mắt nhìn cha cười, Hiếu Thành cũng đùa:
- Không ngờ cha từng tuổi này rồi mà vẫn có người ghen.
- Ai mà ghen, tôi chỉ lo cho sức khỏe của anh thôi!
- Con coi kìa Linh, mẹ xưng tôi với cha đấy.
- Phải rồi, ai biểu cha cứ lo công việc, bỏ bê mẹ và con.
- Thôi được, ngày mai cha sẽ gọi người phụ tá về đây giúp việc cho cha, như vậy có nhiều thời gian rảnh hơn.
Và thế là Lương Hiếu Thành quyết định gọi con người bốn năm trước đã từng giúp ông ta trong màn kịch hại mẹ con Huỳnh Thi trở về. Quyết định sai lầm này đã khiến ông ta trả một cái giá rất đắt.
Bà Lan Bình nói mà mắt nhìn đâu đâu:
- Lại gọi thêm người về để giúp cha con anh làm chuyện bất nhân, có phải không?
Hiếu Thành chau mày:
- Em nói cái gì kỳ vậy Lan Bình?
- Tôi muốn biết có phải vụ đốt kho hàng của Nam Hải công ty là do anh làm không?
Im lặng, thiếu phụ tiếp tục chất vấn:
- Nói đi, anh nói đi, sao cứ im lặng như vậy?
Ông Thành thở dài:
- Cho đến bao giờ em mới không còn quan tâm đến những chuyện làm ăn của anh nữa chứ?
- Cho đến khi nào anh đứng trước vành móng ngựa.
- Lan Bình...
Hiếu Thành giận dữ thét, Mỹ Linh hốt hoảng:
- Kìa mẹ, sao mẹ lại nói gở như vậy?
- Không phải nói gở đâu mà là thật đó, tội ác không bao giờ tồn tại đâu.
- Tội ác, em có biết là tháng trước Nam Hải cướp của anh một hợp đồng trị giá hàng triệu đô la không? Đây chỉ là một đòn trả thù của anh mà thôi.
- Rồi sẽ có lúc chính anh là nạn nhân, tại sao anh không hiểu điều đó?
- Anh không cần biết cái ngày ấy! Chỉ biết bây giờ anh là kẻ mạnh và người mạnh luôn luôn chiến thắng.
Mỹ Linh chen vào giữa:
- Thôi được rồi, cha mẹ đừng cãi nhau nữa. Lâu lắm chúng ta mới có một bữa cơm đầy đủ thế này, tại sao không vui vẻ mà phải gây gỗ chứ!
Thiếu phụ đứng lên, đôi mắt nhìn chồng và con thật buồn:
- Ta nói chỉ vì không muốn thấy một ngày nào đó cha con phải lên đoạn đầu đài. Được rồi, nếu như hai người cảm thấy những lời nói của tôi là dư thừa thì từ nay mặc hai người muốn làm gì thì làm.
Thiếu phụ đi khỏi phòng ăn, có tiếng đàn ông thở thật dài:
- Con thấy đó, cha đâu còn cách nào hơn nữa.
Mỹ Linh năn nỉ cha:
- Cha vào với mẹ đi, nếu được thì xuống nước một chút. Tội nghiệp mẹ, người mấy lúc gần đây rất là cô đơn. Con ngoài giờ học thì đến công ty giúp việc cho cha, đâu còn ai ở nhà với mẹ.
Hiếu Thành thấy là mình cần phải có nhiều thời gian ở nhà để lo lắng cho hạnh phúc gia đình hơn. Ông ta quyết định điện thoại gọi phụ tá đắc lực ngày xưa trở về.
- Alô, thằng Phúc đó hả? Ờ tao đây, ngày mai mày về gấp nghe, được rồi, có chuyện gì gặp rồi hãy nói. Vậy nghe.
- Cha gọi ai vậy?
- Người đã từng làm việc với cha mấy năm trước.
Nói rồi ông đi nhanh vào phòng vợ, ở đó ông bắt gặp thiếu phụ ngồi khóc lặng lẽ trên giường. Đặt tay lên vai vợ Hiếu Thành dịu ngọt:
- Lan Bình, em...
Thiếu phụ vùng ra:
- Anh đừng có đụng vào người tôi.
- Lan Bình, em đừng có trốn lánh anh nữa. Coi kìa, em khóc vì anh, chứng tỏ em còn thương anh nhiều lắm.
Thiếu phụ lau lệ, ngẩng mặt lên nói ra ý nghĩ của mình bấy lâu nay.
- Anh đừng có lầm tưởng, chẳng qua chỉ là chút tình nghĩa ngày xưa mà thôi. Thử hỏi tôi làm sao thương được một người đã từng là kẻ sát nhân được?
Hiếu Thành đau khổ nói:
- Em đừng có đay nghiến anh nữa được không hở Lan Bình? Em thừa biết anh làm tất cả vì em và con thôi mà.
- Anh đừng có ngụy biện, chẳng qua anh muốn thỏa mãn tham vọng của mình mà thôi. Hiếu Thành, tôi mặc kệ anh làm gì nhưng anh không được quyền lôi kéo con Mỹ Linh vào trong ấy.
- Không được, anh phải đào tạo con gái chúng ta để sau này nó thừa kế sự nghiệp của cha nó.
- Cái gì gọi là sự nghiệp? Phải chăng là những đồng tiền hôi hám anh kiếm được từ những thương vụ giết người không?
Hiếu Thành không còn kiên nhẫn được nữa, ông ta trừng mắt:
- Em có thôi ngay giọng điệu kết án của mình không?
- Tôi không thôi, chừng nào anh chưa dừng lại những việc làm tội lỗi của mình.
- Được, đó là do em muốn gây chiến đấy nhé! Tôi rất muốn về đây với vợ con nhưng không thể nào chịu đựng nổi cảnh gây gỗ đầy khó chịu này. Từ nay em cứ việc một mình mình với những suy nghĩ nhân đạo vớ vẩn, đừng lo cho con và tôi bởi vì hai cha con tôi có con đường đi riêng của mình.
Thiếu phụ gọi với theo tuyệt vọng:
- Anh làm gì mặc anh, nhưng không được lôi con Mỹ Linh vào, tội nghiệp nó lắm.
Hiếu Thành nói trước khi đóng sầm cửa lại:
- Em thử hỏi xem con có thích cuộc sống ẩn tu của em không. Tôi không có ép, đó là do tự nó lựa chọn đấy.
Thiếu phụ gục đầu khóc nghẹn ngào. Càng lúc càng thấy người chồng và đứa con yêu thương vuột khỏi tầm tay của mình.
................................
Từ một năm nay, hai vợ chồng bà không còn ngủ chung trong một căn phòng nữa. Những đêm nằm thao thức một mình, thiếu phụ thường tìm đến căn nhà giam ngoài kia, trò chuyện, tâm sự với người đàn ông tội nghiệp. Chẳng hiểu từ bao giờ, bà và người đàn ông ấy trở nên gần gũi hơn, thân thiết hơn cả chồng bà, ông Lương Hiếu Thành.
Đêm nay cũng vậy, Lan Bình trỗi dậy mặc thêm áo khoác vào người rồi mở cửa rón rén bước ra ngoài. Bà không hay rằng chồng mình cũng vì không ngủ được nên đã vô tình phát hiện ra bà. Đêm đó hai bóng đen cùng nối nhau đi về phía ngôi nhà giam.
- Cháu lại đến đó hả Lan Bình?
Tiếng đàn ông khàn khàn hỏi vọng ra.
- Vâng, cháu đây.
- Cháu đến đây hoài, không sợ chồng mình hay được sao?
Lan Bình bước hẳn vào trong, căn phòng này được sự săn sóc của bà đã trở nên gọn gàng, sạch sẽ và ấm cúng hơn. Bên ngoài Lương Hiếu Thành nép vào nghe câu chuyện của họ.
- Anh ấy bây giờ đâu cần quan tâm để biết cháu làm gì nữa.
- Gia đình không hạnh phúc rồi sao?
- Từ ba năm rồi, có bao giờ cháu cảm thấy hạnh phúc trọn vẹn đâu.
- Có phải tên ác nhân đó mỗi ngày một lún sâu vào tội ác?
Thiếu phụ đau khổ gật đầu.
- Cháu không có cách nào ngăn cản anh ấy được. Chú Đằng, chú biểu cháu phải làm sao bây giờ?
- Cách duy nhất ta đã nói rồi, nhưng cháu không chấp nhận - im lặng một chút, người đàn ông tiếp - Lan Bình, thả chú ra chú hứa sẽ xin giảm tội cho chồng cháu.
Bên ngoài Lương Hiếu Thành chau mày.
- Anh ấy sẽ không bao giờ tha thứ cho cháu.
- Nhưng cháu cũng không thể nào cứ mãi đứng nhìn chồng và con mình lún sâu vào tội ác.
Thiếu phụ ôm đầu rên rỉ:
- Cháu không muốn suy nghĩ về chuyện này nữa.
Đến đây Hiếu Thành bỏ đi, ông ta trở về nhà, ngồi vào sa lông ở phòng khách chờ đợi, gương mặt trầm ngâm suy nghĩ. Ba năm trước đây ông ta đã từng muốn giết đi nhân chứng duy nhất còn lại này, bây giờ ý nghĩ ấy càng thôi thúc mãnh liệt hơn.
Bước vào nhà, thiếu phụ chợt giật mình khi thấy đèn trong phòng bật sáng. Lương Hiếu Thành ngồi đó, gương mặt đăm chiêu.
- Anh... chưa ngủ sao?
- Hừ, có thức mới biết em đang phản bội anh.
Thiếu phụ chau mày:
- Nếu em phản bội thì anh đã không còn ngồi đây từ ba năm trước kia.
Hiếu Thành rít giọng:
- Em muốn như thế lắm sao? Em muốn anh phải ngồi tù mới vừa lòng, có phải không?
- Tiếc rằng em không thể làm như vậy được. Nếu có thể, em nghĩ mình sẽ thanh thản hơn.
Hiếu Thành tức giận đến không còn bình tĩnh được nữa.
- Lan Bình, em thật là quá lắm. Từ nay tôi cấm em không được lui tới căn nhà đó nữa.
- Cấm em...? Vậy thì ai cấm anh đừng tiếp tục gây tội ác?
- Từ nay tôi cũng không muốn nghe cái giọng điệu lên án ấy nữa.
Nói rồi ông ta giận dữ bỏ đi vào phòng. Ý nghĩ hủy diệt nhân chứng càng rõ rệt hơn.
Sáng hôm sau trước khi đi làm, Lương Hiếu Thành lại cảnh cáo vợ thêm một lần nữa.
- Nếu em không muốn tôi giết gã thì từ nay tốt nhất em đừng có lui tới chỗ đó nữa.
- Được - thiếu phụ phản kháng - nếu anh giết người thì đừng có trách em.
- Em làm gì tôi, đi tố cáo à?
- Tiếc rằng tôi không thể làm như thế được, nhưng tôi sẽ có cách làm cho anh ân hận suốt đời.
- Tôi thật là không hiểu em muốn gì nữa.
Hiếu Thành tức bực bỏ đi. Mỹ Linh từ trong bước ra:
- Cha mẹ lại cãi nhau nữa rồi.
- Cả con nữa - Thiếu phụ nghẹn ngào - con cũng theo cha mình cho rồi đi.
- Kìa mẹ...
Mỹ Linh gọi với theo nhưng mẹ nàng đã bỏ đi. Linh bây giờ phải đi học, nàng không có thời gian để ở nhà an ủi mẹ.
Cô thư ký gõ cửa rồi bước vào văn phòng tổng giám đốc.
- Thưa tổng giám đốc, ông Phúc đã tới hiện đang ngồi chờ ở ngoài.
- Làm phiền cô mời ông ấy vào đây cho tôi.
Cô thư ký rút lui, lát sau một người đàn ông trung niên, mang kiếng đen, đội nón rộng vành bước vào văn phòng rồi cẩn thận khép cửa lại. Anh ta lên tiếng:
- Ông chủ.
Lương Hiếu Thành đứng dậy bắt tay người mới tới:
- Tốt lắm, công việc quá bận rộn và thiếu người tin cẩn nên tôi phải gọi cậu về.
Người đàn ông tên Phúc hỏi:
- Còn thằng Lành, nó không giúp gì cho ông chủ sao?
- Nó bận làm quản gia cho tôi, đâu còn thời gian rảnh nữa. Ngồi xuống đi, cậu uống gì, vẫn là sôđa phải không?
Gã đàn ông mỉm cười, hàng ria mép khẽ động đậy:
- Ông chủ vẫn còn nhớ đến tôi.
Gọi cô thư ký mang nước đến, Lương Hiếu Thành hỏi với vẻ quan trọng:
- Cậu tới đây có gặp người quen nào không?
- Thưa không, tôi rất là cẩn thận.
- Tốt lắm - ông ta đứng lên, đi quanh phòng - tình hình bây giờ chưa phải là an toàn tuyệt đối nên từ nay cậu không cần phải đến công ty.
- Vậy tôi sẽ ở đâu, ông chủ.
- Cứ về nhà tôi mà ở. Tôi sẽ cấp cho cậu một văn phòng làm việc ở đó. Công việc, giấy tờ sẽ được đưa về tận nhà. Cậu ráng giúp tôi làm ăn, thị trường bây giờ cạnh tranh dữ lắm và tôi thì có quá nhiều kẻ thù. Ráng đi, kiếm thêm chút ít, chừng năm sáu năm nữa mình về hưu, tới chừng đó tha hồ mà hưởng thụ.
- Tôi biết rồi ông chủ. Câu chuyện ngày xưa...
Hiếu Thành khoát tay ngăn lại:
- Đừng có nhắc tới nữa, hãy coi như không hề có trên thế gian này. Chỉ cần người ta đừng thấy mối quan hệ của mình là được rồi. Bây giờ để tôi bảo tài xế nó đánh xe đưa cậu về nhà, ở đó có thằng Lành, nó sẽ lo cho cậu.
Lát sau Phúc ra khỏi phòng. Lương Hiếu Thành nhấc điện thoại lên:
- A lô... Cậu Lành phải không? Ờ tôi đây, thằng Phúc nó sắp về đó, cậu sắp cho nó một căn phòng gần phòng làm việc của tôi nghe. Tốt!
Đặt điện thoại xuống, Lương Hiếu Thành lại tiếp tục lao vào công việc.
.....................
Lành sợ đến run khi thấy Phúc trở về, anh ta kêu lên:
- Trời ơi, sao anh lại về đây? Hồi nãy ông chủ điện thoại, tôi tưởng mình nghe lộn chứ.
Phúc cười, hàng ria mép anh ta lại động đậy:
- Mày sợ cái gì chứ? Ông chủ đã tính cả rồi, lẽ nào ông lại tự hại mình hay sao?
Lành ngẩn người ra, thú thật anh ta vẫn còn sợ.
- Làm gì mà ngẩn ra vậy? Bây giờ cho tao ở đâu đây?
- À... anh theo tôi.
Lành đưa gã đàn ông vào phòng:
- Anh ở đây, kế bên là phòng làm việc của ông chủ.
Phúc đặt vali lên giường rồi nói:
- Mày bây giờ được làm quản gia, sướng quá ha.
- Anh Phúc, thú thật là tôi không yên tâm chút nào khi thấy anh trở về đây.
- Sao mà mày nhát gan quá vậy?
Lành tiếp tục băn khoăn:
- Ngày xưa anh từng ra toà vì tội tư thông với vợ ông chủ. Bây giờ nếu người ta thấy anh làm người làm của ông chủ thì cái vụ án vốn không minh bạch ngày xưa có phải là sẽ có cơ hội sống dậy không?
- Tao cũng từng nghĩ tới, nhưng mà tao hỏi mày, bây giờ có còn ai quan tâm nữa chứ? Bà con, dòng họ của lão già ngày xưa kẻ chết người bỏ đi, họ đâu có rảnh để mà moi móc chuyện ngày xưa.
Lành có vẻ thuận tai:
- Thôi tôi không nói nữa, tùy anh và ông chủ định liệu.
Tối hôm đó Lương Hiếu Thành về nhà mở một buổi tiệc nhỏ chúc mừng người cộng tác trung thành của mình. Ông ta giới thiệu với vợ con và cho biết Phúc từ nay sẽ ở lại trong nhà.
Đã ba đêm rồi Lương Hiếu Thành thức như thế này để chờ đợi cơ hội hạ sát nhân chứng một cách hợp lý và bây giờ ông ta đã toại nguyện. Vợ ông ta, bà Lan Bình đang thận trọng len vào bóng đêm đi dần về phía nhà giam. Hiếu Thành thấy vợ mình nhìn trước ngó sau một lúc rồi mới tra chìa khóa vào ổ, ông ta đứng lại nghe câu chuyện của hai người:
- Chú Đằng, từ nay chắc là cháu không tới đây thường xuyên được nữa.
Ông Đằng:
- Có phải chồng cháu đã biết?
- Vâng, anh ấy đã biết rồi và dọa sẽ giết chú nếu còn thấy cháu tới đây nữa.
- Ta biết rồi sẽ có ngày mà.
- Xin lỗi, cháu...
- Cháu không cần phải xin lỗi, ngược lại người xin cháu tha thứ phải là ta.
Nói xong ông ta bỗng vùng đứng dậy, bao nhiêu xiềng xích đã bị cắt bỏ mất rồi... Người đàn ông nhanh chóng chiếm lấy lối ra vào rồi bằng giọng hòa nhã, ông nói:
- Ta xin lỗi vì đã lợi dụng cháu trong suốt ba năm qua.
- Chú... chú làm sao mà cắt bỏ được dây xích.
- Cháu có nhớ không, ta từng xin cháu đem vào cho ta một cái ghế, sau đó ta tháo chúng ra, lấy các bản lề bằng sắt... - Chú Đằng dừng lại một chút rồi tiếp - ba năm qua ta đã kiên nhẫn tự cắt đứt xiềng xích của mình bằng những dụng cụ thô sơ ấy để mong có một ngày được thoát khỏi nơi này.
Thiếu phụ run sợ:
- Rồi... bây giờ chú định làm gì?
- Lan Bình, cháu là một người tốt, đáng lẽ ta không nên lợi dụng lòng tốt của cháu nhưng xin cháu hiểu cho, ta không thể nào để anh ta chết một cách oan uổng như vậy, và càng không thể để các cháu của anh ấy bị thiệt thòi vì người chồng sát nhân của cháu.
Thiếu phụ bây giờ đã hiểu ra tất cả, bà run giọng:
- Chú Đằng, cháu xin chú đừng hại anh ấy, cháu...
- Ta hứa với cháu là sẽ làm mọi cách để giảm nhẹ tội cho hắn...
Cánh cửa lại đột ngột bật mở một lần nữa. Lương Hiếu Thành đứng đó với cây súng lăm lăm trên tay và cả một nụ cười đắc thắng trên môi.
- Tiếc là ông không có cơ hội đó, Lâm Đằng ạ!
- Ngươi...
- Phải, chính là tên sát nhân xấu xa của các người đây. Ông thật là không gặp may, giá như ông thoát ra sớm hơn một chút thì tôi đã bị hại rồi, đằng này thật là đúng lúc. Tiếc thật!
Lâm Đằng rít giọng:
- Khốn nạn, tao không chịu thua mày đâu.
- Sự thật là ông đã thua rồi - Đôi mắt Hiếu Thành sáng quắc lên, sáng rực một cách đáng sợ - Lâm Đằng, xin lỗi nghe, để lại ông ngày nào, thì nguy hiểm cho tôi ngày ấy.
- Anh Thành, xin đừng, đừng có giết chú ấy!
Hiếu Thành hừ nhẹ:
- Em còn ở đó mà xin cho hắn nữa sao. Thiếu một chút nữa người chồng này của em đã bị hắn hại rồi.
Thiếu phụ van nài:
- Xin đừng giết người nữa. Cùng lắm là bây giờ chúng ta giam chú ấy lại, từ nay em hứa sẽ không tới đây nữa.
Giam lại ư? - Chú Đằng nghĩ - như vậy có khác gì chôn sống ta nữa rồi. Đôi mắt già nua của người đàn ông bỗng sáng rực lên - Thà rằng ta chết bây giờ còn hơn. Ông dùng tất cả sinh lực lao thẳng vào Lương Hiếu Thành, trong cái tích tắc ấy, tiếng súng vang lên chát chúa trong gian nhà bít bùng. Bóng người đàn ông sững lại rồi từ từ đổ gục trên nền gạch. Tiếp theo đó là tiếng thét xé không gian của thiếu phụ.
- Chú Đằng...
Người đàn bà từ từ quì xuống, đôi mắt mở to của người chết nhìn trừng trừng vào bà, trong đôi mắt ấy chứa đựng cả một sự căm hờn tột đỉnh. Bất giác hai hàng lệ rơi lã chã trên mặt bà rồi đổ lên xác người đàn ông tội nghiệp.
- Chú Đằng - bà khóc nghẹn ngào - cháu có lỗi với chú, chính cháu đã hại chết chú rồi.
Giọng Hiếu Thành lạnh lùng:
- Tự ông ấy chuốc họa vào thân mà thôi.
Lát sau thiếu phụ từ từ đứng lên, không nói cũng không nhìn chồng lấy một lần. Dáng bà khuất dần trong đêm, thiểu nào và cô đơn đến lạ lùng.
...................
Lương Hiếu Thành cùng với hai người cộng sự của mình chôn xác chú Đằng trong đêm đó. Họ âm thầm làm việc của mình, xong đâu đấy, cả ba cùng đứng nhìn nấm đất mới đắp, Lành nói:
- Ý chí của lão già này thật là đáng khâm phục.
- Ông chủ mà không phát hiện kịp thời thì mình ngồi tù cả đám rồi.
Đó là giọng của gã tên Phúc, ba tên sát nhân đang thủ tiêu tội ác của mình. Lương Hiếu Thành:
- Chúng ta từ nay ba người là một, hai cậu phải giữ mồm giữ miệng một chút nghe.
- Chúng tôi biết rồi ông chủ.
- Thôi về.
Trở về phòng, Lương Hiếu Thành nhanh chóng tắm rửa, xong ông ta bước qua phòng vợ. Dù sao cũng phải an ủi bà ấy một chút bởi ông ta biết đối với Lan Bình, đây là một cú xốc ghê gớm.
Lương Hiếu Thành phải sững sờ kinh ngạc khi nhìn thấy vợ. Mới đó mà thiếu phụ đã thay đổi đến không thể tin được. Gương mặt tiều tụy hốc hác như đã trải qua một thời gian dài đau khổ ghê gớm lắm vậy, Hiếu Thành lo âu:
- Lan Bình, em có sao không?
- Đừng có động vào người tôi.
Bàn tay định đặt lên vai vợ dừng lại, chơi vơi ở khoảng không rồi đành bỏ xuống bất lực.
- Người chứng cuối cùng đã chết rồi, chắc là anh thỏa mãn?
- Chỉ tại ông ta ép anh thôi.
- Anh nói dối - giọng thiếu phụ trở nên dữ dội - chính anh đã theo dõi tôi và cố tình giết chết chú ấy.
Trước mắt bà hiện lên cảnh người đàn ông nằm chết gục trên vũng máu, đôi mắt mở to đầy oán hận. Bất giác thiếu phụ không kiềm chế được lòng mình, bà ôm mặt khóc nghẹn ngào.
- Lan Bình, em đừng có như vậy mà.
- Buông tôi ra - thiếu phụ hét lớn - anh hãy bỏ bàn tay dơ bẩn của mình khỏi người tôi mau lên.
Hiếu Thành bất lực, đôi tay buông thõng:
- Thôi được, nếu em muốn.
- Và tôi cũng muốn anh ra khỏi đây lập tức.
- Anh...
- Anh đừng có nói nhiều nữa - thiếu phụ thét đến lạc giọng, nước mắt còn đọng quanh mi - Phải, ngày xưa tôi không có nhưng bây giờ tôi kinh tởm, ghê sợ con người của anh. Không bao giờ, sẽ không bao giờ tôi muốn gặp mặt anh nữa.
Hiếu Thành cố phân trần, ông ta cũng không ngờ là vợ mình phản ứng dữ dội đến như vậy.
- Lan Bình, em nghe anh nói đi mà...
- Tôi không nghe, nếu anh còn ở đây nữa tôi sẽ tự tử, tôi...
- Thôi được, được rồi... anh sẽ đi ngay lập tức đây.
Hiếu Thành từ từ lui khỏi phòng.
- Đừng có suy nghĩ vẩn vơ nữa em à, hãy cố mà ngủ một giấc đi.
Thiếu phụ ôm đầu gục vào giường khóc nghẹn ngào:
- Chú Đằng, cháu hại chết chú rồi!
.........................
Suốt đêm đó Lan Bình không tài nào ngủ được. Tất cả những kỷ niệm có thể nhớ được cùng một lúc quay về trước mắt.
Họ cùng sinh ra ở một làng quê nằm ven biển. Cuộc sống nghèo khó đã dần dần cướp đi những người thân yêu nhất trên đời họ. Cha Lan Bình và cha Hiếu Thành cùng chết trong một cơn bão biển, rồi cũng trong một cơn giận điên cuồng, biển đã quét sạch làng quê, cuốn trôi họ đến một vùng đất xa xôi khác. Định mệnh đã an bài, thế là từ đó hai người sống chết với nhau, san sẻ cho nhau tất cả những gì có được trong đời.
Lúc đó tuy sống cực khổ nhưng mà hạnh phúc. Còn bây giờ? Hơn ba năm qua, chưa có lúc nào bà cảm thấy sung sướng trọn vẹn, chưa bao giờ tâm hồn bà thanh thản và yên ổn như những ngày Thành còn là một sinh viên nghèo hiếu học.
Rồi hình ảnh về cái chết khủng khiếp của chú Đằng lại hiện lên. Trong thâm tâm bà không thể tưởng tượng được là chồng mình lại có thể nhẫn tâm tự tay giết chết một sinh mạng mặc dù ba năm qua ông đã gieo không ít tội ác.
Không được, ta không thể ngồi yên đây mà nhìn anh ấy lún sâu vào tội ác. Ta phải làm cái gì đó để ngăn chặn, để cứu anh ấy và cả con ta nữia.
Nhưng mà... ta phải làm sao đây? Ba năm qua ta đã từng năn nỉ, khóc lóc, van xin và cả hờn giận nữa. Tất cả... tất cả đều vô dụng. Hiếu Thành ơi, tâm hồn anh đã chai sạn mất rồi sao? Hay là anh không còn yêu em như ngày xưa nữa.
Thiếu phụ quyết tâm phải làm một cái gì đó nhưng thật ra bà cũng chưa biết cụ thể là mình sẽ làm gì? Có lẽ chỉ có một cách duy nhất để anh ấy hồi tỉnh và ăn năn mà thôi, đó là cái chết!
...........................
Lương Hiếu Thành đứng trước gương nắn lại chiếc cà vạt rồi xách cặp bước ra. Đi ngang qua phòng vợ ông ta dừng lại một chút rồi gõ cửa. Mãi một lúc mới có giọng nói vọng ra:
- Anh đi đi.
- Em không sao chứ, Lan Bình?
- Không cần phải lo cho tôi.
Mỹ Linh từ sau bước tới, nhìn cha nàng hỏi:
- Mẹ làm sao vậy cha?
Hiếu Thành lảng tránh:
- Ồ, không có sao đâu.
- Cha mẹ lại gây nhau nữa à?
- Chỉ là chuyện bình thường thôi mà, con không cần phải lo lắng.
Có tiếng mẹ nàng vọng ra:
- Mỹ Linh à, con vào đây với mẹ được không?
Cô gái nhìn đồng hồ tay, phân vân:
- Mẹ à, con phải đi học, chỉ còn có năm phút nữa thôi.
Bên trong bất giác hai dòng lệ rơi dài trên má thiếu phụ. Đứa con gái của bà cũng không còn trong tay bà nữa rồi. Lương Hiếu Thành không muốn con gái gặp mẹ lúc này nên nói:
- Con đi học đi, mẹ ở nhà có cha lo được rồi.
Mỹ Linh phân vân:
- Hay là để con nghỉ học ở nhà với mẹ, cha?
- Không cần, con cứ việc đi đi.
Thiếu phụ nghe lòng đau thắt. Rõ ràng chồng bà muốn cướp đứa con trong tay người vợ.
Mấy phút sau căn nhà đã hoàn toàn vắng lặng. Mỹ Linh đi học, Lương Hiếu Thành đi làm, Lành thì có công việc riêng của hắn. Một mình thiếu phụ đứng giữa căn phòng khách, nỗi trống vắng mênh mông và không khí lạnh lẽo trong nhà làm bà Lan Bình thấy cô đơn và sợ hãi.
Có tiếng động ở cửa rồi người đàn ông tên Phúc bước vào. Cắp mắt của gã làm bà thấy nổi gai trong người.
- Chào bà chủ.
Đôi mắt gã vẫn không rời Lan Bình và đầu óc thì đang tưởng tượng đến cảnh ba năm trước gã cùng người vợ khác của ông chủ trong một màn kịch được sắp đặt trước. Ông chủ của gã thật là hạnh phúc, có hai bà vợ, bà nào cũng cực kỳ xinh đẹp.
Thiếu phụ né tránh cái nhìn lộ liễu của gã đàn ông. Một gương mặt bành bạnh, đôi mắt ti hí và hàng ria trên mép, tất cả tạo cho gã một hình thức không mấy thiện cảm. Và bây giờ, giữa không khí lạnh lùng của căn phòng, gương mặt ấy càng trở nên khó ưa và đáng sợ hơn.
Thiếu phụ lẳng lặng bỏ đi. Ngay bên cạnh ngôi nhà giam vừa mới mọc lên một nấm đất. Lan Bình biết đó là nơi yên nghỉ của người đàn ông bất hạnh. Nấm mồ đơn sơ càng làm chạnh lòng người còn sống. Bà từ từ quì xuống, đôi mắt ứa lệ:
- Chú Đằng, xin tha lỗi cho cháu! Giá như cháu cứu chú từ trước thì đâu có chuyện này xảy ra. Cháu không tha thứ cho mình đâu, nhất định là không bao giờ tha thứ.
Lát sau bà trở về phòng, ngồi vào bàn viết thư để lại cho chồng và con. Mỗi một dòng là một giọt lệ rơi mãi cho đến cuối thư. Quyết định cuối cùng này làm cho bà đau lòng quá đỗi. Nhưng mà không còn có cách nào khác để cảnh tỉnh chồng. Thôi thì ta đành hy sinh tính mạng này cho sự phục thiện của chồng và con.
Lan Bình ra đi sau hơn ba năm sống trong ngôi nhà vốn đã có quá nhiều chết chóc. Gặp Phúc ở hành lang, bà không đáp lại câu hỏi của hắn. Chẳng hiểu sao bà tin chắc rằng gã đàn ông này cũng là một tên sát nhân tàn bạo.
Đã lâu lắm rồi Lan Bình mới trở về đây lại. Làng quê bị tàn phá ngày xưa giờ đã mọc lại những ngôi nhà mới, tuy có khang trang hơn nhưng vẫn còn chứa đựng cả một sự nghèo khó của người dân vùng biển.
Những kỷ niệm ngày xưa vụt về trong ký ức - Thiếu phụ bây giờ đã đứng ở cái ghềnh đá ngày xưa, nơi bà và Hiếu Thành thường đứng ở đây hàng giờ trông con tàu của bố về từ biển khơi. Và có một lần họ đã không bao giờ thấy con tàu thân thương ấy nữa.
Gió biển lồng lộng thổi, vẫn là thứ gió mùi vị mặn quen thuộc của ngày xưa. Ước gì bây giờ bà và người ấy được sống lại những năm tháng xa xưa ấy. Cuộc sống tuy nghèo nhưng không có những lo toan tính toán, mưu mô và cạm bẫy.
Tất cả chỉ là ước mong mà thôi, bà sẽ không còn ở trên thế gian này nữa. Hiếu Thành ơi! Cái chết của em hôm nay mong rằng sẽ thức tỉnh anh, để đánh đổi cho anh và con sự bình yên và để anh đừng tiếp tục nhúng tay vào tội ác nữa.
Lần cuối cùng hình ảnh của chồng và con hiện lên níu kéo nhưng sức mạnh ấy không đủ ngăn cản quyết tâm trong lòng bà. Thiếu phụ lao mình xuống làn nước mênh mông và sâu thẳm của đại dương, vài giọt lệ hòa cùng nước biển làm mặn đắng bờ môi.
Hôm nay là ngày vui nhất trong đời Bảo, cậu ta vừa thi đậu vào trường đại học kinh tế, một thành tích mà suốt mười năm qua, ở thị xã này chưa có một người nào làm được.
Lúc nhận được tin này, ở nhà không có ai. Bảo cầm tờ giấy báo trên tay, vừa chạy vừa hét thật to:
- Tôi thi đậu rồi, tôi thi đậu rồi...!
Biển hiện ra trước mắt Bảo, lần đầu tiên trong đời anh ta mới thấy biển đẹp. Bảo đảo mắt nhìn quanh tìm kiếm, sẵn sàng chia sẻ niềm vui với bất cứ người nào có mặt ở đây. Kia rồi, trước mắt Bảo có một bóng trắng, một người nào đó đang đứng nhìn biển trên một ghềnh đá cheo leo. Bảo chạy lại, muốn nói với người đó là coi chừng nguy hiểm, nhưng đã muộn mất rồi, dường như bóng trắng tự lao mình xuống biển, Bảo hét thật to:
- Đừng, chỗ đó nước sâu lắm.
Khi Bảo ra tới ghềnh đá thì chỉ còn thấy có mỗi chiếc áo trắng đang từ từ chìm dần xuống nước. Ngần ngại một chút rồi anh ta cởi nhanh quần áo. Bảo tự hỏi nếu như không có tin vui vừa nhận được, anh ta có sẵn lòng cứu nạn nhân như thế này không?
Khi vớt được người đàn bà lên, bà ta đã ngất xỉu. Bảo làm tất cả các động tác cấp cứu mà bất cứ người dân biển nào cũng biết được. Anh ta nhìn gương mặt tái xanh của nạn nhân, tự nhủ không biết có nên đem bà ta tới bệnh viện không? Bảo chặc lưỡi:
- Thôi kệ, nhân cái lúc vui vẻ này, ta không nên hẹp hòi làm gì.
Và lần đầu tiên trong đời, Trần Gia Bảo đã ra ơn, đã làm một việc tốt cho người khác.
..........................
Lương Hiếu Thành đang làm việc ở công ty thì Mỹ Linh lao nhanh vào phòng, gương mặt hốt hoảng:
- Cha, cha ơi! Mẹ bỏ đi rồi, người dọa là sẽ chết.
Hiếu Thành sững sờ:
- Con nói cái gì?
Mỹ Linh mếu máo:
- Trưa con đi học về, gọi hoài mà không thấy mẹ, cuối cùng con bắt gặp trong phòng mẹ hai lá thư, một gởi cho cha và một gởi cho con, mẹ có nói về cái chết, con cũng không hiểu làm sao nữa.
Hiếu Thành giằng lá thư trên tay con rồi nhanh chóng bóc ra. Những dòng chữ để lại của thiếu phụ:
"Anh Thành, lúc mà anh đọc được lá thư này, có lẽ linh hồn em đã về thế giới khác. Thế giới mà hôm qua chú Đằng đã đến đó và trước đây, tất cả những nạn nhân của anh cũng đến.
Xin đừng trách em, đừng chê bai em là dại dột, mà xin anh hãy qua cái chết này thức tỉnh... Tỉnh dậy đi anh, đừng tiếp tục dấn thân vào ngõ cụt nữa. Nếu anh chịu thức tỉnh thì có thể sẽ còn kịp đó.
Anh Thành, em rất đau lòng mà nói rằng xin cảm ơn tất cả những ân tình anh đã dành cho em bấy lâu nay và xin vĩnh biệt anh. Tất cả những gì em muốn nhắn nhủ lại là mong anh hãy cưu mang đứa con của chúng ta, hãy ăn năn sám hối những tội lỗi của mình để tương lai của anh và con không đi vào ngõ cụt. Nếu được vậy, cái chết này âu cũng là xứng đáng.
Vĩnh biệt anh!"
Lương Hiếu Thành rụng rời buông lá thư, gương mặt cứng cỏi mờ lệ:
- Lan Bình ơi! Sao em dại dột như vậy chứ!?
Mỹ Linh níu tay cha, cô khóc thật to:
- Cha, mình phải làm sao bây giờ? Mẹ nói là sẽ đi tự vận đó.
Hiếu Thành thức tỉnh:
- Trong thư gởi con, mẹ có nói gì không?
- Mẹ không có nói gì hết, chỉ khuyên con cố gắng học hành và... đừng có đi theo cha nữa. Cha, thật ra chuyện này là như thế nào đây, mẹ...
- Lúc này không phải là lúc để cha giải thích, chúng ta phải tìm cách cứu mẹ. Con đã tìm mẹ ở trong nhà mình chưa?
- Con tìm tất cả rồi, trong nhà và ngoài vườn nhưng không thấy mẹ đâu hết.
Phải cố gắng lắm Hiếu Thành mới đứng vững. Đây là một mất mát mà đối với ông ta không có gì bù đắp được.
Ông ta sực nhớ có một lần Lan Bình nói:
- Nếu có chết, em sẽ chọn làng quê của mình. Được nằm cạnh biển, nghe sóng vỗ rì rào, chắc hẳn là vui lắm!
Mắt Hiếu Thành chợt sáng lên một tia hy vọng:
- Phải rồi, chắc chắn nàng sẽ tìm về.
- Cha nói ở đâu?
- Đi, cha con mình đi nhanh lên, may ra còn kịp cứu mẹ con.
Chiếc xe du lịch chồm lên rồi lao vút về phía biển.
.......................
- Anh là thân nhân của bệnh nhân?
Vị bác sĩ trực phòng cấp cứu hỏi:
- Không, tôi chỉ tình cờ cứu được bà ta thôi.
- Vậy ai chịu trách nhiệm cho bệnh nhân đây? Chúng tôi cần biết rõ họ tên để lập hồ sơ bệnh án.
Bảo lạnh lùng:
- Tôi không biết. Tôi đã đưa bà ta tới đây rồi thì tùy ở các vị. Tôi nghĩ trường hợp này bệnh viện chắc không tốn hao gì lắm đâu.
Bảo bỏ đi ngay sau đó, mặc tình vị bác sĩ ngơ ngác nhìn theo. Trên đường trở về, Gia Bảo lại đi ngang qua chỗ ban nãy, một chiếc xe du lịch bóng loáng đang đỗ cạnh đó, trên bãi biển có hai bóng người đang nhìn dáo dác như tìm kiếm. Bất giác linh tính báo cho Bảo biết, có một chút lợi lộc nếu như anh ta tiếp tục làm ơn thêm một lần nữa.
Một trong hai bóng trắng nhìn thấy và chạy nhanh về phía Bảo. Đó là một cô gái, cô ta không ngần ngại nắm ngay lấy bàn tay Bảo, gương mặt cô ta đầy nước mắt.
- Anh, làm ơn cho hỏi thăm, anh có thấy một người...
Bảo tiếp theo:
- Một người đàn bà vận đồ trắng, rất xinh đẹp, có phải không?
Mỹ Linh rối rít:
- Vâng, đó chính là mẹ tôi, anh có thấy người phải không?
- Tôi thấy - Bảo rút tay mình trở về - Bà ấy đứng ở ghềnh đá và lao xuống biển...
Cô gái ôm lấy mặt hét to:
- Trời ơi, mẹ...!
- Tôi chưa nói hết, tôi đã lao theo và cứu được bà ấy.
- Thật hả, anh đã cứu mẹ tôi?
- Vâng.
Hiếu Thành bây giờ cũng đã bước tới, ông ta điềm đạm hơn:
- Cháu trai, bây giờ bà ấy ở đâu rồi?
- Tôi đã đưa đến bệnh viện. Nếu qúi vị muốn thì tôi sẽ đưa đến đó.
Mỹ Linh rối rít:
- Vâng... vâng... chúng tôi muốn.
- Làm phiền cháu.
Và thế là lần đầu tiên Bảo đựơc ngồi vào một chiếc xe sang trọng như vậy. Ngay lập tức, ý nghĩ của anh ta là sẽ có một ngày mua được nó.
Trên xe Mỹ Linh bồn chồn:
- Anh...
- Tôi tên là Gia Bảo.
Bảo tự giới thiệu, anh ta linh cảm là mình cần phải gắn bó với hai cha con giàu sang này.
- Theo anh thì mẹ tôi có sao không?
Mỹ Linh lại hỏi tiếp.
- Tôi nghĩ là giờ này bà đã tỉnh lại trong bệnh viện.
Người đàn ông lúc nãy mới nói:
- Cậu Bảo, dù sao chăng nữa, cha con tôi cũng hết lòng mang ơn cậu.
Bảo chỉ cười không nói. Chiếc xe lao nhanh theo hướng Bảo chỉ dẫn.
......................
Thật vậy, lúc ba người họ vào phòng thì Lan Bình đã tỉnh. Bà còn đang ngạc nhiên là tại sao mình chưa chết. Mỹ Linh lập tức ôm chầm lấy mẹ:
- Mẹ, mẹ làm con sợ quá đi. Tại sao mẹ lại bỏ con và cha chứ?
Hiếu Thành cũng dịu dàng:
- Em có biết mình dại dột lắm không Lan Bình?
Thiếu phụ hờ hững nhắm mắt:
- Tôi tiếc là mình chưa chết được.
- Kìa mẹ... mẹ đừng có nói xúi quẩy như vậy chứ, con không có chịu đâu.
- Không, mẹ nói thật.
- Khờ quá, chỉ cần em nói với anh là được rồi, Lan Bình, từ nay anh hứa không có làm cho em phật lòng nữa, như vậy có được chưa hả?
Lan Bình quay mặt vào trong không nói. Lương Hiếu Thành tiếp tục dỗ ngọt:
- Anh hứa từ nay sẽ làm ăn đàng hoàng trở lại, không có dùng thủ đoạn nữa, em có chịu chưa?
Mỹ Linh cũng lắc tay mẹ nói:
- Còn con, con hứa sẽ không có đi theo cha nữa, con sẽ ở nhà với mẹ, mẹ nhé.
Thiếu phụ nhắm mắt, từ trong ấy lăn ra hai giọt lệ óng ánh. Bà không biết mình có thể sống yên ổn những ngày tháng còn lại không, khi mà hình ảnh của quá khứ cứ chập chờn trước mắt?
Giọng chồng bà thành khẩn:
- Anh sẵn sàng làm tất cả những gì em muốn Lan Bình à!
Bà thở dài, hỏi sang chuyện khác:
- Tôi muốn biết tại sao mình còn chưa chết?
- Đừng có xưng hô lạnh lùng với anh như vậy nữa Lan Bình à.
Mỹ Linh xen vào:
- Cha, phải để cho mẹ có thời gian chứ.
Rồi nàng tự nhiên cầm tay Gia Bảo tới trước mặt mẹ:
- Chính anh ấy đã cứu mẹ đấy.
- Chào bác.
Lan Bình chớp mắt nhìn thanh niên lạ:
- Tuy rằng cậu đã làm trái ý nguyện của tôi, nhưng mà tôi cũng thành thật cám ơn lòng tốt của cậu.
- Cả con và cha nữa chứ. Gia đình mình mang ơn anh ấy.
- Nhà cậu ở đâu, Gia Bảo?
Đó là tiếng Hiếu Thành, ông ta chẳng những mang ơn mà còn nhận ra đây là một thanh niên ưu tú.
- Dạ nhà cháu ở gần bãi biển, trong làng chài.
Cả ông Thành và bà Lan Bình cùng ngạc nhiên, không hiểu sao trong làng chài lại có một thanh niên như thế này.
Lương Hiếu Thành mở lời:
- Tôi rất mang ơn cậu, cậu Gia Bảo ạ! Gia đình chúng tôi...
Lan Bình không để chồng nói hết:
- Khoan hãy nói đến chuyện ấy đã. Anh đưa con về trước đi, em muốn ở lại nơi này, chúng ta sẽ gặp lại nhau nữa mà.
Hiếu Thành kinh ngạc:
- Em muốn ở lại đây?
- Phải.
- Lan Bình à... Anh đã biết lỗi của mình rồi mà. Em về với anh và con đi.
- Em sẽ về, nhưng mà em muốn ở lại đây vài hôm.
- Vậy thì anh cũng ở lại đây với em.
- Cả con nữa.
- Hai người đừng có làm như vậy mà. Mỹ Linh, mẹ bây giờ không có muốn chết nữa đâu mà con sợ.
Lương Hiếu Thành cố gắng thuyết phục nhưng bà Lan Bình nhất định không đồng ý. Cuối cùng ông ta đành thuê một người y tá đặc biệt ở lại săn sóc cho vợ.
- Anh và con ngày mai sẽ trở lại thăm em.
Ông ta nói trước khi đi.
- Gia Bảo, chúng tôi đưa cậu về.
Bà Lan Bình bỗng nói:
- Nếu cậu Bảo không có bận gì thì tôi xin được nói chuyện với cậu một chút, có được không?
Bảo thấy là cơ may của mình đã đến rồi:
- Không hề gì, cháu sẽ ở đây hầu chuyện với bác.
Thiếu phụ nhìn một lúc ở khung cửa, nơi chồng và con vừa đi khuất rồi bà quay sang Gia Bảo, giọng thân mật hơn:
- Cháu ngồi xuống đi. Chắc là cháu không lớn hơn con tôi bao nhiêu?
- Dạ cháu hai mươi tuổi.
- Nhà cháu ở làng chài à?
- Vâng. Sau khi ba cháu mất, gia đình dọn về đó.
- Thảo nào cháu không giống người dân vùng biển - Rồi bà nói về mình - Ngày xưa tôi cũng ở đó, gần nơi mà cháu đã thấy tôi.
- Thật vậy sao? Bác từng ở làng quê này?
Thiếu phụ nói sang chuyện khác:
- Cháu đã cứu sống tôi. Tuy rằng tôi không thiết sống nữa, nhưng mà dù sao chuyện cũng đã xảy ra rồi. Thấy cháu thông minh và có lòng tốt, tôi rất muốn giúp đỡ cháu, nhưng mà không biết hoàn cảnh hiện tại của cháu như thế nào. Vậy tôi có thể hỏi cháu vài câu được không?
Gia Bảo biết chắc là cơ hội đã đến rồi, nhưng anh ta vốn khôn ngoan, không tỏ ra vội vàng:
- Cháu cứu bác đơn giản chỉ vì không thể làm khác hơn được trong trường hợp ấy. Ngoài ra cháu không hề có ý gì khác.
- Bác biết chứ - Thiếu phụ đổi cách xưng hô - Và bác muốn giúp cháu, hoàn toàn chỉ vì thấy cháu là người tốt mà thôi.
- Vâng, cám ơn bác. Xin bác cứ hỏi đi.
Lan Bình mỉm cười hiền từ, bà không biết là mình đang đối diện với một con người đầy thủ đoạn và dục vọng.
- Hiện giờ đây cháu đang làm gì?
- Cháu không làm gì cả. Cháu vừa mới thi vào đại học.
- Vậy ư, bác thật sự ngạc nhiên đó. Còn gia đình cháu?
- Cháu sống với mẹ và một đứa em trai. Gia đình cháu sống nhờ vào biển.
- Thứ lỗi cho bác hỏi thật. Có phải nhà cháu không được khá lắm?
Bảo làm ra vẻ ngượng:
- Bác cũng biết mà, ở làng quê, nhất là những làng chài ven biển, thu nhập không được khá lắm.
Thiếu phụ nhìn Bảo thật trìu mến:
- Bác biết, vậy cháu có dự tính gì trong tưuơng lai chưa?
Vẻ mặt buồn rầu, Bảo đáp:
- Cháu rất muốn học đại học, nhưng mà...
Anh ta bỏ lửng câu nói và trong thâm tâm đã biết chắc thiếu phụ sẽ nói gì. Quả thật y như Gia Bảo nghĩ.
- Bác biết rồi, vầy đi nhé, bác sẽ giúp cháu vào đại học.
- Cháu...
- Đừng có phụ lòng bác và cũng đừng xem như bác vì muốn trả ơn cho cháu. Thật sự bác quí mến và muốn được giúp đỡ cháu. Thế cháu vào ngành gì vậy?
- Dạ đại học kinh tế.
Lan Bình ngẫm nghĩ một chút rồi nói:
- Cháu có muốn về thành phố ở không?
Gia Bảo vẫn đối đáp một cách khôn ngoan:
- Cháu không biết phải nói sao đây...
- Cháu không cần phải nói nữa, bác sẽ giúp cháu về thành phố ăn học, và cả gia đình của cháu nữa.
- Cám ơn bác, nhưng mà cháu không dám nhận đâu.
- Đừng có áy náy nữa. Đây là cơ hội tốt để cháu tạo dựng sự nghiệp. Nhìn cháu, bác thấy rằng cháu rất có tương lai - Rồi bà trầm ngâm - Ngày xưa bác cũng từ làng quê này ra đi, mang theo cả một sự nghèo khó trên vai. Bây giờ bác muốn được nhìn lại hình ảnh ấy qua cháu - Rồi bà trở lại sôi nổi - Vậy nhé, cháu về bàn lại với gia đình đi. Lên thành phố cháu có thể vừa học vừa làm ở công ty của bác trai.
Gia Bảo đứng dậy:
- Cháu không biết tương lai sẽ như thế nào, nhưng dù sao cháu cũng xin cám ơn ý tốt của bác.
- Thôi được rồi chàng trai trẻ, cháu không cần phải khách sáo với bác như thế đâu.
- Cháu xin phép về.
- Bao giờ thì cháu trở lại, sáng mai nhé!
- Dạ vâng, cháu sẽ trở lại.
Thiếu phụ nhìn theo bóng Gia Bảo, cảm thấy mình vừa làm được một việc rất tốt.
Trong lòng Gia Bảo như có hội, cùng một ngày mà có tới hai tin mừng. Cuối cùng ta cũng có thể thoát khỏi cái làng quê nghèo khổ này. Trong lòng Gia Bảo lúc này không hề có Lâm Huỳnh Thi và mẹ nàng.
Ở nhà chỉ có mỗi mình bà Mỹ, Nguyên Ngữ và Huỳnh Thi đã ra biển, mẹ Thi thì vẫn còn yếu nên nằm ở trong nhà dưỡng bệnh. Thấy con bước vào, bà Mỹ nhăn nhó hỏi:
- Con đi đâu mà cả ngày thế hở Bảo!
Gương mặt Bảo hớn hở:
- Mẹ không biết con trai của mẹ hôm nay gặp may thế nào đâu.
- Dĩ nhiên rồi. Con còn chưa nói ra thì làm sao mà mẹ biết được.
- Vậy thì con nói cho mẹ biết đây, con đã thi đậu vào đại học.
- Cũng đáng mừng thật đấy.
- Còn nữa, cái tin này mới đáng ngạc nhiên và vui mừng hơn.
Thế là anh ta bắt đầu kể lại câu chuyện đã xảy ra, cuối cùng Bảo nói với vẻ hớn hở:
- Mẹ con mình sắp phát tài rồi đó, mẹ có biết không?
- Ôi thật là may mắn! Chuyện này có nằm mơ mẹ cũng không tưởng tượng ra được.
- Gia đình chúng ta ba người sẽ tới thành phố ở, coi như sẽ không còn những ngày tháng ở làng quê nắng cháy này nữa.
- Con nói gì, ba người à, thế còn Huỳnh Thi và mẹ của nó?
- Họ thì có ăn nhập gì với chúng ta đâu mẹ?
- Ồ, có chứ! Huỳnh Thi là vợ tương lai của con mà.
Bảo nói một cách thản nhiên:
- Mẹ ơi, tội gì phải kéo thêm họ cho thêm phiền phức chứ. Mẹ hãy làm như quên lời hứa ngày xưa đi là được rồi.
- Nhưng mà con cần phải có vợ nữa chứ.
- Chuyện ấy thì con không nghĩ đến. Nhưng nếu có cưới vợ, con sẽ cưới một cô gái khác kìa, chẳng hạn như con gái của ông chủ ấy. Còn Huỳnh Thi, cô ta có đáng gì để làm vợ con kia chứ.
- Nhưng mà...
- Mẹ đừng có băn khoăn nữa, mẹ chỉ cần không nhắc đến thì họ vì tự trọng mà lơ đi.
- Mẹ thấy làm như vậy không có được tốt lắm.
- Mẹ à, mẹ cũng muốn con của mẹ có một người vợ tốt chứ, có phải không? Huỳnh Thi, cô ta đã từng làm vũ nữ đấy, mẹ có biết không?
- Thôi tùy con vậy. Kể ra cưới một cô vợ từng làm ở vũ trường không phải là tốt lắm.
Thế là mẹ con Huỳnh Thi đã bị gạt ra khỏi cuộc đời Gia Bảo.
Gia Bảo không hề nói nửa lời về câu chuyện ấy với ai ngoài mẹ mình. Trưa hôm sau anh ta trở lại bệnh viện, ở đó đã có đủ cả hai cha con Hiếu Thành. Họ tiếp đón Bảo vô cùng niềm nở.
- Thế nào hở chàng trai - Lương Hiếu Thành cởi mở - Ta đã nghe bác gái nói về ý định của mình và ta đã hoàn toàn đồng ý. Thế cháu có muốn đi cùng gia đình ta về thành phố sinh sống không?
Gia Bảo cúi đầu ra vẻ suy nghĩ. Lương Hiếu Thành nói tiếp, ông ta thật sự muốn trả ơn cho Bảo và muốn làm vừa lòng vợ.
- Làm người cần phải biết nắm bắt cơ hội chàng trai ạ.
Mỹ Linh cũng thêm vào, cô có vẻ thích Bảo:
- Anh về đó cùng đi học với em. Năm sau em cũng thi vào đại học rồi đó.
Tiếng bà Lan Bình:
- Đừng có suy nghĩ vẩn vơ nữa Gia Bảo. Chúng tôi thành thật muốn giúp đỡ cháu đấy.
- Vâng cháu biết - Lúc này Bảo mới mở lời - Nhưng cháu còn có gia đình...
- Ồ, không thành vấn đề. Mẹ cháu và em trai sẽ cùng đi được chứ? Còn chuyện sinh sống, chúng tôi hứa sẽ lo chu đáo cho gia đình cháu và sẽ tìm việc làm cho em trai của cháu. Như vậy có được chưa?
Gia Bảo giả vờ ấp úng:
- Cháu không biết phải nói làm sao để cám ơn hai bác đây.
- Thôi được rồi, không cần phải ơn nghĩa làm gì. Vậy chừng nào cháu cùng gia đình có thể lên đường được.
- Xin bác cho cháu hai ngày để thu xếp.
Lan Bình nói:
- Anh và con về trước, em muốn ở đây rồi sẽ cùng về với Gia Bảo.
Lương Hiếu Thành không biết làm gì hơn là đồng ý. Hai cha con họ ở lại trò chuyện thêm một lúc nữa rồi trở về thành phố. Còn lại hai người, thiếu phụ nói:
- Cháu có đồng ý dẫn bác đi tham quan một vòng không Gia Bảo?
- Được chứ, chỉ ngại cho sức khỏe của bác.
- Không sao, mình đi.
Lát sau họ đã đứng trước biển, nơi mà bà Lan Bình lao mình xuống nước. Thiếu phụ trầm ngâm:
- Làng mạc, khung cảnh ở đây tất cả đã thay đổi, chỉ có biển là vẫn vậy, muôn đời mênh mông với những con sóng bạc đầu.
Gia Bảo đưa thiếu phụ đi dạo trong rừng dương, bà nói:
- Ngày ta ở đây, những cây dương này còn bé tí. Gia Bảo, nhà cháu ở đâu?
- Dạ, ở trong làng, nhưng mà bác không nên tới đó làm gì.
Thiếu phụ cười hiểu ý:
- Cháu mặc cảm à? Làm người không nên tự ti vì hoàn cảnh. Nhưng thôi, ta không đòi hỏi tới đó đâu mà sợ.
Bảo thở phào nhẹ nhõm, anh ta sợ không biết phải giải thích làm sao mối quan hệ của họ nếu bà Lan Bình thấy được Huỳnh Thi và mẹ của nàng ở chung một nhà.
Đưa bà Lan Bình trở lại bệnh viện, Gia Bảo lập tức quay về nhà. Họ nói chuyện với nhau vào bữa ăn tối hôm đó.
Bà Mỹ mở đầu:
- Chị Chi, gia đình chúng tôi sắp dọn về thành phố ở.
Ngữ buông chén cơm hỏi:
- Ủa, sao lạ vậy má hai?
- Một người bà con của má ở thành phố muốn đưa Gia Bảo về đó ăn học. Tiện đây cũng báo tin vui là Gia Bảo đã thi đậu vào đại học.
Huỳnh Thi đưa mắt nhìn Bảo dò hỏi nhưng anh ta đã nhìn đi chỗ khác. Bà Mỹ nói tiếp:
- Ngày mốt này chúng tôi sẽ dọn đi. Chị Chi, căn nhà này tôi xin để lại cho chị và cháu Thi cùng ở.
- Má hai, như vậy là sao?
Bà Mỹ tươi cười, cố làm ra vẻ bình thường:
- Con, má và Gia Bảo ngày mai sẽ dọn đi.
- Con không hỏi chuyện này. Anh hai và...
Bà Thụy Chi chận lại:
- Nguyên Ngữ, má hai đã quyết định như vậy rồi, cháu không nên cãi lời.
- Nhưng mà...
- Bác và Huỳnh Thi sẽ ở lại đây. Chúng tôi bắt đầu cảm thấy yêu thích miền quê này rồi.
Huỳnh Thi mở to mắt nhìn Gia Bảo dò hỏi. Anh ta lạnh lùng nói:
- Chúc bác gái, em Thi ở lại may mắn.
Nói rồi Bảo đứng lên đi vào phòng của mình. Còn lại bốn người, bà Mỹ cảm thấy ray rứt trong lòng:
- Chị Chi, xin lỗi chị...
Bà Chi cười, gương mặt thật bình thản:
- Không có gì phải xin lỗi cả chị Mỹ ạ. Chúng ta hãy coi như chưa từng nói gì với nhau và tôi lấy thế làm vui mừng.
- Thật hả? - Bà Mỹ nói với chút ân hận - Vậy thì tôi yên tâm rồi.
- Dù sao tôi cũng cám ơn chị đã cho căn nhà này.
Huỳnh Thi bỗng đứng lên, nàng hoang mang rời khỏi bàn ăn. Nguyên Ngữ gọi với theo:
- Em Thi...
Bà Chi khoát tay:
- Hãy để cho nó đi, không sao đâu.
Nói rồi bà cũng đứng lên, trở về giang sơn của mình. Nguyên Ngữ nhìn má nuôi, bực dọc hỏi:
- Chuyện này là như thế nào đây, má hai?
- Có gì đâu, chúng ta sẽ đi khỏi nơi này.
- Nhưng tại sao không có Huỳnh Thi?
- Tại sao phải có nó chứ?
- Má còn hỏi nữa. Chẳng phải ngày xưa má từng đòi cưới cô ấy cho anh hai của con sao.
- Đó là chuyện ngày xưa. Bây giờ không nên nhắc đến làm gì.
- Nhưng mà...
- Con không cần phải nói nữa, tự ta và anh con biết cách giải quyết mà.
- Thật là vô lý quá! Con phải tìm anh hai hỏi cho ra lẽ mới được.
Nguyên Ngữ giận dữ bỏ đi, chàng xô mạnh cửa phòng Gia Bảo rồi chất vấn:
- Anh hai, em muốn biết chuyện này là như thế nào?
Bảo từ từ quay lại, gương mặt khinh khỉnh:
- Có phải em muốn hỏi rằng tại sao anh không dẫn theo Huỳnh Thi?
- Vậy thì anh hãy giải thích cho em hiểu đi.
Bảo đáp gọn:
- Cô ta không xứng đáng làm vợ anh.
Ngữ tức tối hỏi lại, chàng cũng không hiểu tại sao mình không nắm bắt cơ hội này để mà chinh phục Huỳnh Thi:
- Không xứng đáng, Huỳnh Thi có chỗ nào không xứng đáng với anh chứ?
- Tất cả mọi điểm và điều quan trọng hơn hết là anh không thích lăng nhăng với đàn bà.
- Anh nói gì kỳ cục vậy? Hai người đã hứa hôn với nhau rồi mà?
- Chỉ là những lời nói bâng quơ mà thôi.
- Nhưng mà ba năm qua, tất cả mọi người ai cũng công nhận và thầm hiểu mối quan hệ đó.
Gia Bảo bắt đầu bực dọc:
- Bây giờ em muốn gì đây, định gây sự với anh à?
- Em chỉ đòi hỏi anh đối xử công bằng với Huỳnh Thi mà thôi.
- Vậy thì bây giờ em hãy đi gọi cô ta về đây và bảo cô ta đứng trước mặt anh xin được làm vợ anh đi.
- Anh thừa hiểu là không thể có chuyện ấy mà.
- Vậy thì tốt. Cả mẹ cô ta và cô ta cũng chấp nhận, tại sao em tự rước phiền phức vào mình chứ?
- Ba năm qua, anh không hề yêu thương Huỳnh Thi?
- Anh có bảo là thương cô ta bao giờ đâu?
- Nhưng mà...
Bảo khoát tay:
- Tóm lại là anh không thích cô ta, em ra ngoài đi, chuẩn bị mọi thứ ngày mai lên đường.
- Nghĩa là anh dứt khoát bỏ rơi Huỳnh Thi?
- Anh đã nói rồi.
Nguyên Ngữ bây giờ mới biết mình phải làm gì trong lúc này.
Thi những tưởng là mình sẽ khóc, nhưng rồi cuối cùng nước mắt không rơi được. Tại sao vậy chứ, tại sao con người có thể bội bạc một cách phũ phàng đến như vậy?
Nàng một mình đi dạo trong rừng dương, cố nhớ lại những kỷ niệm đã qua với Gia Bảo nhưng không tài nào nhớ được. Cuối cùng Thi chợt nhận ra rằng giữa hai người không hề có kỷ niệm gì ngoài lời hứa hôn của hai bên cha mẹ. Sao vậy nhỉ, sao từ trước đến nay ta không hề nhận ra giữa ta và Gia Bảo không có gì gắn bó nếu không muốn nói là mối quan hệ hết sức nhợt nhạt?
Thi bỗng nghĩ đến Nguyên Ngữ và ngay lập tức, chàng có mặt bên nàng:
- Huỳnh Thi, em đừng buồn nữa.
Thi quay mặt lại, nghiêm trang nhìn vào mắt Ngữ:
- Ai nói với anh là em buồn?
Ngữ trố mắt, kinh ngạc nhìn vẻ bình thản của cô gái. Thi tiếp:
- Em chỉ ân hận thôi, ân hận tại sao mình không sớm nhận ra con người bội bạc và khô khan tình cảm của Gia Bảo. Ân hận là mình đã mù quáng trong suốt thời gian qua. Thật ra em phải tỉnh ngộ ngay từ lần sinh nhật đầu tiên ở đây, lúc mà Gia Bảo mang con thuyền của em tặng ném vào sọt rác kìa. Nguyên Ngữ, xin lỗi anh em đã nhắc lại chuyện không vui đó, em thật sự hối hận vì đã hành động không phải đối với anh.
- Em thật sự không buồn vì chuyện này sao?
Ngữ mừng khấp khởi trong lòng, chàng chờ đợi câu trả lời của Thi.
- Thật chứ! Trái lại em còn vui mừng nữa là, mừng vì mình đã tỉnh ngộ. Thử hỏi nếu em làm vợ con người lạnh lùng ấy thì cuộc đời em sẽ ra sao?
- Em không buồn là anh vui lắm rồi.
Nàng nhìn Ngữ đầm ấm. Lúc này đây, trong mắt Thi chỉ có mỗi mình Nguyên Ngữ mà thôi.
- Em có một nỗi buồn là từ nay sẽ mất đi một người anh tốt như anh.
Ngữ muốn nói rằng chàng nhất định không muốn làm anh trai của nàng đâu. Nhưng rồi Ngữ chỉ nói được thế này:
- Em không mất anh đâu, bởi vì anh sẽ không có đi đâu hết, anh sẽ ở lại đây.
Thi ngỡ ngàng:
- Anh nói là sẽ ở lại đây?
- Đúng, anh không đi.
- Về thành phố cuộc sống sẽ sung sướng hơn.
- Nhưng ở đó không có em... và biển.
Thi muốn hỏi, thật ta anh yêu em hay yêu biển chứ? Nhưng rồi nàng chỉ hỏi được:
- Anh không ân hận vì quyết định của mình chứ?
- Đi, bây giờ mình lập tức trở về nhà, anh sẽ nói với họ là anh ở lại đây.
- Cái gì, con nói là không muốn đi à?
- Vâng, thưa má hai, con yêu biển và con muốn ở lại đây.
- Con có điên không, biển có gì mà yêu chứ?
Con không chỉ yêu biển mà thôi đâu. Ngữ nghĩ như vậy nhưng chàng không nói ra.
Gia Bảo nói:
- Ngữ à, không phải anh dạy đời em, nhưng mà quyết định của em bây giờ là ngu ngốc lắm, em có biết không?
- Em biết về thành phố cuộc sống sẽ sung sướng hơn, nhưng mà mỗi người có một chí hướng. Người như em, không có làm gì được ở cái chỗ sang trọng ấy đâu.
Bảo nhìn xoáy vào mắt Ngữ:
- Thật ra anh biết em ở lại là vì cái gì rồi.
Ngữ đỏ mặt:
- Em... em chỉ làm theo lương tâm của mình.
- Thôi được, nếu em muốn thì anh không ép, tuỳ em quyết định.
- Vậy chúc hai người lên đường may mắn.
- Ngữ à!
Bà Mỹ gọi nhưng Nguyên Ngữ đã bỏ đi rồi.
- Gia Bảo, làm vậy sao được chứ? Nó chẳng khác gì em ruột của con.
Bảo lạnh lùng:
- Mặc nó đi mẹ à.
- Làm như vậy mẹ thầy không yên tâm.
- Cùng lắm sau này con kiếm tiền được sẽ gởi về cho nó.
Bà Mỹ vẫn cảm thấy áy náy, nhưng vốn nghe lời Gia Bảo, bà đành im lặng.
Bà Chi ngắm hai đứa trẻ đứng cạnh nhau lòng cảm thấy yên ổn.
- Huỳnh Thi, mẹ thật là tự hào về con đó. Trong chuyện này người đáng buồn không phải là chúng ta mà là Gia Bảo, nó đã đánh mất tình cảm tốt đẹp rồi.
Thi nói:
- Mẹ, anh Ngữ cũng không muốn đi nữa.
Bà Chi nhìn chàng trai:
- Cháu suy nghĩ kỹ chưa vậy Ngữ?
Cháu quyết định rồi và sẽ không bao giờ thay đổi.
Ngữ đáp bằng giọng chắc nịch. Bà Chi hỏi tiếp:
- Vậy cháu vui lòng cho bác và Huỳnh Thi cùng ở đây không?
- Sao bác lại hỏi vậy, cháu đâu còn ước mong nào hơn nữa.
Người mẹ cười hiền lành:
- Vậy thì từ nay ba chúng ta sẽ sống ở đây - Bà dõi mắt nhìn ra biển - Bác bắt đầu cảm thấy mình không thể thiếu được hơi thở mặn nồng của biển.
Thi và Ngữ nhìn nhau cùng cười. Họ cùng cảm thấy không có hạnh phúc nào hơn thế nữa.
Bà Mỹ còn quay lại hỏi lần cuối như không tin là Nguyên Ngữ muốn ở lại:
- Con thật tình không muốn đi hả Ngữ?
- Tiếc là con không thể chăm sóc má trong những ngày còn lại. Má hai lên đường mạnh giỏi nha.
- Má thật là không hiểu con Ngữ à?
Phía trước Gia Bảo lầm lũi bước đi, anh ta không có gì để luyến tiếc cả.
Đêm đó hai người dạo chơi trên bãi biển. Nguyên Ngữ năm lần mười lượt muốn nói lên cái tình yêu thầm kín trong lòng nhưng không thể nào nói được. Lúc trở về nhà Ngữ xỉ vả thậm tệ tính nhút nhát của mình, quyết tâm ngày mai gặp mặt sẽ nói, nhưng rồi đâu vẫn hoàn đấy.
Bà Mỹ và Gia Bảo lóa mắt trước vẻ sang trọng của ngôi nhà. Họ càng sửng sốt hơn khi nghe Hiếu Thành nói:
- Căn nhà này từ nay là của cháu, ngày mai ta sẽ đến văn phòng luật sư làm giấy tờ sang tên.
Bảo áy náy thực sự:
- Hai bác cho nhiều thế này, cháu ngại quá.
Tiếng Mỹ Linh:
- Những vật chất này, làm sao mà so sánh với mẹ em được chứ.
- Đúng lắm, cậu không cần phải băn khoăn nữa, Gia Bảo ạ. Bây giờ chúng ta về, ngày mai mời hai mẹ con tới nhà dùng cơm. Tôi sẽ cho tài xế đánh xe đến đây rước hai người, được không?
- Vâng ạ.
Còn lại hai mẹ con trong nhà, Gia Bào nhảy cỡn lên hét to:
- Mình gặp may rồi mẹ ơi.
Bà Mỹ cũng xuýt xoa:
- Sang trọng quá! Hơn gấp trăm lần nhà mình và gấp mười lần căn phố ở chỗ của cha mẹ ngày trước. Chỉ tiếc là thiếu Nguyên Ngữ.
Bảo thản nhiên:
- Ai biểu nó khớ khạo làm gì.
- Dù sao thằng bé cũng sống với mẹ con mình mười mấy năm qua. Không có nó, chắc là con không có được đi học đâu.
- Thôi mẹ đừng nhắc đến chuyện cũ nữa. Con muốn dĩ vãng nghèo khổ phải được chôn vùi kể từ bây giờ. Còn Nguyên Ngữ, sau này có tiền con sẽ gởi về cho nó.
Bà Mỹ thở dài:
- Đành vậy chứ biết làm sao bây giờ.
Hai mẹ con họ lại thêm một lần sững sờ trước sự giàu sang không thể tưởng tượng của họ Lương. Cơ ngơi này, so với cha con thằng Toàn mập nhiều hơn không biết bao nhiêu mà kể. Trong đầu Gia Bảo lại một lần nữa muốn mình sẽ là chủ nhân của ngôi biệt thự tương đương như thế này.
Phòng ăn rộng đến có thể chứa được năm sáu chục người, bàn ăn trải khăn trắng muốt, chén bát, muỗng nĩa đều sáng loáng và quí giá. Bảo không kềm được khát vọng, thủ thỉ vào tai mẹ:
- Tương lai con sẽ là chủ nhân của những thứ này.
Lương Hiếu Thành hôm nay ở nhà, chủ nhân đứng lên niềm nở:
- Mời ngồi.
Bà Lan Bình vui vẻ kéo mẹ Gia Bảo ngồi cạnh. Bảo bắt đầu bữa ăn sang trọng nhất đời mình.
Hiếu Thành tuyên bố:
- Chị Mỹ và cháu Bảo cứ tự nhiên và hãy xem chúng tôi như người nhà vậy. Cháu Bảo là đại ân nhân của gia đình này, công ơn đó suốt đời không ai trong chúng ta quên được.
- Một chút công lao nhỏ mọn, bác cứ nhắc hoài làm cháu ngại quá.
- Thôi được rồi, cha và anh Bảo đừng có khách sáo nữa.
Mỹ Linh nắm tay Bảo, kéo cậu ta ngồi vào ghế cạnh mình. Đôi mắt cô gái nhìn Bảo thân thiện. Và Bảo hiểu rằng, nếu mình muốn vươn cao thật nhanh thì con đường tốt nhất là thông qua cô gái này. Một kế hoạch sắp sẵn trong đầu Gia Bảo.
Đến giữa bữa ăn, Lan Bình nói:
- Cháu Bảo hãy làm thủ tục nhập học ở trường, chúng tôi sẽ lo cho cháu.
- Dạ, cám ơn bác.
- Anh Bảo chắc là học giỏi lắm?
- Cũng tạm thôi.
- Mai mốt có gì không biết, em hỏi anh được không?
- Dĩ nhiên rồi, cái gì biết tôi sẽ chỉ cho Linh.
Bà Lan Bình lại hỏi:
- Cháu Bảo có cần gì nữa không? Cứ việc nói ra, chúng tôi sẵn lòng giúp cháu.
- Không đâu, hai bác cho cháu thế này là nhiều lắm rồi.
- Nghe nói cháu còn một người em, sao cậu ta không cùng đi tới đây?
Bà Mỹ chen vào:
- Thằng bé nó không có chịu đi, tôi thật là khổ tâm quá. Có điều nó không phải là em ruột của Gia Bảo.
- Cậu ta không muốn đi thì có ép cũng không được. Thôi như vầy nhé, chúng tôi sẽ gởi cho cậu ấy một số tiền.
- Ấy chết! - Bà Mỹ xua tay - ông bà đã tốn kém nhiều quá rồi, ý tốt này tôi không dám nhận đâu.
Hiếu Thành muốn làm vừa lòng vợ nên nói:
- Không sao đâu, chị đừng có ngại. Gia Bảo, cháu chỉ đường, thằng Lành nó đem tiền đến cho em cháu.
Ông ta cất tiếng gọi:
- Lành ơi!
Lát sau có người bước ra, không phải Lành mà là Phúc:
- Ông chủ bộ quên hôm nay thằng Lành nó thay mặt ông chủ đến công ty rồi sao?
- Quên nữa. Thôi được rồi, tôi có chuyện này muốn nhờ cậu.
- Là việc gì thưa ông chủ?
- Cậu đi dùm tôi một chuyến ra biển.
Phúc có vẻ ngần ngừ không muốn đi, nhưng rồi tin vào quyết định của ông chủ, anh ta không nói gì nữa.
Bữa ăn trôi qua, bà Mỹ theo bà Lan Bình vào phòng riêng trò chuyện. Mỹ Linh hỏi Bảo:
- Gia Bảo anh có muốn đi dạo xem vườn nhà em không?
Bảo nắm lấy cơ hội:
- Muốn chứ, chỉ sợ làm phiền Linh thôi.
- Đừng có khách sáo nữa. Mình đi.
Cô gái nắm lấy tay Bảo kéo đi, không biết rằng trong tay mình là bàn tay của một con sói độc.
Người trong làng chài chỉ Phúc tới đây. Gã không biết là tại sao ông chủ lại sai gã đi một cách nguy hiểm như vậy. Mặc, là mệnh lệnh của ông chủ thì gã cứ tuân theo thôi.
Đứng nhìn ngôi nhà một lần nữa rồi gã cất tiếng gọi. Lát sau một cô gái xinh đẹp bước ra:
- Ông cần tìm ai?
Gã cất giọng lịch sự:
- Xin lỗi ở đây có ai tên Nguyên Ngữ không cô?
Bên trong bà Chi từ từ bước ra.
- Vâng, đây là nhà của anh ấy, nhưng anh Ngữ đi vắng rồi. Ông có cần nhắn lại gì không?
Phân vân một chút rồi Phúc đáp:
- Ông chủ của tôi gởi cho cậu Ngữ cái này - Hắn ta chìa phong bì trên tay, bên trong bà Chi vừa bước ra rới ngưỡng cửa, trố mắt nhìn gã đàn ông kinh ngạc.
Phúc tiếp:
- Ông Thành nói là cậu Gia Bảo gởi cho em trai của mình, nhờ cô chuyển lại dùm.
Không còn nghi ngờ gì nữa. Gương mặt bà Chi tái xanh, run rẩy. Chính hắn là tên ác nhân ngày xưa đã gieo kinh hoàng và đau khổ cho cuộc đời bà.
- Vậng - Bên ngoài vẫn đối đáp - Tôi sẽ chuyển cho anh Ngữ.
- Cám ơn cô! Chào cô.
Phúc bỏ đi, nghĩ là mình đã làm xong công việc một cách trót lọt.
Huỳnh Thi quay lại, sững sờ khi thấy gương mặt mẹ mình biến đổi:
- Mẹ, mẹ làm sao vậy?
Bà Chi yếu ớt nói:
- Đưa... đưa mẹ xem.
Thi trao phong bì trên tay cho mẹ. Bà Chi run rẩy đón lấy và càng run hơn khi thấy đó chính là loại phong bì ngày xưa công ty của cha bà thường dùng.
- Tại sao vậy, tại sao hắn lại là người của Lương Hiếu Thành?
- Mẹ, mẹ nói gì vậy?
Đầu óc bà Chi quay cuồng bởi bao ý nghĩ trong đầu. Rồi hình ảnh kinh hoàng ngày xưa lại hiện về. Đột nhiên thiếu phụ ôm đầu rên lên một tiếng rồi ngất xỉu.
Tiếng gọi mẹ xé lòng của Huỳnh Thi vang vọng trong không gian tĩnh mịch.
Ngữ đâm bổ vào bệnh viện, chàng gặp Huỳnh Thi ở phòng đợi, cô gái mắt vẫn còn ngấn lệ. Ngữ hỏi nhanh:
- Mẹ làm sao rồi em?
Thi nhìn vào phòng kính, òa khóc:
- Mẹ ngất xỉu, em không biết phải làm sao nữa.
Ngữ biết là lúc này mình cần phải an ủi cô gái:
- Chắc là mẹ không sao đâu, bác sĩ người ta sẽ săn sóc cho mẹ.
Chàng dìu Huỳnh Thi ngồi xuống băng ghế rồi hỏi:
- Mẹ tự dưng ngất xỉu hay có chuyện gì không em?
- Trưa nay có một người đàn ông đến tìm anh... - Thi vừa khóc vừa kể lại câu chuyện. Cuối cùng Ngữ nói:
- Thế phong bì đó em có giữ đây không?
Thi lấy phong bì trong túi áo trao cho Ngữ. Chàng trai đọc được dấu ấn đặc biệt của công ty "Vĩnh Thành" ở ngoài phong bì. Chàng bóc ra rồi buông gọn:
- Là tiền, chắc là người bà con nào đó nghe lời anh hai gởi tiền cho anh. Nhưng tại sao mẹ lại xúc động khi nhìn thấy phong bì này.
- Em không còn đầu óc đâu để mà suy nghĩ. Theo anh chuyện này là như thế nào?
Ngữ trầm ngâm:
- Đây là loại phong bì đặc biệt, chỉ dùng riêng cho một cá nhân hay công ty nào đó. Chắc là nó quen với mẹ em. Chuyện này anh nghĩ là phải đợi mẹ tỉnh dậy mới biết được.
Vừa lúc đó cửa phòng bật mở. Thi và Ngữ cùng đứng nhanh dậy:
- Bác sĩ, mẹ tôi có sao không ạ?
- Cô là con của bệnh nhân?
- Vâng ạ.
Ông ta từ tốn nói:
- Tôi e rằng phải làm phẫu thuật gấp. Nhưng mà...
Thi hỏi nhanh, giọng xúc động:
- Nhưng sao, thưa bác sĩ? Mẹ tôi liệu có qua khỏi không?
- Cô cũng biết rồi đó, khối u có ngay sau lần phẫu thuật trước. Bây giờ nó đã lớn và rất nguy hiểm. Không giải phẫu thì không được. Nhưng tiến hành thì cơ hội thành công rất ít.
Huỳnh Thi nghe tim mình co thắt lại, nàng tựa vào người Ngữ, run rẩy...
- Bình tĩnh đi em. Bây giờ chúng tôi phải làm sao thưa bác sĩ?
- Chúng tôi cần thân nhân ký vào biên bản phẫu thuật.
Ngữ nâng Huỳnh Thi lúc này đang úp mặt vào ngực chàng khóc:
- Không còn cách nào khác đâu em.
Thi nghẹn ngào:
- Mẹ không còn có cơ hội sống nữa rồi.
- Còn chứ! Nhưng mà điều quan trọng bây giờ là phẫu thuật cho mẹ.
Cuối cùng Ngữ cũng thuyết phục được Huỳnh Thi bình tĩnh trở lại. Họ làm tất cả thủ tục theo yêu cầu của bệnh viện. Ca mổ được tiến hành ngay trong đêm. Trước đó có một người y tá ra nói với họ:
- Bệnh nhân muốn gặp cô Thi và anh Ngữ. Chúng tôi nghĩ hai người nên vào đó một lần.
Thi khóc nấc lên. Ngữ cố gắng an ủi nàng nhưng bản thân chàng cũng biết là hy vọng rất mong manh
o O o
Mẹ nằm giữa màu trắng. Mới đó mà trông mẹ gầy và hốc hác hẳn đi. Thi nghe lòng mình đau đớn quá chừng, nước mắt cứ lăn tràn trên mặt Thi. Nàng và Ngữ quì xuống bên giường bệnh, cố gắng không gây tiếng động mạnh:
- Mẹ...
Đôi mắt mẹ mệt mỏi nhìn nàng:
- Hai con đến rồi đó ư?
- Thưa mẹ con đến rồi.
Thiếu phụ cố nở nụ cười:
- Đừng có khóc chứ Thi, lớn rồi mà còn khóc nhè, xấu lắm.
Thi mím môi gạt lệ:
- Con không có khóc nữa đâu mẹ à.
- Giỏi lắm - Bà ngước nhìn Nguyên Ngữ - Cháu Ngữ...
- Dạ, bác gọi cháu.
- Ờ, ta muốn tranh thủ những giờ phút sau cùng này để kể cho các con nghe một câu chuyện.
- Mẹ, mẹ đừng nói như vậy.
- Đừng ngắt lời mẹ, chúng ta không còn bao nhiêu thời gian nữa đâu.
Rồi bà bắt đầu kể. Huỳnh Thi cố nuốt ngược nước mắt vào trong lòng để nghe mẹ nói.
- Câu chuyện bắt đầu từ thuở ta còn con gái. Lúc đó ta tình cờ quen được cha con, tức là Lương Hiếu Thành. Đó là một thanh niên nghèo, hiếu học và biết cầu tiến. Chẳng mấy chốc chúng tôi trở thành thân thiết và được sự ủng hộ của ông ngoại con. Sau đó chúng tôi cưới nhau, Lương Hiếu Thành dọn về ở chung với ông ngoại con và trở thành người phụ tá đắc lực của ông.
- Huỳnh Thi, con có nhớ chú Đằng không?
- Dạ, con nhớ chứ mẹ.
Bà tiếp tục kể, giọng mỗi lúc một yếu đi.
- Có lần chú Đằng nói với mẹ, cha con là người nham hiểm, nhưng lúc đó mẹ không tin, còn cho là chú nói bậy.
Dừng lại một chút, bà tiếp:
- Cho đến khi ông ngoại con đột ngột qua đời cách đây gần mười năm. Người ta khám nghiệm tử thi, nói rằng ông ngoại con dùng ma túy. Vì ông có bệnh tim và vì uống thuốc kích thích quá liều nên nhồi máu cơ tim mà chết. Mẹ không tin ông ngoại con là người nghiện thuốc, nhưng kết quả khám nghiệm đã rành rành như vậy, mẹ có không tin cũng không được. Cũng trong lần đó chú Đằng vì thấy cái chết của ông ngoại con, xúc động quá nên đã ngã đập đầu vào cạnh bàn rồi từ đó trở thành điên loạn.
- Con nhớ người ta nhốt chú trong ngôi nhà ngoài vườn.
Dừng lại một chút, thiếu phụ kể tiếp:
- Cho đến sáu năm sau cái chết của ông ngoại con, có một việc đau lòng đã xảy ra.
Bỗng dưng trong đáy mắt khô cằn ấy tuôn ra hai dòng lệ, giọng bà nghẹn ngào:
- Trong một đêm tối trời, có một bóng đen đột nhập vào phòng ta, hắn... hắn đã làm nhục ta... Chẳng hiểu sao trong người ta lúc đó dật dờ, không có một chút sinh lực để mà phản kháng. Rồi sau đó bỗng dưng cha con đột ngột xông vào phòng cùng với một người làm tên Lành. Cha con nói rằng bắt quả tang mẹ ngoại tình...
Nước mắt tuôn nhanh trên mặt người cô phụ, giọng Thi nghẹn ngào:
- Mẹ...
Bà Chi nấc lên một tiếng đầy vẻ mệt nhọc, Ngữ lo âu:
- Bác gái, hay là nghỉ ngơi một chút đi.
- Không, không còn thời gian nữa đâu. Các con nghe tiếp đây - Bà tiếp - Có đầy đủ nhân chứng và vật chứng, tòa án chấp nhận đơn xin ly dị của cha con. Sau đó ta bị đuổi ra khỏi nhà với hai bàn tay trắng. Lúc đó ta cầu xin cha con giấu con chuyện đau lòng này, cho đến bây giờ con mới biết sự thật. Lúc đó ta đã nghi ngờ có một âm mưu nhưng cho đến hôm qua ta mới biết chắc chắn rằng màn kịch ngày xưa do cha con dựng nên.
Nguyên Ngữ bị lôi cuốn vào câu chuyện ly kỳ:
- Nguyên nhân nào bác chắc chắn như vậy?
Giong người mẹ lúc này đã rất yếu:
- Cái người đem thơ đến hôm qua chính là thằng Phúc, kẻ đã hãm hại ta ngày trước. Phong bì là loại giấy của công ty ông ngoại Huỳnh Thi ngày xưa, chứng tỏ hắn còn làm việc cho Lương Hiếu Thành.
- Thì ra là như vậy. Có nghĩa là chính ông Thành đã dựng lên màn kịch ấy để cố tình vu khống cho bác?
Thiếu phụ gật đầu yếu ớt:
- Phải...
Thi hốt hoảng:
- Mẹ có sao không?
- Mẹ không sao. Huỳnh Thi mẹ muốn con tìm cách lấy lại tài sản của ông ngoại con và phục hồi danh dự cho mẹ. Nguyên Ngữ... ta giao Huỳnh Thi cho cháu. Điều làm cho ta vui mừng nhất trong lúc này là cháu đứng cạnh Huỳnh Thi chứ không phải là Gia Bảo. Gia Bảo... nó là hình ảnh của Lương Hiếu Thành ngày xưa.
Những tiếng nói cuối cùng chỉ còn là tiếng thì thào đứt quãng. Chừng như mãn nguyện vì đã trút được tâm sự trong lòng mình, bàn tay thiếu phụ từ từ buông lơi khỏi tay con, gương mặt u buồn từ từ dịu đi rồi đôi mắt đẹp một thời nhắm lại.
- Mẹ...
Tiếng gọi ấy xé tan không gian. Nguyên Ngữ như thấy mình vừa mất đi một người mẹ, người mẹ thứ hai trên cõi đời này.
- Đừng khóc nữa Thi. Em có biết là nhìn những giọt nước mắt của em, anh đau lòng lắm không?
Thi dựa hẳn người vào vai Ngữ, tìm chút chở che, giọng nàng nghẹn ngào:
- Mẹ chết rồi, mẹ vĩnh viễn không còn nữa.
- Không ai thoát khỏi cái chết, có khác chăng là cái chết bình yên hay đau khổ. Mẹ đã bình yên ra đi, vậy chúng ta phải mừng cho mẹ.
- Nhưng em không quen sống thiếu mẹ đâu, anh có biết không?
Ngữ nâng Thi dậy, nhìn thẳng vào mắt nàng:
- Huỳnh Thi, em nghe này. Anh dĩ nhiên không thể nào thay thế được vị trí của mẹ trong lòng em, nhưng mà anh hứa... hứa là sẽ hết lòng chăm sóc cho em, sẽ làm tất cả những gì mình có thể làm được cho em.
Thi xúc động nép mình vào ngực Ngữ. Ở đó có sự vững chãi để nàng nương tựa.
- Em có biết không - Giọng Ngữ êm đềm - có một lần mẹ nói với anh là khi nào chết mẹ muốn nằm ở đây, trên quả đồi này, bên cạnh mộ của cha mẹ anh. Anh nghĩ bây giờ, người mãn nguyện lắm rồi. Nhưng mà nếu chúng ta hoàn thành ước nguyện cuối cùng của người, anh nghĩ chắc là mẹ sẽ vui lắm.
- Ước nguyện?
- Phải, mẹ muốn chúng ta giành lại tài sản của ông ngoại em và điều quan trọng hơn là chứng minh sự trong sạch của mẹ.
Mắt Thi lóe sáng:
- Phải rồi, em nhất định sẽ trả mối thù này cho mẹ.
Hai người đứng nhìn di ảnh bà Thụy Chi một lát rồi đi dần xuống đồi. Ngữ dìu Huỳnh Thi trong ánh nắng chiều nhạt nhòa của rừng bao la. Ra tới biển, họ đứng lặng nhìn đại dương mênh mông. Trời chuyển dần sang màu tím rồi hoàng hôn buông xuống.
o O o
Căn nhà giờ còn lại chỉ có hai người. Nhìn trước nhìn sau, sự trống vắng lại làm cho Thi mủi lòng muốn khóc. Ngữ làm một ly nước chanh nóng đặt vào tay Thi:
- Em uống cho khỏe.
Thi nhìn Ngữ bằng ánh mắt biết ơn. Nàng biết từ nay Ngữ chính là chỗ dựa vững chãi và tin tưởng nhất của đời nàng.
Ngữ bắt đầu chậm rãi nói:
- Theo như lời mẹ, anh nghĩ đến công ty Vĩnh Thành có thể là công ty của ông ngoại em ngày xưa.
- Cái tên ngày xưa là Thúc Thụy.
- Vĩnh Thành... chắc chắn là cha em đã đổi tên nó rồi.
- Người ấy không phải là cha em.
Ngữ xót xa nhìn Thi. Trong chuyện này nàng chắc hẳn là đau lòng lắm? Thử hỏi ai không đau khi cùng một lúc mất đi mẹ và cha.
Im lặng một chút Ngữ nói tiếp:
- Bây giờ điều quan trọng là chúng ta làm cách nào để đưa chuyện này ra ánh sáng, vạch trần tội ác của Lương Hiếu Thành. Theo suy đoán của anh, rất có thể ông ngoại em ngày xưa chết là do bàn tay của Lương Hiếu Thành.
Huỳnh Thi bâng khuâng:
- Em thật tình không biết làmsao để hoàn thành tâm nguyện của mẹ đây.
Ngữ trầm ngâm suy nghĩ, lát sau chàng nói:
- Chuyện này em giao cho anh có được không?
- Anh định làm thế nào?
- Anh sẽ về thành phố tìm gặp Gia Bảo bởi vì người này có liên quan đến anh ấy.
- Anh... định đi à?
- Huỳnh Thi, có lẽ anh về đó trà trộn một thời gian để tìm hiểu sự việc. Em có bằng lòng ở lại đây một mình không?
- Như vậy nguy hiểm cho anh quá.
Ngữ cười hiền lành:
- Em quên là mẹ đã giao phó chuyện này cho anh rồi sao?
- Mẹ đâu có nói như vậy.
- Thì lúc mẹ dặn dò, có anh ở đó. Thôi chúng ta đừng tranh cãi nữa. Vì tâm nguyện của mẹ chúng ta nhất định phải bắt kẻ ác đền tội.
Huỳnh Thi không biết phải nói gì hơn, đành phải nhìn Nguyên Ngữ bằng đôi mắt biết ơn thay cho lời nói. Lát sau Ngữ tiếp:
- Có thể chuyện này kéo dài vài tháng, trong khoảng thời gian này em phải tự lo cho mình đó.
- Em lớn thế này rồi, anh không cần phải lo lắng. Hãy lo cho mình, cố gắng cẩn thận và nhớ là đừng có mạo hiểm.
Ngữ sung sướng đón nhận tình cảm của cô gái. Chàng nghĩ đến ngày mai, chợt thấy công việc của mình rất có ý nghĩa.
Thi bước vào giang sơn của mình, nàng cảm thấy thiếu vắng một cái gì đó. Cuối cùng Thi nhận ra bên cạnh nàng không còn hơi thở thơm tho, êm đềm của mẹ. Cô gái thầm gọi:
- Mẹ ơi...!
Thi ngồi vào bàn viết nhật ký, nước mắt rơi lã chã trên từng trang giấy:
"Ngày...
Đã có lúc tôi từng nghĩ mình sẽ không sống nổi nếu không có mẹ. Bây giờ thực tế trước mắt, tuy rằng tôi không đến nỗi chết đi, nhưng dường như mẹ đã đem theo của tôi nửa phần hơi thở. Ôi mẹ, người yêu quí nhất đời tôi, người đã ra đi, không bao giờ còn nhìn tôi bằng đôi mắt đầm ấm, không còn vuốt ve tôi mỗi khi hờn dỗi. Không còn... Và còn nhiều nữa những điều mẹ đã cho tôi..."
Nàng thiếp đi ngay trên trang nhật ký còn ướt mực. Bên ngoài Ngữ lặng lẽ nhìn vào, trút tiếng thở dài thương cảm. Tội nghiệp. Mai này ta đi rồi, chắc hẳn nàng càng cô đơn hơn nữa.
Nguyên Ngữ tìm theo địa chỉ ghi ngoài bì thư. Chàng ngẩng nhìn hàng chữ ghi tên công ty khắc trên tấm biển đồng, lẩm nhẩm một mình:
- Đằng sau công ty này sẽ là cái gì đây?
Cô thư ký trực phòng giám đốc hỏi khi nhìn thấy Ngữ:
- Anh cần tìm ai?
- Tôi muốn gặp giám đốc - Ngữ thăm dò - ông Lương Hiếu Thành.
- Anh có hẹn trước không ạ?
Ngữ biết mình đoán trúng, công ty này chính là của ông ngoại Huỳnh Thi ngày xưa, nay đã được đổi tên. Ngữ nói dối:
- Tôi có thư của ông ấy - Chàng chìa phong bì vẫn đem theo bên mình. Cô thư ký vui vẻ nói:
- Xin anh chờ cho một chút. À xin lỗi, anh cho biết quí danh để tôi báo lại với tổng giám đốc.
Ngữ thoáng suy nghĩ:
- Phiền cô nói lại là có em trai Gia Bảo tìm.
- Vâng, anh chờ cho một chút.
Lát sau, cô thư ký trở lại, nụ cười vui vẻ trên môi:
- Mời anh vào, phòng giám đốc ngay trước mặt ấy.
- Cám ơn.
Ngữ gõ cửa. bên trong nói vọng ra:
- Vào đi.
Lương Hiếu Thành ngồi sau bàn làm việc, nhìn Ngữ hỏi:
- Cậu là em trai Gia Bảo?
Ngữ quan sát người đàn ông. Không cần biết ông ta có phải là kẻ sát nhân hay không, chàng thấy là mình cần phải lễ phép để lấy lòng trước đã:
- Dạ phải, cháu tên là Nguyên Ngữ.
Hiếu Thành đứng dậy niềm nở:
- Cậu ngồi đi, Gia Bảo có nói tôi nghe về cậu.
Ngữ không ngồi, chàng đi ngay vào mục đích:
- Trước đây mấy ngày, cháu có nhận được một phong bì.
- Đó là của Gia Bảo gởi cho cậu. Cậu ấy nói rằng cậu không muốn theo gia đình.
- Dạ, phải. Nhưng mà bây giờ cháu đã thay đổi ý kiến, cháu muốn gặp anh hai của cháu.
- Tốt lắm. Gia Bảo là ân nhân của tôi, nên cậu tới đây thì bảo đảm sẽ không có gì phiền.
Ngữ cố nhận xét và đánh giá, nhưng tất cả vẻ ngoài chỉ cho thấy Lương Hiếu Thành là con người niềm nở và hiếu khách.
- Bây giờ tôi cho người lái xe đưa cậu về nhà của Gia Bảo, mọi chuyện còn lại chúng ta sẽ bàn bạc sau.
- Phiền bác quá. Chỉ cần bác cho địa chỉ, cháu tự tìm tới được rồi.
- Không sao, ở công ty có sẵn xe mà.
Lát sau Ngữ đã đứng trước căn nhà mới của Gia Bảo. Chàng nhấn chuông, người ra mở cổng là bà Mỹ:
- Ủa, Nguyên Ngữ. Con làm sao mà tới đây được vậy?
Ngữ nhìn bà má nuôi đang súng sính trong bộ đồ mới sang trọng. Chàng cười nói:
- Má đừng có hỏi tại sao. Bây giờ có vui vẻ cho con ở đây với má hai không?
- Được, được chứ - Bà Mỹ vui vẻ đáp ngay. Có lẽ đây là cái tốt, cái lương thiện duy nhất còn lại của bà - Ta hàng ngày ở nhà một mình cũng buồn lắm, có con đến ở thì vui rồi.
- Thế anh hai con đâu?
- Nó bận học. Thôi vào đi. Vào nhà rồi hãy nói.
Ngữ theo chân bà má hai, nghe bà ta nói huyên thuyên.
- Con xem căn nhà có đẹp không? Ông Thành và bà Lan Bình là những người tốt, hôm qua họ vừa giao giấy tờ căn nhà này cho Gia Bảo đấy.
Ngữ giả vờ ngạc nhiên:
- Họ cho nguyên căn nhà to lớn như thế này sao?
- Phải - Bà hạ giọng - bà vợ ông Thành tự vận, Gia Bảo tình cờ cứu được nên cả nhà mang ơn.
- Tự vận à?
- Phải. Nhưng mà chuyện này tốt nhất là đừng nên nhắc lại.
Ngữ nhíu mày suy nghĩ. Rõ ràng là có một vấn đề gì đây.
Suốt buổi trưa hôm đó bà nói không ngớt miệng.
- Má hai nói thiệt nha, con quyết định về đây là sáng suốt lắm. Cái con bé Huỳnh Thi ấy nó từng làm vũ nữ thì con tội gì phải thương nó chứ? Con xem, thằng Gia Bảo nó có phải là khôn ngoan không?
Ngữ đau lòng thay cho Thi nhưng chàng vẫn im lặng không nói gì. Đến trưa thì Gia Bảo về. Ngữ thấy guơng mặt anh ta bây giờ dường như còn lạnh lùng hơn cả ngày xưa nữa.
Bảo hờ hững hỏi:
- Nguyên Ngữ hả, tới bao giờ vậy?
- Em mới tới - Ngữ đứng dậy- Anh hai, em có chuyện muốn nói với anh.
- Vào phòng đi.
Ngữ theo chân Bảo vào phòng riêng của anh ta. Thế giới riêng biệt tuy có đổi khác nhưng vẫn mang dáng dấp của căn phòng ở miền quê. Gọn gàng, ngăn nắp và thoang thoảng một chút hương thơm. Rõ ràng Gia Bảo là người rất có lập trường.
Bảo chỉ ghế cho Ngữ ngồi rồi hỏi:
- Em muốn nói gì?
- Em muốn về đây ở với anh và má nuôi.
- Được thôi, dù sao chúng ta cũng sống với nhau mười mấy năm rồi. Anh và mẹ có bao giờ quên em đâu.
- Nhưng em muốn có một việc làm. Anh cũng biết mà, em không quen ở không.
- Chuyện này phải nhờ bác Thành.
Thế là bước đầu của Ngữ coi như đã thành công. Ngữ cũng không ngạc nhiên gì khi Gia Bảo không hề hỏi tới Huỳnh Thi. Tuy chàng không biết Bảo mang chứng bệnh lãnh cảm, nhưng cũng hiểu rằng Gia Bảo là con người khô khan.
Hôm sau Gia Bảo đưa Ngữ tới công ty. Cô thư ký được dặn trước nên không cản trở Bảo. Bảo giới thiệu:
- Thưa bác, đây là em trai của cháu, nó tên là Nguyên Ngữ.
- Chúng tôi biết nhau rồi - Lương Hiếu Thành đứng lên chìa tay ra - Hoan nghênh cậu tới đây với chúng tôi.
Ngữ bắt bằng cả hai tay. Trong khi đó Bảo nói:
- Bác Thành xem coi có thể giúp cho em cháu một công việc ở công ty không?
- Ồ được chứ - Hiếu Thành nhìn Ngữ - Thế cháu thích làm công việc gì?
Ngữ đã sắp đặt từ trước kế hoạch của mình, chàng nói ngay:
- Dạ, cháu muốn được làm bảo vệ.
- Sao lại là bảo vệ? Công việc đó đâu có tiến thân được.
Ngữ vờ lúng túng:
- Dạ... bởi vì cháu chỉ mới học hết lớp sáu.
- Không sao, bác có thể sắp xếp cho cháu làm một việc khá hơn.
Ngữ không ngờ là ông ta lại nhiệt tình quá mức như vậy. Chàng tìm cách:
- Cháu sợ mình không có năng lực sẽ làm hư việc của bác.
- Phải tự tin một chút chàng trai ạ. Làm người phải biết cầu tiến. Chẳng hạn như anh Bảo cháu, rất có triển vọng.
Bảo xen vào:
- Làm bảo vệ cũng được rồi bác Thành ạ. Em cháu nó đã chọn một công việc phù hợp với khả năng của mình.
- Thôi được, nếu thế thì bác không ép.
Ngữ thở dài khoan khoái. Kế hoạch của chàng đang tiến hành một cách thuận lợi.
- Bác sẽ nói với ban điều hành, họ sẽ ghi tên và phân công cháu vào công việc. Làm bảo vệ cháu phải thay ca và trực cả ban đêm nữa đó.
- Dạ cháu biết.
- Ừ, coi tướng cháu làm bảo vệ cũng xứng lắm.
Chuông điện thoại trên bàn reo, Lương Hiếu Thành nhấc máy lên nghe một lúc rồi đặt xuống. Ông ta nói với Gia Bảo:
- Con bé Mỹ Linh nó nói gặp một bài toán khó, muốn nhờ cháu tới giảng giúp đó Gia Bảo. Cháu có bận gì không?
- Dạ không.
Bảo đáp, anh ta thầm thỏa mãn bởi biết con gái ông chủ đang có cảm tình với mình.
- Vậy thì cháu đi đi, nhân tiện mang tập hồ sơ này về cho cậu Phúc dùm nhé.
Gia Bảo bỗng nói:
- Sao bác không đưa chú Phúc tới công ty làm việc cho tiện mà phải gởi hồ sơ về nhà?
Ngữ thoáng thấy cái nhíu mày của ông chủ. Không còn nghi ngờ gì nữa, rõ ràng Phúc là người của Lương Hiếu Thành. Chàng nghe ngài tổng giám đốc trả lời qua loa:
- Cái thằng ấy nó không thích đi xa - Rồi ông quay sang Ngữ - Cháu Ngữ nếu không có bận gì thì ngày mai tới nhận việc.
Hai anh em Ngữ ra về. Bên cạnh Ngữ gương mặt Bảo trở lại lạnh lùng:
- Em làm việc cần phải ý tứ và siêng năng một chút nghe.
Ngữ không nói gì, chàng bận suy nghĩ xem kế tiếp mình phải làm gì.
Bảo ngồi lại một chút ở phòng khách, tiếp chuyện với bà Lan Bình trước khi vào phòng Mỹ Linh. Trước mặt thiếu phụ, Bảo luôn tỏ ra lễ phép, nhiệt tình và sôi nổi, anh ta dẹp hẳn bộ mặt lạnh lùng thiếu thiện cảm của mình.
- Thế nào - mẹ Linh nói - Cháu thấy cuộc sống có hợp không?
- Hai bác lo cho cháu đầy đủ quá, cháu không có gì để phàn nàn cả. Nhất là bác trai dường như bác ấy sẵn sàng làm tất cả chuyện gì để bác hài lòng.
- Nhưng có một điều ông ấy không thể làm được.
Bảo biết là không nên đi quá sâu vào đời tư sẽ làm cho người ta khó chịu. Thái độ bây giờ tốt nhất là im lặng.
Thiếu phụ hỏi sang chuyện khác:
- Cháu có được phân công làm gì trong công ty của bác trai chưa?
Bảo nhớ lại lời Lương Hiếu Thành dặn khi thiếu phụ hỏi câu này, và anh ta trả lời y hệt:
- Dạ không, bác trai muốn cháu và em Linh chú tâm vào việc học.
- Vậy thì bác yên tâm.
Bà thầm nghĩ "anh ấy đã bắt đầu thay đổi". Lan Bình chợt hỏi:
- À, quên nữa, cháu tới đây có việc gì không?
- Dạ em Linh gọi điện thoại tới, nói là muốn nhờ cháu giải hộ một bài toán. Nhân tiện bác trai nhờ cháu trao hồ sơ này cho chú Phúc.
- Vậy thì cháu đi đi, nó ở trong phòng riêng ấy, còn hồ sơ thì cứ giao lại cho bác.
- Dạ, xin phép bác.
Bảo đứng lên đi vào phòng Mỹ Linh. Anh ta không lấy làm ngạc nhiên khi thấy tiểu thơ nằm lăn trên giường thay vì ngồi ở bàn học. Bảo vờ hỏi:
- Ủa, sao em bảo là đang gặp khó khăn về môn toán, thế còn sách vở đâu.
Linh ngồi bật dậy:
- Nếu em không nói thế thì anh đâu có thèm tới đây.
- Vậy là anh và cha cùng bị em gạt?
Linh ngước mặt lên hỏi:
- Đúng, anh thấy em tài không?
- Anh thật là phục em sát đất đó Mỹ Linh ạ.
- Vậy thì anh thưởng cho em cái gì đi.
Bảo sấn tới, quyết không bỏ qua cơ hội:
- Em muốn anh thưởng gì nào?
Linh giơ một ngón tay lên:
- Một chuyến du lịch Đầm Sen được chứ?
- Nhưng mà lúc nãy anh lỡ nói với mẹ là tới đây dạy em học.
Linh hí hửng nói:
- Không sao, mẹ sẽ chiều em mà. Bây giờ anh ra ngoài đi.
Bảo giả vờ ngơ ngác:
- Sao tự nhiên lại đuổi anh?
Cô gái đẩy lưng Bảo:
- Trời ơi ông khờ ạ! Anh mà đứng đây hoài thì chúng ta không có đi được đâu.
Bảo cười thầm trong bụng "Sai lầm rồi cô bé ạ, ở đây không có ai là khờ cả".
Buổi chiều Bảo trở về nhà với tâm trạng hưng phấn, mồm huýt sáo liên tục. Bà Mỹ chưa nhìn thấy con trai như vậy bao giờ.
- Con làm gì mà vui vẻ quá vậy Bảo?
Bảo ngả người xuống sa lông, khoan khoái:
- Mẹ à, rồi con sẽ có nhà lầu, xe hơi, địa vị và danh vọng.
- Đừng có quá ảo tưởng con ạ. Được như thế này mẹ cảm thấy mãn nguyện lắm rồi.
- Ảo tưởng à? Để rồi mẹ xem.
Bà Mỹ tò mò:
- Con có cơ hội rồi sao? Mẹ xưa nay vẫn tin là con giỏi mà.
- Con dĩ nhiên là giỏi rồi. Quyết định bỏ rơi con bé Huỳnh Thi của con quả thật là sáng suốt.
Ở một góc phòng, Ngữ nghe nhói đau trong lòng, nỗi đau dành cho người con gái mà chàng yêu quí nhất.
Bà Mỹ:
- Mẹ vẫn thấy áy náy làm sao ấy. Giá như nó đừng có làm ở vũ trường thì hay quá.
- Mẹ à, nếu như không có chuyện ấy thì bây giờ con đâu có cơ hội cua con gái ông chủ.
- Con nói cái gì?
- Là Mỹ Linh đó. Mẹ xem, có phải trên người cô ta toàn là vàng hay không?
- Con làm được chuyện ấy sao?
Bảo có vẻ tự đắc:
- Sao lại không? Con của mẹ đẹp trai, học giỏi và rất có triển vọng. Con mà cua không được Mỹ Linh thì không có ai khác làm nên chuyện đó đâu mẹ.
Ngữ bỗng chen vào hỏi:
- Hôm nay anh vừa tới nhà ông chủ phải không?
- Ừ.
Ngữ làm như vô tình hỏi tiếp:
- Nghe nói ngôi nhà đó sang trọng lắm, mà ở đâu vậy anh hai?
- Ở đường Nguyễn Huệ, biệt thự Lan Bình.
Lát sau Ngữ đứng lên, nói là có chuyện phải ra ngoài. Chàng thuê một chiếc xích lô bảo chở đến địa chỉ trên. Đứng trước ngôi nhà uy nghi, Ngữ ghi nhớ nó trong lòng rồi vội vã trở về nhà.
Đang ngồi xem báo trên sa lông, bỗng Lương Hiếu Thành gấp nhanh tờ báo lại rồi đi vào phòng của Phúc. Nhìn thái độ khác lạ của ông chồng bà Lan Bình phân vân một chút rồi cũng bước theo. Đứng bên ngoài bà nghe tiếng chồng:
- Cậu Phúc, tổng giám đốc công ty Thăng Long vừa bị tai nạn qua đời, báo có đăng nè, cậu xem đi.
Phúc đón tờ báo trên tay ông chủ, coi xong ông ta hỏi:
- Ông chủ có kế hoạch gì hả?
- Chúng ta có bao nhiêu phần trăm cổ phiếu của Thăng Long?
Phúc đáp ngay:
- Bốn mươi phần trăm, thưa ông chủ.
- Tốt lắm, trí óc cậu thật là minh mẫn.
- Có phải ông định tung cổ phiếu của Thăng Long ra thị trường?
- Đúng lắm, bốn chục phần trăm cổ phiếu bị bán ra, cộng thêm tin tổng giám đốc thiệt mạng, giá cổ phiếu của Thăng Long chắc chắn sẽ tụt xuống. Chúng ta bán ra từng đợt một, sau đó mượn danh nghĩa của một công ty khác mua trở vào một khi cổ phiếu đã xuống giá thấp. Chúng ta ào ạt mua vào, giá cổ phiếu bảo đảm sẽ tăng trở lại.
- Phải lắm - Phúc tán thành - mình hành động ngay bây giờ được chưa ông chủ?
- Việc này tôi giao cho cậu đó.
Bên ngoài bà Lan Bình lặng lẽ bước đi, bỏ lại phía sau tiếng thở dài ảo não.
Mấy phút sau thiếu phụ đã ngồi trước ngôi mộ ông Đằng vừa mới được xây lại cẩn thận. Tự trong thâm tâm bà dường như có tiếng nói:
- Hết cách rồi, không còn cách nào có thể đưa anh trở về con đường sáng sủa nữa. Tội ác, danh vọng, lòng hiếu thắng đã ăn sâu vào tim gan, trí não anh mất rồi. Hiếu Thành ơi, em bây giờ đây chỉ còn có thể đứng nhìn anh từ từ đi vào con đường chết mà thôi.
Nước mắt đổ dài trên má thiếu phụ, nghẹn ngào:
- Chú Đằng, nằm xuống như chú vậy mà thảnh thơi. Còn cháu, giờ sống khổ còn hơn là chết.
Hiếu Thành lẳng lặng đến sau lưng vợ giọng êm đềm:
- Em lại khóc nữa rồi.
Thiếu phụ không ngẩng nhìn lên.
- Anh làm gì phật ý em rồi sao Lan Bình?
- Tự lòng anh biết mà.
- Anh không biết, bởi vì anh chẳng có làm điều gì sai trái cả.
- Anh nói dối - Thiếu phụ đứng bật lên, chỉ tay vào phần mộ hét lên - Cho đến bao giờ anh mới chịu dừng lại chứ? Chú Đằng đã chết vì anh. mẹ con người đàn bà nào đó phải ra đi vì anh. Ông chủ của công ty ngày xưa cũng vì anh mà chết. Em cũng vì anh mà suýt chôn mình dưới biển... Và còn biết bao nhiêu người nữa gián tiếp đã chết vì anh? Thử hỏi cho đến bao giờ anh mới vừa lòng chứ?
- Nhưng anh nào có làm gì nữa đâu chứ?
Thiếu phụ chạy đi thật nhanh, bỏ lại phía sau giọng nói:
- Anh đừng có nói dối nữa, em không nghe đâu.
- Lan Bình... Lan Bình...
Hiếu Thành cũng chạy theo. Lát sau từ trong Ngữ bước ra, vô tình chàng đã nghe được toàn bộ câu chuyện. Chàng nhìn vào ngôi mộ, như vậy người đàn ông điên ngày xưa cũng đã bị Lương Hiếu Thành giết chết. Dự định đêm nay đi tới đây tìm ông ta của Ngữ đã không thành.
Như vậy không còn gì để nghi ngờ nữa, Lương Hiếu Thành là hung thủ giết người. Việc còn lại của Ngữ là phải tìm bằng chứng.
Phần mộ nằm cạnh ngôi nhà nhỏ nhưng kiên cố. Ngữ đoán đây là nơi từng giam giữ người đàn ông nằm dưới mộ. Chàng đẩy nhẹ, cánh cửa không có khóa. Ánh sáng lóe lên từ cây đèn bấm trên tay Ngữ. Tất cả ở đây đã được dọn dẹp, Ngữ cố tìm một bằng chứng, cuối cùng chàng cũng tìm được. Đó là dấu máu đã được lau chùi nhưng còn sót lại.
Lát sau Ngữ đã rời khỏi căn nhà.
Thành phố, ngày...
Em Thi,
Lúc viết thư này cho em, anh đã rút ra được một kết luận rất quan trọng. Ông Lương Hiếu Thành chính là kẻ sát nhân. Chính ông ta đã cấu kết với một người tên Phúc hãm hại mẹ và ông ngoại của em, giết chết ông Lâm Đằng, người đàn ông điên bị nhốt từ bấy lâu nay.
Anh rất áy náy khi báo tin này bởi vì người bị hại và kẻ sát nhân đều là những người thân của em. Chắc hẳn em sẽ xúc động lắm, nhưng hãy bình tĩnh Thi ạ. Chắc chắn rồi những tâm nguyện của mẹ sẽ được chúng ta hoàn tất. Em hãy tin anh Thi nhé!
Công việc anh làm ở đây không có gì nguy hiểm, em không cần phải lo cho anh. Nhưng có điều anh cần phải tốn thời gian nên không thể sớm trở về với em được. Thi nè, lúc này gió biển độc lắm, em cần phải giữ gìn sức khỏe mới được đó.
Thôi tạm biệt. Nhớ em nhiều!
Anh
Nguyên Ngữ
Thi áp tờ giấy đầy những nét chữ của Nguyên Ngữ vào lòng. Thư của chàng ngắn gọn, lời lẽ mộc mạc nhưng chứa đựng ân tình. Cho đến bây giờ Thi đã hiểu con người thật của Ngữ, đơn sơ nhưng giàu tình cảm.
Những ngày tháng sống một mình ở đây, Thi cảm thấy cô đơn vô cùng. Dạo này nàng không đi chọn cá nữa, nhưng chiều nào Thi cũng ra biển nhìn những con tàu nối nhau cập bến, lòng nghĩ miên man về Ngữ, con người đang cách xa nàng hàng trăm cây số.
Đạt bây giờ đã chọn một người bạn khác cùng đi biển, người đó là Bích. Cô gái nồng nhiệt ngày nào đã giúp Thi chập chững những bước chân đầu tiên kiếm sống. Thuyền họ cũng vừa vào bến. Đạt nhảy lên bờ:
- Huỳnh Thi, sao buồn quá vậy?
Bích cũng tới ngay sau đó:
- Anh còn hỏi nữa, họ là một cặp, bây giờ ở đây chỉ có một người, không buồn làm sao được. Tôi nói có phải không Thi?
Thi mỉm cười hỏi sang chuyện khác
- Hai người hôm nay có được nhiều cá không?
- Thi còn hỏi nữa, cái cô này nè, đi với cô ta không có may mắn gì hết trơn.
Bích véo Đạt một cái:
- Ha... dám nói xấu em hả?
Đạt xuýt xoa:
- Sự thật là như vậy mà.
- Anh còn nói là thật nữa à?
Đạt nhanh chóng lủi vào thuyền né cái véo thứ hai mạnh hơn cái trước nhiều lần. Thi nhìn họ mỉm cười. Con người ở đây là như vậy, sống nghèo khó, cực khổ nhưng mà vẫn vui vẻ và yêu đời.
Nàng băng mình qua rừng dương rồi đi dần lên đồi. Từ ngày có bàn tay săn sóc của Thi, nơi an nghỉ càng sạch sẽ hơn trước. Đứng trước ba phần mộ, Thi thầm khấn:
- Mẹ, bác trai, bác gái... ba người có linh thiêng xin hãy phù hộ cho Ngữ. Anh ấy đang từng giờ từng phút đối diện với kẻ ác. Mẹ, theo như lời anh Ngữ nói thì tâm nguyện của mẹ sẽ được hoàn thành, xin mẹ ở suối vàng hãy yên lòng nhắm mắt.
Sau đó Thi ra biển, đến cái nơi mà nàng và Ngữ thường đến. Ở đó Thi một mình đón trăng lên, ngắm nước triều và nghe sóng vỗ. Nàng ước gì bây giờ đây có Ngữ bên cạnh.
Một tháng sau kể từ ngày vào làm bảo vệ ở công ty, Ngữ đã điều tra và sắp xếp thời gian để đêm nay bắt đầu hành động. Một mình Ngữ đột nhập vào phòng lưu trữ hồ sơ của công ty. Phải mất ba đêm liền Ngữ mới tìm ra những tờ báo cũ có đăng tin ông Lâm Thiếu Phong đột ngột qua đời. Sau đó là Đoàn Triều Phúc, hắn bị xử tù hai năm. Có lẽ sau khi mãn hạn hắn đã trở về làm việc với Lương Hiếu Thành. Ngữ lấy đi tất cả số báo mình tìm được. Như vậy tội trạng của Lương Hiếu Thành đang dần dần có được bằng chứng.
Báo có in cả chi tiết vụ xử của hai phiên tòa. Ngữ lấy làm ngạc nhiên vì Lương Hiếu Thành có được bằng chứng ngoại phạm đối với cái chết của ông Lâm Thiếu Phong.
Nơi đầu tiên chàng đến, theo lời báo đăng thì ông này là một người làm lâu năm cho nhà họ Lâm. Ngữ cũng đoán Hiếu Thành chắc chắn đã đuổi việc ông ta rồi.
Đó là một ngôi nhà nằm cạnh bờ sông Thị Nghè, người đàn ông cô đơn, sống một mình trong căn nhà nhỏ ấy. Nhìn qua đồ nghề trong nhà, chàng biết chủ nhân ở đây sống bằng nghề bán bò viên.
Thấy Ngữ bước vào, ông ngẩng lên hỏi:
- Cậu cần gì?
Ngữ nhỏ nhẹ nói:
- Dạ cháu tìm bác có chút việc.
Đôi mắt ông lão hấp háy nhìn Ngữ:
- Cậu ngồi xuống đi.
- Cám ơn bác.
Ngữ ngầm quan sát ông lão, thầm yên tâm khi thấy ông có vẻ là người phúc hậu. Giọng ông lão:
- Có chuyện gì cậu cứ nói đi.
- Dạ, bác có phải là bác Trị?
- Phải, chính là tôi.
Ngữ tự giới thiệu:
- Cháu là người nhà của ông Lâm Thiếu Phong ngày xưa.
Ông lão bất ngờ và xúc động, đôi mắt già nua khẽ chớp rồi ông hứ giọng:
- ông Phong làm gì có em trai.
- Vâng, cháu không phải là bà con của ông ấy, nhưng bác biết con gái và cháu gái của ông Phong chứ?
- Dĩ nhiên là tôi biết.
- Bà Thụy Chi qua đời rồi.
- Cô hai...!?
Ông lão dường như rất xúc động, đôi vai run run, giọng nói cũng run:
- Cô ấy... qua đời sớm như vậy sao?
- Thưa phải. Bác ấy mất ngay trong nhà của cháu - Chàng kể sơ lược cho ông lão nghe về cuộc đời của bà Chi. Cuối cùng Ngữ nói trước khi nhằm mắt, bác ấy mong mỏi mình được giải nỗi oan làm ô uế cuộc đời mình.
Ông lão khóc. Ngữ ngạc nhiên nhìn những giọt nước mắt già nua lăn trên má người tớ già trung thành.
- Ông chủ là người phúc hậu, vậy mà ông trời nỡ lòng làm tan nát gia đình ông, thiệt là đau xót quá.
- Bác Trị, xin bác hãy bình tĩnh lại.
Ông lão quẹt nước mắt, cử chỉ hệt như một đứa trẻ.
- Tôi có thể giúp gì cho cậu đây?
- Cháu muốn hoàn thành tâm nguyện của bà Thụy Chi.
- Không phải là dễ đâu. Lương Hiếu Thành, con sói độc ấy nguy hiểm vô cùng.
- Cháu biết, nhưng mà bác có sẵn sàng vì những người đã khuất giúp cháu một việc không?
Ông lão quả quyết:
- Tôi rất sẵn lòng. Cậu không biết được ngày xưa ông chủ và cô hai tốt với người làm chúng tôi như thế nào đâu.
- Vậy thì cháu xin hỏi bác một câu. Ngày xưa bác là người làm thân cận của ông Phong, vậy có bao giờ bác thấy ông ấy sử dụng ma túy không?
- Không, dứt khoát là không. Ông ấy không phải là người trụy lạc.
- Vậy bác có dám ra trước tòa nói câu nói vừa rồi không?
Ông lão nhìn Ngữ một chút rồi quả quyết:
- Được, tôi sẽ làm theo ý cậu.
- Cám ơn bác. Nhân đây cháu cũng xin hỏi bác có còn quan hệ với người nào cũng làm trong gia đình họ Lâm ngày xưa không?
- À có, bà Hồng ngày xưa nấu bếp cho ông chủ.
- Vậy bác có thể thuyết phục bà ấy cùng bác ra tòa làm chứng không?
- Được chứ. Tất cả những người làm ngày xưa đều trung thành với ông chủ.
- Cám ơn bác! Vậy xin bác hãy sẵn sàng, đến khi nào có giấy của tòa gọi ra làm nhân chứng. Dĩ nhiên cháu sẽ còn trở lại đây nữa.
Ngữ đứng lên, ông lão cầm tay chàng nói:
- Hy vọng ngày nào đó, cậu có thể đưa chúng tôi về viếng mộ cô hai.
- Vâng, cháu hứa! Ngày ấy không còn xa nữa đâu.
Ngữ nhấn chuông căn nhà thứ hai, nơi chàng tìm đến. Nhìn đồng hồ tay, chàng biết bác sĩ Nhật Dương giờ này đã từ bệnh viện trở về. Người ra mở cổng cho chàng chính là bà bác sĩ:
- Cậu tìm ai?
- Thưa cháu muốn gặp bác sĩ Nhật Dương.
- Mời cậu vào, ông nhà tôi mới về.
Họ đi vào phòng khách, bà bác sĩ nói:
- Cậu chờ cho một chút, ông ấy đang tắm.
Bà rót nước mời khách, rồi để Ngữ ngồi lại đó một mình. Đối với vị bác sĩ này, chàng phải thăm dò thái độ trước khi nói ra sự thật. Lát sau, bác sĩ Dương bước ra. Người đàn ông đã ngoài năm mươi tuổi. Ngữ nhận ra một điều là tất cả những người có liên quan với ông Lâm ngày xưa đều đã già, rất già.
- Nghe nói là cậu tìm tôi.
Ngữ đứng lên:
- Thưa phải. Cháu tên là Nguyên Ngữ.
- Cậu Ngữ, mời ngồi. Tôi có thể giúp gì cho cậu đây?
- Cháu xin phép quấy rối bác chút ít thời gian.
- Cậu cứ nói tự nhiên đi, tôi không bận gì nhiều vào giờ này.
Ngữ nhận ra một điều là bác sĩ Dương cởi mở, nhiệt tình và dễ thân thiện. Chàng quyết định đi vào vấn đề:
- Có phải ngày xưa bác là bác sĩ riêng của ông Lâm Thiếu Phong! Nếu câu hỏi của cháu có gì không phải, xin bác tha thứ cho.
Vị bác sĩ già ngạc nhiên một chút rồi trở lại vẻ điềm tĩnh cố hữu của người già:
- Không, tôi chỉ ngạc nhiên vì đã lâu lắm rồi không nghe ai nhắc đến cái tên ấy nữa.
- Hôm nay cháu khơi lại chuyện cũ với ý định tìm sự công bằng, thực hiện công lý.
Ngữ nói, chàng không ngừng quan sát gương mặt bác sĩ.
Ngữ biết là mình có thể tin được người đàn ông này.
- Cậu định khơi lại chuyện cũ ư?
Ngữ bắt đầu kể về mẹ con Huỳnh Thi. Cuối cùng chàng nói:
- Cháu ngạc nhiên không hiểu tại sao mười năm trước người ta không làm như cháu đang làm bây giờ.
- Bởi vì không có người chủ trương. Lâm Đằng điên loạn, Lâm Thụy Chi là phận gái yếu đuối. Nhà chức trách có mở cuộc điều tra nhưng gặp sự bưng bít của Lương Hiếu Thành. Cậu thấy đó, ngày xưa thậm chí không có ai hỏi tôi xem Phong có phải là một người nghiện hay không?
- Báo chí có nói về bác cho nên cháu đã tìm ra địa chỉ này.
Dừng lại một chút, ông Dương hỏi:
- Vậy hãy cho tôi biết ý định của cậu?
- Bác nói ngày xưa không ai hỏi, bây giờ cháu xin được hỏi.
Ông Dương lập tức đáp một cách dứt khoát:
- Không, ông ấy không hề nghiện ma túy.
- Và bất cứ một thứ thuốc kích thích nào khác?
- Đúng vậy.
- Như thế chỉ có một cách giải thích là ông Phong bị người ta ép dùng thuốc quá độ, khiến bị nhồi máu cơ tim mà chết.
- Chắc chắn là như vậy rồi.
- Bác có thể ra làm nhân chứng trước toà không?
Bác sĩ Dương nhìn cậu:
- Xem ra cậu đang làm việc mà mười năm trước không ai làm được. Không, phải nói là chẳng ai chịu làm.
Ngữ gật đầu công nhận:
- Cháu muốn như vậy, nhưng mà cần phải có sự giúp đỡ của nhiều người khác. Lời khai của bác trước tòa, với cương vị một bác sĩ săn sóc đặc biệt cho ông Phong, sẽ rất là quan trọng.
- Tôi đồng ý.
Ngữ biết rằng ngày xưa ông ngoại Huỳnh Thi sống rất được lòng mọi người.
- Xin lỗi cho tôi hỏi cậu Ngữ một câu.
- Dạ, bác cứ hỏi.
- Hiện giờ công việc của cậu đã đi đến đâu rồi. Nếu không tiện trả lời thì thôi vậy.
Ngữ dứt khoát đáp. Chàng biết chỉ có tin người, người mới tin ta:
- Cháu tin bác. Hiện giờ đây cháu đã có bảy mươi phần trăm cơ hội để kết tội Lương Hiếu Thành.
- Vậy tôi cho cậu ba mươi phần trăm cơ hội còn lại. Cậu đã tin tôi như vậy, tôi không còn lý do nào để nghi ngờ nữa.
Ngữ mỉm cười không nói, bác sĩ tiếp:
- Chuyện này chắc chắn sẽ ra tòa và tranh cãi quyết liệt. Tôi chỉ cho cậu một luật sư nổi tiếng và là bạn của ông Phong ngày xưa, người này chắc chắn sẽ giúp cậu hết lòng.
Lát sau Ngữ cáo từ rồi ra về, lòng khấp khởi vui mừng.
Ngôi nhà nằm khiêm tốn trên một con đường nhỏ gần bệnh viện Nhi đồng hai, yên tĩnh và không khí thì trong lành. Ở đây không có chuông. Ngữ gọi cổng và dường như đích thân người chàng muốn gặp ra mở cổng, theo sau là một con chó phốc nhỏ rất xinh đẹp.
Ông lão vóc người nhỏ bé, mái đầu bạc trắng nhưng đôi mắt rất tinh anh. Ông đứng sau khung cửa nhìn Ngữ hỏi:
- Cậu cần tìm ai?
- Thưa ông có phải là luật sư Phan không ạ?
- Chính tôi đây.
- Cháu tới tìm ông vì chuyện của ông Lâm Thiếu Phong.
Ông lão nhìn chàng một lúc rồi lẩm nhẩm như nói một mình, nhưng Ngữ cũng nghe:
- Đã lâu rồi mới nghe cái tên này.
Chàng theo chân ông lão vào nhà. Phòng khách bày trí đơn sơ nhưng ngăn nắp, sạch sẽ, sự gọn gàng của một người làm nghề luật.
Ông lão chỉ tay vào ghế:
- Cậu ngồi đi, nhà chỉ có mỗi mình tôi, mấy đứa nhỏ đều đi làm cả rồi.
Ông lão rót nước mời khách rồi nhìn Ngữ nói:
- Cậu làm tôi hơi ngạc nhiên đấy.
Ngữ lễ độ:
- Xin bác thứ lỗi.
- Không có gì. Cậu cứ nói đi, chuyện mình muốn nói ấy.
Ngữ cười thầm "Đúng là cách nói chuyện của một luật sư". Chàng từ tốn nói:
- Có người giới thiệu cháu tới đây, người ấy nói ông là bạn thân của ông Lâm.
- Chắc là tay bác sĩ Dương, có phải không?
- Dạ, đúng là bác sĩ Dương bảo cháu tới đây.
- Vậy ý định của cậu là gì?
Ngữ đáp, giọng chàng rắn chắc:
- Cháu muốn đưa Lương Hiếu Thành ra tòa.
Ông lão nhìn sững Ngữ một lúc rồi nói:
- Hay đấy! Nhưng không phải dễ đâu.
- Cháu biết, và cháu đã thu thập được chứng cứ.
- Cậu đã có những gì rồi, thử nói tôi nghe xem?
Ngữ khoan thai đi vào vấn đề:
- Ngày xưa chắc ông có theo dõi vụ án này.
- Có.
- Chắc ông cũng biết một người tên Lâm Đằng?
- Tôi có biết.
- Ông ta vừa mới bị giết. Trong ngôi nhà giam ông ta có dấu máu và xác được chôn ngay cạnh đấy.
Ông lão gật gù:
- Cậu có bằng chứng kết tội tên họ Lương vụ này không?
- Cháu chưa có. Nhưng cháu tin lúc khai quật tử thi sẽ tìm thấy.
- Có thể lắm. Nhưng chưa đủ, cậu còn gì nữa không?
- Cháu có ba người chứng đáng tin cậy sẵn sàng ra tòa làm chứng, bảo đảm rằng ông Phong ngày xưa không hề dùng thuốc kích thích.
- Luật sư của thằng họ Lương có thể nói rằng đó là những lời chứng không có cơ sở.
- Cháu biết - Ngữ dừng lại một chút rồi tiếp - Đây mới là vấn đề quan trọng. Lương Hiếu Thành ngày xưa cấu kết với một người tên Đoàn Triều Phúc dựng nên màn kịch tư tình để hãm hại vợ mình, chiếm đoạt tài sản.
- Ngày xưa tôi đã từng nghi ngờ như vậy, nhưng mà không có bằng chứng.
- Bây giờ có thể gặp tên Phúc ngay trong nhà Lương Hiếu Thành, hắn làm việc cho ông ta.
Ông lão nhổm người trên ghế:
- Có chuyện này sao?
- Vâng, cháu bảo đảm như thế.
- Lương Hiếu Thành sao lại có thể sơ suất đến như vậy kìa?
- Có lẽ là ngày tận số của hắn đã đến rồi.
Mắt ông lão chợt sáng lên tinh anh hơn:
- Tốt lắm! Nếu quả thật như vậy thì hắn chết rồi - Ông lão nhìn Ngữ - Cậu muốn tôi giúp đỡ?
- Dạ thưa phải. Ông là người biết luật, cháu muốn nhờ ông làm thủ tục để khởi tố vụ này và cháu cũng muốn xin ông đích thân đứng ra buộc tội kẻ sát nhân.
Ông lão đứng lên vỗ vai Ngữ, cử chỉ thân mật:
- Được lắm chứ! Tôi tuy đã về hưu rồi, nhưng sẵn sàng đứng ra buộc tội tên sát nhân, bênh vực cho cái chết oan khuất của người bạn già ngày xưa.
- Cháu xin thay mặt cháu gái của ông Lâm tạ ơn ông.
- Không cần tạ ơn, tôi đã chờ đợi ngày này mười năm nay rồi. Làm ác bao giờ cũng bị đền tội mà.
Sau đó hai người bàn luận kế hoạch kiện Lương Hiếu Thành.
Ngày...
Thi mến!
Cho đến bây giờ, anh có thể báo cho em biết một tin mừng là mẹ sẽ được giải oan, và em sắp nhận lại được những gì đích thực của em. Ngay sau khi viết thư này, anh sẽ cùng một người bạn của ông ngoại em ngày xưa đi kiện Lương Hiếu Thành. Anh và ông ấy đã soạn ra hàng loạt đơn để gởi đi tất cả các cơ quan chức năng, đồng thời sẽ đến thẳng phòng cảnh sát điều tra hình sự tố cáo hắn. Anh nghĩ chắc là nay mai gì chúng ta sẽ được gặp nhau khi mà công việc ở đây không còn bận rộn nữa.
Thôi anh phải đi đây. Em nhớ giữ gìn sức khỏe. Rất mong được gặp em.
Anh
Nguyên Ngữ.
Đã là lần thứ hai Thi đọc thư của Ngữ. Bây giờ đây nàng đang ngồi trước mộ mẹ, thì thầm đọc cho mẹ nghe những gì Ngữ viết. Giọng Thi êm đềm:
- Mẹ, mẹ nghe rồi đấy. Tâm nguyện của mẹ không bao lâu nữa là hoàn tất. Mẹ thấy anh Ngữ có đáng thương không? Vì mẹ con mình mà anh ấy phải cực nhọc. Phù hộ cho anh ấy nghe mẹ. Nếu mà anh Ngữ có chuyện gì, con gái của mẹ cũng không còn thiết sống nữa.
Thi không ngờ là mình nghĩ và nói như vậy. Ta nghĩ như vậy từ bao giờ thế nhỉ? Nàng phóng tầm mắt nhìn ra xa, ở đâu đó là màu xanh thăm thẳm của đại dương. Khung cảnh nơi đây thần tiên thế này, chẳng trách gì thuở còn sống, mẹ đã chọn làm nơi an nghỉ.
Ngữ vừa chuẩn bị đi thì Gia Bảo về tới. Ngữ nghe tiếng anh rổn rảng ngoài phòng khách:
- Mẹ ơi, con sắp giàu rồi, sắp giàu to rồi.
- Cái gì vui mà làm con hưng phấn đến như vậy hả Bảo?
- Mỹ Linh con bé ấy đã nhận lời làm vợ con rồi.
- Thật hả? Sao mà nhanh quá vậy?
- Thế mới tài chứ mẹ. Một ngày nào đó con sẽ làm chủ tất cả những gì ông Thành có bây giờ.
Ngữ tưởng tượng ngày xưa ông Thành cưới bà Thụy Chi cũng vì thủ đoạn này. Nếu bây giờ ông ta không đền tội, không biết chừng năm mười năm sau, thảm kịch sẽ xảy ra một lần nữa. Và lần này chính ông ta là nạn nhân. Con người của Gia Bảo, nếu một khi đã độc ác thì còn hơn cả ông ta bây giờ nữa.
Ngữ bước ra phòng khách, nhìn Gia Bảo với một chút thương cảm. Anh đâu biết rằng mộng của mình sắp tan vỡ.
- Em đi đâu đó?
Bảo bỗng hỏi.
- Em ra ngoài một chút.
- Sao không nghỉ cho khỏe, tối còn đi làm gì?
- Em về ngay mà.
Hai mươi phút sau chàng đã có mặt cùng luật sư Phan ở phòng cảnh sát điều tra hình sự quận. Sau khi nghe hai người trình bày, ông thiếu tá hỏi:
- Bác Phan, chuyện bác và cậu Ngữ nói hoàn toàn chính xác chứ?
- Thiếu tá có thể tin ở một người đã bốn mươi năm làm nghề luật như tôi.
Ông thiếu tá vui vẻ:
- Dĩ nhiên là cháu tin chú. Nói thật với chú, bọn cháu chú ý Lương Hiếu Thành từ mấy năm qua nhưng chưa có bằng chứng. Cháu sẽ cho người đi xác minh các nguồn tin, nếu đúng, trong vòng hai mươi bốn giờ sẽ có lệnh khám nhà, bắt giam hung thủ.
- Được lắm, chúng tôi là những công dân tin tưởng vào pháp luật.
Ông thiếu tá đích thân tiễn họ ra về và còn cho Ngữ số điện thoại, dặn là có chuyện gì cần cứ phôn tới chỗ ông ta.
Trên đường trở về, Ngữ băn khoăn:
- Theo ông chúng ta có lật mặt nổi Lương Hiếu Thành không?
Ông Phan nói gọn:
- Hãy tin tưởng vào luật pháp.
Đó là buổi sáng cuối cùng trong tuần. Những ngày còn lại Nguyên Ngữ bắt đầu chờ đợi.
Lan Bình thấy rõ ràng không khí trong nhà ngày càng buồn tẻ. Mỹ Linh dạo này ngoài thời gian đi học, còn lại nàng đi chơi với Gia Bảo. Lương Hiếu Thành chỉ dừng lại chăm sóc, chiều chuộng vợ sau vài ngày ở biển về. Sau đó ông ta lại tiếp tục lao vào làm ăn, kinh doanh và theo bà nghĩ, lại tiếp tục gây nên tội ác.
Có một lần bà Lan Bình vô tình bắt gặp Gia Bảo với gương mặt lạnh lùng của anh ta. Kể từ đó trong mắt bà, Bảo là một con người có vấn đề và bà lấy làm ân hận đã để con gái quá khắng khít với Bảo.
Không biết tự bao giờ, Lan Bình thấy rằng mình bắt đầu thích đi chùa. Không khí tín ngưỡng, thanh khiết ở Phật tự làm bà thấy yên ổn và thanh thản hơn nhiều lần cái ngôi nhà ảm đạm của mình.
Không biết đây là lần thứ mấy thiếu phụ quì trước tượng Phật khấn vái cho gia đỉnh của mình.
- Đức Phật từ bi, xin người mở lượng từ bi quảng đại, cứu vớt chồng con, đưa anh được trở về với con đường lương thiện. Xin người hãy vì tấm lòng thành kính của con, phù hộ cho gia đình con qua khỏi những ngày tháng cô đơn, lạnh lẽo và đầy đau khổ này.
Bà bỏ thời gian đi quanh quẩn trong chùa đốt hương vái Phật, đóng góp một số tiền hương khói cho nhà chùa. Có lần gặp một vị sư cô hai người đã trò chuyện.
- Nữ thí chủ, mấy ngày qua bần ni thấy thí chủ cứ quanh quẩn ở đây, gương mặt u uẩn, phải chăng đang có điều gì phiền muộn?
Lan Bình nhìn gương mặt thanh thản của ni cô, bà hỏi:
- Sư cô, có phải những người xuất gia đều tránh khỏi cảnh lụy phiền.
Lan Bình thở dài:
- Con người của tôi chắc rằng không có duyên với Phật.
- Thành kính hướng thiện, tâm hướng về Phật, tức là có duyên với Phật. Thí chủ đây gương mặt phúc hậu hiền lương, giọng nói nhẹ nhàng thanh thoát, trong lòng chắc có sẵn từ bi, lẽ nào lại không có duyên với Phật?
- Không đâu, bởi vì cuộc đời tôi chỉ toàn là phiền não.
- Làm người có nghĩa là mắc nợ trần gian. Thí chủ đừng xem nặng ân tình, ai oán, tất sẽ không còn phiền não.
Đừng xem nặng ân tình. Ta đã vay nợ ân tình của người rồi, làm sao mà đừng xem nặng được chứ? Nhưng kể từ đó, những lời nói của ni cô cứ ăn sâu trong lòng thiếu phụ, nhắc đi nhắc lại... và có một buổi chiều trên đường trở về nhà, bà bỗng nghĩ rằng phải chi ta cũng như ni cô kia, thoát khỏi nợ ân tình.
- Cái gì, đám cưới à?
Mỹ Linh nắm tay Bảo, vòi vĩnh với cha:
- Cha, tụi con thương nhau mà, cưới nhau đâu có gì là lạ mà cha trợn mắt dữ vậy?
Ông Thành nhìn Bảo đăm đăm rồi hạ giọng hỏi:
- Gia Bảo, có thật như vậy không?
Bảo làm như có lỗi:
- Xin lỗi bác, đáng lẽ cháu không nên trèo cao, nhưng mà tình yêu nó tự đến, cháu không thể nào kềm chế được.
Lương Hiếu Thành nhớ lại hoàn cảnh của mình ngày xưa, chợt lo cho con gái. Nhưng rồi ông ta tự nhủ "lo gì chứ, trên đời này có mấy người thủ đoạn được như ta", ông ta nói:
- Làm người không nên tự ti như vậy. Nhưng mà các con không thấy hôn lễ bây giờ là quá sớm sao?
- Sau đám cưới anh Bảo sẽ tiếp tục đi học, và con sẽ ở nhà giúp cha, giúp mẹ, cha thấy như vậy có được không?
- Vấn đề các con đưa ra bất ngờ quá, để cha suy nghĩ lại đã.
Linh giãy nảy:
- Cha à, còn suy nghĩ gì nữa chứ?
Gia Bảo khôn ngoan nói:
- Em Linh, hôn nhân là chuyện hệ trọng cả đời người, hơn nữa cha chỉ có mình em, làm sao mà người không thận trọng được chứ? Em nên để cha có thời gian suy nghĩ.
Lương Hiếu Thành cười, ông ta có vẻ thích câu nói của Bảo:
- Gia Bảo nói đúng lắm, hơn nữa ta còn phải bàn với mẹ con nữa mà.
- Chúng con không quấy rầy bác nữa. Em Linh, mình ra ngoài để cha làm việc.
Hai người nắm tay nhau bước ra. Trong thâm tâm, Lương Hiếu Thành đã đồng ý cuộc hôn nhân này rồi. Ông ta cũng muốn thử xem có một Lương Hiếu Thành thứ hai không và ông ta cũng tin bản thân mình không phải là Lâm Thiếu Phong khờ khạo.
o O o
Ngữ có việc phải đi ngang qua phòng cô thư ký, chàng nghe cô nói vào máy liên lạc nội bộ:
- Tổng giám đốc, có một người xưng là cảnh sát gọi đến.
Ngữ nhíu mày, chàng chậm bước chân trở lại. Lát sau chàng thấy Lương Hiếu Thành hộc tốc chạy ra từ văn phòng làm việc. Sinh nghi, Ngữ vội vàng chạy xuống phòng bảo vệ sử dụng điện thoại:
- Alô, làm ơn cho tôi gặp thiếu tá trưởng phòng.
- Tôi đây.
Ngữ nói nhanh:
- Thưa thiếu tá, tôi là Nguyên Ngữ. Vừa rồi có một người tự xưng là cảnh sát gọi điện tới đây. Sau đó ông Thành ra đi rất gấp. Tôi lập tức điện tới cho thiếu tá biết đây.
- Chúng tôi vừa mới phát lệnh xét nhà và bắt người. Lẽ nào... thôi được, cậu lập tức theo ông ta đi. Người của chúng tôi cũng xuất phát ngay bây giờ.
Ngữ vội vàng gác máy. Cũng may, chiếc xe chở vị giám đốc vừa đánh ra khỏi cổng. Ngữ vội vàng lấy xe của mình đuổi theo. Chiếc xe gắn máy này là của ông Thành mua cho Gia Bảo. Bảo đưa cho Ngữ đi làm, không ngờ bây giờ nó lại là phương tiện theo dõi chủ nhân của nó.
Ngữ theo sau xe hơi ở khoảng cách vừa phải. Chàng thấy nó đang trên đường trở về nhà. Tới một khu vực tương đối trống trải, Ngữ nhận ra một bàn tay thò ra cửa ném vật gì đó ra ngoài. Chàng ghi nhớ địa điểm rồi cho xe tiếp tục đuổi theo...
Về tới nhà, Ngữ thấy có rất nhiều cảnh sát tới trước. Lương Hiếu Thành muốn tháo lui nhưng đã muộn, cảnh sát nhận ra ông ta và lập tức ập tới.
- Ông Lương Hiếu Thành, ông đã bị bắt! Đây là lệnh bắt giam của Viện kiểm sát.
Chiếc còng số tám lập tức khóa chặt bàn tay của tên sát nhân. Lát sau người ta dẫn Phúc ra, trên tay cũng bị còng, riêng Lành thì nhẹ nhàng hơn, anh ta được mời về để hợp tác điều tra với cảnh sát. Lúc này Ngữ cũng ra mặt, chàng đứng cạnh thiếu tá trưởng phòng, đích thân ông ta chỉ huy chiến dịch này. Ông ta nói:
- Suýt chút nữa chúng tôi đã để sổng tên Phúc, một nhân chứng quan trọng. Dường như có người điện thoại tới báo tin, và ông ta đã phôn về cho tên Phúc bỏ trốn. Cũng may là người của chúng tôi canh chừng hắn trước đây hai mươi bốn giờ.
- Như vậy là có nội gián.
- Tôi sẽ điều tra chuyện này.
Ngữ kể lại mọi chuyện. Thiếu tá bảo:
- Cậu đi với vài người của tôi, tới đó xem hắn phi tang cái gì?
Ngữ đi với ba cảnh sát nữa. Lát sau họ trở lại, vật mà Lương Hiếu Thành thủ tiêu đi là một cây súng.
Thiếu tá nắm tay Ngữ:
- Cậu vào đây với tôi.
Ngữ phân vân:
- Cháu ngại gặp bà Lan Bình, bà ấy hiền lắm.
- Ngại cái gì chứ? Vai trò của cậu bây giờ không có tránh né được đâu.
Ngữ miễn cưỡng theo vị sĩ quan công an đi vào ngôi biệt thự bây giờ đã rất đông màu sắc cảnh phục.
o O o
Lan Bình không hiểu tại sao bà lại không khóc khi chuyện xảy ra. Phải chăng bà đã biết trước rồi sẽ có ngày này, hay vì giọng nói hôm nào của ni cô cứ quanh quẩn trong đầu...?
- Làm người có nghĩa là mắc nợ trần gian. Thí chủ đừng xem nặng ân tình, ai oán, tất sẽ không còn phiền não.
Bên cạnh bà đứa con gái thương yêu khóc lóc thảm thiết. Gia Bảo cũng đứng một bên, gương mặt anh lúc này không biểu lộ một cảm xúc dù là rất nhỏ. Gương mặt này đây đã một lần bà Lan Bình nhìn thấy, bà chợt thở dài, biết rằng con mình đã thương lầm người. Thật là quả báo, báo ứng lên cả con bà nữa, phải chăng vì nó đã từng theo chồng bà làm điều tội lỗi.
Nguyên Ngữ khẽ nhìn ba người, mằt chàng dừng lại ở gương mặt bất động của thiếu phụ. Mỹ Linh thấy chàng, nàng lay tay Gia Bảo:
- Anh Bảo, sao lại có chuyện Nguyên Ngữ trong bọn họ?
- Anh cũng không biết nữa.
- Anh hỏi thử xem.
- Bây giờ không phải lúc.
Linh lại lay vai mẹ:
- Mẹ, bây giờ mình phải làm gì để cứu cha đây?
Thiếu phụ buồn bã lắc đầu:
- Làm gì ư? Mẹ làm sao đủ sức để cãi lại định mệnh chứ?
- Nhưng mà...
- Kẻ có tội đền tội, cha con nếu không làm nên tội thì không có việc gì đâu.
Bà biết rằng câu nói ấy cũng chính là bản án dành cho chồng mình.
Có một người vận cảnh phục tới trước mặt họ:
- Bà Thành, mời bà ra vườn để chứng kiến chúng tôi lục soát.
Thiếu phụ đi như một cái máy, Mỹ Linh theo sau khóc tức tưởi, còn Gia Bảo thì vẫn lạnh lùng. Không biết anh ta đang nghĩ gì trong đầu?
Cảnh sát ghi nhận hiện trường, chụp ảnh dấu máu còn lại và sau đó khai quật tử thi ông Lâm Đằng. Tất cả đều là những bằng chứng quan trọng. Sau đó họ niêm phong căn nhà giam ông Đằng ngày trước và theo yêu cầu của Ngữ, người thay mặt cho Lâm Huỳnh Thi, cảnh sát tạm thời đóng cửa công ty "Vĩnh Thành".
Gia Bảo nặng nề gieo mình xuống ghế, gương mặt tràn đầy thất vọng. Thử hỏi anh ta làm sao không thất vọng được khi mà trong phút chốc bỗng mạnh thường quân của anh ta vướng phải hơn chục thứ tội, tính mạng bị đe dọa còn tài sản thì bị niêm phong.
Lát sau Nguyên Ngữ cũng về tới. Vừa thấy chàng, Gia Bảo đã nhảy lên nắm ngực áo Ngữ lắc mạnh:
- Tại sao... tại sao mày lại có mặt trong đám cảnh sát đó và còn cái gì gọi là đại diện cho Lâm Huỳnh Thi chứ???
Ngữ nhìn anh có chút thương cảm, chàng biết Bảo vừa mới vỡ mộng:
- Anh hai, bình tĩnh lại đi, rồi em sẽ kể cho anh nghe tất cả.
Bà Mỹ từ nhà sau tất bật chạy lên:
- Chuyện gì vậy, chuyện gì mà anh em to tiếng với nhau vậy?
Bảo nói như hét:
- Chúng ta sắp bị đuổi trở về quê rồi, mẹ có biết không?
- Cái gì?
- Mẹ không có nghe rõ à? Thằng con nuôi của mẹ hại chúng ta rồi.
Bà Mỹ ngơ ngác:
- Chuyện là như thế nào hả Ngữ?
Ngữ hơi bực:
- Các người không được bình tĩnh, làm sao tôi nói được chứ?
- Được... được... bây giờ mày nói đi, tao nghe đây.
- Thật ra tất cả tài sản mà Lương Hiếu Thành có hiện nay là do ông ta đoạt của ông ngoại Huỳnh Thi. Má nuôi còn nhớ không? Ngày đầu tiên họ tới với trang phục rất sang trọng.
Bảo đờ người với biết bao nhiêu là ý nghĩ lẫn lộn trong đầu. Lâm Huỳnh Thi, con người anh ta từng bỏ rơi, bây giờ...
Ngữ kể lại câu chuyện một cách sơ lược. Gương mặt Gia Bảo thay đổi từng lúc:
- Mày đã tiếp tay trong việc bắt ông Thành?
- Ông ta làm ác, sớm muộn gì cũng phải đền tội.
- Nhưng mà mày có biết làm như vậy là hại chết anh hai và má nuôi của mày không?
Ngữ nghiêm giọng:
- Anh hai, những gì không phải của mình, tất có ngày sẽ không còn là của mình. Nếu hôm nay không phải em thì ngày mai sẽ có người khác vạch mặt Lương Hiếu Thành. Anh hãy lấy làm may mắn hơn là mình chưa cùng con người độc ác đó lún sâu vào tội lỗi.
Bảo giận như điên:
- Tao không cần biết ngày mai, chỉ biết là mày đã hại chết tao, đã làm tao mất trắng tất cả mọi thứ.
- Anh không mất, bởi vì những thứ đó không phải là của anh.
Ngữ bỏ đi ngay sau câu nói ấy. Chàng muốn chạy thật nhanh về với Huỳnh Thi và biển của mình. Mới đó mà Ngữ đã thấy nhớ vô cùng.
Bên ngoài Bảo gầm lên:
- Mẹ, chúng ta nuôi ong tay áo mất rồi.
Bà Mỹ chỉ biết thở dài.
Thiếu phụ lang thang khắp nơi trong cái cơ ngơi hơn ba năm qua được gọi là biệt thự Lan Bình. Mặc dù từ khi biết được sự thật, bà chưa lúc nào tự coi những thứ xa xỉ này là của mình. Nhưng bây giờ biết ngày mai này sẽ rời khỏi nơi đây, lòng bà xót xa đau đớn quá.
Đi ngang qua phòng con gái, lại nghe tiếng khóc rấm rứt của nó từ trong vọng ra, dừng chân một chút rồi bà đẩy cửa bước vào.
- Mẹ... - Cô gái kêu lên nghẹn ngào khi nhìn thấy mẹ.
Thiếu phụ ngồi xuống bên con, hai mẹ con ôm nhau vào lòng. Nhìn gương mặt thẫn thờ đau xót của mẹ, Linh cảm thấy thương người quá. Tội nghiệp cho mẹ, ngày còn có cha, người suốt ngày bận rộn công việc, nay cha đi rồi, mẹ càng cô đơn hơn. Linh lay tay mẹ:
- Mẹ, sao mẹ không khóc đi? Từ lúc cha bị bắt tới giờ, con không thấy mẹ khóc. Mẹ khóc đi, khóc được rồi sẽ bớt thấy đau đớn hơn đó mẹ.
- Mẹ từ lâu rồi đã không còn coi nặng ân tình nữa.
- Không phải đâu. Con biết mẹ đau lòng lắm, đau đến không tài nào khóc được.
Câu nói đã khơi đúng nguồn, và nước mắt bắt đầu tuôn chảy. Thiếu phụ biết rằng mình vẫn còn nặng ân tình. Ôm con vào lòng, bà nghẹn ngào:
- Mỹ Linh ơi, cha con đã tự giết mình mất rồi.
- Chúng ta phải làm gì để cứu cha đây hở mẹ?
- Cầu nguyện! Mẹ lúc này chỉ còn biết làm có bấy nhiêu mà thôi con ạ!
- A di đà Phật. Hai thí chủ quì đây đã lâu rồi, sao còn chưa chịu trở về?
Mỹ Linh đáp thay mẹ:
- Chúng tôi muốn quì ở đây thật lâu, để Phật tổ động lòng cứu vớt cha tôi.
- Thí chủ, không nhất thiết phải quì lâu như thế này đâu, chỉ cần thí chủ thành tâm là được rồi.
Bà Lan Bình ngẩng lên, nhìn thẳng vào mặt vị ni cô quen thuộc:
- Sư cô, người còn nhớ tôi không?
- Nhớ chứ, thí chủ là người có duyên với Phật.
- Thật không?
- Người xuất gia chúng tôi không nói dối.
- Vậy thì... đệ tử muốn xuất gia đầu Phật, mong được nương nhờ cửa Phật trong những ngày còn lại.
- Mẹ... - Mỹ Linh thảng thốt - không thể như vậy đâu mẹ. Sư cô, mẹ tôi...
- Người lục căn chưa tịnh, lòng còn vướng nợ trần, sao lại nghĩ đến chuyện xuất gia?
- Vậy thì đệ tử xin quì ở đây cho đến khi nào lòng trần dứt nợ, lục căn thanh tịnh, nhứt ý thành tâm hướng Phật.
- A di đà Phật.
Ni cô niệm Phật hiệu rồi lắc đầu nhìn thiếu phụ. Tội nghiệp, con người này chắc gặp nhiều đau đớn lắm? Thôi thì cứ để bà ta quì ở đây, cho tâm hồn thanh thản.
Ni cô đi rồi, Mỹ Linh nắm tay mẹ khóc:
- Mẹ không thể làm vậy được đâu, mẹ không thể xuất gia.
- Mỹ Linh, mẹ muốn xuất gia là để ngày đêm tụng niệm, van vái cho cha con tai qua nạn khỏi.
- Không thể nào đâu, cha mà biết như vậy, người sẽ đau lòng lắm.
- Con cứ nói cho cha biết, để ông ta sám hối tội lỗi của mình.
- Nhưng mà con không thể mất mẹ - Linh ôm vai mẹ khóc nghẹn ngào - Mẹ có biết không, cha bây giờ không biết ra sao, mẹ còn muốn bỏ đi nữa, con làm sao mà sống đây?
Thiếu phụ não lòng, nhưng rồi bà lại cứng rắn:
- Con đã lớn rồi, hãy tự lo cho mình.
- Con không làm được, không có làm được mẹ ơi. Gia đình mình là một gia đình hạnh phúc, không thể tan rã trong phút chốc như thế này được mẹ ơi.
Thiếu phụ nhớ lời Lâm Đằng nói, bà thở dài:
- Cái hạnh phúc được xây dựng trên nền móng tội ác, tan rã là lẽ đương nhiên mà. Mỹ Linh từ nay con phải biết tự lo lấy thân, mẹ gởi mình ở chốn Phật môn là muốn cầu nguyện cho cha và con đó.
Mỹ Linh khóc lóc, năn nỉ thế nào cũng không được. Lan Bình đã quyết rồi, bà nhất định phải qui y, ngày đêm cầu khấn cho chồng, âu chỉ còn cách đó mới gọi là đền ơn đáp nghĩa cho người. Hiếu Thành ơi, nếu không có em và con, không chừng anh đã không gây nên tội ác.
Cha bị bắt, mẹ đi tu, cả gia đình tan vỡ trong phút chốc khiến một cô gái vốn quen sống trong sự nâng niu của gia đình như Linh cảm thấy mất tất cả. Người duy nhất bây giờ còn lại của nàng là Gia Bảo. thế là cô gái tìm tới Bảo, với ước mong tìm được một nơi nương tựa, một sự chở che hay sức mạnh cứu vớt. Vừa thấy Bảo, Mỹ Linh đã mềm lòng, nàng khóc ngon lành:
- Anh Bảo ơi! Em phải làm sao bây giờ?
- Nín đi. Điều cần nhất ở em bây giờ là bình tĩnh.
- Em không làm sao bình tĩnh được, mẹ đã đi tu rồi. Gia Bảo anh hãy tìm cách cứu mẹ nha.
Bảo sững sờ:
- Đi tu? Sao lại đi tu?
- Bởi vì mẹ nói không còn có con đường nào khác nữa. Mẹ muốn cầu xin cho cha.
Gia Bảo lúc này cũng ủ rũ như Linh, nhưng khác ở chỗ anh ta đau buồn vì ước mơ tan vỡ, nhà lầu xe hơi trong phút chốc không còn nữa.
Giọng Bảo âu sầu:
- Hết cách rồi sao?
- Bây giờ điều trước tiên là chúng ta phải ngăn cản mẹ anh à!
- Mặc kệ mẹ đi.
Bảo bực dọc, Mỹ Linh ngạc nhiên:
- Anh nói gì?
Bảo vội lấp liếm:
- À... à... anh nói mẹ đi tu càng tốt chứ sao?
- Tại sao lại tốt chứ, tại sao anh nghĩ rằng mẹ đi tu là tốt?
- Điều căn bản nhất bây giờ không phải mẹ mà là cha, bởi vì cha của em có thể bị tù tội suốt đời, chúng ta phải tìm cách xem có thể cứu cha em không?
- Nhưng mà chúng ta không thể đứng yên nhìn mẹ xuất gia được.
Bảo sẵng giọng, anh ta bắt đầu lộ ra bộ mặt đểu cáng:
- Em về đi, cứ bảo mẹ em đừng đi tu là được rồi.
- Gia Bảo...!
- Anh mệt quá, anh cần phải nghỉ ngơi một chút, em đừng có làm phiền anh nữa.
Mỹ Linh nghe chết điếng trong lòng, nàng không ngờ, không thể nào ngờ được Bảo lại trở mặt như thế này. Đầu óc ngây thơ của cô gái vẫn còn chưa hiểu hết con người và ý đồ của Bảo:
- Tại sao vậy? Mẹ cũng là mẹ của anh kia mà.
Bảo đứng lên, anh ta biết là không còn gì để mà luyến tiếc nữa. Giọng Bảo lạnh lùng, và gương mặt không còn đóng kịch nữa:
- Mỹ Linh, em về đi và từ nay hãy xem như chưa bao giờ gặp anh vậy.
Bảo định bước đi, Linh sau phút bàng hoàng nàng đã bình tĩnh trở lại:
- Đứng lại - Cô gái hứ giọng - Gia Bảo, đến giờ phút này anh hãy nói thật đi, tại sao trước đây anh cầu hôn tôi.
- Em muốn biết lắm sao? Bảo hỏi lại.
- Phải. Để xem anh chân thật đến mức độ nào.
Bảo quay lại, gương mặt lạnh lùng không cảm xúc:
- Bởi vì cha của em là tổng giám đốc.
Mỹ Linh cắn chặt vào môi cố không khóc nữa. Nàng nhủ, nước mắt của ta chỉ để khóc cho mẹ và cha thôi. Linh rắn giọng:
- Tốt lắm! Cám ơn là anh đã nói thật.
Cô gái quay bước đi thật nhanh ra khỏi nhà. Gia Bảo cũng không sung sướng gì hơn. Anh ta gieo mình xuống ghế mệt nhọc, đầu óc cố tính toán xem mình còn cơ hội nào không. Bảo biết vụ này nếu Huỳnh Thi thắng kiện, nàng sẽ lấy lại tất cả, kể cả ngôi nhà này, mặc dù người đứng tên chủ quyền bây giờ là Bảo. Hôm sau, việc đầu tiên anh ta làm là rao bán nhà.
Bây giờ Mỹ Linh mới tin lời mẹ nói và biết thế nào là nhân quả. Tai họa đổ xuống gia đình nàng cùng một lúc, khiến lúc này Linh cảm thấy mình không còn sức chịu đựng nữa.
Cô gái lang thang trên đường phố nhiều giờ liền rồi sau đó trở về nhà. Căn nhà rộng thênh thang giờ đây chỉ có mỗi mình nàng, cô đơn và trống vắng đến lạ lùng. Linh vào phòng cha, ngồi ở chiếc ghế người thường ngồi, hình ảnh cha thương yêu hiện về làm Linh rơi nước mắt.
- Cha ơi, giờ này cha ở đâu? Cuộc sống tù đày chắc là đau khổ lắm.
Sau đó nàng sang phòng mẹ, trên bàn là tấm ảnh chụp chung của ba người. Linh từ từ nâng khung hình áp vào ngực mình, nàng nghẹn ngào:
- Cha ơi, mẹ ơi! Hai người sao nỡ bỏ con ra đi chứ?
Nàng khóc thật lâu, thật nhiều khiến đôi mắt sưng đỏ cả lên. Cuối cùng Linh nhớ là cả ngày nay nàng chưa ăn gì vào bụng. Cô gái đi xuống bếp, trong tủ lạnh chẳng còn gì để có thể ăn được. Người làm trong nhà ai cũng bỏ đi cả rồi, chẳng còn một ai ở lại với nàng trong giờ phút này.
Linh tìm được một gói mì, trong bình thủy lại chẳng có nước, đây là lần đầu tiên cô gái làm bếp. Bếp đã hết ga, Linh bất lực buông rơi tất cả. Nàng ôm mặt rồi ngồi bệt xuống sàn nhà tiếp tục khóc. Đêm đó Mỹ Linh ngủ luôn trong nhà bếp, cô gái đã mệt mỏi quá rồi.
Càng về gần tới nhà Ngữ càng thấy nhớ, trong bụng cứ nôn nao muốn được nhìn thật nhanh vóc dáng Huỳnh Thi sau một thời gian xa cách. Xuống xe Ngữ khoác túi chạy thật nhanh về làng, căn nhà nhỏ hiện ra khiến bước chân Ngữ càng lúc càng nhanh hơn, dồn dập như con tim chàng đang đập mạnh những nhịp đập hối thúc.
Thi ngồi ở một bên bàn, trên tay nàng là chiếc áo đi biển của Ngữ. Cô gái đang vá lại chỗ rách ở vai. Tiếng động làm Thi ngẩng lên, nàng ngỡ ngàng:
- Anh Ngữ!
Ngữ chớp mắt xúc động:
- Anh về đây nè.
Họ dừng lại ở một chỗ, mắt nhìn nhau không chớp và dường như trong thâm tâm cả hai cùng muốn thu ngắn cái khoảng cách đang hiện hữu trước mắt. Ngữ dĩ nhiên phải là người chủ động, nhưng chàng đã không làm được điều đó, mặc dù trong thâm tâm Ngữ là người mong muốn, khát khao nhất.
Cuối cùng chàng chỉ nói được:
- Hơn một tháng rồi, ở thành phố anh thèm được nghe tiếng em nói, và tiếng biển thì thào. Cuộc đời anh chắc là không thể thiếu được những âm thanh huyền diệu ấy.
Thi e ấp:
- Vậy anh đã nghe thấy tiếng của em rồi, giờ chỉ còn thiếu có biển.
Ngữ đề nghị:
- Mình ra biển nghe.
Lát sau họ đã ngồi cùng nhau, mắt nhìn ra biển mênh mông. Ngữ kể lại những việc chàng đã làm:
-... Mẹ ở suối vàng chắc là sẽ cười mãn nguyện.
- Nhưng vất vả cho anh quá!
- Em lại khách sáo với anh nữa rồi.
Từ giã biển, họ cùng đi lên đồi viếng mộ những người đã khuất. Giọng Thi êm đềm:
- Những ngày vắng anh, em thường ra đây trò chuyện với mẹ.
- Còn anh ở thành phố thì rất lo lắng cho em.
- Nhưng anh không thể lo cho em suốt đời được đâu.
Thi nói và nàng chờ đợi, nhưng Ngữ vụng về nói:
- Anh sẽ làm hết khả năng của mình.
Khoảng cách giữa họ vẫn chưa được thu ngắn. Sau đó hai người ra biển đón tàu về. Vừa thấy Ngữ, Đạt đã lớn giọng:
- Thằng quỉ sứ, mày về bao giờ vậy?
- Tao vừa về tới.
Bích nói:
- Anh Ngữ có biết là những ngày anh đi, có người ngày nào cũng ra đây mong nhớ anh không?
- Người thô tục như tôi, ai mà thèm nhớ làm gì chứ!
- Vậy mà có đấy, anh Ngữ ạ.
- Thôi được rồi - Giọng Đạt - tối nay mình liên hoan một bữa nhé.
Ngữ nói:
- Ngày mai chúng tôi phải về thành phố để lo việc kiện tụng.
Hẹn Gặp Lần Cuối Hẹn Gặp Lần Cuối - Lê Duy Phương Thảo