Những nỗ lực của bạn chỉ có thể đơm hoa kết trái nếu bạn quyết không bỏ cuộc.

Napoleon Hill

 
 
 
 
 
Tác giả: Đạo Hiếu
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 47
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1011 / 9
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 28 -
ột căn gác có cầu thang riêng ở một khu công giáo cũng có lợi điểm của nó: Tự do và ít khi bị xét nhà. Có lẽ phải mượn thêm một cây đàn ghi-ta nữa. Có cây đàn ghi-ta chơi một lúc vào khoảng mười giờ đêm vừa giải trí vừa gây cho hàng xóm một ấn tượng “tốt” nếu “hàng xóm” ấy là một cô gái lãng mạn thì có khi lại còn hay.
Thuê xong căn gác, Hữu thực sự trở lại đời sống của một sinh viên rất bình thường, độc thân, hơi cô đơn một chút và có ít nhiều máu văn nghệ.
Xế chiều đứng ngoài cái lan can gỗ ngó ra đường hẻm Hữu tự nhiên nhớ trường kỳ lạ. Nhưng giờ đây trường học đối với anh chỉ còn là kỷ niệm. Bảy Trung phân công anh phụ trách trường Đại học Sư phạm nhưng anh chẳng còn chường mặt đến bất cứ trường đại học nào nữa. Những lần hội thảo xuống đường, những đêm đốt lửa hát trước đám đông… đã làm cho khuôn mặt anh trở nên quá quen thuộc. Bạn bè anh lớp trước bây giờ đã ra trường cả, lớp mới lên không ai còn biết anh nhưng những tên mật vụ đội lớp nhân viên văn phòng, đội lớp giáo sư thì vẫn còn đó, những thằng công an chìm đội lớp sinh viên thì vẫn đeo bám lấy trường lớp, rình mò…
Hữu đã nắm rất kỹ tình hình ở Đại học Sư phạm qua Bảy Trung, tuy nhiên anh vẫn chưa hình dung được nhịp sống của trường, chưa hình dung được những đôi mắt, những khuôn mặt mới. Có lẽ trường đã đổi khác lắm, sân cỏ nhiều hoa sứ hơn và những dãy lầu mới mọc lên… Anh nóng lòng chờ cái “móc” đầu tiên kể từ khi hoạt động trở lại.
Hữu đến chỗ hẹn trễ vài phút. Người bạn đang ngồi đợi trong một quán cà phê bên dưới giàn đậu. Hai người chọn một góc kín đáo.
Hữu gọi một ly nước trái cây còn Khâm uống cà phê sữa. Trái với dự đoán của Hữu, Khâm lại là một thanh niên khỏe mạnh, trẻ trung, cái nhìn thẳng, sáng.
- Tôi học năm thứ nhứt ban Lý Hoá - Khâm nói - Lớp đó thật là tệ. Toàn tụi phản động anh à. Anh nghĩ coi, toàn một lũ sắp làm công chức cho Nguyễn Văn Thiệu
Hữu ngó quanh, có ý nhắc Khâm nên nói nhỏ bớt. Anh hỏi:
- Thế còn các lớp khác?
- Cũng thế. Cả cái đại học sư phạm là vậy hết. Cứ ngày hai buổi vô lớp điểm danh xong xuôi, thầy nói gì chép nấy. Chép đã rồi về. Trong đầu tụi nó chẳng biết một chút gì về chánh sách thực dân mới, về độc lập dân tộc, đừng nói chi tới Cách mạng. Chúng chỉ biết có một điều, đó là làm thế nào để thi ra trường đậu cao, chọn được nhiệm sở tốt. Toàn là một lũ phản động, đáng ghét không thể tưởng được.
Khâm nói quá nhanh, nói thao thao bất tuyệt đến nỗi khi dừng lại anh gần như lỡ bộ, quá đà. Hữu hơi cúi xuống, giọng anh nhỏ lại. Anh hỏi:
- Cơ sở chúng ta ở đó có ba đồng chí, ngoài ra không có quần chúng tiến bộ nào sao?
Khâm nâng tách cà phê lên môi, uống một ngụm nhỏ và đặt nhẹ tách xuống bàn. Anh nói:
- Kể ra thì cũng có, cũng có một số.
- Chừng bao nhiêu?
- Thực ra tôi cũng không rõ.
- Nhưng chắc là có một số tiến bộ?
- Vâng, có.
- Vậy thì đâu phải chỉ toàn sinh viên phản động.
- Vâng… có lẽ như thế.
Thấy Khâm có vẻ bị xúc động. Hữu cười. Anh nói:
- Tôi rất đồng ý với anh rằng họ là những sinh viên sắp làm công chức tất nhiên họ cầu an và thụ động. Nhưng như thế, theo tôi không phải là phản động đâu anh à. Số phản động thực sự tôi nghĩ có lẽ ít thôi, rất ít là khác. Anh nghĩ sao?
Câu hỏi đột ngột làm Khâm luống cuống. Anh đưa tách cà phê lên môi, uống rất nhanh, đặt xuống rồi lại đưa lên môi uống một ngụm nữa.
- Vâng… Có lẽ anh nhận xét chín chắn hơn tôi. Thực ra dùng từ “phản động” có hơi thái quá nhưng dẫu sao thì… thì đa số vẫn rất lưng chừng không ủng hộ chánh quyền Sài Gòn nhưng cũng thờ ơ với cách mạng. Sự thực là như thế.
- Đó - Hữu nói - Chính cái đa số lưng chừng ấy mới là đối tượng mà ta phải tranh thủ đó anh à. Nếu ta khinh họ không biết gì, coi họ là kẻ nhởn nhơ đồng loã với tội ác rồi có thái độ thù ghét, xa rời họ thì ta hoạt động với ai? Ta hoạt động để làm gì? Đó là tự cô lập mình với quần chúng. Ta đánh mất quần chúng. Làm cách mạng mà không có quần chúng là chết. Là thất bại. Là tự nộp mình cho an ninh, mật vụ…
Khâm ngồi im như tượng đá. Nhạc trong quán chợt chuyển sang một điệu buồn.
- Còn Ban đại diện. Thế nào anh?
Khâm dường như chưa ra khỏi cơn bàng hoàng. Anh uống tiếp một ngụm cà phê, hai môi còn chúm lại.
- Kể ra chúng cũng được một số sinh viên thích, nhờ thường tổ chức những cuộc đi chơi, có khi mời cả ca sĩ phòng trà về hát tại trường. Anh cũng biết rõ là tiền bạc chúng rất sẵn.
- Theo anh thì trong mùa bầu cử sắp tới đây ta có hy vọng thắng không?
- Cái đó còn tuỳ. Ý kiến của hai đồng chí kia thì có hy vọng nhưng tôi thì tôi thấy hơi khó. Cái trước mắt là làm thế nào để tập hợp được một liên danh mạnh.
- Thôi được, chuyện bầu cử cũng còn lâu, lần sau chúng ta sẽ bàn kỹ.
Hai người đứng lên ra khỏi quán. Mỗi người đi mỗi ngả.
Thành phố đã lên đèn. Hữu qua đường, rẽ sang bên hông chợ Tân Định đón xe buýt về nhà.
Chừng nửa giờ sau Bảy Trung đến.
- Gặp không? - Bảy Trung hỏi ngay khi lên tới đầu cầu thang.
- Gặp. Rất trong sáng.
- Vậy đó. Nhưng khi có công tác gì mạo hiểm là anh ta nhận ngay. Làm việc say mê, nhiệt tình rất cao. Rồi anh sẽ biết. Một người đa cảm và rất dễ xúc động.
- Khâm được kết nạp Đoàn lâu chưa?
- Gần mười tháng.
Hữu vừa nói chuyện vừa lui cui nấu nước. Bảy Trung trải chiếc chiếu ny-lông ra giữa sàn gỗ.
Hữu hỏi:
- Mấy thứ đó xong chưa anh?
- Xong. Tôi có đem cho anh đây.
Bảy Trung rút trong túi áo ra tấm thẻ căn cước xanh thảy xuống chiếu. Hữu cầm lên tay, nhìn sững tấm thẻ của mình.
- Lê Văn Tài. Cái tên nghe cũng được lắm. Giống y như thiệt.
- Thì đây là thứ thiệt đó chớ.
- Thứ thiệt?
- Thiệt trăm phần trăm. Chỉ có tấm hình là của anh thôi còn toàn bộ của người ta.
- Thế thì hay quá. Anh làm cách nào mà giỏi vậy?
Bảy Trung đổi thế ngồi, anh bẻ cong tấm thẻ căn cước xanh và búng búng bật bật mấy cái:
- Để rồi tôi sẽ truyền nghề cho anh. Giản dị lắm. Trước hết phải nắm vững nguyên tắc này: Trong lần ép đầu tiên ở Tổng Nha cảnh sát, sức nóng của máy chẳng những làm cho hai tấm nhựa dính liền nhau mà còn làm cho tất cả mọi tên, họ, chữ ký, nói chung là mọi dấu vết có trên mẩu giấy in đều “sang” qua lớp nhựa bọc ngoài. Dính chết cứng ở đó. Bây giờ muốn thay hình chỉ việc dùng mũi kim tách đôi hai tấm nhựa ra, ngâm vào nước sôi, cạo sạch mẩu giấy in đi…
Hữu ngắt lời:
- Vậy thì đi tuốt hết tên họ, chữ ký… còn gì?
- Đi sao được. Lúc nãy tôi đã nói rằng mọi dấu vết trên mẩu giấy in đã “sang” qua giấy nhựa rồi vì thế ta cạo sạch lớp giấy cũ mà chữ nghĩa vẫn còn y, chỉ việc thay vào một tấm giấy trắng cùng kích thước, dán tấm ảnh mới lên, ép hai tấm nhựa lại là xong.
- Vậy thì cũng đơn giản. Nhưng chắc là phải khéo tay lắm.
- Đúng. Phải khéo tay. Nhứt là lúc tách hai tấm nhựa ra. Làm đẹp hay không là do ở lúc ấy.
Hữu nói:
- Công việc của anh tôi mê lắm. Tôi phải tập mới được. Còn việc khắc dấu nữa. Quả thực là anh khéo tay.
- Đừng có khen. Rồi anh cũng sẽ làm được như vậy. Làm riết nó quen thôi. Anh biết không, lâu nay người ta vẫn làm dấu nổi bằng đồng, tôi nghiên cứu làm bằng gỗ và rồi hiện giờ thì cao su. Anh có tin rằng cao su mà vẫn có khả năng ép được con dấu nổi không?
- Làm được sao?
Bảy Trung mỉm cười, chậm rãi rót nước trà ra tách. Anh nói:
- Thôi để lần khác. Tôi sẽ làm cho anh coi.
Hữu cũng uống nước trà. Tiếng xe cộ chạy ngoài đường nghe đã thưa, một lát có tiếng còi tàu huýt lên ở đâu rất xa.
Bảy Trung ngồi uống nước trà mà mắt không rời bộ dạng tiều tuỵ của Hữu, anh ái ngại hỏi:
- Anh ở tù cũng hơn năm năm phải không?
- Năm năm bốn tháng.
- Lâu nay có được tin hai bác ở nhà không?
- Mẹ tôi mất từ lâu rồi, còn cha tôi bây giờ chắc cũng đã già yếu lắm rồi. Hay là tôi thử về thăm nhà một chuyến được không?
Bảy Trung cười. Dường như câu hỏi của Hữu đã xoá đi được vết nhăn trên vầng trán anh. Anh nói:
- Kể ra thì sau hơn năm năm xa cách, anh về thăm nhà cũng nên lắm, chính tôi cũng đang lo tới chuyện đó nhưng liệu có bảo đảm an ninh không? Giấy tờ đi đường thì không sợ đâu chỉ ngại khi về tới nhà. Mạng lưới mật vụ của chúng cũng đáng ngại lắm.
Hữu nói:
- Tôi có một người thầy ở ngoại ô thành phố Qui Nhơn. Nếu về có thể ghé đó vào ban đêm sáng đi sớm thì bảo đảm an toàn.
- Để rồi anh em mình bàn kỹ lại chuyện đó thêm. Tôi nghĩ anh cũng nên về lắm. Ngày mai tôi đem thẻ sinh viên và giấy hoãn dịch lại cho anh.
Hữu vui vẻ hỏi:
- Giấy hoãn dịch à? Hoãn dịch vì lý do gì? Gia cảnh hay học vấn?
- Không - Bảy Trung cười - Tụi mình thì chỉ hoãn dịch vì lý do làm cách mạng thôi.
Giữa Cơn Gió Lốc Giữa Cơn Gió Lốc - Đạo Hiếu