Nếu bạn cứ chằm chằm nhìn vào mặt xấu của một ai đó sẽ làm anh ta càng trở nên tồi tệ hơn. Nhưng nếu khuyến khích anh ta vươn tới những điều hay mà anh ta có thể, chắc chắn anh ta sẽ làm được.

Johann Goethe

 
 
 
 
 
Tác giả: Châu Liên
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 16
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 11114 / 20
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 12 -
ác Lân bước vào nhà. Khuôn mặt bác bàng hoàng đến nổi Khải Nguyên phải thả tờ báo đang cầm ở trên tay xuống đùi và thấp thòm hỏi:
- Đã xảy ra chuyện gì vậy?
Bác Lân trào nước mắt, nói không ra hơi:
-Bà chủ bệnh nặng ở bệnh viện, bà tuyệt vọng vì không tìm ra cậu. Bà cho nhắn mọi người bằng bất cứ giá nào cũng phải nhắn được cậu đến gặp bà ở bệnh viện. Tôi chỉ sợ bà…..không qua khỏi.
Khải Nguyên vò nát tờ báo trong taỵ Đôi mắt anh nhìn mãi ở một điểm vô danh trước mặt.
Anh phải làm như thế nào đây? Thật ra để rủ sạch tất cả tình cảm trước đây của anh đối với mẹ nuôi của mình là một điều không tưởng.
Anh đã lớn lên trong vòng tay yêu thương của bà. Không có cha từ ấu thơ, mọi tình cảm của anh đều dành hết cho bà.
Khải Nguyên đưa tay lên bóp trán. Anh nghĩ đến cái chết của mẹ ruột mình. Nấm mồ hiu quạnh ở Gò Công anh đã cùng bác Lân về thấp nhang cách đây vừa đúng một tuần.
Bác Lân vẫn đứng bất động nhìn anh với đôi mất nhiều trắc ẩn. Thật lâu, Khải Nguyên đứng dậy khàn giọng nói với bác L:
-Bác cùng cháu….đến bệnh viện.
Bên cạnh giường bà Hiền, Uyên Trúc đang bồn chồn ngóng đợi Khải Nguyên. Đôi mắt cô lấp lánh niềm vui khi cuối cùng anh và bác Lân xuất hiện ở ngưỡng cửa. Cô biết, Khải Nguyên thật ra là một người đàn ông giàu tình cảm, đằng sau những cá tính thật mạnh là những sâu lắng của tâm hồn.
Khải Nguyên quỳ sụp bên cạnh giường bà Hiền. Vẻ mặt tiều tụy, gầy mòn của bà Hiềnằng khiến anh ân hận. Anh nắm lấy bàn tay gân guốc của mẹ nuôi và ứa nước mắt.
Bà Hằng mở mắt ra. Nhìn thấy Khải Nguyên, đôi mắt mệt mỏi, lờ đờ của bà lấp lánh niềm vui.
Khải Nguyên đau khổ hỏi khẽ Uyên Trúc:
-Mẹ anh bệnh gì?
Uyên Trúc giọng buồn bã:
Đì bị suy nhược cơ thể, bác sĩ chấn đóan thể trạng khó hồi phục vì….tâm bệnh. Dì chẳng thiết ăn uống, mấy hôm nay phải truyền dịch. Sức khoẻ của dì ngày một yếu đi.
Khải Nguyên gục đầu vào cánh tay của bà Hiền. Đôi bàn tay khẳng khiu của bà run rẩy vuốt tóc anh. Bà đang xúc động đến độ không thể nói lên lời.
Khải Nguyên khắc khoải nhìn bà:
-mẹ tha lỗi cho con!
Bà Hằng nói mệt nhọc:
-Chính mẹ mới là người có lỗi. Mẹ đã khiến con trở thành một đứa trẻ mồ côi.
Áp đôi bàn tay giá lạnh của mẹ lên mặt mình, Khải Nguyên thở dài:
-Mẹ đã yêu thương, nuôi nấng con từ thuở còn sơ sinh. Tất cả tình cảm và sự hy sinh của mẹ đều dành cho con. Mẹ hy sinh cả thời xuân sắc của mình. Giá như mẹ nghèo khổ thì không đời nào con bỏ mẹ ra đi.
Bà Hằng gật nhẹ đầu:
-Mẹ biết, sự giàu có cũng là nổi bất hạnh của mẹ. Mẹ đợi chờ con về vì mẹ hiểu, dù có một thời tuy con ngổ nghịch nhưng lúc nào con cũng yêu thương mẹ.
Khải Nguyên buồn rầu nhìn bà Hiền.
Mẹ anh nói đúng, hơn hai chục năm qua anh và mẹ đã nương tựa vào nhau. Suố cả tháng nay anh luôn day dứt đau khổ khi nhớ đến tình cảm của mẹ anh đã dành cho anh. Thế nhưng, cái chết của người mẹ ruột lại làm con tim nóng bỏng của anh trở thành lạnh giá. Anh luôn bị giằng xé giữa hai trạng thái đối lập nhau.
Giọng thều thào, bà Hiềnằng nói với Khải Nguyên:
-Mẹ muốn nói với con về chuyện quá khứ.
Khải Nguyên ôm choàng lấy mẹ. Gương mặt khắc khổ.
-Có cần thiết không, khi mẹ mệt như thế này.
Bà Hằng khẽ lắc đầu:
-Nếu nói được với con những suy nghĩ tận đáy lòng, mẹ sẽ thanh thản hơn.
Anh nói giọng xúc động:
-Nếu mẹ có mệnh hệ gì thì làm sao con sống được. Mẹ nên vui sống, quên đi những chuyện buồn đã qua.
Bà Hằng nắm lấy bàn tay của Khải Nguyên, giọng bà sâu lắng:
-Mẹ hiểu, khi con về đây tức là con đã tha thứ cho mẹ. Con biết không, mẹ đã tự trừng phạt mình. Suốt hơn hai chục năm qua, sau cái chết của mẹ con. Ba con đã ly dị với mẹ và đi Nam Vang biệt xứ, và chết ở bên ấy. Lưong tâm của mẹ bị dày dò suốt ngần ấy năm. Nhưng mẹ muốn con thông cảm với mẹ điều này là khi bắt con về nuôi, mẹ không lường được điều bất hạnh đó. Mẹ chỉ muốn cách ly ba con và mẹ ruột của con.
Ngừng một lát, bà Hiềnằng đau khổ nói tiếp:
-Khải Nguyên, có khi nào con thử đặt tâm trạng của con vào hoàn cảnh không may của mẹ. Có khi nào con hiểu được rằng, trong chuyện này….mẹ con cũng là người có lỗi. Mẹ ruột của con đã….cướp đi hạnh phúc của mẹ. Chỉ có điều, người ta không bao giờ bắt lỗi kẻ đã chết bao giờ. Mẹ muốn sòng phẳng để nói với con rằng tội lỗi không chỉ do từ một phía.
Khải Nguyên gục đầu vào cánh taỵ Anh hình dung đến cảnh một thiếu phụ vô sinh và một người đàn ông đã có vợ tìm đến một người đàn bà khác khi hôn nhân vẫn còn hợp pháp.
Thật lâu, anh ngẩng lên và nói trong nước mắt:
-Cả hai người mẹ của con đều đáng thương như nhau.
Bà Hằng khép mắt lại tận hưởng niềm vui vô biên khi Khải Nguyên hôn lên trán bà, anh khẽ nói:
-Con vẫn là con của mẹ. Điều con tha thiết cầu mong mẹ là mẹ hãy vui sống, quên đi những điều buồn đau.
Những dòng lệ từ đôi mắt của bà Hiềnằng tuôn chảy, đó là những giọt nước mắt muộn màng trong cuộc đời bất hạnh của bà.
Nhìn thấy Uyên Trúc tỉa những lá sâu trong vườn, bà Hiềnằng khẽ trách:
Đì đã bào với con rồi. Con chuẩn bị là vợ của Khải Nguyên, công việc này là không phải của con.
Uyên Trúc đưa tay gãi đầu:
-Con muốn phụ giúp với bác Lân mà.
Bà Hằng âu yếm:
Đì đã tuyển thêm hai người để cùng bác Lân chăm sóc vườn, như vậy chưa đủ sao. Dì hiểu là con rất thương bác L, nhưng cứ loanh quanh mãi trong vườn để làm việc không nghĩ tay, thế nào Khải Nguyên cũng sẽ rầy con cho xem.
Uyên Trúc mỉm cười sung sướng khi bà Hiềnằng dắt tay cô đi vào nhà, giọng tình cảm:
-Hãy tập gọi ta là mẹ. Ta rất hạnh phúc khi Khải Nguyên chọn được một người con gái như con.
Vừa đi xuống thang, nghe mẹ nói với Uyên Trúc, Khải Nguyên nháy mắt trêu cô:
-Em đừng tưởng bở, mẹ anh sẽ là một bà mẹ chồng khó tính nhất, bắt em chiều chuộng, hầu hạ mệt nghỉ. Vậy em có dám làm vợ của anh không?
Bà Hằng bật cười khi Uyên Trúc nguýt yêu Khải Nguyên, giọng khiêu khích:
-Em sẽ là đứa con tinh thần của dì H, còn chuyện làm vợ của anh thì sẽ đưa vào hồ sơ lưu, chờ xem xét lại.
Khải Nguyên cốc nhẹ vào đầu cô, anh ưỡn ngực ra:
-Nhờ chút coi. Thắt cà vạt cho anh.
Uyên Trúc tinh nghịch nắm một đầu dây cà vạt day day thật mạnh rồi mới dịu dàng thắt cho anh. Khải Nguyên nói với bà Hiền:
- Đấy, mẹ xem, người con gái “ toàn vẹn” mà mẹ chọn cho con.
Bà Hằng cười vui vẻ, lây theo tính trẻ trung, hồn nhiên của Khải Nguyên và Uyên Trúc.
Có tiếng chuông gọi cửa. Uyên Trúc nhí nhảnh chạy ra mở cổng. Cô bất ngờ khi Bạch Yến ngồi trên chiếc Dream và mặc áo thụng của một phụ nữ có thai.
Vẻ mặt căng căng của Bạch Yến kèm theo nụ cười hứa hẹn có nhiều giông bão khiến Uyên Trúc ngây người quên cả mở cổng.
Hất mặt lên, Bạch Yến nhướng mày:
-Mở cửa ra!
Khoan thai đi vào phòng khách. Bạch Yến khoanh hai tay trước ngực nhìn bà Hiềnằng và Khải Nguyên với ánh mắt xấc xược.
Khải Nguyên ngạc nhiên nhìn Bạch Yến. Anh đã chuyển cho cô một số tiền không nhỏ, tại sao cô lại còn đến đây.
Anh khàn giọng hỏi:
-Cô đi đâu?
Bạch Yến tỉnh bơ:
-Em đến để gặp mẹ của anh.
Dù rất ngạc nhiên trước sự xuất hiện đường đột của cô gái đợt sóng mới từng cặp bồ với Khải Nguyên, bà Hiềnằng vẫn tỏ ra lịch sự, chỉ vào chiếc ghế đối diện, bà nói giọng dịu dàng:
-Mời cô ngồi! Chẳng hay cô kiếm tôi có chuyện gì không?
Bạch Yến sụt sịt. Dù cô rất khéo nhưng bà Hiềnằng vẫn nhận ra sự đau khô giả tạo rất kịch của cộ Cô tuyên bố với bà:
-Cháu đã có thai với anh Nguyên.
Khải Nguyên như nhảy bật ra khỏi ghế, anh quát lên:
-Cô nói cái gì? Cô đùa à?
Bạch Yến hất mặt lên:
-Anh vẫn còn nhớ đem Noel chứ?
Khải Nguyên đấm mạnh tay lên bàn. Anh nói giọng phẩn nộ:
-Thật ra cô muốn gì?
Bạch Yến nhếch môi:
-Em muốn anh phải cưới em. Có lẽ anh đã quên, em nhắc lại cho anh nhớ, đêm đó anh rất say, anh không thể về nhà mấy anh chàng bạn thân của anh nên đã ở lại bên em.
Khải Nguyên đưa tay ôm lấy đầu. Anh đã có lúc sống buông thả như vậy. Đúng là trả giá quá đắt.
Bà Hằng đưa mắt nhìn Khải Nguyên, giọng bà hồi hộp:
-Cô gái này nói như vậy có đúng không?
Khải Nguyên đau khổ nhìn mẹ. Sự im lặng của anh đã khiến bà Hiềnằng ngồi chết sững trên ghế. Bà không ngờ mọi việc lại đảo lộn đến như thế này. Bà không còn nhớ được tên cô gái ngồi trước mặt bà là ai, nhưng bà vẫn còn nhớ rất rõ cô là cô gái thường mặc mini đỏ nhún nhẩy trên đôi giày cao gót, ăn nói thô lỗ và thường đên nhà bà với một phong cách rất quậy. Cô gái này sẽ là vợ của Nguyên ư? Đó là một kết thúc tồi tệ nhất mà bà không thẻ nào phủ định được. Khải Nguyên phải chịu trách nhiệm về hành động của nó. Đó là đạo lý. Bất chợt bà nhói đau ở ngực khi hình dung Khải Nguyên suốt đời sống cạnh cô gái thiếu tư cách này. Tội nghiệp Uyên Trúc. Tội nghiệp cho Khải Nguyên.
Bà Hằng nói một cách khó nhọc tựa như đá đang đè lên ngực:
-Cháu có thể ra về. Bác hứa sẽ dàn xếp mọi chuyện ổn thoả. Nguyên phải chịu trách nhiệm với đứa bé và cháu.
Bạch Yến rất tỉnh táo để đưa ra câu hỏi:
-Thời gian tôi phải chờ đợi để được cưới là bao lâu?
Bà Hằng kìm nén thở dài:
-Trong vòng nửa tháng. Cháu nên bình tĩnh đợi chúng tôi thu xếp.
Bạch Yến cười nửa miệng:
-Tôi tin lời hứa hẹn của bà. Nhớ đấy! Đừng sai hẹn.
Đứng dậy, Bạch Yến liếc nhìn Khải Nguyên đang ngồi với khuôn mặt sũng sờ, cô nhếch môi:
-Em về.
Ngang qua cánh cửa, nơi Uyên Trúc đang phải tựa vào vách để đứng vững được, Bạch Yến cười thích thú:
-Cuối cùng cô cũng làm đầy tớ của tôi thôi.
Uyên Trúc rời khỏi biệt thự chỉ sau đó một vài phút. Cô lặng lẽ ra đi khi bà Hiềnằng và Khải Nguyên vẫn còn ngồi trong phòng khách với tâm trạng bàng hoàng. Hành trang của cô vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền trước đây bà Hiềnằng thường cho cô để tiêu vặt.
Mệt mỏi, rã rời gần một ngày, cô vẫn chưa thể định hướng vào một việc làm. Vốn kiến thức ít ỏi học dở dang năm thứ nhất đại học chẳng giúp được gì cho cô trong một hoàn cảnh khá tồi tệ như thế này.
Cô đi mãi. Những cái lắc đầu ái ngại và có cả những lời mời mọc từ những phụ nữ có vẻ là Tú Bà. Vẫn chưa thể tìm được nơi nào để dừng chân.
Ngang qua một ngôi nhà cao lớn có giàn hoa giấy, Uyên Trúc chăm chú đọc trên tấm biển đồng gắn ở cổng “Luật sư Nguyễn Khắc”.
Cô tần ngần suy nghĩ trước căn nhà màu trắng ấy và rụt rè bấm chuông.
Mở cổng cho cô là một người đàn ông ngoài năm mươi tuổi, khuôn mặt hồng hào phúc hậu.
Ông hỏi cô bằng giọng quan tâm:
-Con muốn gặp ai?
Lúng lúng không biết phải trả lời như thế nào, Uyên Trúc đành nói đại:
-Con muốn gặp luật sư Nguyễn Khắc.
-Chính là bác. Con cần gì.
Ngượng ngùng nhìn ông, Uyên Trúc ấp úng:
-Con muốn xin việc làm.
Mở rông cánh cửa, ông Khắc ái ngại nhìn cô:
-Con vào đây. Bác không có nhu cầu tuyển dụng người nhưng con có thể ngồi nghĩ chân ở đây chốc lát. Nếu bác đóan không sai, có lẽ con đã đi bộ khá lâu.
Uyên Trúc đưa hai tay đỡ lấy ly nước ông Khắc trao cho cô và chẳng khách khí, cô uống một hơi. Cô rất khát. Do mải mê tìm việc làm nên cô quên cả ăn và uống. Vẻ mặt hiền lành, ngây thơ của cô tạo được thiện cảm ban đầu nơi ông K. Ông đăm chiêu suy nghĩ rồi buột miệng:
-Trình độ của con đến đâu. Con có biết là ở đất Sài Gòn này, đội ngũ trí thức không phải là hiếm.
Uyên Trúc nhỏ nhẹ:
-Con biết.
Chợt nhớ ra, ông Khắc nhíu mày nhìn cô và buột miệng hỏi:
-Tại sao con lại bấm chuông nhà của bác không hề thông báo tuyển người?
Uyên Trúc trả lời thẳng thắn:
-Con nhìn thấy trên tấm biển ghi là “luật sư” con nghĩ rằng có thể ghé vào đây, người luôn bảo vệ công lý thì không hại đến ai. Cách đây mấy tháng khi cũng đi xin việc như thế này, suýt nữa con đã rơi vào tay người xấu.
Ông Khắc suy luận rất nhanh:
-Cách đây mấy tháng. Điều đó có nghĩa là con đã xin được việc ở đâu đó và mới nghĩ. Bác đóan như vậy có đúng không?
Uyên Trúc khẽ gật đầu:
Đạ….
-Vì sao con từ bỏ chỗ ấy để ra đi?
Đạ…
Uyên Trúc đành nói dối:
-Tiền lương ở đó trả quá thấp nên con không thể làm nữa.
Với bản lĩnh nghề nghiệp, ông Khắc biết được đây là câu trả lời không thật, có lẽ chỉ là sự nói dối vô hại. Đôi mắt trong trẻo của Uyên Trúc đã nói lên điều đó.
-Ở đó, con làm những việc gì?
Đạ, giúp việc nhà và chăm sóc vườn hoa.
Ông Khắc ngắm nhìn thân hình của cô kêu khẽ:
-Trình độ phổ thông trung học. Công việc đó hoàn toàn không phù hợp với con.
Uyên Trúc khẽ cắn môi nhớ lại, cô đã nói với bà Hiềnằng là cô vô học. Có lẽ chính vì vậy mà bà sắp xếp những việc làm ấy cho cô.
Ông Khắc đi đến bàn, lục lọi lấy một tờ giấy trắng và cây bút mực đặt trước mặt cô, giọng khuyến khích:
-Con hãy viết vào đây một ý tưởng bất chợt nào đó mà con tâm đắc trong cuộc sống.
Uyên Trúc xoay nhẹ cây bút. Cô viết xuống giấy những dòng chữ đẹp và mềm mại:
-“Cuộc đời là biển cả. Giữa bơi và chết đuối, tôi chọn bơi để tồn tại.”
Cầm tờ giấy lên. Ông Khắc tươi nét mặt. Một ý tưởng rất vững vàng. Cô gái trước mặt ông là một cô gái có tính cách.
Đặt tay lên vai cô, ông Khắc nói một cách trịnh trọng:
-Bác nhận con vào làm thư ký văn phòng cho bác. Công việc tương đối đơn giản. Con sẽ tập hợp các hồ sơ và làm cuộc tiếp xúc đầu tiên với khách hàng trước khi đưa họ đên gặp bác. Nếu con biết được là bác đã từng từ chối các cô gái có trình độ hơn con rất xa thì con sẽ lấy làm ngạc nhiên khi bác thu nhận con.
Uyên Trúc nhỏ nhẹ:
-Sự thương hại có thể làm hỏng việc lớn. Nếu thương hại con, bác có thể giúp con một số tiền lộ phí và chẳng bao giờ còn bậm tâm đến con.
Uyên Trúc mở to mắt, hồi hộp nghe ông Khắc nói tiếp:
-Bác nhận con vào làm việc ở văn phòng vì con là một cô gái có tính cách. Một luật sư rất cần có người cộng tác như vậy.
Uyên Trúc cảm động:
-Con cám ơn bác.
Nhìn đồng hồ treo tường, ông Khắc quay lại dặn dò Uyên Trúc:
-Bác gái đi chợ sắp về. Lát nữa, bác ấy sẽ sắp xếp một chỗ ở cho con.
Uyên Trúc nhìn ông Khắc hàm ý biết ơn. Trong lúc chờ đợi, cô đưa mắt nhìn lên khung ảnh treo trên tường, một bức ảnh gia đình được lồng kính viền màu nâu.
Ông Khắc giới thiệu với cô:
- Đây là bác gái, còn đây là Hoàng Long là một luật sư đang trong thời gian tập sự, sẽ hướng dẫn cho con cụ thể các công việc trong văn phòng.
Uyên Trúc xin phép ông Khắc và nhẹ nhàng bước ra trước thềm. Những bông giấy màu trắng rơi lả tả trước sân. Cô chợt nhớ Khải Nguyên quay quắt. Lòng bâng khuâng tự hỏi, anh có nhớ đến cô không?
Hạnh Phúc Trong Đời Hạnh Phúc Trong Đời - Châu Liên