"We humans have lost the wisdom of genuinely resting and relaxing. We worry too much. We don't allow our bodies to heal, and we don't allow our minds and hearts to heal.",

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Janet Dailey
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 88
Phí download: 8 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1748 / 19
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương Mười Lăm -
au Tết vài ngày, cô Mỹ đã đến căn nhà nhỏ thuyết phục bà mẹ vào bán đảo Cam Ranh để trông coi tiệm sơn mài và đồ mỹ thuật cho cô, còn hai đứa nhỏ sẽ ở với gia đình cô. Sau khi thỏa thuận là cô sẽ chia phần trăm hoa hồng cho bà mẹ và chăm sóc hai đứa nhỏ tại nhà cô như chăm sóc các con của cô, bà mẹ bằng lòng cho hai đứa nhỏ thu dọn áo quần, sách vở và các thứ cần thiết đến nhà cô chú Bảy Mỹ.
Nhà cô chú Bảy Mỹ vừa là nhà ở vừa là tiệm buôn bán. Một căn nhà lầu to lớn nằm trên đường phố Đc Lập, một con đường phố nhộn nhịp của thành phố Nha Trang, nơi mà hầu hết các tiệm buôn bán lớn tập trung, với cái tiệm lớn dưới tầng trệt, hai tầng giữa dành cho các phòng ngủ và sân thượng quang đãng với nhiều loại cây cảnh trên cùng đã tạo điều kiện cho những người cư ngụ trong nhà vừa có thể tiếp xúc thường xuyên với những người khách buôn bán, vừa sinh hoạt thuận tiện trong gia đình.
Gia đình cô chú Bảy có tất cả bảy người con. Tên của họ biểu hiện những nhân phẩm cao quý mà hai vợ chồng cô Bảy Mỹ mong muốn: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Đức, và Hạnh. Mặc dù họ là vai em trong mối quan hệ bà con, đa số họ là những người lớn tuổi hơn hai chị em con nhỏ cho nên theo quán tính hai đứa nhỏ gọi những người lớn tuổi hơn chúng là anh chị, còn những đứa ngang trang lứa thì chúng xưng hô bằng tên. Anh Nhân học trường Võ Tánh, chị Nghĩa học ở trường Nữ Trung Học, anh Lễ và chị Trí học tại trường tư thục Lê Quý Đôn, con Tín và con Hạnh học tại trường Nữ Tiểu Học Nha Trang, và thằng Đức học lớp một tại trường Nam Tiểu Học Nha Trang. Những người con lớn của cô chú Mỹ đi học bằng xe đạp hay xe gắn máy tự túc, còn những đứa nhỏ như con Tín, con Hạnh và thằng Đức được đi học bằng xích lô thuê tháng. Những người con lớn của cô Mỹ sau khi đi học xong tự lo bài vở, dạy dỗ em và thỉnh thoảng còn phụ trông coi hoặc buôn bán; trong khi những đứa nhỏ vô tư vô lự, họp nhau chơi đùa trong nhà hoặc loanh quanh các khu phố, đến các rạp hát xem phim.
Khi con Tín, con Hạnh, và thằng Đức biết hai chị em con nhỏ sẽ ở chung nhà với chúng, ba đứa mừng rỡ nằng nặc vòi mẹ chúng sắp đặt cho hai chị em con nhỏ ở chung phòng. Cô Bảy Mỹ ưng thuận ngay những lời chúng yêu cầu bởi vì căn phòng chúng là căn phòng rộng nhất ở tầng hai với nhiều chiếc giường tầng, và nhiều tủ đựng quần áo thích nghi với điều kiện cho năm đứa nhỏ ở chung. Hơn nữa, căn phòng này cạnh căn phòng của hai chị Nghĩa và chị Trí, cho nên nếu chúng có làm những chuyện sai quấy, hai chị này có thể theo dõi và uốn nắn chúng ngay. Ba đứa nhỏ họp lại đủ để làm những người lớn điên đầu huống hồn là năm. Mà thực vậy, khi hai chị em con nhỏ họp với ba đứa con nhỏ nhất của cô chú Mỹ, chúng đã trở thành bộ năm với đủ thứ trò chơi mà người lớn phải để mắt trông chừng chúng từng giờ, từng phút.
Suốt hai tháng cư ngụ trong nhà cô Bảy Mỹ, hai chị em con nhỏ đã quen thuộc hẳn với những sinh hoạt hàng ngày cùng với ba đứa con nhỏ nhất của cô Bảy Mỹ. Cứ mỗi buổi sáng, sau khi vệ sinh xong, năm đứa nhỏ xuống phòng ăn ở tầng trệt để chọn những thức ăn được bày biện sẵn như bánh mì, xôi, hay bún. Ăn xong, năm đứa xách cặp đến chiếc xích lô đậu chờ trước nhà để bác Bảy đưa đến trường. Tan học, ông ta lại đón chúng về nhà. Cuối buổi cơm trưa, chúng phải ngủ trưa đến ba giờ chiều mới được xuống tiệm ngồi nhấp nháp những chén chè mà cô Bảy Mỹ mua cho từ mấy bà hàng rong. Xong, chúng tụ họp trong phòng học để làm bài hay đọc sách cho đến bữa cơm chiều. Ngày chủ nhật thường là ngày đặc biệt của bọn chúng.
Sau khi ăn sáng xong, chúng được cấp tiền đi xem phim. Chúng thường dắt nhau lân la qua các rạp chiếu bóng Minh Châu, Tân Tân, và Tân Tiến để xem tựa đề các phim và bình chọn phim nào nên coi chung. Mỗi lần bàn tán chọn phim, con nhỏ chị luôn luôn chọn phim Ấn Độ mặc dù nó không hiểu phim ấy hay hay là dở. Nó thích xem phim Ấn Độ từ lúc nó xem cuốn phim Hai Đứa Trẻ Mồ Côi. Nó ám ảnh những hình ảnh tương phản xót xa trong một đoạn phim, trong đó con em uống ly nước mát trước bàn ăn tràn đầy cao lương mỹ vị trong khi con chị hớp từng ngụm nước giếng trong chiếc chén đất của người đàn bà từ tâm trao cho, khi con bé này kiệt sức trên con đường quê vắng vẻ, đầy nắng gió. Nó đã khóc nhiều trước những cảnh éo le trong phim Hai Đứa Trẻ Mồ Côi nhưng lại mãn nguyện với hồi kết cuộc có hậu. Không phải chỉ vì cuốn phim này gây ấn tượng đẹp trong nó với cái kết thúc có hậu của câu truyện mà nó thích phim Ấn Độ; chính những dấu tròn duyên dáng giữa trán của những cô diễn viên xinh đẹp, những lời hát du dương, luyến láy và thánh thót, cùng những điệu múa thướt tha, nhịp nhàng và uyển chuyển đã tạo cho nó cảm giác êm đềm và thư thái như thực sự đang hiện diện trong khung cảnh của phim. Cho nên, bất cứ lúc nào cô Bảy Mỹ cho cả bọn tiền xem phim, nó nằng nặc đòi xem cho được những phim Ấn Độ khác. Tiếc thay, mỗi lần đi dạo các rạp hát để xem các hình quảng cáo, bốn đứa kia thường chọn phim Tàu. Trong các bộ phim kiếm hiệp thuờng có những cô gái yểu điệu, mỹ miều trong bộ quần áo lụa là tha thướt; có những chàng trai khí phách oai hùng với đầu tóc búi cao, kiếm đeo ngang lưng, lang bạt giang hồ cứu khốn phò nguy; và tất nhiên có cả những mối tình ngang trái, vòng vo của các đôi uyên ương. Cảnh đấu kiếm, đấu võ quyết liệt và tình huống hoang đường về các hiệp sĩ rớt xuống núi được ẩn sĩ cứu sống lại na ná giống nhau đến nỗi con chị có thể đoán được kết cuộc khi nó chỉ mới coi phần đầu, nhưng nó phải theo luật đa số thắng thiểu số, lò tò theo bốn đứa kia xem các phim Tàu. Mỗi chiều chủ nhật, bốn đứa kia thường mè nheo nó chơi xan xị với chúng cho bằng được. Trò chơi này là trò chơi đóng kịch làm tiểu thư, công tử và mối tình yêu đương ngang trái được góp nhặt từ cuốn phim được xem với nhạc Tàu “xan xan xí xí xan xán xì” ngâm nga theo điệu nhạc Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài trong miệng.
Con chị không hề thích trò chơi “xan xị” này, bởi vì nó phải đóng vai thành con trai, phải búi tóc bằng sợi dây thun, thắt khăn choàng bằng khăn lông, và đeo cái kiếm bằng thước kẻ dắt trong dây vải thắt ở lưng. Với vai diễn đó, nó luôn luôn phải chịu đựng “sự giằng xé của con tim” vì nó không thể yêu cùng một lúc hai cô con gái - công nương Tín và tiểu thơ Hạnh - trong khi con nhỏ em trong vai công tử khác bị ruồng rẫy bởi hai cô gái xinh đẹp này. Và để bảo vệ người yêu đích thực của mình, nó luôn luôn phải đối đầu với nhân vật phản diện do thằng Đức đóng, một kẻ mạnh bạo luôn luôn tấn công bất ngờ chàng trai chính phái và cấu kết với trang công tử Vy để cố chiếm trái tim của hai cô công nương và tiểu thơ kia. Hơn nữa, sau khi chơi, mớ trang phục áo quần, khăn mền, dây nhợ, đao kiếm, đồ đạc linh tinh chưa kịp thu dọn, vương vãi, ngổn ngang trong phòng ngủ đã khiến những người lớn cho rằng nó là người đầu têu, khi mà tuổi của nó lớn nhất trong cả bọn.
Buổi trưa chủ nhật hôm ấy mấy đứa nhỏ không mè nheo chơi trò “xan xị” bởi vì bác chở xích lô tháng đến phòng ngủ của chúng báo rằng ông sẽ tình nguyện chở miễn phí cho chúng đi tắm biển. Hai chị em con nhỏ mừng rỡ nhìn nhau. Tên của biển và hình ảnh những đám mây khổng lồ xanh thẫm được nắng nhum đỏ hồng ngày nào tái hiện rực rỡ trong niềm vui sướng tột cùng của chúng. Hòa theo tiếng reo của mấy đứa nhỏ bà con, hai đứa nhỏ lao nhao:
- Đi biển! Được đi biển! Hoan hô bác Bảy!
Chị Nghĩa và chị Trí từ phòng bên cạnh bước qua cằn nhằn:
- Buổi trưa mà tụi bây không ngủ, làm gì ồn dữ vậy?
Ông bác Bảy đạp xích lô đỡ lời:
- Dạ tui thấy trời nóng nực nên thưa với ông bà chở tụi nhỏ đi tắm biển chơi.
Chị Nghĩa hỏi:
- Ủa bác không chạy xe sao?
- Dạo này buổi trưa ế lắm cô ơi! Đi vòng vòng hoài bắt mệt mà chẳng thấy ai kêu xích lô cho nên tui ghé lãnh lương. Sẵn đang nóng nực muốn ra biển một chút cho mát tui chở tụi nhỏ đi tắm luôn.
Chị Nghĩa nhíu mày:
- Tụi nhỏ tắm biển mà không có người lớn coi chừng nguy hiểm lắm đó bác!
- Tui biết mà! Tui theo tụi nó xuống tận biển để trông tụi nó chứ đâu có để chúng đi mỗi mình chúng đâu!
- Vậy còn chiếc xích lô của bác thì sao?
- Tui đậu nó chỗ hàng dừa phía trên được mà! Có ai lấy đâu mà sợ! Hơn nữa ngồi ở dưới bãi ngó lên thăm chừng cũng được cô à. Sẵn cho tụi nhỏ tắm, tui ngồi hóng gió biển cho mát một lúc. Trưa hôm nay trời nóng quá. Đi ra biển khoảng một tiếng, hai tiếng đồng hồ coi có đỡ nóng không!
Chị Nghĩa cười:
- Bác thương tụi nó nên nói vậy chứ trời này ngồi trên bãi cát biển nóng còn hơn ở nhà nữa đó.
Bác Bảy đưa chiếc mũ lên, cười theo:
- Tui còn có cái này nữa cô!
Chị Trí cười nịnh:
- Bác cho con đi với được không?
Chị Nghĩa bàn ra:
- Năm đứa rồi, thêm em nữa có chỗ đâu mà tụi nó ngồi.
Ông Bảy mau mắn:
- Đâu có sao đâu cô! Cô Trí ngồi với cô Tín trên ghế, cô Hạnh với cậu Đức đứng sau lưng cô Trí, cô Tín, còn hai con nhỏ Hạ Vy này thì ngồi dưới chân. Toàn là con nít, không có nặng bao lăm đâu! tui chở được mà!
Con nhỏ em thở phào khi nghe những lời này. Kéo tay chị, nó thì thầm:
- Mình sắp được đi biển rồi chị Hạ!
Con chị vừa gật đầu vừa lắng nghe chị Nghĩa:
- Mấy đứa lo thay áo tắm, và lấy khăn lông rồi theo bác Bảy. Mau lên đừng để mất thời giờ của bác.
Bác Bảy ôn tồn:
- Mấy đứa cứ từ từ lấy đồ rồi xuống trước cửa tiệm tìm bác. Bây giờ bác đi xuống trước đây.
Trong khi mấy đứa nhỏ bà con lăng xăng tìm khăn áo, hai chị em con nhỏ lúng túng không biết phải chuẩn bị những thứ gì. Con chị không dám hỏi những đứa bà con khi thấy chúng kéo những chiếc áo tắm hai mảnh sặc sỡ và những cái quần soọc cùng màu ra từ những hc tủ đựng áo quần. Nó ngần ngừ một lúc rồi bảo con em:
- Mình lấy đồ bộ và cái khăn lông.
Con em lo lắng nói:
- Tụi nó lấy quần soọc với áo lá bông màu.
- Đó là bộ đồ áo tắm đó em. Mình không có áo tắm, lấy đồ bộ đi!
- Được không?
- Sao không được? Bác Bảy nói “lấy đồ đi!” vậy thì đồ nào chẳng được. Mình được đi biển là tốt rồi, cần gì đồ tắm! Vy lấy đồ bộ của Vy ra đây cho chị xếp luôn với bộ đồ của chị.
Con em nghe chị đến hộc tủ của nó lôi ra một bồ đ bông đưa cho chị. Tò mò theo sau hai đứa Tín và Hạnh xuống tầng trệt một lúc nó chạy lên mách chị:
- Con Tín với con Hạnh đi thay đồ rồi chị Hạ. Tụi nó thay đồ tắm của tụi nó rồi!
Con chị lục lọi mãi mà chẳng tìm được b đồ vừa ý, lại cứ bị con em quấy nhiễu mãi nên lý luận bừa:
- Tụi nó làm sai ý bác Bảy rồi! Bác nói lấy đồ đi tắm biển chứ không phải “thay đồ đi tắm biển”.
Con em nghe chị nói có lý nhưng chẳng an tâm. Nó đi xuống tầng trệt lấp ló trước phòng tắm một lần nữa, lại chạy lên mách chị:
- Chị Tín cũng mặc áo tắm nữa đó!
Con chị vừa xếp hai bộ đồ vừa trấn an em:
- Mình không có đồ tắm nên đem đồ bộ. Bây giờ mình đang mặc đồ bộ rồi thì không cần thay đồ như mấy người đó. Vy đi theo chị xuống nhà mau lên chứ bác Bảy và mấy đứa đang chờ mình đó!
Quả y như lời con chị nói, chiếc xe xích lô của bác Bảy đã chất đầy bốn đứa Trí, Tín, Hạnh, Đức và bác Bảy đang ngồi trên yên, ngó đăm đăm vào trong tiệm, vẻ sốt ruột đợi hai chị em chúng.
Chị Trí giục:
- Mau lên đi! Làm gì lâu vậy?
Hai đứa nhỏ biết lỗi im thin thít, lặng lẽ cùng nhau leo lên trên sàn gỗ của chiếc xe dưới chân chị Trí và con Tín. Lúng túng ngồi chồm hổm bên nhau, hai đứa nép sát người vào nhau.
- Vy ngồi xích vô gần chị kẻo té u đầu đó! Con chị nhắc em.
Bác Bảy vừa gồng cái yên xe xuống để giữ thăng bằng vừa nói to:
- Ngồi trước chỗ đó mà té là bể đầu luôn chứ đừng nói là u đầu! Tụi bây ngồi yên cho bác. Lỡ có chuyện gì là mệt cho bác lắm!
Sau khi xem xét lũ nhỏ cẩn thận, bác Bảy từ từ đạp xe. Chiếc xe xích lô chất ba tầng người chầm chậm lăn bánh trên đường Độc Lập cho tụi nhỏ cơ hội quan sát sự muôn màu muôn vẻ của các tiệm buôn bán hai bên đường. Các tiệm bán áo quần, đồ trang sức, xà cừ, đồ thủ công mỹ nghệ san sát kề nhau, nối tiếp đến khu nhà lầu cao ngất đang xây mà nghe đồn nó sẽ thành lầu bảy. Bánh kem, bánh nướng được bày trong các tủ kính bóng loáng, tỏa mùi thơm sang tận phía bên kia đường, nơi trước quán bar có vài bà buôn bán trái cây lẻ, vài người lính Mỹ và vài cô gái ăn mặc diêm dúa lảng vảng phía trước. Tiệm bán đồng hồ, tiệm giày nối liền với những tiệm bán quần áo phô trương các tủ kính bóng loáng và những bảng hiệu chữ to sặc sỡ. Tiệm may áo dài có cái tủ kiếng cao thật cao chứa một cô gái búp bê cao thanh như người thật mặc áo dài cầm mảnh vải rơi tha thướt đến tận chân. Tiệm may này đối diện với mấy tiệm vải của người Ấn Độ như muốn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi họ đi mua sắm và may mặc.
Đến ngã tư đông người, chị Trí chỉ các hướng và huyên thuyên nói:
- Chỗ này là trạm thông tin của thành phố Nha Trang đó mấy đứa. Đi thẳng đường này quẹo phải là đến nhà ngoại và nhà của con Hạ với con Vy.
Mấy đứa Tín, Hạnh và Đức, kè đứng người ngồi nhìn theo hướng chị Trí chỉ, nhặng xị “Em biết rồi!”, “Em đi với má tới nhà ngoại mấy lần rồi!”, “Em cũng đi rồi!” Dưới sàn gác chân, hai chị em con nhỏ im lặng nhìn thoáng về hướng những tiếng nói vang ở phía trên. Cả hai đứa đang nắm chặt tay vào cái thanh sắt của sàn xe và níu riết vào nhau để giữ thăng bằng trên cái sàn gác chân dập dềnh trong lúc bác Bảy gắng sức điều khiển chiếc xe quẹo theo hướng tay chỉ của chị Trí:
- Bác Bảy cho tụi cháu tắm ở trước quán số bốn đi nghen. Ba cháu thường chở chúng cháu tắm ở đó.
- Tui cũng định đi xuống đó mà!
Chiếc xe xích lô từ từ tiến đến con đường nhiều xe cộ qua lại. Bác Bảy cẩn thận và khéo léo điều khiển nó lách qua dòng người xe đặc nghịt trước rạp hát đối diện một ngã sáu. Từng hàng xe đạp, xe gắn máy dàn ngang từ vỉa hè rạp hát đến tận bùng binh Ngã Sáu. Người dắt xe qua lại tìm kiếm chỗ gởi, kẻ mặc cả mua vé chợ đen. Con chị ngước lên nhìn tấm bảng trên rạp hát vừa đọc vừa hỏi:
- Rạp hát Tân Quang? Ủa, đây cũng là rạp hát nữa sao?
Con Tín trả lời:
- Ừ, rạp Tân Quang ai cũng biết mà!
- Sao tụi mình không đi tới đây xem phim vậy? con chị hỏi.
Chị Trí nói:
- Cái rạp hát này ít chiếu phim lắm! Nó thường dành cho mấy đoàn cải lương diễn không hà. Chị đi xem cải lương mấy lần rồi! Mấy kép cải lương Minh Vương, Lệ Thủy hát hay lắm! Nhưng mà vé cải lương mắc lắm, làm gì mà tụi bây có tiền mà coi! Với lại, rạp này xa nhà không ai cho tụi bây đi bộ đến đây coi đâu.
Con Tín nói:
- Rạp này xa nhà mình nhưng mà gần nhà tụi con Hạ Vy.
Con Hạnh hỏi:
- Gần nhà Hạ Vy mà sao Hạ Vy không biết vậy?
Con em trả lời:
- Vy không biết coi cải lương.
Con chị nói thêm:
- Đâu có ai dẫn Hạ với Vy coi cải lương đâu mà biết.
Chị Trí nói:
- Nếu người lớn dẫn mình đi coi mà ông gác cửa cho mình vô, mình ngồi chung ghế với người lớn cũng được.
Mặc cho lũ nhỏ bàn tán sôi nổi, bác Bảy hò hét luôn miệng:
- De xe vô dùm chút bà con ơi! Anh ơi anh! Làm ơn đẩy chiếc xe qua chút đi anh!
Không tài nào đưa chiếc xe khá nặng với bọn trẻ trên xe để an toàn vượt qua khúc quanh ngã sáu chẳng dãn ra thêm được mấy chút, bác Bảy đành kêu hai chị em con nhỏ leo xuống để xe nhẹ bớt, rồi cuốc bộ theo xe bác ra khỏi đám đông hỗn độn xe người. Cặp xe vào một góc bùng binh ngã Sáu, bác kêu hai đứa nhỏ leo trở
lại trên cái sàn gác chân rồi lấy trớn đạp về phía con đường quang đãng trước mặt.
Con chị đọc cái bảng tên đường:
- Đường Yersin.
Con Tín nói:
- Ừ, đường này đi xuống biển đó!
Gió mát thổi ngược từ hướng đối diện như muốn chứng minh lời con Tín nói là sự thật. Con em hân hoan:
- Gần đến biển chưa?
Con Hạnh trả lời thay cho Tín:
- Cũng gần rồi.
Thằng Đức gọi chị Tín:
- Chị Trí đưa cho em cái phao, gần đến biển rồi!
Chị Trí la nó:
- Đứng yên đi! Coi chừng té bây giờ! Xuống tới nơi chị sẽ đưa cho.
Con chị không nói gì. Nó bận ngắm hai hàng hoa phượng với những cánh đỏ thắm hai bên đường. Hàng phượng đỏ như muốn làm duyên dáng thêm cho những ngôi biệt thự vuông vức với những cánh cổng sắt thấp cấu trúc sang trọng lạ mắt. Cuc đi chơi biển lần đầu tiên của nó và con em hôm nay đã cho nó cảm giác thiệt thòi bởi vì nó nhận ra rằng chẳng có khi nào mẹ nó dẫn chị em nó đi chơi biển. Những cha mẹ giàu có thường đưa con họ đi chơi đây đó vì họ có thì giờ và điều kiện tài chính; trái lại, mẹ chúng quanh năm lo làm ăn kiếm sống nên chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện dắt chúng đi chơi. Phải chi mẹ chúng chỉ cho chúng vài phút để chúng được đi cùng mẹ đến biển thôi thì chị em nó cũng biết được biển là gì như những đứa bà con của chúng rồi! Buồn thay, mẹ nó vì quá lo lắng cho kế sinh nhai mà chẳng bao giờ để ý đến niềm ao ước nhỏ nhoi của chị em nó. Trong niềm ao ước nhỏ nhoi ấy, chỉ được mẹ dẫn đi bộ đến biển chơi cũng sẽ là hạnh phúc tuyệt đỉnh của chúng rồi. Nó nghĩ đến ba của nó. Phải chi trời “cho” ba nó còn sống! Ba nó mà còn sống chắc chắn là ông sẽ chở cho chị em nó đi chơi thường xuyên như chú Bảy Mỹ chở con của chú ấy và lúc đó chị em nó cũng sẽ biết nhiều chỗ như mấy đứa bà con của nó vậy.
- Bước xuống xe cho Tín bước xuống đi Hạ!
Con chị giật mình bước vội ra khỏi xe, dáo dác đưa mắt tìm biển. Thấp thoáng đằng sau hàng dừa, người người đầy dẫy trên bãi cát trắng bên dưới. Làn nước xanh dương, lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời, mênh mông trải rộng và xa tít đến tận những dãy núi xa xa. Nền trời xanh dương nhạt với những cụm mây trắng lờ lững trôi và mặt trời sáng rực trên cao hài hòa với màu xanh của biển và màu trắng của những cơn sóng. Đây là lần đầu tiên con chị được chiêm ngưỡng biển và biển thực sự cho nó ấn tượng nên thơ không thể nào quên. Vẻ đẹp quyến rũ và nên thơ của biển vượt xa trí tưởng tượng bấy lâu khiến nó im lặng. Con em đứng sát chị không nói lời nào. Có lẽ nó cũng kinh ngạc trước cảnh đẹp kỳ diệu của biển. Lâu nay, biển trong trí tưởng tượng của chúng chỉ là hình ảnh của nước màu xanh đơn giản gần bờ cát chứ không là một cảnh nên thơ hài hòa của nước và bầu trời, của ánh nắng long lanh trên những con sóng lăn tăn, của cát trắng và những bóng dừa nghiêng mình duyên dáng. Lặng lẽ theo bác Bảy, chị Trí và cả bọn xuyên qua hàng dừa oằn trái, hai đứa nhỏ bước chầm chậm phía sau cùng. Dường như chúng đang ngây ngất với cái đẹp của biển và cũng dường như chúng đang ngập ngừng trước đám đông người đang nô nức vui đùa trên bãi cát.
Bác Bảy kéo chiếc xích lô sát vào gốc dừa gần bãi cát rồi cùng chị Trí đuổi theo thằng Đức, con Hạnh và con Tín. Con em giục chị:
- Chạy xuống biển mau lên chị Hạ!
- Ừ, mình chạy theo họ mau!
Con em vừa chạy vừa thở hổn hển:
- Em thích biển quá! Chị có thích biển không?
Con chị chạy theo hét to như muốn át những tiếng sóng ì ầm và tiếng cười nói của những người trên bãi cát:
- Thích lắm chứ! Chị muốn được đi chơi biển hoài hoài như vầy. Em có thích đi chơi biển như vầy nữa không?
Chưa kịp trả lời chị, con em vấp chân té lăn đùng trên bãi cát.
Nó cười khanh khách:
- Cát biển êm ghê chị ơi! Em té mà không thấy đau gì hết!
Con chị cúi xuống, nắm đôi dép nhựa lên bảo em:
- Vy cầm dép lên đi. Người ta cũng đi chân trần trên cát kìa!
- Không đâu! Cát nóng lắm! Em thích mang dép. Mang dép đi trên cát thấy êm chân hơn!
Hai đứa đến chỗ đặt khăn và áo của mấy đứa bà con. Bác Bảy bảo chúng:
- Hai đứa để đồ ở đây rồi xuống tắm đi.
Nghe lời bác, hai đứa xếp hai đôi dép nhựa vào với nhau, đặt mấy bộ đồ lên ấy rồi chạy xuống vùng cát ướt nơi mà những cơn sóng đập vào liên tiếp, sủi tung tóe những bọt trắng xóa. Đám con nít mặc quần đùi, áo cánh, đứa nào đứa nấy đen thui, đen cháy bì bõm đạp trên những con sóng, phóng người bơi ra vùng nước xanh êm đàng xa. Con Tín và con Hạnh cũng phóng người xuống nước như những con rái cá. Chúng gọi nhau ơi ới:
- Hạ! Vy! Bơi ra đây mau lên! Mau lên! Đứng ở chỗ đó sóng đánh, không bơi được đâu.
Nghe lời, hai đứa nhỏ nhanh chân đạp trên những bọt trắng, vượt ra khỏi những làn sóng lăn tăn đi lần sâu xuống nước. Con chị rùng mình vì cái mát lạnh bất chợt do nước thấm vào da, đứng yên không dám bắt chước phóng mình dưới nước như những đứa nhỏ khác gần đó. Con em đứng cạnh chị trượt chân, lăn ùm dưới nước, hốt hoảng la lên:
- Á! Em bị té!
Nó định nói thêm gì đó nhưng nước biển tràn vào đầy miệng khiến nó sặc sụa ho liên tiếp. Con chị hốt hoảng không kém gì em. Nó vội kéo em lên và vuốt những làn tóc ướt rối bời trước mặt con nhỏ:
- Em có sao không?
Con em vừa ho vừa nhổ nước miếng:
- Nước biển mặn quá hà!
Những đứa nhỏ đứng cạnh cười khúc khích làm con chị bối rối không hiểu chúng cười vì con em đứng gần bờ nên bị trượt hay bởi vì bộ đồ bộ của nó ướt đẫm đến kỳ cục. Dắt em lên bờ, con chị an ủi:
- Tại em không chịu đứng ngay nên bị trượt mấy viên cuội trơn dưới nước đó. Bây giờ mình đi xuống cẩn thận, em không bị té nữa đâu.
- Em không sợ té đâu! Em muốn xuống tắm biển nữa, nhưng mà cái quần em bị tuột như vầy nè!
- Em xăn ống quần lên thành quần đùi, rồi cột áo như chị làm như vầy nè thì không bị tuột nữa đâu.
Cuốn ống quần và thắt hai tà áo xong, hai chị em trở xuống nước. Con chị làm ra vẻ thạo với chuyện bơi biển, đạp đám bọt trắng của sóng, nó chìm người dưới nước, co duỗi tay chân vùng vẫy lung tung. Con em bắt chước làm như chị. Hai đứa quạt tay, đạp chân, cút lặn vùng vẫy ngang dọc trong nước biển ở chỗ có thể chạm chân. Mặc cho mấy đứa bà con gọi ơi ới ngoài xa, hai đứa tụm vào nhau không rời.
Thình lình thằng Đức la lên:
- Ái da! Em bị đau chân quá! Em bị rát chân quá!
Chị Trí xoay chiếc phao mà thằng Đức đang bám hướng vào bờ cát:
- Em bị sứa quất rồi đó! Để chị đưa em vô bờ!
Con em đưa mắt hoảng loạn nhìn chị:
- Con sứa là con gì vậy chị? Nó cắn thằng Đức đau chân kìa.
Con chị sợ không kém gì em, nó nghi ngờ con sứa có thể là con quái vật dưới nước mà nó thường đọc trong những chuyện thần thoại. Nó hỏi rối rít hai đứa Tín, Hạnh khi hai con này bơi theo chị Tín và thằng Đức đến gần chỗ nó.
- Con sứa là con gì vậy Tín?
- Sứa biển đó mà!
- Sứa biển có to không? Nó có dữ không?
Một thằng bé bơi gần đó, cười nắc nẻ:
- Ở đâu tới mà không biết con sứa vậy hả? Nó đây nè.
Nó vớt tay ra khỏi nước chìa trước mặt hai chị em. Hai chị em con nhỏ chụm đầu, tròn xoe mắt nhìn khối tròn mềm nhũn, trong suốt gần như nước biển, đang lay động nhào nhão trong lòng bàn tay của thằng bé. Con chị quên lạ, hỏi nó:
- Bắt nó ở đâu vậy?
- Sứa mà bắt gì. Sóng đưa nó vào bờ thiếu gì nè. Nhìn kỹ dưới nước đi, muốn vớt nó lên thì vớt!
Con em hỏi:
- Sứa gì giống y chang như nước vậy? Miệng nó chỗ nào mà cắn mình?
Thằng bé cau mày:
- Sứa đâu có cắn! Nó quất vào người thì mình bị rát thôi.Tắm ở gần bờ thường hay bị sứa quất lắm. Muốn không bị sứa quất thì bơi ra xa đi!
Hai chị em nhìn nó, lắc đầu, và từ từ lội nước đến nhóm họp của đám bà con. Bác Bảy đắp lớp cát ướt lên vết đỏ ửng trên bắp chân thằng Đức, an ủi nó:
- Một chút là hết rát ngay! Đừng khóc!
Con Hạnh dỗ dành em:
- Thôi để chị chơi làm lâu đài với em.
Chị Trí phụ Hạnh đào một hố sâu trên vùng cát ướt và dùng cát ướt nắn từng khối nhọn xung quanh cái hố sâu ấy. Con em hợp cùng họ đắp những lớp cát ướt xung quanh. Con Tín chạy theo những con còng lăng quăng trên cát. Thằng Đức ngơi khóc chạy theo chị bắt còng. Cả bọn, đứa cố công đắp khu lâu đài cao xung quanh vũng nước, đứa chạy bắt những con còng bỏ vào trong cái vũng nước ấy.
Con chị không xây lâu đài cát cũng không bắt còng. Nó không để ý tiếng nguời cười nói reo vui và tiếng sóng vỗ rì rầm trên bờ cát, mà mơ màng nhìn tận ngoài khơi. Những cánh buồm nhỏ xíu xa tít và những cái đầu nhấp nhô trên mặt biển mênh mông cho nó cảm giác thèm muốn bơi ra xa và vùng vẫy giữa biển trời. Nó cảm thấy thú vị khi tưởng tượng cảnh bơi giữa làn nước xanh trong mát và được nhìn bầu trời xanh bao la cao vời vợi bên trên. Ánh nắng gay gắt của mặt trời làm da nó khô se lại. Vuốt những lọn tóc ướt vương trên má, nó đứng lên, hỏi chị Tín:
- Cho em mượn cái phao được không?
Chị Tín phủi tay, nhìn vào mặt nó:
- Hạ muốn xuống biển tắm nữa hả? Lấy phao đi với chị. Chị cũng muốn bơi một vòng.
Con Tín đang chạy loăng quoăng trên cát, ngừng lại nói:
- Em cũng muốn bơi với chị nữa.
Bác Bảy gật đầu:
- Ba đứa đi đi! Để bác Bảy coi mấy đứa này cho!
Như lần trước, vừa xuống biển, chị Trí và Tín phóng mình dưới nước và bơi xa. Con chị khệ nệ quăng cái phao đen trên mặt nước rồi bám vào nó đạp chân bơi ra xa theo hai người.
Con Tín nói:
- Hạ muốn biết bơi mà ôm phao hoài thì không bao giờ biết bơi đâu. Thả phao ra đạp tay chân để người nổi lên thì mới bơi được.
Con chị hỏi:
- Chỗ này sâu không?
- Không sâu nhưng không đạp chân dưới dất được. Chỗ cạn quá sao mà bơi. Muốn tập bơi phải tập chỗ này người mới nổi lên được.
Con chị ngần ngại:
- Được không?
Con Tín quả quyết:
- Nhát quá tập bơi không được đâu.
Nghe vậy, con chị buông phao ra, vung tay quơ chân loạn xạ. Càng cố gắng trườn người lên, thân mình nó lại càng chìm dần xuống nước theo những cái quạt tay đập chân không đúng cách. Sặc sụa vì uống liên tiếp mấy ngụm nước biển mặn chát, nó cảm thấy thân mình nó càng lúc càng nặng như bị kéo trì xuống dưới. Cố ngoi đầu lên, nó la to cầu cứu
- Hạ không bơi được! Hạ bị chìm! Hạ bị chìm rồi!
Chị Trí hốt hoảng bơi nhanh đến, túm người nó kéo lên và đẩy nó đến cái phao cho đến khi nó bám được vào. Hoàn hồn sau khi kéo được con chị lên khỏi mặt nước, chị Trí la lấy, la để con Tín:
- Con Tín này xúi bậy xúi bạ có ngày làm chết người! Con Hạ chưa biết bơi, nó chưa tập bơi lần nào mà sao xúi dại vậy?
Con Tín giương đôi mắt hoảng sợ, nói ấm a ấm ức:
- Em đâu biết là nó không biết làm nổi người trên mặt nước như vậy đâu!
Con chị run lẩy bẩy:
- Hạ chưa bao giờ được đi tắm biển cả cho nên không biết đập tay chân như thế nào cho nổi người lên.
Chị Tín ra lệnh:
- Thôi để ta đưa tụi mi vào gần bờ tập cho chắc ăn.
Áp mặt vào cái phao, con chị hỏi:
- Mình đi về được không chị Tín? Em uống nhiều nước biển nên mệt quá. Em không muốn tắm nữa!
Hai Chị Em Hai Chị Em - Janet Dailey