Freedom is not given to us by anyone; we have to cultivate it ourselves. It is a daily practice... No one can prevent you from being aware of each step you take or each breath in and breath out.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Quỳnh Dao
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 62
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3120 / 65
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 41
rở vào nhà mọi người bắt đầu thảo luận kế hoạch và hướng đi sắp tới. Bởi vì họ thấy ngay cả cái nông trang bình thường của Lão Âu cũng bị quan quân tìm đến, thì chẳng có chỗ nào là an toàn tuyệt đối cả, đành bắt đầu cuộc sống lưu vong thôi.
Nhĩ Khang nói với lão Âu.
- Chú Âu à, nông trang của chú vừa bị bọn lính khám xét chắc tạm thời chẳng có quân thứ hai nào đến nữa đâu, coi như bình yên. Nhưng chúng tôi cũng không ở lại đây lâu được đừng lo, tối đa là hai ngày. Vì trước khi đi chúng tôi còn phải dò la tìm hiểm thêm một ít tin tức. Nếu cha mẹ tôi, lệnh phi và Tịnh Nhi đều an toàn thì chúng tôi sẽ thu xếp đi ngay.
Yến Tử nghe đến chuyện đi là thích thú.
- Chúng ta sẽ đi đâu đây? Đến Hàng Châu nhé? Nghe nói ở đó phong cảnh rất đẹp, tha hồ mà dạo chơi. Cả “Hoàng a ma” à mà không phải cả “Kháp thụy long” cũng thích ở đó nữa cơ mà.
Vĩnh Kỳ cắt ngang.
- Em thật là... bộ em tưởng là bọn mình đi du lịch hay dạo mát ư? Làm gì có chuyện đó! Hãy nhớ là bọn mình đang trốn chạy những thành phố nào lớn quá hay nổi tiếng quá, mình phải né sang một bên, hoàng... long mà muốn tìm mình thường là sai người đến những nơi đó trước đấy.
Yến Tử tròn mắt.
- Hoàng... long là ai vậy? Vị quan mà triều đình sai đi bắt ta đấy à?
Vĩnh Kỳ lắc đầu:
- Anh không thể sử dụng ngôn ngữ bừa bãi như em nên chỉ có thể gọi cha anh là Hoàng long.
Nhĩ Khang nói:
- Thôi được rồi, chúng mình cũng không nên đưa câu chuyện đi xa quá. Tôi và Tiêu Kiếm đã quyết định chọn Ðại Lý. Con đường mà lúc đầu bọn mình định để Mông Đan đi, đó là con đường khá lý tưởng. Dọc đường sông cũng có, núi cũng có, rừng rậm cũng có, nên đó phải nói là chốn dung thân lý tưởng nhất. Vị “Ngự long bang chủ” chắc không ngờ được chúng ta sẽ đi xa như vậy đâu.
Tiêu Kiếm tiếp lời:
- Vâng, nơi đó là chỗ sinh trưởng của tôi. Cha nuôi tôi vẫn còn ở đấy, vì vậy cuộc sống sẽ dễ dàng hơn. Ðó không là nơi hoàn toàn xa lạ, có điều từ đây đến đó đường khá dài, mọi người phải chịu khó chịu khổ một chút.
Yến Tử chen vào:
- Chuyện đó thì anh yên tâm, trước khi vào cung tôi, Liễu Thanh, Liễu Hồng, đã phải bương trải, nếu không đã chết đói rồi.
Tiêu Kiếm nhìn Yến Tử.
- Cô đã từng gặp khổ chưa?
- Sao lại không? Những ngày đói khát lúc đó bao giờ cũng nhiều hơn là no đủ? Mùa đông thì thiếu chăn, lạnh đến độ tay chân cóng cả. Lúc còn nhỏ, có lần đi ăn cắp củi bị chúng bắt được, đã đánh một trận gần chết. Năm lên mười, bị người ta bắt bán cho nhà giàu làm a đầu. Bà chủ đó dữ quá, ngày ngày bắt tôi phải làm việc đầu tắt mặt tối, may mà tôi trốn được...
Tiêu Kiếm nghe vậy, đăm đăm nhìn Yến Tử.
- Cô chẳng có người thân nào ư? Ai bán cô làm a đầu?
- Tôi không biết, có thể là một tay lưu manh nào đó đã bắt tôi bán, hoặc nói gạt tôi. Chuyện này tôi cũng không nhớ, chỉ biết là mình bị bán thôi.
Vĩnh Kỳ nghe vậy ngạc nhiên.
- Sao trước đó chẳng nghe em nói gì cả?
- Tại chẳng ai hỏi, vả lại có quá nhiều sự việc xảy ra nên đâu nhớ rõ.
Nhĩ Khang ho một tiến.
- Thôi được rồi, chuyện của Yến Tử từ từ kể sau, còn bây giờ chúng ta phải tính xem có cần chia người ra không? Ý tôi muốn nói là, Mông Đan và Hàm Hương tách riêng rồi, còn tám đứa ta có cần tách riêng nữa không?
Hàm Hương nghe vậy hỏi:
- Sao không để chúng tôi đi chung?
Tiêu Kiếm nhìn Hàm Hương và Mông Đan nói:
- Không được, Mông Đan và Hàm Hương phải tách riêng ra. Bây giờ đám Yến Tử này đã quấy động cả quan binh. Bắc Kinh không là địa chỉ an toàn cho các bạn, vả lại Hàm Hương là một thân thế quá đặc biệt, nếu để bị bắt lại e là “dê lại rơi vào miệng cọp” ư?
Tử Vy nói:
- Ðúng vậy, và nếu thế thì bao nhiêu cố gắng để đạt được tự do cho chị coi như công dã tràng. Ðất nước Trung Quốc rộng lớn, ở đâu cũng có thể dung thân. Chị và Mông Đan đừng để bị tụi này làm liên lụy nữa.
Mông Đan quyết định.
- Thôi được, chúng tôi sẽ nghe lời các bạn, hành lý của chúng tôi đã chuẩn bị xong, qua hai ngày bọn tôi sẽ lên đường. Thế còn các bạn, muốn đến Ðại Lý ư? Ðịnh đi đường nào?
Nhĩ Khang nói:
- Chúng tôi tám người có thể chia ra làm hai toán.
Kim Tỏa lập tức phản đối.
- Như vậy khó khăn lắm. Tôi và tiểu thơ khó tách rời nhau được. Yến Tử và Ngũ a ca cũng vậy, rồi Liễu Thanh, Liễu Hồng...
Kim Tỏa chưa dứt lời, Tử Vy đã nói:
- Kim Tỏa nói đúng, tám đứa chúng ta không thể chia tay. Mọi người mới gây ra biết bao đại họa, nếu chia nhỏ ra làm sao bảo vệ nhau được, thôi thì “có phước cùng hưởng có họa cùng chia vậy.”
Tử Vy vừa dứt lời Yến Tử cũng nói:
- Tử Vy nói đúng, chúng ta đừng chia nhỏ, nếu có bị bắt thì coi như “đầu có bị đứt, máu cũng hòa huyện nhau.”
Liễu Thanh nhìn Nhĩ Khang.
- Nếu Tử Vy và Yến Tử nói vậy thì chúng tôi cũng không chia tay ra được.
Thật ra thì tận cùng đấy lòng, Nhĩ Khang nào cũng muốn chia tay. Nhưng nếu phân tích kỹ, vẫn thấy chia ra tốt hơn, an toàn hơn. Bây giờ nghe ai cũng nói vậy nên quyết định.
- Thôi được, cứ để đến đâu thì đến “tùng thiện như lưu.” Bây giờ quyết định ba hôm nữa chúng ta khởi hành, nhưng đi đông thế này tốt hơn nên đóng giả làm một đại gia tộc đang di cư từ miền Bắc về phía Nam mà đã là đại gia tộc thì tốt nhất không nên ăn mặc giản đơn quá. Chúng ta sẽ vượt qua núi cao, theo lộ Nam Dương qua Tam Hiệp đến Vân Nam thì tốt nhất đi qua Lạc Dương tới Kim Sa giang xuống thuyền. Chúng ta hẹn nhau một năm sẽ gặp lại, “thù đồ đồng quy” mà! gặp lại ở Ðại Lý nhé!
Yến Tử dốt nát nên nghe thành ngữ không hiểu chỉ biết đồng âm mà chẳng hiểu đồng nghĩa nên nói:
- Thôi được, để sâu bọ và lương lạch đi chung, còn thỏ, và rùa một nẻo. Cuối cùng sẽ gặp nhau ở Đại Lý!
Tiêu Kiếm nhăn mặt.
- Cái gì mà trùng với lươn? Thỏ với rùa ở đây? Nói tiếng lóng ư?
Tử Vy phải giải thích.
- Ngôn ngữ của Yến Tử đấy mà, cô ấy mà đụng đến thành ngữ là rối mù lên. Người ta “tùng thiện như lưu” với “thù đồ đồng quy” là cô ta lại hiểu là côn trùng lươn lạch, rùa thỏ cả.
Mọi người hiểu ra cùng cười, Liễu Hồng nhìn Mông Đan nói:
- Mông Đan, anh sẽ hóa trang làm người bán hương liệu nhé, chúng tôi sẽ đưa anh đi trước, rồi bọn này đi sau.
Hàm Hương nghe đến chuyện chia ly, lòng bỗng quyến luyến. Yến Tử bước tới nắm tay hai người nói:
- Sư phụ, sư mẫu! Hai người đi trước, bọn đệ tử không tiễn được đâu. Vì vậy đệ tử thấy là để tiện việc hai người, ngày mai hãy làm lễ thành hôn đi, để bọn này được chúc phúc rồi hãy lên đường.
Ðám đông nghe vậy tán thành ngay, Nhĩ Khang nói:
- Đề nghị của Yến Tử tuyệt vời quá, sau chuyện bị án tử mọi người lại có dịp ngồi lại nhau chúc mừng là quý hóa lắm.
Tử Vy nói:
- Có điều ở đây chẳng có kiệu hoa chẳng có áo cưới, hơi thiệt thòi cho cô dâu. Tôi biết đúng ra các người còn đòi hỏi phải có nghi lễ đạo Hồi, nhưng thôi ở đây đất Trung nguyên, chúng ta cũng nên nhập gia tùy tục vậy.
Mông Đan và Hàm Hương nhìn nhau, hai người có vẻ cảm động trước tình cảm bạn bè.
o0o
Tối hôm ấy, với sự chứng kiến và chúc tụng của đám Yến Tử, Mông Đan và Hàm Hương đã cử hành lễ thành thân, họ bái thiên địa tại nông trang, rồi bái đường trong phòng. Cả hai vì không có sự hiện diện của cha mẹ, nên chỉ bái tạ bạn bè chúc mừng. Mọi việc diễn ra đơn giản, nhưng không kém phần long trọng. Khi lễ hoàn tất, Hàm Hương đứng cạnh Mông Đan cúi chào mọi người rơm rớm nước mắt nói:
- Tôi chẳng biết nói gì hơn là cảm ơn quý vị với lời cảm tạ chân thành tự đáy lòng.
Mọi người không hẹn cùng hô.
- Cung hỷ, cung hỷ, chúc hai người mật ngọt dài lâu, không phải cảnh chia cắt nữa!
Rồi mọi người cùng vỗ tay thay tiếng pháo và rút lui ra ngoài.
o0o
Qua ngày hôm sau, tất cả lại tiễn đưa Hàm Hương, Mông Đan đến tận gần ngoài đồng trống.
Chiếc xe ngựa chở Hàm Hương và Mông Đan không khác gì những xe buôn hàng khác. Hành lý gọn nhẹ, hương liệu lại đầy xe. Bấy giờ là mùa thu, gió thu vù vù thổi, những chiếc lá vàng trên cành càng gợi cảnh ly biệt. Hàm Hương dứng cạnh cửa xe, cứ bịn rịn mãi chẳng chịu lên, cuối cùng Nhĩ Khang phải lên tiếng.
- Thôi, giờ đã đến phút chia tay rồi, đừng nên bịn rịn nữa.
Yến Tử, Tử Vy, Kim Tỏa, Liễu Hồng lần lượt ôm lấy Hàm Hương.
- Hàm Hương, nhớ bảo trọng nhé!
- Các bạn cũng thế - Hàm Hương nói - nhất là phải cẩn thận cái đầu của các bạn đã có án rồi đấy. Yến Tử làm gì cũng phải cẩn thận không được làm theo cảm tính mà bại lộ thân nhân. Kim Tỏa và Liễu Hồng, các người có bổn phận bảo vệ các bạn của các người đấy.
Mông Đan gịuc:
- Thôi lên xe đi!
Thế là Hàm Hương lên xe, bánh xe từ từ lăn, Yến Tử làm loa nói với theo.
- Sư phụ phải gắng bảo vệ sư mẫu, người còn nợ chuyện dạy võ công tôi đấy nhé. Ðến Đại Lý, tôi sẽ đòi nợ đấy.
Vĩnh Kỳ sợ Yến Tử làm lỡ việc nói:
- Đừng có réo gọi nữa được không? Bọn ta nguyên một đám thế này đứng giữa đồng trống chẳng phải là quá mạo hiểm ư? Hãy để Mông Đan và Hàm Hương dứt khoát ra đi, chúng ta cũng cần phải về ngay nông trang, chẳng nên để lộ diện nhiều không tốt.
Mọi người đứng vẫy tay giã biệt Mông Đan và Hàm Hương đến lúc xe khuất rồi mới quay về.
Ðang đi nữa chừng Yến Tử chợt nảy ý.
- Tôi còn phải làm chút việc, đằng kia có một cái ao nhỏ, tôi phải tìm bắt mấy con cá để thiếm Âu có thức ăn cho buổi trưa.
Yến Tử nói là bỏ đi ngay, Vĩnh Kỳ thấy vậy không yên tâm.
- Yến Tử, đợi anh đi với!
Liễu Thanh, Liễu Hồng nhìn theo hai người, không yên tâm.
- Không biết họ có cần hổ trợ không, rủi gặp quan binh thì sao.
Tiêu Kiếm nói:
- Quan binh họ cũng làm biếng lắm, họ xét qua một lần rồi hôm nay chắc không đi đến nữa đâu. Hãy để bọn họ thoải mái một chút đi.
Thế là đám còn lại quay về nông trang.
o0o
Yến Tử đi một mạch đến khu rừng lê. Vĩnh Kỳ đuổi theo sau lưng, nhìn tới nhìn lui hỏi:
- Ðâu áo cá chỗ nào? Không biết đường đừng có chạy vậy rồi không biết đường mà về, vùng quê này mình chưa nắm rõ, dễ lạc lắm đấy.
Yến Tử nói:
- Đi qua khỏi rừng lê này là tới ngay, em mò đường giỏi lắm, chẳng sợ lạc đâu. Anh đừng có đụng tí gì cũng lo sợ cả.
Yến Tử nói rồi nhìn lên, thấy cây lê nào cũng sai quả, thích quá nói:
- Ồ! Lê chín đỏ cả rồi, hái về cho mỗi người một trái đi!
Vĩnh Kỳ vội ngăn lại.
- Ðây là vườn lê của người ta trồng, đừng hái bậy có nghĩa là ăn cắp.
Yến Tử nhìn quanh nói:
- Sao chẳng thấy chủ? Một người cũng không có! Không sao đau, em leo lên hái anh ở dưới chờ. Nếu thẩy chủ đến thì mình trả tiền là xong. Nào cởi áo ngoài ra đi, em hái xong phải có gì đựng chứ?
Vĩnh Kỳ vẫn không yên tâm, làm loa nói:
- Ố ồ! Vườn có chủ nhân không? Xin ra đây, chúng tôi muốn mua trái lê!
cung hy Nhưng bốn bên yên lặng chẳng thấy ai cả, Yến Tử bực dọc:
- Anh thật là lộn xộn! Từ rày về sau mình đã phiêu bạt giang hồ. Cứ giữ thái độ quân tử thế này e là chẳng làm gì được cả. Em chỉ cho anh một nguyên tắc sơ đẳng để sinh tồn nhé. Ðấy là đến đâu thấy có người là trả tiền, còn không có người thì làm lơ. Chuyện vặt vãnh không thể coi là ăn cắp, vả lại nhìn sơ qua là thấy đây là rừng cây lê dại rồi mà.
Yến Tử nói xong, phóng lên cây hái mấy quả lê xuống nói với Vĩnh Kỳ.
- Ðã bảo lột áo ra đựng lê mà! Nhanh lên nhanh lên!
Yến Tử nói xong trèo lên hái tiếp, chỉ một chốc đã có hơn chục quả lê, Vĩnh Kỳ nói:
- Thôi đủ rồi! Đủ rồi! em hái một hồi nữa hết sạch lê của người ta bây giờ.
Yến Tử cãi:
- Sao anh nhát quá vậy? Chúng ta có hơn mười người, mỗi người ăn hai thì phải hai chục trái mới đủ, ai ăn ai nhịn chứ?
Yến Tử vừa nói vừa tiếp tục hát. Ngay lúc đó đột nhiên có tiếng hét thật to, rồi một người nông dân khỏe mạnh xuất hiện.
- Ăn trộm lê hả? À! Thì ra mấy hôm rày lê bị mất trộm là do hai đứa bây.
Rồi ông ta quay ra sau, gọi lớn:
- Ðại Ngưu! Nhị Ngưu đâu! Mau mau ra đây bắt mấy đứa ăn trộm này!
Ông nông dân vừa nói thì không biết từ đâu chạy ra mấy tay đại hán, người nào cũng có cuốc xẻng trong tay, thái độ rất hung dữ, vừa đến nơi họ đã hét:
- Ðánh! Đánh đi! Phải đánh chết mấy đứa ăn trộm này mới được.
Vĩnh Kỳ vội vã nói:
- Xin đừng hiểu lầm! Đừng hiểu lầm! Chúng tôi đến đây là để mua lê, chứ không phải ăn trộm. Tại vì gọi mấy lần mà chẳng thấy ai ra, nên mới leo lên tự hái, các vị hãy đếm đi. Bao nhiêu, tôi trả tiền cho!
Ðám nông dân đã đến bên gốc cây, nhìn những trái lê nằm đầy dưới đất, giận dữ.
- Leo lên cây hái sạch thế này, còn dám nói là không phải trộm! Đánh đi! Đánh đi nào!
Thế là đám đông nông dân xúm lại đánh Vĩnh Kỳ, Yến Tử thấy vậy vội vàng tuột xuống, hét:
- Chúng ta làm gì mà ăn trộm? Các ngươi mới là bọn cướp đấy, làm gì dữ vậy? Nói bao nhiêu người ta trả tiền cho là xong chứ gì? Nói đi! Ta trả cho! bằng không ta đưa chuyện này ra quan cho mà biết, mấy hôm rày quan binh đi lùng sực khắp khu này chắc là để bắt các ngươi chứ gì?
Những người nông dân bị Yến Tử làm dữ giật mình:
- Cô nói gì? Quan binh đi lùng sục bắt tụi tôi ư?
- Chớ còn gì nữa, nhìn cái dáng dấp bọn ngươi, ta thấy sao giống bọn tội phạm chạy trốn ra khỏi ngục quá.
Vĩnh Kỳ kéo vội tay Yến Tử ra lệnh ngưng lại, rồi quay qua các nông dân.
- Thôi được rồi, chúng tôi mua những trái lê này, hết thẩy bao nhiêu tiền lận?
Bọn nông dân đếm số lê rơi dưới đất, nói:
- Thôi được rồi, coi như bọn này gặp xui đi, tất cả là năm đồng bạc!
Yến Tử nhướng mày.
- Năm đồng bạc ư? Các ngươi định ăn cướp ư? Số lê này cao lắm là một đồng thôi. Còn nữa, trên thân cây không có khắc tên làm sao biết đây là của các ngươi?
Ðám nông dân nghe vậy, nổi giận.
- Đánh, đánh đi, đừng có đôi co gì với bọn nói ngang nữa!
Vĩnh Kỳ vội vàng giải hòa.
- Năm đồng thì năm đồng vậy, đừng cãi gì cả.
Vừa nói Vĩnh Kỳ vừa cho tay vào túi lấy tiến, chợt nhiên tái mặt, chẳng có lấy một đồng xu, thì ra lúc thay áo đã quên cả chuyện mang túi tiền theo.
- Chết rồi! Không mang tiền, Yến Tử, em có đem tiền theo không?
Yến Tử nghe vậy, biết là tình thề bất kham. Vội ôm lấy túi lê, ba chân bốn cẳng chạy.
- Vĩnh Kỳ! Chạy thôi!
Yến Tử chạy, Vĩnh Kỳ bắt buộc chạy theo, đám nông dân nổi giận rượt đuổi, vừa rượt vừa la to.
- Ăn trộm! Ăn trộm! Rượt theo! Bắt nó lại!
Vĩnh Kỳ đứng lại giải thích.
- Các vị đừng la lối vậy, nhà tôi đằng kia kìa. Tôi chạy về lấy tiến trả cho các vị đây, hay là ở đây có vị này theo bọn tôi đến đó lấy tiền, tôi trả cho mà...
Vĩnh Kỳ chưa dứt lời thì ở đâu có tiếng chó sủa, rồi mấy con chó thật to chạy đền. Ðám nông dân giục chó.
- Hãy cắn nó đi! Ăn trộm đó!
Yến Tử đang chạy thấy vậy quay lại nói với Vĩnh Kỳ.
- Vĩnh Kỳ, chạy mau, đừng cãi lý với bọn họ nữa, chạy nhanh!
Vĩnh Kỳ thấy bầy chó hung dữ quá, không chạy không xong, nên kéo tay Yến Tử chạy nhanh. Yến Tử tay ôm túi lê, vì chạy nhanh nên lê tuột rơi rớt tùm lum. Cô nàng tiếc của, dừng lại để lượm, Vĩnh Kỳ cản.
- Thôi mà bỏ đi! Đừng có nhặt lê nữa! bị bắt bây giờ.
- Không được, không được!
Yến Tử nói, nhưng bầy chó càng lúc càng gần Yến Tử chỉ nhặt mấy trái đành phải bỏ chạy, nhưng vì quá hấp táp nên không nhìn thấy bờ đê. Thế là vấp chân một cái rơi xuống bờ nước, Yến Tử sợ quá hét lên, Vĩnh Kỳ phải phi thân phóng theo, kết quả hai người đều lọt thỏm cả xuống ao nước lớn.
Yến Tử thì rơi xuống ao nước, Nhĩ Khang và Tử Vy về tới nhà cũng suýt gặp nguy.
o0o
Thì ra khi mọi người từ cánh đồng vừa kéo về đến nông trang, mới bước vào sân đã nghe tiếng bà Âu nói lớn:
- Các vị đại quan cứ uống thêm đi, chẳng sao... chẳng sao đâu.
Mọi người tái mặt, thì ra mấy tên lính hôm trước lại quay lại, thiếm Âu đang mời rượu họ, và lúc này rút lui đã không kịp rồi. Thiếm Âu thấy mọi người, bình tĩnh nói:
- Ồ! Các con đã quay về đó hả? Mau mau đi lo công việc đi. Việc ai người đó làm, đứa ra ngoài trở thóc cho mau khô bằng không nó sẽ ẩm cả. Năm nay thật xui mùa màng thất bát chứ không được như năm rồi.
Nhĩ Khang phản ứng rất nhanh.
- Vâng, vì vậy mà con mới cho gọi Kim Nữu, Ngân nữu đến giúp đây. Còn Thùy nữu thì đến đây phụ may lại mấy cái hôm trước.
- Vậy thì tốt lắm tốt lắm!
Thiếm Âu vừa rót thêm rượu cho bọn lính vừa nói:
- Còn Thúy Nữu là cô út nhà tôi, mấy hôm nữa về nhà chồng rồi, vậy mà áo cưới mãi đến giờ này may chưa xong.
Ðám binh sĩ có vẻ ngạc nhiên nhìn Tử Vy và Kim Tỏa.
- Nhà ông bà có vẻ đông dân quá hử? Đêm qua nghe nói ở đây cũng có màn đánh trống thổi kèn gì đó. Cũng là đám cưới nữa ư? Sao nhiều vậy?
Tiêu Kiếm lanh trí nói:
- Hôm qua đâu phải là đám cưới đâu, bọn này tập dợt thôi. Lấy mấy cái nấp son nồi đập giả làm trống kèn, nhà nghèo mà tính theo kiểu nghèo chứ?
Rồi quay qua Liễu Hồng, Tiêu Kiếm nói:
- Thùy Nữu, người còn chờ gì nữa mà chẳng đưa Kim Nữu, Ngân Nữu vào phòng đi?
Tử Vy, Kim Tỏa, Liễu Hồng vội vã rút lui vào phòng. Còn Nhĩ Khang, Tiêu Kiếm và Liễu Thanh thì đi lấy cào, đinh ba đi ra sân phơi lúa.
Bà Âu tiếp tục rót rượu cho bọn lính, lòng vô cùng hồi họp không biết Yến Tử và Vĩnh Kỳ sao chưa về.
Không phải chỉ một mình bà Âu mà cả đám Nhĩ Khang cũng lo lắng.
Liễu Thanh vừa làm việc vừa thăm dó.
- Bẩm quan vậy chứ mấy tay tội phạm hôm trước, các ngài có bắt được chưa?
Ðám quân lính lo uống rượu nên miễng cưỡng đáp:
- Chuyện nào có đơn giản vậy? Cấp trên bắt bọn này ngày ngày đều khám xét khiến dân chúng họ cũng bực mình. Nhưng bọn này phụ trách khu ngoại ô, còn tạm khỏe một chút, chớ còn...
Chỉ nói tới đó, tên lính quay qua bà Âu.
- Bà thiếm này, trời lạnh có miếng rượu vào bụng thấy ấm đấy, rót thêm một chút đi.
- Vâng.
Thiếm Âu rót thêm rượu. Trong khi Tử Vy, Kim Tỏa và Liễu Hồng đứng trong phòng mà lòng như lửa đốt.
- Phải làm sao đây? Đến giờ mà chẳng thấy Yến Tử với Vĩnh Kỳ, không biết họ biết không? Bấr chợt rồi xông vào nhà lúc này, e là sẽ có chuyện không hay đó.
- Ðừng có hoảng sợ như vậy, ban nãy mình cũng đã đối mặt với bọn lính rồi, nhưng chúng nó đâu có nhận ra? Hình vẽ và người thật còn một khoảng cách lớn mà? Vả lại chúng ta ăn mặc thế này, cũng đâu có giống người trong tranh?
Kim Tỏa nói, nhưng Liễu Hồng lại không yên tâm.
- Em sợ quá, bọn lính chẳng hiểu gì mà cứ ở miết trong nhà, không chịu đi? Họ có ý gì chăng?
Tử Vy lắc đầu.
- Tôi không nghĩ như vậy, bọn họ chẳng qua nghiền cái món rượu của thiếm Âu nên mới kiếm cớ đến thôi.
Ðang lúc đó, chợt Kim Tỏa tái mặt.
- Chết rồi, Yến Tử về rồi kìa!
Ba người vội bước ra cửa sổ nhìn ra.
Yến Tử về thật, có điều cô ả tóc tai bù xù mình mẩy lại sủng nước. Yến Tử đâu biết trong nhà có lính tráng, vừa tới cửa đã la to:
- Liễu Thanh... Liễu Hồng... mau ra đuổi mấy tay ăn cướp này, nó thả cả chó ra rượt cắn ta nữa đấy.
Thiếm Âu làm bộ tằng hắng, Tiêu Kiếm, Nhĩ Khang, Liễu Thanh đều cố tình nói lớn để át tiếng Yến Tử.
- Cái đống lúc này sao nặng quá, phải gắng sức mà đẩy mạnh nhe.
Liễu Thanh thật mạnh tay khiến rơm rạ bay tứ tung, mấy tên lính bực mình.
- Đừng làm mạnh quá dơ rượu hết!
Ngay lúc đó Yến Tử đã xông đến cửa, chưa kịp nói thêm gì thì đã nhìn thấy đám quan binh, thắng lại không kịp. Vĩnh Kỳ đuổi theo phía sau, cũng không tránh kịp lũ lính.
Nhĩ Khang lanh trí nói:
- Ồ! Em gái điên! Mi lại gây chuyện nữa, phải không?
Thiếm Âu dựa trên ý của Nhĩ Khang, quay qua nhìn bọn lính cười vả lả nói:
- Ồ, con gái điên của tôi đấy mà... lúc nhỏ sau một trận sốt, đầu nó đã có vấn đề đến này.
Yến Tử tròn mắt chợt hiểu ra, vội ngồi xà xuống đất vừa giẫy nẩy, vừa chỉ về phía Vĩnh Kỳ nói:
- Cha mẹ ơi! Thằng Hổ ở kế nhà nó lại ghẹo phá con, nó giật trái lê của con... Trái lê lớn thế này này, rồi còn thả chó ra cắn con nữa... Úi da! Úi da!
Vĩnh Kỳ mặc dù là a ca “một thời” nhưng cũng rất nhạy bén, thấy Yến Tử gọi mình là thằng Hổ bèn nhập vai luôn.
- Thiếm Hai... cái con khùng của thiếm... tôi mang trả lại thiếm đó... tôi còn phải đi làm... thôi tôi về đây
Rồi quay lưng lại định bỏ đi, không ngờ Yến Tử lại nhảy dựng lên, kéo Vĩnh Kỳ lại.
- Không được đi, không được, phải trả lê lại cho tôi... trả lại cho tôi.
Vĩnh Kỳ không quen đóng kịch, lại sợ quan binh phát hiện lúng túng.
- Ối xem kìa, cái con này... cái con này...
Yến Tử không hiểu, lại nói tiếp.
- Dám bảo tao là con nầy, con nọ ư... Tao đánh mầy... tao đánh mầy đây, trả lê lại cho tao.
Ðám đông căng thẳng không biết xử lý ra sao, Tiêu Kiếm nhanh chân bước tới giữ tay Yến Tử lại nói:
- Xin lỗi... xin lỗi anh Hổ... Cô em gái điên nhà tôi thế nào anh cũng biết rồi đấy. Thôi... anh cứ về lo việc nhà đi.
Vĩnh Kỳ cúi gầm mặt bỏ đi, không ngờ tay lính kia chợt nghi ngờ quát:
- Ðứng lại cho ta nhìn mặt xem!
Yến Tử thấy tình hình nguy hiểm, đẩy tên lính ngã nhào, rồi chụp lấy bức tranh miệng hét:
- Trả lại trái lê cho tôi! Ông lấy trái lê của tôi phải không?
Tên lính kia lồm cồm bò dậy ngạc nhiên.
- Trái lê nào đâu? Tôi đâu có trái lê nào?
Yến Tử quýnh lên, lại áp dụng phương pháp trước kia, nhàu nát bức tranh rồi cho cả vào mồm, nhai ngấu nghiến.
Tên lính ngạc nhiên.
- Tại sao cô lại ăn bức tranh của tôi?
Tên lính cố giật lại, Yến Tử cố nuốt. Vĩnh Kỳ thừa cơ bỏ chạy mất, thiếm Âu nói:
- Cái con khùng này gặp cái gì cũng chụp bỏ vào miệng ăn, bữa nào ăn nhằm thuốc độc chết tươi cho xem.
Nhĩ Khang bước tới kéo tay Yến Tử.
- Hãy đến đây xin lỗi các quan đi, nói cho con xin lỗi nào nhanh lên, quan biết không lần trước quyển Tam Tự Kinh của cậu Hổ cũng bị nó nuốt sạch, cái tật ăn không chừa!
Tiêu Kiếm nói:
- Ðược rồi, để khi nào các vị quan đi rồi, phải dạy cho nó một trận mới được.
Yến Tử trợn mắt cười khờ.
- Tam Tự Kinh ư? Tôi cũng biết Tam Tự Kinh vậy, rồi đọc lên.
- Nhân chi sơ, tính bản thiện, tính tương cận, tập tương viễn... chó không kêu, mèo không nhảy, chim không bay, heo không ồn...
Nhĩ Khang thấy Yến Tử đọc lộn xộn sợ lúc nữa bại lộ, nên liếc nhanh về phía Tiêu Kiếm nói:
- Phải nhốt nó lại thôi, không nhốt không ổn đâu!
Nhĩ Khang và Kim Tỏa vội lôi Yến Tử vào phòng.
Thiếm Âu thì vội vàng xin lỗi đám lính.
- Xin lỗi, xin lỗi, cái con khùng nhà tôi vậy đó, thấy cái gì nó cũng tưởng là thức ăn cả... Thôi nào các anh uống thêm một chén, rồi bỏ qua đi.
Bọn lính tuy vẫn còn nghi ngờ nhưng thấy Yến Tử người ướt nhem đầu cổ còn dính đầy rong rêu bùn đất giống như một tên khùng thật sự, nên mọi người không để ý nữa, quay qua tiếp tục uống rượu.
Trong phòng mọi người còn chưa hết đứng tim, lại nghe Yến Tử múa tay múa chân, phô trương.
- Các người thấy tài diễn xuất của ta không? Hết sẩy, nhưng tại sao các người lại trợn trừng mắt vậy? Chưa hài lòng ư?
Tử Vy vội lấy tay bịt miệng Yến Tử lại, không cho nói tiếp.
Bên ngoài bọn lính như đã đủ rượu, chúng đứng dậy đi ra, đến cửa còn lịch sự chào bà Âu.
- Thôi bọn tôi về nhé. Về còn phải xin tấm tranh khác mới làm việc được. Thiếm Âu này, nhà bà đông người quá có vẻ phức tạp lắm đấy, hết thẩy có mấy người lận?
Thiếm Âu thở ra.
- Mười người, mệt chết đi chứ! Người ta nói con cháu đầy đàng là có phúc, còn tôi phúc đâu chẳng thấy chỉ thấy nội lo cơm nước không đã mệt bở hơi!
Đợi cho bọn quanh binh đi rồi, Vĩnh Kỳ mới dám lẻn vào nhà.
Vừa vào tới nhà, là người này một tiếng người kia một tiếng, tính lẽ với Yến Tử ngay. Yến Tử bị nhiều trách quá sinh bực.
- Các người thật kỳ cục, tôi đóng vai “con khùng” tuyệt vời như vậy, mà còn trách gì nữa. Ðến cả tôi còn phải phục lăn tôi nữa là, vậy mà các người không khen mà lại cón trách. Lần sau mấy người có đóng kịch, tôi không tham gia đâu. Ðể mấy người ứng phó thế nào thì ứng.
Vĩnh Kỳ nói:
- Thôi được rồi, được rồi! Ai có dám mắng hay nói nặng gì cô đâu. Chỉ muốn nói để cô sau này lưu ý một chút đừng có diễn cương quá!
- Sao lại diễn cương. Tôi là con điên thì phải điên hết mọi chứ? Nếu cái bức tranh kia mà tôi không nuốt thì mọi người đã gặp nguy hiểm rồi, tôi quả thật là xui xẻo. Tưởng là hôm nay có cả đống lê ăn thoải mái, không ngờ lê lại rớt cả xuống ao nước. Còn bị chó đuổi, rồi ăn cả bụng giấy, cái số tôi phải ăn giấy mà, lần trước rồi lần này nữa. Ăn riết rồi ghiền, rồi không có ăn phải kiếm ăn cho xem.
Vĩnh Kỳ vừa tội vừa bước vào, nói:
- Thật ra thì cũng tại em nếu em xem nó như giấy lộn, xé nát rồi bỏ xuống chân mà dẫm lên, hoặc là ném xuống nước cũng được vậy, đâu phải khùng là bắt buộc ăn giấy đâu?
Yến Tử như ngộ ra nói:
- Ờ hé, sao tôi lại ngu như vậy? Tại sao phải ăn? Chẳng lẽ tôi khùng thật à?
Tử Vy vỗ vai Yến Tử an ủi.
- Cũng may mà chị qua ải được nhờ mấy tay lính này cũng thuộc loại ham rượu thôi. Bọn chúng làm cho lấy có, nên bọn ta mới thoát được, chớ nếu không đã nghi ngờ thì phải xét cho tới cùng. Ðúng là cả một lũ khùng cả.
Nhĩ Khang nói:
- Bọn họ không có khùng đâu, chẳng qua chỉ vì bị bọn mình đánh hỏa mù, nên mới chưa nhìn ra thôi. Mà này Yến Tử cái cuốn Tam Tự kinh cô không thuộc thì đừng có đọc ra, đọc tầm bậy tầm bạ người ta cười chết.
Yến Tử thú thật.
- Tánh tôi như vậy mà, một khi căng thẳng là cái gì cũng quên hết. Vả lại đóng vai “ả khùng” thì chẳng lẽ đọc trúng ư? Như vậy đâu còn khùng nữa?
Tiêu Kiếm nghe Yến Tử nói có vẻ thú vị.
- Nhưng “ả khùng” mà biết sửa lời Tam Tự kinh, còn biết ráp vần nữa thì làm sao gọi là khùng?
Yến Tử nghe Tiêu Kiếm khen, khoái chí.
- Thật sao vậy thì tôi thông minh quá trời, biết ráp vần thơ này. Thế mà Vĩnh Kỳ, Nhĩ Khang dám nói tôi ngu. Tại bọn họ không biết phương pháp sư phạm nên dạy thành ngữ tôi đọc không biết, làm thơ cũng vậy khiến tôi thấy sách là sợ...
Tiêu Kiếm thật thà nói:
- Cô thông minh lắm chứ, sau này tôi sẽ dạy bảo đảm là cô sẽ biết ngay.
Yến Tử thích quá nói:
- Tiêu Kiếm anh quả là hợp với tôi, thôi thì làm sư phụ tôi đi. Anh cái gì cũng giỏi, võ giỏi, thổi tiêu giỏi, còn biết làm thơ nữa, mà mấy cái đó cái nào tôi cũng muốn học.
Vĩnh Kỳ đứng đó nhìn Tiêu Kiếm, rồi nhìn Yến Tử, lòng chợt có ý nghi ngờ, Nhĩ Khang thấy vậy nói:
- Thôi đủ rồi, đủ rồi. Chúng ta trở lại công việc đây. Bây giờ theo tôi thấy thì nông trang này không còn an toàn nữa. Bọn lính kia đi về, nếu rảnh rỗi chúng ngẫm nghĩ là sẽ nghi ngờ hành vi kỳ cục của bọn ta ngay. Vì vậy nếu lần thứ ba mà đến đây, sự việc sẽ không dễ dàng đâu, tôi nghĩ, sáng mai bọn mình phải rời khỏi nơi đây, không chần chờ gì nữa.
Liễu Thanh nói:
- Nhưng hành lý và xe ngựa ta đều để ở hẻm Mạo Nhi chưa mang về. Thôi thì thế này vậy, tối nay tôi và Tiêu Kiếm sẽ đến đấy mang đồ đạc về đây, chớ bây giờ mà ở nán lại quả là không tốt rồi.
Kim Tỏa lo lắng.
- Nhưng ở Mạo Nhi nhắm có an toàn không? E là ở đấy lại có binh mai phục, tôi thấy hoàng thượng lần này nổi giận lắm, quyết bắt cho được bọn ta chứ không buông tha đâu. Vì vậy tất cả những điểm có liên hệ với Học Sĩ phủ chắc chắn là bị theo dõi. Liệu có cần mang theo những hành lý trên không?
Nhĩ Khang nói:
- Những hành lý đó không thể không mang theo, vì chúng ta có tất cả tám người. Trên đường đi còn phải ăn, phải uống, phải nghỉ nhà trọ nữa, tất cả đều phải xài tiền. Vì vậy Tiêu Kiếm, Liễu Hồng, Liễu Thanh phải đến Mạo Nhi còn tôi cũng phải mạo hiểm về Học Sĩ phủ một chuyến!
Tử Vy lo ngại.
- Anh bắt buộc phải về Học Sĩ phủ ư?
Nhĩ Khang nhìn Tử Vy.
- Xin lỗi nhưng bắt buộc anh phải về đấy. Vì lần ra đi này, không biết bao giờ mới quay về. Anh phải đến đấy từ giã ba mẹ anh chứ?
Tử Vy nói:
- Vậy thì em đi với anh?
- Không được, anh đi một mình tương đối an toàn hơn, bởi dù gì anh cũng biết võ công. Nếu cần thì triển khai để tự vệ, có em đi theo anh có thể bị vướng tay vướng chân. Vì vậy tốt hơn hết em nên ở lại nơi này.
Liễu Hồng không an tâm.
- Nhĩ Khang, anh mà quay về đó thật chẳng lý trí chút nào. Chúng ta thật khó khăn mới tụ họp được ở đây. Về đó nếu anh thất bại sa cơ, thì coi như bao nhiêu công sức của anh em sẽ tiêu tan cả.
Kim Tỏa cũng vậy.
- Đúng vậy Nhĩ Khang thiếu gia tốt nhất là nên nghe theo lời mọi người, đừng có mạo hiểm như vậy. Phước đại nhân, và phước tấn đương nhiên là thông cảm, không trách người đâu.
Nhĩ Khang nói.
- Cha mẹ không trách, nhưng bản thân tôi sẽ trách tôi!
Tiêu Kiếm đứng dậy, nói dứt khoát
- Nhĩ Khang, thiểu số phải phục tùng đa số, không được cãi lại. Còn nếu cậu cương quyết về Học Sĩ phủ thì cũng phải đợi tôi từ Mạo Nhi quay về rồi sẽ cùng cậu đi.
Yến Tử nhìn Tiêu Kiếm một cách bái phục.
- Thôi vậy cũng được, võ công của Tiêu Kiếm xuất quỷ nhập thần, có anh ấy cùng đi bọn này sẽ yên tâm hơn.
Vĩnh Kỳ nghe Yến Tử khen Tiêu Kiếm có vẻ khó chịu, anh chàng lặng lẽ bước ra cửa, nhìn thấy thóc lúa trong sân đổ tùm lùm, nên lấy chổi ra quét, vun lại thành đống lẳng lặng chẳng nói gì cả.
Yến Tử thay áo xong, bước ra sân thấy Vĩnh Kỳ làm việc ngạc nhiên nói:
- Ối trời ơi, đâu phải dễ mà nhìn một a ca quét sân chứ?
Vĩnh Kỳ sa sầm nét mặt.
- Đã bảo là không có a ca, cát cát gì cả, mà chẳng nghe ư?
Yến Tử chấp hành ngay.
- Vâng, thế anh làm gì vậy?
- Làm gì không nhìn thấy à? Tôi đang quét thóc, lão Âu mà gặp bọn mình đúng là xúi quẩy. Thóc lúa đổ tùm lum mà chẳng ai thèm săn tay lên, chỉ lo nói chuyện.
Yến Tử cười.
- Người ta đã gọi là phơi lúa thì phải vãi ra cho đều để phơi chứ? Anh lại đem dồn đống lại, đến bao giờ mới khô. Đúng là làm rối thêm việc cho người ta, thôi thiếu gia ơi, không biết thì ngồi không cho người ta nhờ!
Vĩnh Kỳ hiểu ra, mặt càng sa sầm nói:
- Ðúng rồi, tôi cái gì cũng không biết, nên càng muốn giúp thì càng làm rối chuyện người ta hơn.
Rồi bực mình ném cây chổi qua một bên, bước tới bên thềm cửa ngồi xuống, chống tay nhìn trời, Yến Tử bước tới bên cạnh lấy tay đẩy người yêu một cái.
- Bữa nay ông làm cái gì kỳ cục vậy? Đang nghĩ gì đó?
Vĩnh Kỳ trợn mắt, nhìn Yến Tử.
- Ðang nghĩ... ra khỏi cái thành “Hồi Tưởng thành” là tôi không còn cái gì hết. Không biết từ đây về sau, con đường dài hun hút này sẽ đưa tôi đi đâu. E là những gì học được trong cái “Hồi Tưởng thành” kia đều trở nên vô dụng.
Rồi Vĩnh Kỳ đưa mắt nhìn lên trời trông theo cái đám mây bay mà thở dài.
- Không biết Hoàng a ma giờ này có nghĩ đến chúng ta có hết giận chưa?
Yến Tử trợn mắt.
- Ðừng có nhắc đến “Ngạc Thụy Long” nữa, ông ấy đã hại tôi thê thảm thế này còn gì nữa.
Vĩnh Kỳ nhìn Yến Tử nói:
- Yến Tử, anh muốn em thỏa hiệp với anh điều này nhé. Từ đây về sau, anh nghĩ đến Hoàng a ma thế nào mặc anh. Hoàng a ma có thế nào anh cũng không chấp nhận ai thất kính với người. Vì vậy anh cũng muốn em đừng có gọi người là “Ngạc Thụy Long” thế này thế kia nữa. Còn nữa, tuy chúng ta đã lưu lạc giang hồ nhưng anh muốn em phải giữ kẻ, kông được sử dụng các kỹ xảo như ăn cắp lường gạt... vì ăn cắp một quả lê hay lường gạt một cái trứng gà nó không đáng gì cả, chỉ khiến ta vở mặt. Mình là con người quang minh chính đại, anh hùng đừng để bị đánh giá là thứ ăn cắp vặt, để người ta xua đuổi theo coi nó kỳ cục lắm.
Yến Tử nghe vậy có vẻ không vui.
- Chưa bắt đầu lưu lạc giang hồ, mà anh đã mang cái thế đế vương giả của mình ra rồi. Nếu anh không rứt được cái “Hồi Ức thành” của anh, thì anh cứ quay về nhà đi. Tôi gốc gác là dân bụi đời, làm sao tôi có thể thay đổi được? Nếu anh thấy gai mắt thì đừng có nhìn chưa gì đã lên mặt như ông cụ. Thế mà còn dám nói sẽ là một Vĩnh Kỳ hoàn toàn mới, mới chỗ nào? Chỉ nói gạt thôi.
Vĩnh Kỳ nghe vậy vội vả lã.
- Thôi đừng có giận.
- Thôi sao được, đã lỡ giận rồi.
Vĩnh Kỳ nói:
- Cái tật của anh nó vậy mà, tối qua không ngủ được, sáng nay lại tiễn Hàm Hương đi không vui, lại gặp trận cãi nhau với đám nông dân kia, bị họ xích chó cắn. Rồi em rơi xuống ao lúc trở về nông trang lại gặp một màn ú tim nữa, cả một buổi sáng anh bị quần cho bảy tám thứ chuyện, hỏi sao chẳng bực dọc, mới đưa đến chuyện cãi vã của em.
Yến Tử nhìn Vĩnh Kỳ lòng chùng hẳn xuống.
- Em biết, em biết, mấy hôm rày anh và Nhĩ Khang đâu được nằm nệm, phải nằm đất, ngủ bờ ngủ bụi hẳn là cực lắm. Thôi được, từ rày về sau em sẽ không ăn cắp lê nữa. Mà chuyện ban sáng nào phải em cố tình đâu... rồi còn bị chó rượt muốn hụt hơi nữa. Anh không biết, ngày còn nhỏ, em đã từng bị chó cắn nên rất sợ chó, rồi bị té xuống ao nữa... coi như bị trừng phạt rồi.
Nghĩ một chút Yến Tử lại tiếp:
- Từ đây về sau em sẽ không gọi Hoàng a ma là “Ngạc Thụy Long” nữa. Lúc trước bọn mình cải trang đi tuần du, chúng ta gọi ông ấy là “lão gia”, thì bây giờ em cũng là lão gia vậy.
Vĩnh Kỳ thấy Yến Tử nói vậy rất cảm động, nắm tay Yến Tử, Vĩnh Kỳ nói:
- Từ rày về sau nếu có muốn trộm lê, chắc anh phải xem trước nhà không có chó mới trộm.
Yến Tử cười.
- Vậy hé!
Hậu Hoàn Châu Cát Cát Hậu Hoàn Châu Cát Cát - Quỳnh Dao