Người ta không đánh giá tôi bởi số lần tôi vấp ngã mà là những lần tôi thành công. Bởi thành công đó chính là những lần tôi thất bại nhưng không bỏ cuộc.

Tom Hopkins

 
 
 
 
 
Tác giả: Nguyễn Hiếu
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Minh Khoa
Số chương: 55
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1656 / 16
Cập nhật: 2015-11-17 22:52:26 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần III - Chương 9 -
uộc đời đúng là cũng chẳng biết thế nào. Vui đấy nhưng khóc đấy. Xum họp đấy nhưng sự chia ly đã mọc mầm ngay giữa những vòng tay dìu nhau. Ngay trong nỗi đau cũng đã bao hàm cả niềm hạnh phúc sâu xa mà con người mất bao nhiêu công lao mới gây dựng được… Vân cập rập, chạy gằn theo lối con phố đầy con đường nhỏ bé mấp mô vì những hòn đá lát theo thời gian cứ nhô đầu lên khiến mặt đường lổn nhổn. Thế mới biết chẳng gì có thể nằm yên được kể cả gạch, đá vô tri, huống hồ con người. Vân suýt bật cười khi thấy chân mình thì cố xải thật nhanh, thật dài nhưng trong đầu vẫn không tài nào dứt khỏi những ý nghĩ lẩn thẩn bất ngờ ập đến. Thôi cố mà về đến nhà thì may quá. Chỉ trú trong căn nhà của nhà mình ở giữa sân, mặc dù chốc chốc lại hít phaỉ mùi hơi từ ổ chuột bạch bay ra. Đã là chụôt lại còn mang màu trắng. Lũ chuột đen kể cả con chuột cống to lù lù, nhìn thấy người đôi khi không những không chạy mà còng đưa đôi mắt tròn xoe, đỏ đọc như bị nhiễm phải đủ thứ bẩn thỉu do chui lủi ở cống nhìn lừ lừ con người như bị làm phiền còn chạy cong đuôi khi nhìn thấy con chuột bé nhỏ, toàn thân trắng bạch như khoác chiếc áo len Pháp vừa đan xong. Giống chuột còn thế huống chi là người. Vân đang suýt bật cười vì y nghĩ dớ dẩn của mình thì có tiếng ai đó hình như đang ở trong căn hầm dọc phố hét to "cô kia. Vào hầm đi chứ. Định không muốn sống nữa hay sao?". Vân cố lờ đi không quay về hướng có tiếng người xa lạ đó để rảo bước thì bất ngờ đang đi đến chỗ ngoặt đầu phố Thọ Xương thì đột ngột có bàn tay rắn chắc và thật sự quả quýêt nắm lấy bắp tay Vân kéo mạnh. Cô định kêu lên "kìa sao? Tôi, tôi… " thì cô đã lọt thỏm vào căn hầm xây bằng những tấm bê tông chắc chắn, phía ngoài có phủ những tảng cỏ một là có thể do ngày ngày được tưới đều đặn, hay là bởi những trận mưa đêm nên cỏ đã bén rễ, mọc mầm khiến lá cỏ đã trở lại nhuộm oà mầu xanh mướt mát của loại thảo mộc dễ sống. Mặc dù chỉ thoáng nhìn thấy mầu cỏ khi bị kéo vào thật nhanh nhưng khi bất chợt vào một lúc nửa đêm nào đó khi chợt tỉnh giấc sau giấc ngủ dài, đầu Vân lại loé lên ý nghĩ "giá con người cũng dễ sống, dễ thích hợp, dễ sống như giống cỏ". Còn bây giờ, Vân thấy mình đang ngồi xen giữa những con người xa lạ chưa hiện rõ mặt mũi. Mùi mồ hôi và những thứ mùi xa lạ toả ra từ áo quần họ làm Vân thấy mình có vẻ lạc lõng. Giá như ngày trước cô đã lấy mùi xoa để bịt mũi, còn bây giờ, Vân cố nhịn, làm như không ngửi thấy mùi gì. "Nhà chị này, ngồi dịch vào phía trong đi". Một giọng khàn khàn vừa cất lên thì ngay lập tức một giọng ồm ồm xốt xả chừng như nóng ruột " Cứ từ từ đã nào. Bình tĩnh để nghe đài nói xem máy bay đã đến gần hay đã đi rồi". Tiếng nói trầm trầm chưa dứt thì có tiếng ì ầm đâu đó dường như ngay trên đỉnh đầu, trên nó hầm phía sau những màu bê tông trắng bệch và những tảng cỏ xanh mướt. Giọng cô phát thanh viên dường như cao hơn xen vào những tràng pháo nổ râm ran"Đồng bào chú ý chú ý. Máy bay địch đã bắt đầu xâm phạm vào phía nam khu vực thủ đô Hà nội. Các lực lượng vũ trang đã sẵn sàng chiến đấu… ". Có tiếng ngưòi phụ nữ có vẻ già nua, yếu ớt kêu lên khe khẽ"Chết tôi rồi. Ông nó ở nhà không biết có ai đưa ra hầm không?". Cũng ngay lúc đó một tiếng trẻ con oà lên khóc thật to, để ngay sau đó là tiếng người mẹ rỗ con "nín đi con, nín đi. Không máy bay thằng Mĩ nó nghe thấy bây giờ". Vân nhắm nghiền mắt. Mồm lẩm nhẩm kêu tên Chúa nhưng tai cô bỗng ù lên thứ tiếng động lạ lùng đang từ trời cao rơi xuống. Những tiếng ù ù xen vào sự rít lên lanh lảnh cùng hàng loạt tiếng súng đủ các loại nổ vang, tất cả dệt thành mạng lưới âm thanh dầy đặc, mỏng mảnh đang chụp xuống thành phố. Đột ngột từ phía ngoài cửa hầm không biết ở phía phố nào. Một tiếng nổ "ùng" thật to làm giật mình tất cả đám người đang co rúm trong hầm. Liền sau đó là tiếng reo như bật ra từ nỗi tích tụ của sự nín lặng từ lâu "rơi rồi, rơi rồi". Người trong hầm ai cũng cố nhô đầu ra. "Tất cả trật tự đi. Sớm muộn gì mình cũng được nhìn thấy cơ mà". Giọng trầm đục lại cất lên, liền sau đó là giọng đàn bà đứt đoạn gần như vì vừa xong trận khóc tức tưởi "đáng… đời quân dã man. Người ta đang sống yên, sống lành, chả chòng ghẹo gì đến ai thế mà chúgn nó tự nhiên, tự lành mang bom đạn đến… Rõ thật". Tiếng ai đó khinh khích cười một cách vô tư rồi có tiếng quát chặn ngang "hay hớm lắm mà cười". "Kệ cháu". Lúc đó Vân rất muốn nhìn thấy mặt những người xung quanh ít nhất là để nhận ra những người vừa nói. Có thể chính vì những tiếng thì thầm hoặc vang to lên khiến căn hầm tự nhiên như chật ra. Chân, đùi người nọ ních sát vào chân đùi người kia. Những mặt người lờ mờ như được phủ bằng thứ giấy kính mầu vàng đã bị ố vì để lâu ngày khiến cho không ai có thể nhìn rõ một ai. Không biết lúc này anh chàng Long đang ở đâu? Vân lắc đầu như để cố làm rơi ý nghĩ vừa đến thì cả cô bỗng rùng mình thấy người chớm lạnh khi thấy trên đùi mình một bàn tay nóng rực của ai đó làm như vô tình đặt vào. Vân ngọ nguậy đẩy bàn tay xa lạ rụt lại nhưng hành động nhẹ nhàng của Vân dường như không có tác dụng. Bàn tay lạ trượt thật nhanh xuống giữa khe đùi, Vân thảng thốt định lấy tay mình gạt đi thì cũng vừa lúc đó có tiếng người con gái nào đó bùng lên bởi không chịu được "cái anh này làm gì đấy". Từ góc hầm xa chỗ cô gái quát một giọng con trai rõ ràng bông lơn, pha trò cất lên uốn éo "tôi làm cán bộ". "Đã bảo rồi, có thôi ngay đi "Tiếng cô gái càng tăng theo vẻ tức bực. "Nhưng bà con chưa cho thôi". Giọng nói bông lơn lập tức trả lời khiến cả căn hầm phá ra cười. Nhưng cũng thật may bàn tay đặt trên đùi Vân nhấc lên. Vân bặm môi lại, cố không nhìn về phía người nào đó đang cựa quậy. Thân thể ngưòi ấy như bốc ra mùi hồ dán. Ngay lúc đó tiếng loa phát thanh lại rộ lên "đồng bào chú ý, đồng baò chú ý. Máy bay địch đã bay xa… ". Giọng khàn đục thận trọng, kẻ cả và có vẻ am hiểu "Xin bà con cứ ngồi chút nữa đã. Chưa biết thế nào đâu. Rồi lại chả như dưới cầu Niệm kia kìa. Đài thì bảo máy bay đi rồi. Mọi người ào ra. Thế là nó quay lại. Lúc đó nấp vào đâu, thành ra chết như rạ". "Eo ơi. Nhưng cầu Niệm ở đâu cơ chứ". Rõ là tiếng một người yếu bóng vía vừa run lẩy bẩy vừa nói. "Người đời thật, ở dưới Hải phòng chứ ở đâu". Gần hết mọi người trong hầm không để ý đến câu chuyện của hai người, tất cả thận trọng, ùa ra khỏi hầm. Vân cũng vậy. Dù sao cũng thoát khỏi sự ngột ngạt, dù sao con người dơ dáng nào đó cũng không thể chạm vào mình nữa. Cô cố không bắt chước đám đông đang gần như nhất loạt vươn vai, há hốc mồm để thở. Vân liếc khẽ ra hai bên để cố nhận xem gã nào đã có hành vi xấu xa nhưng hết thảy đều đang như làm hết sức mình để tận hưởng bằng hết luồng không khí trong trẻo, mát lành, phóng khoáng. Trên trời một vài cụm mây đen đang tản ra ngoằn ngoèo. Vân cúi đầu đi nhanh về phố nhà mình. Nhưng ngay lúc đó cũng thật đột ngột có tiếng ai đó nheo nhéo gọi từ một góc khuất nào đó. Tiếng gọi gấp gáp tưởng như không gặp được người gọi thì không xong. Vân hơi chùng chân bước, đang lơ láo nhìn quanh thì đã nghe thấy hơi thở có vẻ gấp gáp kề ngay bên người ngay lúc đó là giọng nói thì thào:
Cứ đà này rồi không biết dân Hà nội mình sẽ sống ra sao.
Bàn tay nào đó ấm áp nắm chặt lấy bắp tay Vân, cô quay lại và suýt reo lên khi nhận ra Diệu Thuần. Thoáng nhìn đã thấy cô bạn đang mang vẻ mặt rầu rĩ mặc trái ngược với một thân hình có vẻ đang vượng.
Kìa Thuần đấy à. Đi đâu đấy?
Vân vui vì bất ngờ gặp được cô bạn. Cô còn cảm thấy thích thú hơn khi tự cho rằng với sự gặp gỡ này nỗi buồn và sự băn khoăn đang dày vò sẽ vợi đi đôi chút. Bíết đâu cô chẳng nhận được những lời khuyên chí tình hợp lý của cô bạn có tiếng là khôn ngoan, giảo hoạt nhưng rất thật thà, năng nổ hết lòng vì bạn bè. Trong khi đó Thuần gần như không để ý đến tâm trạng của Vân. Vẻ mặt rầu rĩ của cô bạn hơi rãn ra:
Bận không?
Cũng đang tính về nhà.
úi giời, nhà với cửa làm gì. Đến nhà tớ tớ còn chán nữa là.
Sao thế? à này. Vân ngập ngừng.
- Hỏi gì thì cứ nói toặc móng heo ra việc gì mà ấp úng như ngậm hột thị thế chứ?
Hình như Thuần có chửa đấy à?
- Đang phát chán lên đây còn hỏi…
Sau vài giây ngập ngừng, Thùân thao thao.
- Thế mới buồn chứ. Đã trót làm vợ thì biết là sớm muộn thế nào cũng đến lúc này, nghĩa là phải sinh, phải đẻ. Chỉ có điều mình không ngờ nó lại nhanh, lại nhậy đến thế. Chán mớ đời.
- Ba, bốn năm rồi chứ có phải… Mà việc gì mà chán? Vân ngạc nhiên hỏi
- Thôi vào quán cà phê kia đi. Khổ thế, dạo này muốn ăn, muốn uống cái gì cũng phải đi mỏi cẳng mới thấy. Các quán quen, ngon đi sơ tán hết cả. Thành ra…
Hai người cúi đầu thật thấp mới lọt được vào quán cà phê. Mặc dù trong quán vắng khách nhưng Thuần lơ láo nhìn quanh rồi kéo bạn vào một góc thật khuất.
- Bao giờ mới nằm ổ?
Vân đảo mắt nhìn quanh gian phòng rồi ngồi vào chiếc ghế gấp khung nhôm căng vải bạt mầu xám đã bạc phếch có những lỗ thủng nửa vì tàn thuốc lá nửa vì tự bạt cắn bạt, vì thời gian dùng quá lâu. Thuần đợi cho người đàn ông phục vụ bàn cao gầy mũi nhọn, đeo kính dâm nhạt với vẻ mặt khinh khỉnh như luôn bị quấy rầy sau khi đặt hai cốc nước chanh lên bàn quay lưng bỏ đi Thuần mới cong môi lên:
- Cậu thấy không? Ngày xưa cậu có thấy kiểu bưng nước giải khát cho khách thế này bao giờ đâu. Vội gì thì gì cũng phải để lên một chiếc khay. Đằng này…
Thôi. Thời chiến mà lại.
- Thời chiến. Nên phiên phiến chứ gì. Tớ không ngờ đến cậu, một đứa con gái Hà nội gốc còn nghĩ thế, thẩm nào... Mà cũng đúng thôi, bây giờ làm cái sai một chút người ta cũng lấy cái cớ "thời chiến mà "để bào chữa. Vậy cho nên dân ở tỉnh xa lắc xa lơ về chả biết cách ăn cách ở Hà nội thế nào cũng tràn về và rồi cũng sống được. Mọi sự cẩn trọng tế nhị của Hà nội cũ dần dần chả ai thực hiện thành ra cá mè một lứa hết. Dân tứ xứ về đều thành dân Hà Thành hết.
Thì ông chồng của cậu… Vân ngập ngừng.
- Đấy, đấy. Cậu lại nhắc đến nỗi đau của tớ rồi. Thoạt đầu tớ tính để lão ta cưới tớ cho nó hợp thời, cũng coi như thời trang mà mình dùng để nguỵ trang luôn vì tớ nghiệm ra rằng… Thùân đang nói bỗng dừng, ngửa cổ lên nấc vài tiếng rồi kêu to. Trời ạ. Cậu còn nhớ sau vài tháng tiếp quản thủ đô. Đường phố toàn những anh ở tận đẩu tận đâu, nói năng thì trọ trẹ, ăn uống, đi đứng thì xô bồ nên tớ sợ… thành thử đến tớ cũng phải biến đổi cho phù hợp. Từ cách ăn mặc, đối xử. Lúc nào cũng tự nhìn lại mình sẽ có làm điều gì khác họ, để họ phải đấu tố, kiểm điểm mình không. Kể cả việc trọngđại nhất của đời con gái tớ thấy cũng cần nguỵ trang, cố chịu đựng để lấy lão chồng tớ. Nhà tớ, nhà cậu chẳng gì cũng có bát ăn bát để, nghĩa là thành phần mà họ sẵn sàng xếp vào tư sản. Nhà tớ còn khổ hơn là có ông bố lại sang Pháp, trơ khấc ra có mấy mẹ con, anh em ở nhà nếu không làm như tớ thì có khi bị bắt chứ chẳng chơi đâu.
- Cậu cứ lo xa thế chứ đâu đến nỗi. à mà thôi chuyện cũ nói lại làm gì Uống nước đi đã. Mình cũng đang buồn chết đây.
- Buồn cũng không thể bằng tớ được. Tớ đây này. ở cận kề, ngày ngày với lão chồng mới nhận ra càng ngày càng thấy chán. Cậu tính cà ăn mình quen lấy dao thái ra từng miếng đằng này lão ta bảo làm thế là tiểu tư sản phải lấy tay xé. Hôm nào định ngâm vào xì dầu ăn cho ngon miệng lão bảo vẽ chuyện làm thế lãng phí mà lại mất vị cà. Cậu bảo thế có bực không cơ chứ. Sống kiểu như thế thì có ăn nem công chả phượng cũng khác gì ở trong tù ngục.
- Thôi mai kia có con rồi dần dần cũng quen đi thôi.
Vân vừa nói vừa ao ước thầm giá mình cũng có một tấm chồng đàng hoàng và mình cũng đang có mang.
- Tớ lại đang sợ ngay đứa con mình lớn lên cũng giống sự nôm tạm nhí nhố của lão chồng. Mà buồn cười quá đi mất
Sao? Thế thì quá vợ chồng phường chèo
- Chứ sao nữa. Ngay cả tiếng của lão ta mãi gần đây mình mới quen quen một chút, chứ hồi mới lấy nhau, hễ lão ta nói là tớ phải hỏi đi hỏi lại, căng óc ra không biết lão nói gì. Cậu bảo thế có ai oán không cơ chứ. Vì thế nếu con mình ra, nếu tớ còn sống, không bao giờ tớ cho chúng nó về quê của lão, nhỡ nó lại lây thứ tiếng ấy thì nghe phát kinh lên được.
- Dù sao cũng là vợ chồng với nhau rồi. Chín bỏ làm mười chứ biết làm thế nào
- Cậu cứ làm như là thành thạo chuyện gia đình lắm ấy. Thế món ấy bây giờ ra sao. Có hai đứa với nhau, tớ bảo thật tuổi cậu cũng cứng tuổi rồi đấy Thôi cứ nhắm mắt lấy đại một ông rồi sinh con đẻ cái. Đàn bà con gái mình gì gì thì cũng phải trông vào con cái chứ ngõi vào lão chồng chẳng ăn giải gì đâu.
- Biết làm sao được. Vân cố nén tiếng thở dài. Thôi thì cứ cho là chưa đúng số đi.
- Số má cái con tiều. Tất cả là do mình hết. Ngay như tớ đây này. Tớ quýêt là lấy lão ta thì lão ta mới dám bén mảng đến chứ tớ lắc đầu thì thiên lôi cầm lưỡi tầm sét ép tớ cũng chẳng bao giờ. Nhưng nhiều lúc nằm một mình cứ nghĩ quẩn là không hiểu vì mụ mẫm, hay bởi tiền oan nghiệp chứơng thế nào mà tự nhiên tớ lại mê muội đến nỗi đi đâm đầu đồng ý một thằng cha lùn tịt, béo ị, ăn cà xé bằng tay. Thật là không gì để hết cái ngu, cái dại. Trời ạ.
Thấy Thuần vật mình, vật mẩy Vân đưa tay xoa xoa vào lưng bạn an ủi:
- Thôi, thôi. Cậu đang có mang, nên giữ gìn một tí. Mình nghe các cụ bảo đang chửa mà khóc lóc rầu rĩ là con cái nó ra đời yếu ớt, âu sầu lắm.
- Cậu cũng sành gớm nhỉ. Mà thôi. Kệ bố nó. Kệ cha chúng nó. Cứ để tớ sụt sùi một lúc cho nó nhẹ người ra đã
Tay Vân rời khỏi lưng Thuần, ngưòi đàn bà chửa ngồi yên lặng. Lác đác có vài người khách vào quán. Người nào người nấy ngó trước, ngó sau như đang trông chừng ai đó, rồi dường như yên tâm khi không thấy có kẻ để ý mình mới rón rén đến nói khẽ vài câu với người đàn ông mặt mũi nhăn nhó đang đứng trong quầy hàng. Vân cố không nhìn những người khách vào hàng, nhưng cảm giác bị người khác nhìn vẫn làm cô khó chịu. Cô đưa cốc nước cam lên miệng, lòng bứt rứt buồn. Tưởng gặp được bạn bè, trò chuyện sẽ thanh thả đi một chút, đâu ngờ nghe bạn bè dường như cũng đang giống cô. Lòng chật cứng nỗi buồn và sự ấm ức khôn nguôi. Thành ra cứ tuồn tuọt giãi bầy. Đành phải nghe vậy
Hà Nội - Tình Nhân Hà Nội - Tình Nhân - Nguyễn Hiếu Hà Nội - Tình Nhân