Điều tôi quan tâm không phải là bạn đã thắng hay thua, mà là bạn có sẵn sàng đón nhận thất bại hay không.

Abraham Lincohn

 
 
 
 
 
Tác giả: Phan Nhật Nam
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Doc Co
Số chương: 11
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2109 / 55
Cập nhật: 2017-08-18 15:50:19 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 8: Từ Lịch Sử.
rong cơn say kích động sau chiến thắng cưỡng đoạt 7 tháng 11, 1917, Lê-nin hướng về Châu Âu buông lời nguyền sắc máu:“...Rồi đây lực lượng công nhân tiến bộ ở các nướùc tư bản sẽ đứng lên với khí thế mạnh mẽ gấp bội để hoàn tất cuộc cách mạng mà giai cấp công nhân Nga sô-viết đã thành công bước đầu, báo hiệu “đêm hôm trước bình minh cách mạng xã hội chủ nghĩa”đang đến gần”. Và tổ chức giai cấp công nhân được Lê-nin đánh giá cao, tiến bộ nhất Châu Âu thời buổi ấy là lực lượng thợ thuyền Ðức với những đồng chí chiến đấu xuất sắc Karl Liepknecht, Rosa Luxemburg. Ngày 6 Tháng 1, 1919, các “đồng chí chiến đấu, cộng sản Ðức- Spartacist” xuống đường, chiếm lĩnh, thành lập những khu sô- viết ở vùng Bavaria, Rhineland, Hamburg, Ruhr và cuộc chiến trong đường phố bùng nổ ngay giữa thủ đô Berlin đáp lời kêu gọi của Lê-nin từ cuộc cách mạng Tháng 10 Nga. Cuộc nổi dậy của “giai cấp công nhân tiến bộ, được tổ chức cao nhất Châu Âu” theo kỳ vọng của Lê Nin bị dập tắt chỉ trong vòng một tháng, các lãnh tụ K. Liepknecht, R. Luxemburg bị giết trên đường đi đến nhà giam. Thành phần đối mặt với “chiến sĩ cộng sản Ðức” trên trận địa đường phố Berlin là là những ai? Chẳng ai đâu xa lạ... Cũng chỉ là những “chiến sĩ cách mạng” của Ðảng Xã Hội Ðức và những người lính từ chiến địa trở về - Những người con ưu tú của giai cấp thợ thuyền Ðức!! Và khi “đồng chí chiến đấu, cộng sản Ðức” những ngã chết trên đường phố Hamburg, Berlin để xiễn dương cho một mô thức Nga sô-viết bền vững, thì những người Nga sô-viết lại đang hân hoan cùng thắng lợi vừa thâu đoạt từ “Hiệp Ước Bất Tương Xâm” ký ngày 3 tháng 3 một năm trước,1918, với tập đoàn “phản động tư bản Ðức”-Lực lượng đàn áp không nương tay cuộc khởi nghĩa dậy non do đảng cộng sản Ðức chủ động. Vấn đề như thế là thế nào?! Hãy nghe Lê-nin (cũng chính là Lê-nin chứ không ai khác) biện minh và giải thích hành động của mình khi quyết định ký Hiệp Ước Brest-Liptov: “Tổ chức là tất cả. Phong trào công nhân không là gì cả”. Và không những chỉ để mặc “người đồng chí anh em” bị phe tư bản hành hình, Lê-nin cũng không hề động tâm về mối đê nhục quốc gia áp đặt do từ những điều khoảng của hiệp định, thực chất chỉ là một bản văn “bán nước”, theo định nghĩa cụ thể nhất: Nhường cho Ðức giải đất mênh mông phía Tây, Tây- Bắc gồm Ba Lan, các nước vùng bể Baltic, cũng có nghĩa Ukraine lẫn Phần Lan đồng bị đặt dưới quyền kiểm soát của Ðức. Chưa hết, Nga sô-viết còn chấp thuận trả hết phí tổn, bồi thường chiến tranh bằng tổng sản lượng 80% quặng mõ và kim loại sắt, thép, đồng thời gom góp hết phần trữ kim của ngân khố để trả giá cho “cam kết bất tương xâm” của người Ðức nơi mặt trận phía Tây. Hiệp ước bất bình đẳng, vô lý nầy đã bị chính Trostky cực lực phản đối, cùng những tổ chức cách mạng khác như lực lượng Cách Mạng Xã Hội Cánh Hữu của Savinkov phản đối toàn diện. Nhưng bất chấp tất cả, Lê-nin đã nại đến mọi nguyên cớ và biện pháp (kể cả chước dọa “từ chức”), để tập trung sức lực Hồng quân và lực lượng thợ thuyền Nga vào một mục đích: Củng cố quyền lực nhà nước vô sản trước các cuộc tấn công sắp tới của phe Bạch vệ, Denikin, Kolchak, Wrangel đang trên đường tiến về Moscow và Petrograd. Ông ta chỉ cần đứng vững trước kẻ “nội thù”, dù cũng biết ra rằng người Ðức đang trên đà thất trận. Ngày 28 tháng 6, ba tháng sau Hiệp Ước Brest- Liptov, Ðức ký Hoà Ước Versaille đầu hàng đồng minh Tây Âu.
Gởi Người Bạn Lính Gởi Người Bạn Lính - Phan Nhật Nam Gởi Người Bạn Lính