"We humans have lost the wisdom of genuinely resting and relaxing. We worry too much. We don't allow our bodies to heal, and we don't allow our minds and hearts to heal.",

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Tuổi Học Trò
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 22
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 264 / 25
Cập nhật: 2019-11-13 12:07:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 1 - Hoạt Họa
ó là lúc 7 giờ sáng trong phòng Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Sonny Bono, ở khu Palm Springs, California. Như thường lệ, đây là lúc ông lao công Astor đã lau chùi xong sàn nhà, và đang chuẩn bị gỡ cái bịch nhựa đựng rác ra khỏi sọt giấy vụn kế bên bàn làm việc của cô Sarkisian. Gần phía trên mép bịch, bên trong một lon soda rỗng, cảm nhận được ông Astor đang bắt đầu nhấc cái bịch lên, Dybbuk Sachertorte nhanh chóng khóa mình vào một chiếc ghế chuyên dụng dùng trên máy bay phản lực mà cậu đã đặc biệt lắp đặt vào trong cái lon cho nhiệm vụ lần này. Rồi cậu đội mũ bảo hiểm lên đầu và cài chặt dãy khóa cổ để ngăn chặn bất cứ chấn thương nào có thể xảy ra từ va chạm mà cậu bé djinn mười hai tuổi biết sắp sửa xảy ra.
Djinn hiếm khi bị gì khi đang ở bên trong một cây đèn hay một cái chai, hoặc với tình huống của Dybbuk là trong một lon soda, nhưng chấn thương vẫn có thể xảy ra: bà ngoại của Dybbuk đã từng bị choáng nặng khi cái chai whisky bằng thủy tinh mà bà dùng để di chuyển thình lình bị vỡ tung. Và Dybbuk đã hành động đúng lúc. Ngay trong giây sau đó, người lao công mở cửa sổ và thả bịch rác xuống thùng gom rác dưới sân trường.
Trong bất cứ tình huống nào, sự cẩn trọng của Dybbuk là quá đủ để đảm bảo cậu có được một cuộc hạ cánh tốt đẹp. Bên trong cái lon, cậu ngồi yên trên ghế cả phút, và chỉ đến khi chắc chắn ông Astor đã đi khỏi, cậu mới bắt đầu thực hiện phép hóa thể. Lái cụm khói chứa đựng các nguyên tử, phân tử của mình ra khỏi lon, chui qua cái cổ buộc hờ của bịch rác, rồi ra khỏi cái thùng gom rác và lên trên mặt đất bên ngoài, cậu tập họp nó lại thành cơ thể loài người của mình. Toét miệng cười khùng khục vì hài lòng với một nhiệm vụ thành công mỹ mãn, cậu đi thẳng đến nhà thằng bạn Brad và gõ cửa sổ phỏng ngủ của nó.
– Ê, mở cửa ra. Là tớ. Buck đây.
Vốn không ưa gì cái tên của mình, Dybbuk thích được gọi là Buck, lấy theo tên thần tượng văn học của cậu - một con chó dũng cảm trong một tiểu thuyết tuyệt vời của Jack London.
Phải mất mấy giây, cánh cửa sổ mới mở ra, để Dybbuk có thể leo vào trong gặp một thằng bé cỡ tuổi cậu. Thằng bé loài người này khá cao, tuy vẫn không cao bằng Dybbuk, và gầy như một que củi, trong khi Dybbuk lại có bờ vai rộng hơn nhiều.
Brad lắc đầu:
– Không thể nào.
Dybbuk nhe răng cười với nó:
– Ô, thế mà có thể đấy.
Và cậu xòe ra cho thằng bạn thấy vài tờ giấy.
– Cậu không đùa chứ? Đây đúng là câu hỏi cho kỳ thi sắp tới hả?
Dybbuk tự hào tuyên bố:
– Không phải chỉ câu hỏi không đâu. Tớ còn có cả đáp án đấy nhé.
Như không tin vào tai mình, Brad thốt lên:
– Không thể nào. Sao cậu làm được chứ? Ý tớ là, có hệ thống CCTV[4] bên ngoài phòng cô Sarkisian mà. Cả còi báo động nữa. Và tớ có thể lấy đầu ra đảm bào là mấy tờ giấy này được cất trong két sắt. Cậu là gì vậy, Buck? Siêu trộm à?
[4] Camera an ninh.
Dybbuk vẫn chưa nói cho Brad biết chuyện cậu là djinn, để phòng trường hợp nó xin cậu ba điều ước. Ngay cả người như Dybbuk cũng biết, việc loài người đạt được điều ước mãnh liệt nhất của họ không phải lúc nào cũng là một điều tốt. Những điều ước luôn chịu ảnh hưởng của Hiệu ứng Hỗn mang, nghĩa là đôi lúc chúng có thói quen diễn biến theo một hướng mà không ai đoán trước dược. Cho nên cậu lảng qua một bên và chỉ nói:
– Siêu trộm hả? Ờ, chắc cũng cỡ đó.
Sự ngưỡng mộ của Brad đối với Dybbuk giờ đây đã không còn giới hạn.
– Thật hả? Giống y như trong phim?
Quơ quơ xấp câu hỏi và đáp án, Dybbuk bảo:
– Giờ khoan quan tâm đến chuyện đó. Chúng ta chỉ còn vài giờ để nạp cái mớ này vào đầu, không thì xơi trứng ngỗng cả đám.
o O o
Một ngày sau kỳ kiểm tra - kỳ thi mà cả hai cậu nhóc đều dạt điểm cao nhất lớp - cha của Brad, ông Harry Blennerhassit, khao hai đứa một bữa trưa thịnh soạn tại một nhà hàng gần tiệm sách cổ của ông ở khu kinh doanh của Palm Springs. Mẹ Brad đã mất, và hai cha con nhà Blennerhasssit rất thân thiết với nhau. Thân thiết đến nỗi Brad thậm chí còn tự thú tội với cha chuyện nó làm cách nào để đạt được một kết quả thi đáng nể như vậy. Nhưng, thay vì giảng cho cả hai đứa nghe một bài moran dài thòng về cái tội gian lận - đó là điều Dybbuk sợ, và cũng là điều cậu đáng bị - ông Blennerhassit chỉ mỉm cười và cám ơn cậu.
Xém sặc miếng hamburger trong cuống họng, Dybbuk hỏi lại:
– Chú vừa nói gì ạ?
Ông Harry Blennerhassit bình tĩnh nhắc lại câu nói của mình:
– Chú vừa nói là, những gì cháu đã làm chứng tỏ cháu là một người khéo léo và có tài xoay xở tuyệt vời. Không phải cậu bé nào củng có thể đánh lừa hệ thống CCTV, qua mặt chuông báo động, và giải mã hệ thống mật mã phức tạp của một két sắt. Cháu đã thực hiện một vụ trộm vi đại đấy, anh bạn trẻ. Một kỳ tích về mạo hiểm.
Dybbuk chỉ nhún vai chứ không dám nói gì, vì cậu vẫn còn sợ đây chỉ là một cái bẫy buộc cậu phải thừa nhận tội lỗi của mình.
Ông Blennerhassit nhấp một ngụm cà phê và ngồi im một lúc. Với vầng trán nhăn nhó như đang lo lắng, nụ cười toét rộng nhưng đầy vẻ gượng gạo, và cái mũi to như trái anh đào, ông trông giống một chú hề không hóa trang.
Rồi ông hỏi Dybbuk:
– Cháu nghĩ mình có thể làm chuyện như thế một lần nữa không? Ý chú là, làm một vụ trộm nữa ấy.
Ngập ngừng liếc nhìn Brad, Dybbuk giận dữ hỏi:
– Cha cậu đùa đấy à? Vì nếu thế, tớ có thể nói thẳng là tớ không thích chuyện cậu mách lẻo cha cậu chút nào. Ngoài ra, tớ từ chối đề cập đến chuyện này vì lẽ điều đó có thể khiển tớ bị trừng phạt. Mẹ tớ mà biết chuyện này thì xin lỏi, tớ chỉ còn là lịch sử. Quan hệ mẹ con tớ giờ đã quá đủ xấu rồi.
Brad xoa dịu cậu bạn:
– Buck, không sao đâu. Tớ thề đó. Cậu cứ nghe ba tớ nói hết đã nào. Ba tớ đang muốn hợp tác làm việc với cậu đàng hoàng mà.
Dybbuk nhượng bộ:
– Thôi được. Cháu đang nghe đây, chú nói đi.
Ông Blennerhassit cho biết:
– Cách đây ít lâu, chú có đi công tác ở thành phố Munich của Đức. Để buôn sách cổ và bản in ấy mà. Và trong một cửa hiệu đồ cổ, chú đã mưa được một hồ sơ bản vẽ kỹ thuật của Paul Futterneid, một nhà thiết kế kim hoàn đã từng làm việc với Carl Fabergé[5] danh tiếng. Một trong số đó là bản thiết kế gậy chỉ huy cho một tay Thống chế Đức. Một cây gậy dài chừng 50 phân làm bằng ngà voi, khảm hột kim cương và hình đại bàng bằng vàng ròng.
[5] Nhà thiết kế kim hoàn người Nga gốc Pháp.
Ngừng một giây để lấy hơi, ông Blennerhassit nói tiếp:
– Nhung điều thú vị nhất ở đây là, cây gậy này được làm rỗng bên trong để chứa một ngăn đựng bí mật. Một ngăn đựng chỉ có thể mở ra bằng cách nhấn đúng một tổ hợp mật mã của các hột kim cương và hình đại bàng. Và chú càng chắc chắn hơn việc ngăn đựng bí mật này được thiết kế để che giấu một thứ gì đó rất quý giá, một khi chú khám phá ra cây gậy đó thuộc về Hermann Goering.
Cái cách ông Harry Blennerhassit nhấn mạnh cái tên cho thấy đó phải là một người mà thường thì ai cũng biết. Rất tiếc đó lại là một cái tên xa lạ với Dybbuk. Cho nên khẽ nhún vai, cậu hỏi:
– Hermann Goering? Ai vậy chú?
Brad nhắc:
– Ông ta là phó tướng của Hitler, và là người đứng đầu quân đội Đức Quốc Xã.
Dybbuk hỏi:
– Vậy chuyện gì đã xảy ra với nó? Cái cây gậy chỉ huy ấy?
Ông Blennerhassit nói:
– Chú sẽ kể cho cháu biết. Vào năm 1945, một năm sau chiến thắng của quân Đồng minh ở châu Âu, khi quân đội Mỹ còn đang bận thu thập chiến lợi phẩm ở Đức, Tướng Patch, chỉ huy quân đoàn số 7 quân đội Mỹ, đã bắt giữ Goering và gửi tặng cây gậy chỉ huy cho Tổng thống Harry Truman để làm lưu niệm.
Brad tiếp lời cha:
– Từ đó trở đi, nó luôn được trưng bày trong bảo tàng quân đội ở Pháo đài Benning tại Georgia. Ý tớ là, nó chỉ nằm im ở đó, Buck. Hàng tá người đã đụng đến nó, nhưng cho đến giờ, dường như chẳng có ai khám phá ra cái ngăn đựng bí mật và, quan trọng hơn, cái mà Goering có thể đã cất giấu bên trong trước khi bị bắt. Như kim cương vô giá chẳng hạn. Ba tớ bảo Goering rất mê kim cương mà.
Dybbuk cảm thấy cực kỳ hứng thú. Cậu luôn yêu những câu chuyện về Thế chiến thứ II cùng những câu chuyện về các báu vật bị mất tích, và câu chuyện này lại có đủ cả hai yếu tố đó. Cậu chặc lưỡi mơ màng:
– Chà, không biết người ta có thể nhét bao nhiêu viên kim cương trong một cây gậy chỉ huy của tay Thống chế nhỉ?
Đặt một thứ được bọc ni lông kín mít lên bàn, ông Blennerhassit nói:
– Sao chúng ta không cùng nhau khám phá điều đó nhỉ? Cháu thấy đó, Buck, chú đã dựa theo bản vẽ thiết kế gốc để làm ra bản sao. Cây gậy chỉ huy này được làm từ nhựa thông khảm kim cương giả, nhưng chú đảm bảo nó giống y chang cây gậy thật.
Rồi gỡ lớp ni lông bọc ngoài ra, ông cầm cây gậy giả lên và bắt đầu ấn vào một số hột kim cương và hình đại bàng nổi trên cây gậy. Ông cho biết:
– Dĩ nhiên, cấu tạo hoạt động bên trong nó cũng y chang.
Ngay khi ông đang nói, phần chóp đuôi khảm kim cương của cây gậy bỗng bật mờ. Dốc ngược nó xuống, Harry Blennerhassit đổ ra bàn một mớ đậu phộng Brazil to cỡ mấy vốc tay và tuyên bố:
– Có tất cả 35 hột đậu trong đó. Cháu nghĩ thử xem, Buck, nếu mỗi hột đậu này là một viên kim cương thì chúng sẽ đáng giá bao nhiêu?
Buck nhe răng cười:
– Hàng triệu đô.
Brad đế vào:
– Và một phần ba trong số đó sẽ thuộc về cậu, Buck. Tất cả những gì cậu phải làm, chiến hữu của tớ, là sử dụng kỹ năng siêu trộm đặc biệt của cậu để tráo cây gậy này lấy cây gậy đang nằm trong bảo tàng quân đội ở Pháo đài Benning.
Dybbuk suy nghĩ trong giây lát. Tiền bạc đối với cậu không thành vấn đề. Là một djinn, cậu muốn có bao nhiêu tiền vào bất cứ lúc nào mà chẳng được. Nhưng ở một nơi đầy người lớn tuổi như Palm Springs, sự thú vị chẳng khác nào hàng quý hiếm, và trò mạo hiểm mà cha của Brađ đưa ra nghe có vẻ khá thú vị. Và Dybbuk cũng không nghĩ cậu thật sự phạm tội ác tày đình nào, nếu sau khi xong việc cậu lại tráo ngược cây gậy về chỗ cũ. Còn về thứ bên trong đó, dù nó có là gì thì cũng không thể nói cậu ăn cắp nó. Làm sao bạn có thể ăn cắp một thứ mà thậm chí cả bảo tàng còn không biết đến chứ. Tuy nhiên, liệu cậu có thể làm việc này mà không để lộ bí mật của mình cho gia đình Blennerhassit không? Bởi nếu họ biết thì sẽ hỏng bét cả: họ sẽ hứng thú với ba điều ước hơn là một thứ gì đó không chắc chắn bên trong cây gậy của Goering. Việc che giấu thân phận djinn xem ra có vẻ khó hơn nhiều so với việc tráo đổi cây gậy.
Khó, nhưng không có nghĩa là không thể. Dybbuk bắt đầu gật đầu.
Brad hí hửng hỏi:
– Gật đầu nghĩa là cậu đồng ý, đúng không? Cậu sẽ làm chuyện đó, đúng không?
– Ok, không thành vấn đề.
Dybbuk nhe răng cười. Cậu nghĩ thầm trong đầu:
– Chuyện này vui à nhe.
o O o
Cả ba bay đến thành phố Atlanta ở Georgia, nơi họ thuê một chiếc xe và lái 60 dặm về phía Nam để đến Pháo đài Benning. Sau khi nhận phòng tại một nhà khách trong khu căn cứ, họ chỉ cần đi bộ về hướng Đông qua vài dãy nhà là đến được Bảo tàng Bộ binh, nơi trưng bày rất nhiều loại vũ khí, quân phục, mặt nạ, xe cơ giới cùng nhiều thứ liên quan đến bộ binh khác. Một trong số đó là cây gậy chỉ huy của Thống chế Hermann Goering.
Ngắm nhìn cây gậy, ông Blennerhassit nhận xét:
– Thật khó tin! Ngần ấy năm trời nó đã nằm ở đây, thế mà không ai biết được nó rỗng ruột. Đúng không, các chàng trai?
Nhưng Dybbuk hiện đang nghe tai nọ xọ tai kia. Cậu còn đang bận phác thảo một kế hoạch an toàn nào đó trong đầu. Nhìn thấy mấy cái can nước dã chiến của Tướng Ulysses S. Grant được trưng bày gần đó cậu bỗng nảy ra một ý. Cậu có thể hóa thể và núp vào một trong những cái chai thủy tinh màu hổ phách đó cho đến khi bảo tàng đóng cửa. Chuyện đó thì quá dễ rồi. Vấn đề ở đây là làm sao thực hiện phép hóa thể lần thứ hai cùng cây gậy thật trong tay, đơn giản là vì sức mạnh djinn vốn không có hiệu lực với kim cương. Có thể thấy rõ là cây gậy cần được giấu ở một chỗ khác, và cậu sẽ phải mang nó ra ngoài bằng cách khác. Nhưng cách nào đây? Dybbuk tìm thấy câu trả lời bên trong cửa hàng bán đồ lưu niệm của bảo tàng. Và nó hiển nhiên đến nỗi cậu bắt đầu cười lớn tiếng để tự khen trí thông minh của mình. Cậu sẽ giấu cây gậy chỉ huy thật bên trong một ống đựng poster, rồi sau đó chỉ đơn giản mua cái ống poster đó khi bảo tàng mở cửa vào sáng hôm sau.
Nghe tiếng cười đắc thắng của Dybbuk, Brad hỏi:
– Sao? Cậu nghĩ mình làm được không?
– Dĩ nhiên là được rồi. Tớ mà lỵ.
Dybbuk liếc nhìn đồng hồ đeo tay. Bảo tàng sẽ đóng cửa trong vài phút nữa. Biết cái ba lô của ông Blennerhassit hiện đang đựng cây gậy giả, Dybbuk bảo Brad đưa nó cho mình. Rồi cậu chỉ đạo:
– Bây giờ hoặc chẳng bao giờ. Tớ sẽ làm chuyện đó tối nay. Nhưng từ giờ đến sảng mai, đừng chờ tớ nhé. Tớ sẽ về sau khi bảo tàng mở cửa. Ok?
Harry Blennerhassit gỡ cái ba lô ra và đưa cho cậu. Tuy nhiên, Dybbuk có thể thấy được ông đang lo lắng một chuyên gì đó.
Trợn ngược mắt lên, cậu cố tình thở dài một tiếng rõ to và hỏi:
– Chuyên gì thế? Chú sợ rồi à?
Ông Blennerhassit nói:
– Có thể. Buck à, dù gì cháu cũng chỉ là một đứa trẻ. Nếu có chuyện gì xảy ra, chú sẽ là người vào tù chứ không phải cháu.
Dybbuk nói như đinh đóng cột:
– Chú cứ yên tâm đi. Cháu sẽ ổn thôi. Tin cháu đi. Cháu có một vị thần đèn bảo hộ mà.
Dĩ nhiên đó là sự thật. Mẹ của Dybbuk cũng là một djinn, mặc dù bà có lẽ sẽ chẳng vui vẻ gì nếu biết điều con trai bà sắp làm. Bác sĩ Sachertorte nghĩ Dybbuk đang đi tham quan những chiến trường của cuộc Nội chiến Mỹ cùng vói Brad và ông Blennerhassit. Đó là điều Dybbuk đã nói với bà. Cũng không có nghĩa cậu thực sự chú tâm đến chuyên bà sẽ nghĩ gì. Ngay bây giờ, chuyện được làm gì đó vui vui mới là điều quan trọng nhất đối vói cậu.
– Chú Harry à, cháu biết cháu đang làm gì mà. Tin cháu đi, chú sẽ ngạc nhiên nếu biết cháu có thể làm được những gì đấy.
o O o
Lâu rồi mới được một lần Dybbuk làm tốt như lời cậu tuyên bố. Đúng 10 giờ 30 phút sảng hôm sau, nửa tiếng sau khi bảo tàng quân đội mở cửa đón khách, cậu đã quay lại nhà khách của Pháo đài Benning với một nụ cười rộng đến tận mang tai và một ống poster lớn trên tay.
Cha của Brad thở phào nhẹ nhõm khi trông thấy cậu:
– Ôi, ơn Chúa, cháu không sao.
Buck hếch mũi nói:
– Dĩ nhiên cháu không sao rồi.
Brad hỏi:
– Cậu có nó chưa? Cây gậy chỉ huy ấy?
Giơ cái ống poster lên, Dybbuk nói:
– Chớ không lẽ cậu nghĩ tớ cầm bản đồ pháo đài. Dĩ nhiên tớ lấy được nó rồi.
Nói rồi cậu giở cái nắp ống ra và dốc cây gậy ở bên trong xuống giường của Brad.
Ông Blennerhassit thốt lên:
– Ôi, cậu ta đã lấy được nó.
Và ông ôm Brad nhảy vài vòng quanh phòng. Ngay khi dừng lại, ông thở ra một hơi dài nhẹ nhõm và đi khóa cửa phòng lại. Ông cho biết:
– Chú cứ lo cháu gặp chuyên gì đó, Buck. Cháu biến mất lâu thế mà.
Dybbuk nhún vai nói:
– Mấy chuyện như thế này cần phải bình tĩnh. Bình tĩnh thì cần thời gian. Đó là lý do tại sao người ta hay gắn hình ảnh các siêu trộm với loài mèo thay vì loài chó. Ít nhất cháu nghĩ vậy.
Rồi cậu quăng mình xuống giường kế bên cây gậy chỉ huy và đưa tay vuốt một lọn tóc dài ra khỏi mắt. Trong bộ quần jean, áo thun và giày đi xe mô tô của mình, nhìn cậu giống một ngôi sao nhạc rock trẻ tuổi hơn là một siêu trộm.
Brad, người mà hiện giờ lòng ngưỡng mộ đối với thằng bạn học đã không còn bút mực nào tả nổi, nói:
– Chắc cậu đói lắm.
Dybbuk xém nữa thì nói cậu chẳng đói bụng gì vì đã tự phục vụ bản thân một bữa ăn sáng thịnh soạn bên trong can nước của Tướng Grant, nhưng đã ngừng lại kịp lúc. Cậu chỉ nói:
– Tớ hào hứng đến quên cả đói ấy chứ. Hề hề, dzụ này đúng là vui.
Rồi cậu và Brad hí hửng đập tay nhau cái bốp để thể hiện sự đồng tình.
Nhặt cái gậy lên và cầm nó trên tay một cách tôn kính, ông Blennerhassit nói:
– Không thể tin được chú thật sự đang cầm nó. Cứ y như chú đang cầm cả lịch sử trên tay ấy.
Dybbuk, người mà hứng thú với lịch sử chỉ giới hạn ở những bộ phim chiến tranh, mỉm cười một cách gượng gạo. Đang chờ ông Blennerhassit chuyển sang phần thú vị hơn của cuộc mạo hiềm lần này, cậu chỉ gật gù cho có lệ:
– Ờ, chắc vậy.
– Nói cháu đừng cười, nhưng bỗng chú hơi sợ mở nó ra đó.
Đúng là ông Blennerhassit đang khẽ run lên vì lo lắng. Mồ hôi bắt đầu túa ra trên trán ông. Cắn môi, ông nhăn mặt nói:
– Lỡ bên trong không có gì thì sao.
Dybbuk giục:
– Chỉ có một cách để biết. Thôi nào, chú Blennerhassit, chú mở nó ra đi. Chú đang làm cháu và Brad chết vì tò mò đấy.
Harry Blennerhassit ấn vào những hột kim cương và hình đại bàng bằng vàng ròng trên cây gậy chỉ huy theo một thứ tự được Futterneid mô tả trong bản thiết kế gốc. Ngay khi thứ tự đó được hoàn chỉnh, một tiếng “tách” nhỏ vang lên, và một đầu gậy - mô tả hình một con đại bàng bằng kim cương đang quắp chữ thập ngoặc tượng trưng cho Đức Quốc Xã - nhẹ nhàng bật mở.
– Tuyệt quá.
Dybbuk trầm trồ, rồi cậu nhảy ra khỏi giường, hào hứng chờ đón những viên kim cương túa ra khi ông Blennerhassit dốc ngược cây gậy lên trên tấm trải giường.
Nụ cười của họ chợt tắt trên khuôn mặt khi, từ bên trong cây gậy dài 50 phân, không có gì rớt ra. Không kim cương, thậm chí một đồng xu vàng cũng không. Ông Blennerhassit giơ cây gậy lên ngang mắt như một ống kính viễn vọng, và lo lắng liếc nhìn vào bên trong.
Những lời ông nói tiếp theo tạm ngưng lại sự thất vọng tràn trề của họ.
– Chờ đã. Có cái gì ở trong này. Nhìn giống như những tờ giấy cuộn lại.
Móc những tờ giấy ra khỏi cây gậy, ông cẩn thận mở chúng ra. Rồi ông thở gấp một tiếng lớn.
Dybbuk rên rỉ:
– Đừng nói với cháu là cháu vừa ăn trộm ống đựng poster của Goering nhé.
Harry Blennerhassit bật cười.
– Trên thực tế, Buck à, chú nghĩ đó chính xác là cái cháu đã trộm được. Ngoại trừ việc chúng không phải là poster. Chúng là hoạt họa.
Brad chau mày:
– Hoạt họa hả ba? Sao nhìn không giống mấy cái hoạt họa con vẫn coi vậy?
Đó là sự thật. Có hình vẽ trên những tờ giấy dày cộm, cũ kỹ - những hình vẽ giống như cảnh lấy từ Kinh Thánh.
Cười ngoác tận mang tai, cha Brad trả lời:
– Con lầm rồi. Đối với con, hoạt họa chỉ là mấy thứ giải trí vớ vẩn trên tivi thôi.
Dybbuk thừa nhận:
– Nhưng cháu cũng nghĩ vậy.
Ông Blennerhassit giải thích:
– Trên thực tế, hoạt họa là tên gọi phù hợp cho những hình vẽ được sử dụng như một thiết kế cho một bức tranh. Hermann Goering nổi tiếng là một nhà sưu tầm tranh ảnh nghệ thuật. Tuy chú không phải là chuyên gia, nhưng những bức vẽ này hình như thuộc về những họa sĩ lâu đời. Bức này nhìn giống của Leonardo da Vinci. Còn bức này của Michelangelo. Bức này cũng vậy. Và bức này có thể là của Raphael. Bức này thì chắc lại của da Vinci. Chú đoán những bức vẽ này được Goering cất giữ để lưu lại một phần phong cách sống của gã sau chiến tranh. Chỉ một trong số những bức vẽ này cúng đáng giá ít nhất 10 hay 15 triệu đô. Và chúng ta có tất cả sáu bức. Khoan, chờ đã. Năm thôi. Bức thứ sáu nhìn không giống những bức kia chút nào. Chú không chắc nó là gì. Nhìn nó có vẻ mới hơn. Mà, cũng không quan trọng. Với tư cách một nhà sưu tầm, chú có thể cam đoan năm bức vẽ kia sẽ mang về cho chúng ta ít nhất 75 triệu đô.
Lại vỗ cái bộp vào bàn tay xòe ra của Brad, Dybbuk nói:
– Tuyệt! Tớ luôn thích hoạt họa.
Brad gật gù:
– Tớ cũng vậy. Thế giờ chúng ta làm gì đây ba?
– Chúng ta sẽ về Palm Springs. Ngay khi về đến nhà, ba sẽ gọi điện cho một bảo tàng nào đó có tiếng một chút, nhiều tiền một chút, để xem họ có hứng thú mua không. Và nếu họ không muốn mua, chúng ta sẽ thử sức với các nhà đấu giá.
Rồi gật đầu một cách quả quyết, ông tuyên bố:
– Cứ tin lời ta đi, các cậu bé. Sẽ không thiếu người mua đâu. Trên khắp thế giới, người ta thậm chí còn giết nhau chỉ vì một trong số những bức tranh này đấy.
Hậu Duệ Thần Đèn - Tập 3 - Hổ Mang Chúa Kathmandu Hậu Duệ Thần Đèn - Tập 3 - Hổ Mang Chúa Kathmandu - Philip Ballantyne Kerr Hậu Duệ Thần Đèn - Tập 3 - Hổ Mang Chúa Kathmandu