When you're young, you want to do everything together, when you're older you want to go everywhere together, and when you've been everywhere and done everything all that matters is that you're together.

Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Quỳnh Dao
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 21
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3991 / 25
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 11 -
rường đại học khai giảng đã lâu. Khang Thu Thủy học hành vẫn xuất sắc. Thật vậy, tình yêu không hề gây ảnh hưởng đến việc học của hắn, dù tình yêu ấy bị cha mẹ hắn cấm cản dữ dội, gây buồn phiền cho hắn rất nhiều.
Trước mặt cha mẹ, hắn đã tranh luận hết sức tới mười lần, và cả mười lần hắn đều thất bại. Nhưng hắn vẫn không nản chí thoái bộ, mà càng tranh đấu, càng hăng hái thêm.
Trái lại, chỉ có lòng tin tưởng của Kiều Lê Vân bị giảm bớt. Nàng tuy vẫn tiếp tục cổ võ và an ủi hắn, mỗi lần hắn thất bại trước cha mẹ, nhưng nàng biết rõ rằng ông bà Viễn sẽ không thay đổi thái độ đâu.
Trong lòng lo buồn, nhưng đối trước Khang Thu Thủy, nàng vẫn gượng nét mặt vui tươi, ra vẻ đầy lòng tin tưởng. Nàng thật đã chịu đựng đau khoổ quá đủ rồi vậy.
Biết tìm biện pháp nào bây giờ? Ái tình mật ngọt nhất trên đời lại cần phải trải qua những nỗi cay đắng nhất.
Trong kỳ thì thứ nhất của niên học, vào buổi chiều hôm ấy, Khang Thu Thủy đang múa bút như rồng bay trên mặt giấy, nên không ngờ rằng giờ khắc ấy, tại nhà người yêu của hắn, lại có hai người khách tìm tới.
Ra mở cổng, vừa trông thấy khách là... mẹ và em gái của Khang Thu Thủy, Kiều Lê Vân trước hết phải giật mình, áy náy lo! Nhưng rồi nàng lập tức lấy bộ điệu tự nhiên, nhỏ nhẹ mời họ vào nhà. Ruột nàng nóng lên vì bối rối. Lại thêm lúc ấy mẹ nàng không có ở nhà, nàng càng cảm thấy lo.
- Mời bác, mời cô ngồi.
Bà Viễn nắm lấy tay con gái cùng ngồi xuống, trong khi đôi mắt luôn luôn nhìn ngó nhận xét. Khang Tiểu Mai khẽ thúc thúc vào mình mẹ, rồi mới nói:
- Xin cô đừng pha trà làm chi. Chúng tôi có chuyện cần đến thưa với cô chút.
Nhưng rồi trà nước đã được bưng ra đặt trước mặt, mẹ con bà Viễn vẫn không ai nói một tiếng "cảm ơn!" Cũng có thể là họ sơ ý quên khuấy đi?
- Rất tiếc, ba tôi đi dạy học, má tôi cũng vừa đi khỏi.
- Hôm nay, chúng tôi cần nhất là được gặp cô.
Kiều Lê Vân thầm tự cảnh cáo: "tuyệt đối không được luống cuống, cũng chẳng nên tỏ thái độ bực tức, nếu không nể mặt họ, thì cũng nể tình Khang Thu Thủy. Người có sức nhẫn nại thì mới đối phó được với tình thế".
- Thưa bác, bác tới...
- Con tôi đã đòi hỏi ầm cửa ầm nhà, một, hai đòi lấy cô mới nghe. Hắn đã yêu cầu chấp thuận tới mười lần rồi.
- Thưa, anh ấy cũng có nói với cháu như thế.
- Tình thế càng ngày càng gay go, cô có biết chăng?
-...
Kiều Lê Vân lắc đầu.
- Do đó, tôi cần phải đến gặp cô.
- Thưa bác, bất luận bác tìm đến đây với ý gì, cháu vẫn vui mừng được gặp bác.
- Lúc này cứ thật thà nói chuyện, chẳng cần khách sáo.
Khang Tiểu Mai xen vào:
- Anh tôi nhất định đòi kết hôn với cô, không được thì không chịu. Má tôi thì tuyệt đối không nghe. Do đó, mẹ con cãi vã ầm cửa ầm nhà, và tình thế đến chỗ giằng co gay cấn. Nếu cứ giằng co thêm nữa, thì không thể liệu lường được hậu quả.
Bà Viễn nói với một giọng đáng sợ:
- Cho nên tôi đã hạ quyết tâm rồi. Nếu như con tôi cứ khăng khăng đòi lấy cô, bất chấp mọi sự, thì tôi đành phải... treo cổ tự sát!
- Thưa bác, bác nghĩ...
Dẫu sao thì Kiều Lê Vân cũng chỉ là một cô gái còn non dại, cho nên mới nghe bà Viễn dọa thế, nàng đã sợ hãi, toàn thân run lên, chẳng biết ăn nói, cử động ra sao, cứ ngồi nhìn ngơ ngác.
Khang Tiểu Mai thừa dịp nói:
- Thưa cô Vân! Giờ thì cô là người duy nhất có thể cứu được mạng sống của má tôi mà thôi.
Bà Viễn tiếp lời con:
- Tôi tin rằng cô không nỡ lòng nào để cho bi kịch ấy xảy ra. Mong cô suy nghĩ cho chín.
Khang Tiểu Mai kế lời mẹ:
- Cô Vân ơi! Tôi van xin cô đấy.
Bà Viễn rọi đôi ánh mắt thật ghê gớm vào mặt Kiều Lê Vân:
- Cô cần phải suy xét thêm nữa. Nếu như cô thật lòng thương yêu con tôi, thì cô hãy kịp thời rời bỏ nó ra.
- Nếu không, cô sẽ làm hại anh tôi, và tính mạng má tôi lâm nguy.
Kiều Lê Vân đưa hai tay ôm lấy đầu, nói như kêu lên:
- Tôi không thừa nhận cái tội danh ấy! Đó chẳng phải là việc của cá nhân tôi!
Bà Viễn cười nhạt một tiếng:
- Cô chỉ việc nhận lời bỏ nó, là chúng tôi không oán trách gì cô nữa.
- Bà với cô muốn tôi phải đi đâu? Phải làm gì bây giờ?
Bà Viễn và Khang Tiểu Mai không hẹn mà cùng ngẩn người ra nhìn nhau: Thật vậy. Đòi Kiều Lê Vân phải làm gì đây?
Rốt cuộc, lại nhờ khối óc tinh ranh của Khang Tiểu Mai xoay chuyển lẹ làng luận điệu:
- Chỉ cần cô không thèm nghĩ đến anh ấy, không gặp mặt nữa, không yêu anh ấy nữa... Rồi lâu dần, ngày qua ngày, anh ấy sẽ nguôi lòng đi, không còn tìm tới gặp cô nữa.
Bà Viễn tiếp lời con:
- Đấy! Cứ như thế là được. Cô có thể giúp cho chăng?
- Tôi... Tôi...
Tội nghiệp Kiều Lê Vân! Cuối cùng nàng phải òa lên khóc. Cô gái nào nghe nói đến án mạng và tội trời mà lại không sợ hãi?
Thấy Kiều Lê Vân khóc, Khang Tiểu Mai liền đảo mắt ra dấu cho mẹ. Hai mẹ con cùng đứng dậy. Bà Viễn còn nhẫn tâm nói:
- Cô khóc, rồi cô hãy nghĩ lại cho chín. Nếu như cô cứ còn dan díu với con tôi, không chịu buông nhau ra, thì cô sẽ phải gánh chịu trách nhiệm về mọi hậu quả xảy ra.
Bà dứt lời, Khang Tiểu Mai nắm tay bà; hai mẹ con lẹ làng bước ra ngoài, chỉ còn trơ Kiều Lê Vân khóc nức nở trong phòng khách. Thật là việc đau đớn không ngờ cho nàng, còn hơn trong cơn ác mộng.
Nàng ôm đầu, nằm quay xuống ca-na-pê, sụt sùi khóc tới nửa tiếng đồng hồ nữa, vẫn chưa thấy bà Văn trở về. Bà chưa thể về kịp lúc này được, vì bà phải ra phố mua mấy thứ đồ cần dùng.
Quá đau buồn, quá khổ sở, Kiều Lê Vân khóc hồi lâu mệt lả người đi, vẫn chưa có ai an ủi cho một lời, săn sóc cho một chút. Cuối cùng nàng ngủ thiếp đi trên cái ca-na-pê. Và chẳng bao lâu, nàng lại đi vào một ác mộng.
Bà Văn đi phố trở về. Bà lấy làm nghi hoặc: tại sao cổng ngoài không cài then? Đảo mắt nhìn khắp sân nhà, cũng không thấy chiếc xe mô tô quen thuộc của Khang Thu Thủy. Chồng bà thì hẳn còn đang dạy học, đâu đã hết giờ mà về? Vậy thì, phải chăng con gái bà ra đi đã quên cài cánh cổng?
Bà vội vã bước vào phòng khách. Bà giật mình khi thấy con gái bà đang ngủ lăn lóc trên ca-na-pê, lại còn mê sảng nữa:
- Tôi sợ lắm! Tôi sợ lắm! Ối!!!...
Nghe con kêu thét lên, bà giật mình, lập tức lay gọi rối rít:
- Vân! Vân ơi! Dậy đi con.
- Má! Má ơi! Con sợ muốn chết!
- Con lại mơ thấy chuyện dữ rồi. Mau ngồi dậy đi.
Bà đỡ con dậy, hỏi:
- Tại sao con lại nằm đây ngủ?
- Con sợ lắm!
Kiều Lê Vân còn chưa hết tức tưởi vì chuyện đã qua. Nàng ôm chặt lấy mẹ:
- Má ơi! Con nằm mơ thấy một con quỷ cái, nó xù đầu xõa tóc, nó thè lưỡi ra, dài ơi là dài!... Và nó đưa lưỡi dài quấn lấy cổ con, toan thắt xiết chặt lại con cho chết. Con cố rẫy rụa, gỡ thoát, và bỏ chạy thục mạng.
Thân hình run lẩy bẩy, nàng kể tiếp:
- Con sợ quá, thiếu chút nữa thì tắt thở mà chết!
- Từ nay phải nhớ kỹ: Khi ngủ chớ có đặt tay lên ngực mà mơ thấy chuyện ghê sợ!
- Tại sao lại nằm mơ nhỉ?
Chẳng phải bà Văn không nghe thấy lời con hỏi, nhưng bà vẫn không đáp, vì mắt bà vừa nhận ra hai tách trà đặt ở bàn tiếp khách. Bà suy đoán một chút, rồi đưa tay nâng cằm con gái lên, nhìn vào mắt:
- Có ai đến đây vậy? Mà sao con khóc?
- Mẹ anh Thủy và em gái anh ấy.
Bà vội hỏi:
- Họ lại tới? Họ tới làm gì? Con mau kể lại cho má nghe!
- Họ đến đây uy hiếp con.
- Uy hiếp con? (Bà Văn bồn chồn bối rối) Họ uy hiếp như thế nào?
Sau khi nghe con kể đầu cuối cặn kẽ sự thể vừa diễn ra, bà Văn cảm thấy tức giận, ấm ức trong lòng. Người ta thật đã khinh thường gia đình bà quá lắm. Bà lầm bầm nói:
- Không ngờ! Làm như thế mà họ coi được! Này con! Thế con ăn nói ra sao?
- Con chẳng nói gì. Còn biết nói gì? Vì thế con bật lên khóc. Má ơi, trái tim con tan nát ra rồi.
- Hèn chi con nằm mơ thấy ác mộng như vậy.
Và bà Văn lại gượng trấn tĩnh con:
- Đừng sợ, nghe con! Bọn họ chỉ dọa nạt thế thôi. Chứ dẫu cho án mạng xảy ra thật sự đi nữa, chúng ta cũng chẳng có trách nhiệm gì hết!
Kiều Lê Vân lại đau đớn khóc thút thít:
- Má ơi! Con không thể chịu đựng nổi vụ uy hiếp tinh thần này. Con phải dứt tình với Thu Thủy mới được.
- Ôi chao!...
Bà Văn chỉ còn biết thở dài, chứ còn biết nói sao? Bà biết rằng con gái bà tuyệt giao với Thu Thủy, cũng chẳng phải việc dễ, mà tiếp tục khuyến khích đôi trẻ yêu nhau, thì lại càng khốn khó gay go nhiều hơn, và sợ con gái bà không chịu đựng nổi, sẽ bị khủng hoảng tinh thần, tới mắc chứng thác loạn thần kinh.
Suy đi nghĩ lại một hồi, rồi bà kiên nghị nói:
- Mẹ hắn chỉ dọa, chứ không treo cổ tự sát đâu. Con chẳng cần quan tâm thắc mắc, cũng đừng sợ gì. Má biết con với Thu Thủy chẳng chịu lìa nhau, không ai ngăn rẽ được.
- Con phải bỏ hắn, má à! Chính vì yêu thương hắn, mà con phải xa hắn. Con đã suy nghĩ kỹ rồi. Con không thể làm hại đời hắn. Thà con chịu đau khổ một mình vậy.
- Hắn cũng sẽ đau khổ.
- Qua một thời gian, rồi hắn sẽ quên con, và không đau khổ nữa.
Bà Văn thật cũng đáng tội nghiệp như con gái bà. Nước mắt ứa ra, bà nói:
- Má cũng chẳng có ý kiến gì để giúp con nữa. Tùy con tự liệu mà quyết định lấy thôi.
Lấy tay áo lau nước mắt, rồi Kiều Lê Vân đưa tay ôm lấy cổ mẹ, ghé miệng gần tay thì thầm, như sợ có người ngoài nghe lọt. Chỉ thấy bà Văn luôn luôn gật đầu... Và Kiều Lê Vân kết luận:
- Má à! Hãy cứ thử làm như thế xem sao...
Bà Văn buồn rầu nói:
- Cũng được. Chỉ có điều là khổ cho thằng Thủy.
- Để cho anh ấy phải đau khổ dai dẳng, sao bằng cho anh ấy đau khổ một lần, rồi thôi.
- Đi rửa mặt đi, con!
- Giờ con viết ngay lá thư.
Kiều Lê Vân dùng biện pháp nào? Bà Văn chỉ còn biết nghe theo con gái. Dẫu biết trước biện pháp ấy còn đem lại nỗi đau khổ to lớn hơn, bà cũng đành mặc cho con thử một chút.
o0o
Chiều hôm ấy, thi xong, Khang Thu Thủy đắc ý về bài vở, thoải mái rời khỏi giảng đường. Hắn lại trông thấy bóng dáng thiểu não đáng thương của Đỗ Lê đang thất thểu đi phía trước. Hắn sợ cô sinh viên thất tình này bị giật mình thêm phiền, nên hắn rón rén chậm bước, rồi né tránh nàng.
Bước vào trạm điện thoại, hắn quay số bẩy lần, vẫn không nghe một ai nhấc ống nói lên. Hắn lấy làm lạ: Kiều Lê Vân đi đâu? Bác Văn gái nữa? Như chưa nản lòng, hắn quay thêm ba lần nữa. Nhưng vẫn không có ai tiếp nghe. Hắn thầm đoán:
- Chắn hẳn Vân tìm đến nhà Hồ Bình rồi.
Nhưng bỗng hắn sực nhớ: không phải! Hồ Bình với Diệp Lạc cùng đang có mặt ở trường mà!
- Phải chăng lại mới xảy ra chuyện gì? Mình phải lập tức đến xem.
Hắn lẹ làng đi lấy xe mô tô, mở máy chạy như bay... Hắn thêm ga, tăng tốc độ, tăng nữa, tăng thêm nữa...
Đến trước cửa nhà nàng, hắn hối hả ấn chuông. Hắn nghe tiếng bước chân người, rồi có tiếng hỏi:
- Ai đấy?
- Thưa bác, Thủy con đây ạ.
Cánh cổng mở. Hắn nhận thấy đôi mắt bà Văn còn ướt lệ, thì thầm đoán có chuyện gì xảy ra. Hắn vùn vụt đi vào nhà, miệng gọi lớn:
- Vân ơi! Vân ơi! Anh tới đây. Em ở đâu?
Phòng khách vắng tanh. Phòng riêng của nàng cũng vắng lạnh. Hắn lại chạy ra phòng khách, hớt hải hỏi:
- Bác ơi! Vân đâu ạ? Vân đi đâu rồi?
Bà Văn giụi mắt lắc đầu:
- Bác cũng không biết nữa. Nó gửi lại cho cháu một phong thư đây. Cháu cầm lấy xem đi.
Mở lá thư, đôi tay hắn run run giơ ra, và đọc thấy:
"Anh Thủy,
Đừng buồn khổ khi biết em ra đi, anh nhé! Mối tình của chúng ta, cứ để nó được lưu lại mãi mãi trong ký ức não tâm chúng ta! Giờ chấm dứt này của nó, sẽ là đầu mối trở lại sự yên ổn và hạnh phúc của anh. Chứ nếu nó cứ tiếp tục nữa thì bi kịch sẽ có lúc xảy ra. Anh cứ hỏi, má em sẽ kể lại cho anh biết cái sự thể đáng sợ, mới xảy ra ngày hôm nay.
Chỉ còn cách tốt nhất là em phải đi xa. Anh đừng có tìm kiếm em. Em có thể kiên cường mà sống. Chỉ mong sao anh có thể quên được nỗi đau buồn mau chóng. Hãy vùi đầu vào sách vở. Anh đạt tới thành công và hạnh phúc trong tương lai, ấy là niềm an ủi lớn lao cho em vậy.
Ái tình chân chính không nhất thiết phải cần có sự sống chung trọn đời. Anh hiểu như thế chứ? Anh Thủy! Phần em, em không bị cô đơn buồn bã đâu, vì em đã có bức chân dung của anh bên mình. Mỗi khi nhớ đến em, anh hãy cầm cây đàn violon lên! Tiếng đàn sẽ giúp anh quên đi nỗi buồn đau nhung nhớ.
Thôi, chúng ta xa nhau nhé! Anh Thủy ơi! Đây là tiếng kêu gọi cuối cùng của em.
Vân
(viết vội)"
Đọc xong lá thư ngắn ngủi, nước mắt Khang Thu Thủy đã rơi xuống ướt đầm cả tờ giấy. Hắn gần như nổi điên:
- Không! Con phải có Vân! Con không thể sống thiếu Vân! Con phải đi tìm Vân!
Bà Văn càng đau buồn, chẳng biết an ủi Khang Thu Thủy bằng lời lẽ nào. Rồi bỗng thấy hắn quỳ xuống đất, ôm choàng lấy chân bà mà van lơn năn nỉ:
- Bác ơi! Bác cho con biết đi! Vân đã đi đâu thế? Để con đi tìm Vân về. Chứ bác với bác trai không thể thiếu Vân bên cạnh được!
Bà gắng kéo hắn đứng lên. Bà mấp máy đôi môi run run hồi lâu, mà chưa nói nên lời. Bởi lẽ bà không thể phá hỏng kế hoạch của con gái.
- Bác ơi! Con... Con... Con cần phải có Vân, thì mới sống được.
Bà Văn nói một cách khó khăn ấp úng:
- Em nó... Nó bỏ ra đi bất ngờ, không báo trước gì cả.
Đột nhiên Khang Thu Thủy chạy vụt ra ngoài như điên. Bà Văn hoảng sợ, chạy theo ra kêu gọi:
- Cháu Thủy! Thủy ơi! Cháu Thủy!
Nhưng Thủy đau khổ đến mê man đầu óc, đã nhảy lên xe mô tô chạy đi rồi. Bà Văn vẫn đứng ở cổng gọi với:
- Thủy ơi! Cẩn thận nhé! Coi chừng cẩn thận, cháu ơi!
Bà quay vào, tay gạt nước mắt. Thật ra bà không quen phụ diễn màn tuồng đau khổ loại này. Còn biện pháp nào nữa? Chỉ vì cần có một trái tim chân thành để cứu chữa cái chân tật nguyền của con gái, mà bà phải gắng làm theo ý nó.
o0o
Đã ba ngày rồi, không thấy Khang Thu Thủy xuất hiện nữa. Bà Văn thầm đoán: Chắc là hắn giận con gái bà dứt tình bỏ nghĩa, nên thôi không tìm đến nữa. Nếu hắn bỏ thật, thì lại là một cái may lớn trong sự không may.
Nhưng vấn đề có đơn giản như thế không? Tình yêu giữa đôi trẻ không thể trong chốc lát mà thanh toán đi được.
Khi một con người ngồi cô đơn ở nhà, thường không khỏi nghĩ quẩn.
Hôm ấy, sau một hồi suy nghĩ, bà Văn đang định đứng dậy đi kiếm công việc gì trong nhà để làm cho khuây khỏa... thì bỗng chuông điện reo lên. Bà thầm thắc mắc:
- Chắc không phải Thu Thủy tìm đến!
Thật thế! Chẳng phải Khang Thu Thủy. Nhưng cũng chẳng phải chồng bà, hay con gái bà trở về... Mà đây là cha mẹ và em gái Khang Thu Thủy! Cả nhà họ Khang đã kéo đến nhà họ Kiều vậy.
Sắc mặt cả ba người đều lầm lì và bất ổn. Bà Văn bất giác lui lại một bước, thì bà Viễn cười nhạt một tiếng:
- Thưa bà, hôm nay chúng tôi lại quấy rầy bà lần nữa.
- Không dám! Mời bà, mời ông, mời cô vào chơi.
Ông Viễn đến đây lần thứ nhất, nên tự giới thiệu:
- Thưa bà, tôi là ba Thu Thủy, nay đến thăm gia đình ta.
- Dạ, rất hân hạnh. Kính mời ông bà ngồi chơi.
Bà Văn lăng xăng đem thuốc điếu, rót nước trà mời khách, và không có một phán đoán vội vàng nào về mấy người khách bất ngờ này. Chờ cho bà Văn ngồi xuống đối diện, rồi ông Viễn mới lựa lời vào đề:
- Bởi có một việc, cần phải đến gặp bà. Vậy xin bà thứ lỗi đường đột.
Bà Viễn chẳng buồn nhường lời chồng trước mặt người ta, cứ tranh lấy lời:
- Anh Viễn! Anh cứ ngồi đó, để tôi thưa chuyện với bà Văn. Tại sao anh không nói thẳng vào chuyện?
Và bà quay nhìn bà chủ nhà:
- Thưa bà, con trai tôi nó đi biệt dạng đã ba ngày nay chưa thấy về nhà, cũng không bước chân đến trường học. Chúng tôi đoán hẳn nó đến với con gái bà, hoặc đem nhau đến một nơi nào rồi. Tóm lại, xin bà trả cháu nó về với chúng tôi.
- Tôi thật không khỏi giật mình!
Bà Văn không thể không nói như vậy. Bà tiếp:
- Tại sao tôi phải giấu cậu ấy đi nhỉ? Lẽ nào tôi lại để cho cậu ấy đem con gái tôi đi chơi xa? Bà ăn nói như thế, tôi thiết tưởng thật có chỗ...
- Nếu không vì cô Vân, thì con trai tôi đâu có lâm vào tình trạng vô phương cứu chữa như ngày nay!
Bà Văn cố nén cơn tức giận trong lòng:
- Thưa ông Viễn! Ông nghĩ thế nào về lời nói của bà nhà?
- Tôi... Tôi...
Ông Viễn tắc kỳ ngôn lộ, thì cô con gái láu lém của ông xen vào:
- Thưa bà, ba tôi cũng nghĩ như má tôi vậy.
Bà Viễn khoanh hai tay trước ngực, trông giống như hạng đàn bà tinh quái đanh đá:
- Con gái tôi nó nói đúng. Hôm nay chúng tôi tới đây là để được gặp mặt con trai chúng tôi.
Bà Văn vẫn trang nghiêm, không hề lớn lời to tiếng:
- Thật là điều không thể bàn luận được! Ông bà bảo tôi phải đi tìm hắn ở đâu? Tôi thành thật cho ông bà hay rằng: Cũng đã ba ngày qua, không thấy hắn tới đây. Dẫu thế nào thì đối với hắn, tôi cũng quan tâm không ít.
- Hừm! (Bà Viễn lạnh lùng hừm một tiếng).
Ông Viễn nói:
- Thưa bà, cháu Thủy là đứa con trai duy nhất nối dõi tông đường nhà tôi. Vạn nhất, rủi xảy chuyện gì bất ngờ, thì hậu quả không thể tưởng tượng được. Dù thế nào cũng mong cô Hai nhà ta buông bỏ nó ra.
Bà Viễn tiếp lời chồng, vẫn với giọng chướng ta khó nghe:
- Còn cứ dan díu với nó, thì nhà ông bà cũng chẳng được hay, được lợi gì. Tôi xin nhắc lại thêm một lần nữa: Chúng tôi quyết không thay đổi chủ ý, không bao giờ để cho nó lấy cô Hai đâu.
- Dẫu sao, thì một khi bước chân đến đây, ông bà cũng là khách của nhà tôi, tôi không hề ăn nói xúc phạm đến ông bà. Nhưng ông bà đã xúc phạm đến tôi hơn nhiều rồi.
Bà Viễn vẫn "hừm" một tiếng lạnh lùng. Bà Văn tiếp:
- Thưa ông, thưa bà, thưa cô Ba! Có một sự thật mà quý vị cần biết rõ là: Con gái tôi vì nghĩ đến khói hương nhà họ Khang, đến tương lai sự nghiệp của Thu Thủy, e ngại cho tính mạng của bà, nên nó đã hạ quyết tâm: dứt khoát bỏ cậu Thủy rồi, không còn ngó ngàng tơ tưởng gì đến cậu ấy nữa! Đối trước sự hy sinh tinh thần của nó như thế, kẻ làm mẹ như tôi cũng cảm thấy tự hào tự kiêu. Đương nhiên, tôi hiểu rõ nỗi đau khổ của con tôi lắm.
Bà Viễn vẫn còn hoài nghi:
- Có thật như thế chăng?
- Thưa bà, can cớ gì tôi lại phải nói dối nhỉ? Vậy, từ hôm nay, mong rằng bà hãy giữ gìn răn cấm con trai bà đi, đừng cho hắn tìm đến đây nữa, ấy là tôi tạ ơn trời đất. Nếu không, tôi cũng đành bó tay, bởi vì tình yêu là một cái gì kỳ diệu lắm. Con cái chúng nó không nghe lời cha mẹ, thì cha mẹ biết làm thế nào?
- Được rồi! (Bà Viễn đứng dậy) Mong bà răn dạy cô Hai cho. Tôi thì răn dạy con tôi. Thôi, chúng tôi về.
Không ai nói thêm nửa lời, vợ chồng con cái nhà ông Viễn ùn ùn ra khỏi phòng khách. Bà Văn lặng lẽ tiễn chân họ ra cổng.
Trở vào nhà bếp, bà Văn xới một bát cơm, thêm vào ít thức ăn, rồi bưng vào buồng cho con gái. Bà buồn bã hỏi:
- Con ơi! Con nghe lọt hết rồi chứ?
- Má à! Lúc này con chỉ thắc mắc về anh Thủy: Không hiểu anh ấy bỏ đi đâu? Vạn nhất, rủi anh ấy... thì chẳng hóa ra con làm hại đời anh ấy hay sao?
Bà Văn trấn tĩnh con:
- Hắn cứng cỏi lắm, quyết không làm chuyện gì ngu xuẩn đâu. Thôi, con hãy ăn chút cơm.
- Con không thể ăn được.
- Kìa con! Đã ba ngày rồi con không ăn gì cả.
- Tốt hơn hết là chết đói cho yên.
- Đừng ăn nói gở như thế! Này, ăn đi, má đút cho.
- Con ăn không được! Con nuốt không vào nữa.
Bà Văn phải lựa lời khéo léo:
- Nhịn đói thì thân thể sa sút, thiểu não khó coi. Nếu con còn để cho Thủy nó nhìn mặt, nó sẽ càng buồn đau con ạ.
Kiều Lê Vân động lòng vì lời mẹ nói. Nàng gượng ngồi dậy, vẻ mặt đã có phần tiều tụy, và nàng sợ hối tiếc vì hành vi của mình: "Mình làm khổ mình thì không quan hệ mấy; nhưng không nên để cho Thủy phải khổ đau!"
- Không hiểu anh ấy bỏ đi đâu?
- Chắc chắn là hắn đi tìm con đấy.
- Phải rồi! Chắc thế! Anh ấy đã từng nói: Nếu một ngày nào đó không thấy mặt con nữa, thì anh ấy sẽ đi khắp chân trời góc biển để tìm con.
- Kìa con!...
Kiều Lê Vân đã từ trên giường đùng đùng bước xuống:
- Má ơi! Con phải đi tìm anh ấy. Con phải đem anh ấy về. Con không thể để cho anh ấy khổ thân như vậy.
Bà Văn nắm tay con, giữ lại:
- Biển người ngập đất, con biết hắn ở đâu mà tìm!? Ngồi xuống đi, con! Con đã ốm yếu đi nhiều rồi. Này, hãy cố ăn chút cơm. Nếu không, con sẽ ngã bệnh liệt giường mất!
- Ôi chao! Má ơi! Má...
Nàng lại phục xuống lòng mẹ mà khóc nức nở, thật thê lương đau xót, khiến ai nghe cũng tê tái lòng, huống chi mẹ nàng! Và mẹ nàng chỉ biết để mặc cho đôi hàng lệ tuôn trào.
Bà đã khuyên lơn an ủi nhiều rồi. Bà còn biết nói gì khác để hàn gắn vết thương lòng cho con gái? Bàn tay mặt của bà vuốt ve mái tóc rối bù của con, bàn tay trái bưng bát cơm cũng run lên lẩy bẩy. Bà phải đặt bát cơm lên chiếc bàn đêm. Rồi không nén được nữa, bà ôm lấy con. Hai mẹ con ôm nhau mà khóc.
Gió Lạnh Đêm Hè Gió Lạnh Đêm Hè - Quỳnh Dao