Books are a uniquely portable magic.

Stephen King

 
 
 
 
 
Tác giả: Phan Nhật Nam
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Doc Co
Số chương: 11
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2109 / 55
Cập nhật: 2017-08-18 15:50:19 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3: Bạn? Thù?
hưng, vấn đề tôi viết cho ông không những chỉ cốt nói đến đám người trên. Câu chuyện tôi đang đề cập trước tiên liên quan đến những kẻ khác, những người đang 'thủ đắc tự do xử dụng, sáng tạo chữ nghiã' tại Mỹ, ở hải ngoại và những cáo buộc của những người nầy đối với chúng ta - Những Người Lính Viết Văn. Họ đã cáo buộc chúng ta với những lý luận không công bằng, thiếu tính trung trực, cũng thiếu bao dung đối với những người dù sao cũng đã hiến đến máu để bảo vệ cho đời sống của chính họ trước 1975 ở Miền Nam, và khi đi tù, chúng ta cũng không làm gì sai phạm để gây nên tiếng bất xứng đối với vùng đất mà họ đã được nuôi dưỡng, lớn lên, tồn tại. Cuối cùng - họ phải đi ra khỏi nước chỉ do khi chúng ta bị tước mất vũ khí, tan rã đội ngũ - Cũng có nghĩa, chúng ta không còn khả năng bảo vệ Miền Nam trong đó có bản thân 'những kẻ phê phán hôm nay', trước đại họa cộng sản. Hai mươi bốn năm qua, một số đông người Việt ở hải ngoại hầu như vô ý quên khuất (hoặc cố tình không nhớ lại) điều khắc nghiệt cay đắng nầy- Chúng tôi hằng bị cáo buộc từ những người chúng tôi luôn cố tâm bảo vệ.
Năm 1997, tôi nhận được bài thơ sau đây do một bạn trẻ gởi đến,
'Ðộc lập,
Hoà bình,
Công bằng,
Nhân đạo
Mắt em thơ hớn hở nụ cười tròn
.....
Nòi giống Việt thương yêu đời sống Việt
Triệu con người vươn lên từ cõi chết
Yêu anh em yêu xã hội công bằng
Người yêu người xây dựng đến muôn năm'.
Bài thơ dài nhưng tôi giảng lược, chỉ lấy ý cần thiết, đăng từ một tờ báo trong nước với lời ghi chú về tác giả và xuất xứ bài thơ: Phan Duy Nhân, TIẾNG HÁT CỦA NGƯỜI ÐI TỚI, Hội Sinh Viên sáng tác, Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn, 1967.
'Tên thật là Phan Chánh Dinh, sinh năm 1941 tại Quảng Trị. Trước khi thoát ly lên chiến khu năm 1966, anh thường đăng thơ trên các tạp chí Bách Khoa, Văn, Văn Học, Sinh Viên Huế. Anh là thành viên nòng cốt của nhóm Việt Nam Việt Nam.
Trong cuộc tổng tiến công Mậu Thân, anh bị thương và bị bắt tại Ðà Nẵng, sau đó bị giam ở nhà tù Côn Ðảo, đến năm 1974 mới được trao trả.
Thơ Phan Duy Nhân đã góp phần quan trọng trong việc khẳng định sự tồn tại và phát triển của dòng văn học yêu nước, cách mạng ở Miền Nam trước 1975.
Hiện nay, Phan Duy Nhân (Nguyễn Chính) đang công tác ở Ban Tôn Giáo chính phủ.'
Trích báo trong nước, 1997.
Tôi không lạ với Dinh, PDN, phải nói quá thân thiết, vì đấy là một trong những người bạn chí cốt, đã sống cùng tôi qua một thời tuổi trẻ. Cuốn Aûi Trần Gian, Ðại Ngã Sài Gòn 1970 lấy PDN và biến cố Miền Trung, Ðà Nẵng 1966 làm nhân vật trung tâm cho toàn cảnh. Thơ PDN vẫn gây xúc động cho tôi từ thuở thiếu thời mãi đến hôm nay, nhưng bài thơ trên cho đăng lại ở thời điểm nầy (1997) với lời ghi chú kia và cố ý gởi đến tôi (do biết rõ xuất xứ, mục đích) là một khinh miệt đối với nỗi đau vô vàn của một tập thể to lớn - Những nạn nhân từ cuộc 'cách mạng' mà Dinh đã tận hiến với toàn bộ tuổi trẻ, sinh mạng của mình, không phải chỉ bản thân cá nhân anh mà cả tập thể gia đình, vợ con, cha mẹ. Nhưng dẫu kính trọng phần hy sinh cao thượng ấy bao nhiêu đi nữa, tôi vẫn không thể nào không xót đau cùng tập thể bị khinh miệt, đày ải nầy, cũng bởi lẽ, ông và tôi, những người sống không nên dạng, chết không yên mồ, đối tượng chính bị bức hại của cuộc cách mạng đáng nguyền rủa, rất mực vô ích và đắt giá khổ đau nầy. Bài thơ cũng xuất hiện cùng lần với những sự kiện Xuân Lộc, Long Khánh; Trà Cổ, Thái Bình, với những vị cao tăng Thích Quảng Ðộ, Thích Huyền Quang... bị sĩ nhục, vu cáo như những kẻ tội đồ tồi tệ. Dinh bây giờ lại là Nguyễn Chính, phó ban tôn giáo trung ương đảng, nên không thể khách quan tô vẽ anh vẫn luôn là một 'chiến sĩ cách mạng thuần thành trong sáng' với 'bàn tay sạch sẽ hào hiệp' trên đấy lưu giữ những hạt kim cương bất hoại, 'độc lập, hoà bình, công bằng, nhân đạo'. Giới thiệu như lời dẫn nhập kia là cách hạ nhục vô lường đối với khối người Việt đã, đang gánh chịu một tai họa gọi là 'chủ nghiã xã hội'. Phổ biến nội dung bài thơ cũng tương tự như cách phỉ nhổ tàn nhẫn trên thây xác người vượt biên trôi vào bờ biển Vũng Tàu, bộ đội biên phòng vất lên tấm bảng 'bọn phản quốc, bỏ nước đi trốn bị trừng trị'. Người chết là một thiếu phụ trẻ với xác đứa con cùng lần tấp vào.
Thế nên, trong tình thế chẳng đặng đừng của 'nỗi đau luôn là nỗi đau chung' tôi có tiếng lời đáp lại như sau:
'Bạn ơi,
nào...
'Ðộc lập,
Hoà Bình,
Công bằng,
Nhân Ðạo...'
Hãy nhớ lại cùng tôi câu chuyện cũ,
750.000 con người bặt tăm dấu mặt
Bởi 'tội lỗi từ danh xưng địa chủ'.
Buổi đất Nga,
Nhơm nhớp máu tanh
Cuộc chiến ngụy danh 'nhân dân vệ quốc'
Stalin cầm quyền vừa đủ bốn năm.
Gieo kiệt cùng cõi Âu-Á mênh mông
Khô thảo dã,
Cháy bình nguyên,
Hai mươi lăm triệu nông dân cắn răng vỡ tuyết.
Hợp tác hoá
Hơn nửa gia súc bị giết
Người giết trâu bò
Tự thân cắt đứt tay chân.
Săm sắp lớp lớp tù nhân
Chật chỗ hai trăm năm mươi ngàn nông xã.
Lúa gặt hai mươi lăm thùng
Thuế đóng hầu như tất cả
Thoi thóp nhà nhà
Góp nhặt thóc rơi qua từng ngày khốn khổ mùa đông.
Mỗi người,
Từng mỗi con người
Co quắp rét chết
Mắt chống ngược nhìn trời
Cầu hơi ấm chuyển vào xuân.
Nông dân: Bọn phản động,
Khẩn kíp giết đi!!
Chúng ta kiên trì vững bước tiến lên cách mạng. 1
Cũng “cách mạng” bạn quyết tâm thực hiện.
Chuyện cũ kỷ trời xa
Ðây, thêm lần lập lại
1953,
Chuẩn bị Ðông- Xuân kịp tổng tấn công.
Bé đói lã run khấp đắp tàu chuối rũ
Cắn đất bùn,
Củ khoai ủng quắp queo
Tay nhỏ thả lơi tàn hơi kiệt sức.
Con địa chủ không cho quyền sở hữu
Ổ rơm, đôi đũa
Trả nợ cha ông từ thuở lên ba.
Cải cách ruộng đất
Miền Bắc sau 'Một-chín năm-tư', 1954
Không có gì đổi khác...
Giết người cần chi súng đạn,
đào đất,
chôn sống,
hoàn tất công tác.
Sẵn - Bần nông.
Quả mìn đầu tiên nỗ đoạn ga Dầu Giây
Trãng Bom, Biên Hoà
không đem qua từ Mỹ.
Người ấp thượng Daksong mỗ toang phần bụng
chưa hề đi lính 'ngụy quân'.
Những máu, những xương
Rơi rớt lây lất oan khốc thôn xóm Miền Nam
Không dấu vết bất kỳ tập đoàn đế quốc
thực dân xâm lược.
Bạn ơi,
'Cách mạng' cần chi nhiều trận máu xương?!
Làm Thơ,
Vâng,
...Chân Thật - Công Bằng - Nhân Ðạo
Tuổi chúng ta không hề đi lính cho Tây.
Vẻ vang Ðiện Biên, thấm nhục đầu hàng trên
đồi Him Lam,
hoàn toàn không dự phần, góp mặt.
Và,
Cách mạng?
Hẳn thật mặt sau ba mươi năm chẳn.
'cách mạng',
Bạn lâu dài trưng dụng máu Nhân Dân.
Chúng ta,
Ðầu trần, chân đất
Ðường đi học thơm ngây lá khô, cỏ sắc
Trường lớp tạm ngưng
Trưng dụng chứa quan tài
nạn nhân chết nhầy đèo Hải Vân
tàu lửa oan khiên du kích giật mìn lật sấp.
Lệnh động viên,
Người thầy bỏ ngang phấn bảng
Bạn ơi,
Chiến công nào vinh quang
Ðồi Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
Mã tấu, dao găm vằm chặt liên hồi
Thầy ta gào đau rẫy chết.
Thơ không đồng lõa lệnh sát nhân
Thi Sĩ bền lòng thiện tâm phủ nhận.
Tiếng hát 'Xuống Ðường' Sài Gòn vỡ tung lồng ngực
Ðốt xe jeep Mỹ chạy qua Kỳ Ðồng
Man rợ chung phần lửa cháy đỏ Mậu Thân.
Ở Huế,
Tổng kết
Ðào lên
Những nấm mồ tập thể...
Người già, giáo dân nhiều hơn xác lính
Nơi chân Cầu Bạch Hổ
Thuở bạn làm Thơ.
Thơ phải lên tiếng hai lần Sự Thật.
Bạn ơi,
Không giấy bút
Ta khắc sâu vào óc
Ngôn ngữ không là lời lu loa còi cọc
'độc lập, hạnh phúc...'
Sứ Mệnh rộn rã TIM ta
THƠ sắc son hiện thực
Hơn ba mươi năm
Ðâu 'công bằng?
Nào nhân đạo'?
Bạn ơi,
Thích Quảng Ðộ,
Tỉnh Thái Bình,
Thăm thẳm gào tiếng xé ngất...
TỰ DO.
Gởi Người Bạn Lính Gởi Người Bạn Lính - Phan Nhật Nam Gởi Người Bạn Lính