Người mà cố gắng rồi thất bại vẫn tốt hơn nhiều so với người không cố gắng gì cả và thành công.

Lloyd James

 
 
 
 
 
Tác giả: Phan Nhật Nam
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Doc Co
Số chương: 11
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2109 / 55
Cập nhật: 2017-08-18 15:50:19 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5: Nhà Văn Là Ai? Viết Gì?
ôi trình bày tiếp hiện tượng 'phê phán' thứ hai. Cũng trên báo HL, một thời gian sau, khoảng giữa năm 1998, có bài viết phê bình văn học của Nguyễn Hưng Quốc. Người nầy phê bình, định giá một loạt những người viết văn ở Miền Nam trước 1975... “Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, Trần Dạ Từ, Nhã Ca, Tô Thùy Yên... (lẽ tất nhiên không thiếu ông, tôi) với nhận định như sau: 'Những người viết của Miền Nam trước 1975, nay ra đến hải ngoại đã mất hết năng lực, không thể tiếp tục sáng tác. Từ hiện tượng cụ thể nầy, có thể quy ra kết luận rằng, những sáng tác trước đây thiếu phẩm tính văn học cao, thiếu sâu sắc, thiếu sức sống. Tóm lại, hãy vất bỏ tất cả (của quá khứ) qua hiện tượng bất lực, kém cỏi (từ hiện tại)”. Vâng, nếu đúng như vậy, thì chúng ta cũng có thể nói rằng: Hãy vất bỏ bà Hồ Xuân Hương, vì thơ “Quả Mít, Ðánh Ðu”... thiếu hẳn tính 'sex' so với những cô nàng, làm thơ nói về “cái giống, chuyện làm tình”, thường xuyên đăng ở HL Nhưng dù sao, cũng cám ơn, tác giả NHQ nầy chưa đề nghị cho chúng ta những biện pháp tương tự như đám công an văn hoá ở Việt Nam thường áp dụng đối với những tay viết “không theo đúng đường lối” như đi học lớp 'Bồi dưỡng chính trị', hoặc tu nghiệp ở “Trường dạy viết văn Nguyễn Du”, xong đi “công tác thực tế” ở các, công nông trường, như Nguyễn Tuân, Tô Hoài phải lên miền Tây-Bắc sau 1954, hoặc Nkhải “sáng tác tại hiện trường” nơi công trường cao su Dầu Tiếng, Hậu Nghĩa sau 1975, để viết được những tác phẩm 'có nội dung và lời văn đạt mục đích và yêu cầu'. Trước 1975, ở đâu nơi Miền Nam có những ông 'cán bộ văn hoá' khắc nghiệt và quá độ nghiêm túc nầy? Và giá như ngày trình diện đi tù năm 1975, chúng ta có được 'đánh giá vô hại' nầy làm bùa hộ thân, thì biết đâu đám cán bộ công an tuyên vận văn hoá có thể đã không nở xuống tay... Ông, 15 năm; tôi 14; Như Phong, Doãn Quốc Sỹ 13; Tô Thùy Yên 10; Hoàng Hải Thủy 8; các Huynh Trưởng Nguyễn Sỹ Tế, Mặc Thu, Hà Thượng Nhân, Lô-Răng... người ít nhất cũng 6, 7 năm; Trần Dạ Từ, Duyên Anh, Nguyễn Mạnh Côn, Hiếu Chân, Duy Lam... hoặc mạng vong hoặc chạm tới cửa tử (như Phương Triều với một màn “mỗ sống” với lưỡi lam, không thuốc mê, không cả thuốc tê, dưới dèn dầu) chỉ vì những lời thơ, giòng chữ; Duy Trác, Từ Công Phụng phải chịu cảnh kiên giam chỉ do bởi bản nhạc, tiếng hát; Hà Tường Cát, Vũ Ánh dài trận cùm xiềng chỉ vì những bản tin; Thụy Vũ, Nhã Ca, Lệ Hằng sống nên dạng, tơi tả kiệt cùng do từ những “tác phẩm sa đọa, đồi trụy, phản động”... mà thật sự không hề gây thiệt hại tinh thần, vật chất cho bất cứ ai.
Hãy chịu giùm chúng tôi một ngày của khoảng thời gian không hề hết kia?! Chữ nghĩa không dành riêng cho ai, cũng không ai giành của ai một “vị trí văn học” nào, và đâu là chuẩn mực của sáng tác phẩm?! Hết một đời người sống-viết cũng chưa đủ 'tiêu chuẩn” để được nên xứng đáng gọi là nhà văn sao?! Ngồi yên lành một nơi kêu gọi, buộc người khác làm 'cách mạng văn hóa, sáng tạo văn học' thì có gì khó khăn. Và không lẽ cuộc 'cách mạng' nào cũng cần đến những phẩm vật hiến tế bằng chính thân phận con người sao?
Tuy nhiên, tôi thiết nghĩ, và tin chắc rằng, ông, tôi và các bạn văn thuộc thế hệ “tiền 1975” vẫn yên tâm-Bởi chúng ta hằng sống-chiến đấu-viết như đã từ bốn mươi, ba mươi năm qua, giữa vũng tối, tận cái chết, chân mang cùm, mặt đối với khung đen vô tậïn của cửa phòng giam. Không ai chia cùng ta nỗi thống hận gớm ghê nầy. Không một ai.
Gởi Người Bạn Lính Gởi Người Bạn Lính - Phan Nhật Nam Gởi Người Bạn Lính