Người không đủ can đảm để mạo hiểm thì sẽ không gặt hái được gì trong cuộc sống.

Muhammad Ali

 
 
 
 
 
Tác giả: Tổng Hợp
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Mo
Upload bìa: Van Mo
Số chương: 13
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2741 / 78
Cập nhật: 2016-07-13 10:17:14 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Gia Đình Và Lời Chúa
in Vui Xuân Lộc - BÀI 8: GIA ĐÌNH VÀ LỜI CHÚA
Bài 8
GIA ĐÌNH VÀ LỜI CHÚA
I.LỜI CHÚA CẦN THIẾT CHO GIA ĐÌNH.
II.ĐỌC LỜI CHÚA THẾ NÀO?
III.SỐNG LỜI CHÚA THẾ NÀO?
LỜI HƯỚNG DẪN.
“Bởi vì gia đình Kitô hữu dự phần vào sự sống và sứ mệnh của Hội thánh, một Hội thánh đang kiên trì lắng nghe Lời Thiên Chúa với tâm tình tôn giáo và đang công bố Lời ấy với lòng tin cậy mãnh liệt, nên gia đình Kitô sống vai trò tiên tri của mình bằng cách đón nhận và loan báo Lời Thiên Chúa: Như thế gia đình ngày càng trở nên một cộng đoàn tin và loan báo Tin mừng” (GĐ. 51).
I. LỜI CHÚA CẦN THIẾT CHO GIA ĐÌNH.
Lời Chúa có cần thiết cho đời sống Hôn nhân và gia đình Công giáo không?
Thưa rất cần thiết vì những lý do chính yếu sau đây:
1. Lời Chúa là Lời tình yêu: Thánh Kinh là bộ sách ghi lại tình yêu của Thiên Chúa đối với loài người. Đọc Thánh Kinh ta sẽ hiểu được tình yêu ấy như thế nào. Cho nên, càng hiểu biết Lời Chúa, ta càng thấm thía hơn tình yêu của Chúa, từ đó biết sống tình yêu đôi bạn sâu sắc hơn theo mẫu mực tình yêu cao vời ấy.
2. Lời Chúa là Lời cứu rỗi, Lời đem lại sự sống cho loài người:“Thầy có những Lời làm cho chúng con được sống” (Ga 6, 68). Nhờ Lời Chúa được ban như lương thực hằng ngày, đôi bạn và gia đình Công giáo luôn tiến triển trong đời sống đức tin và được vững mạnh thực hành các nhân đức.
3. Lời Chúa còn là Lời biểu lộ ý muốn của Chúa Cha, Đấng tác tạo vạn vật do tình yêu. Vì thế, hiểu biết Lời Chúa, đôi bạn và gia đình Công giáo sẽ biết cách sống phù hợp thánh ý Chúa và đó chính là sự trọn lành:“Đây là Con Ta yêu dấu, hãy nghe Lời Người” (Mc 9,7).
II. ĐỌC LỜI CHÚA THẾ NÀO TRONG GIA ĐÌNH?
1. Phải đọc Lời Chúa (Thánh Kinh) trong Đức tin với tâm tình khiêm tốn, đơn sơ “Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu căng và nâng cao kẻ khiêm nhường” (Lc 1, 51-52):
+ Đọc trong ước muốn được dạy dỗ:“Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe” (1 Sam 3, 10);
+ Và sẵn sàng thực hiện điều Chúa dạy:“Phúc cho những ai biết lắng nghe và thực hành Lời Ta” (Lc 11, 28).
2. Phải đọc chậm rãi: Lối hành văn trong Thánh Kinh nhiều khi khác lối hành văn Việt ngữ. Cả cách lý luận, trình bày tư tưởng cũng có thể xa lạ đối với người Việt nam chúng ta. Do đó:
+ Khi đọc xong đoạn sách, nên dừng lại suy nghĩ giây lát: Chúa muốn nói với tôi điều gì qua đoạn Thánh Kinh này? Tôi có thể áp dụng điều ấy như thế nào vào đời sống cụ thể của gia đình tôi?
+ Nếu đọc chung, cha mẹ hoặc anh chị nên gợi ý suy nghĩ cho cả gia đình.
3. Khi đọc hằng ngày, nên đọc lần lượt đoạn nọ tiếp đoạn kia để dễ nắm bắt tư tưởng liên tục của Thánh Kinh.
Nếu không, ít là vào các giờ kinh gia đình tối thứ bảy và áp lễ trọng nên đọc bài Tin mừng của Thánh Lễ, giúp dễ hiểu bài giảng của Thánh lễ.
4. Chia phiên cho con cái đọc sẽ có nhiều điểm lợi. Em nào đọc, phải coi trước.
Bậc cha mẹ nên nhận định điều này: Hiện nay con cái có nhiều cơ may hơn mình xưa kia trong việc học hỏi Thánh Kinh và Giáo lý. Do đó, cha mẹ cần tìm dịp bổ túc kiến thức tôn giáo của mình (tìm đọc sách dẫn giải đơn sơ về Thánh Kinh; đọc các bài học Giáo lý của con cái).
III. GIA ĐÌNH SỐNG LỜI CHÚA THẾ NÀO?
Đọc Thánh Kinh chung trong gia đình có điểm lợi là mọi người được hướng dẫn bởi cùng một Lời Chúa trong ngày, và như vậy, dễ giúp nhau thực hành Lời Chúa hơn:
1. Tối hôm trước, nhờ sự hướng dẫn và chia sẻ, mọi người đã hiểu Chúa muốn dạy mình điều gì rồi; cũng đã được gợi ý để thực hành điểm nọ điểm kia cho ngày hôm sau.
2. Tối hôm sau, trao đổi xem mỗi người đã thực hành quyết tâm hôm trước ra sao, có gì khó khăn, vướng mắc... Hướng dẫn hoặc khích lệ thêm để cả nhà sống Lời Chúa.
3. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất để sống Lời Chúa là:
+ Một khi đã xác tín “Mọi sự trong Thánh Kinh được Thiên Chúa linh ứng, có ích lợi cho việc dạy dỗ, biện bác, sửa trị và rèn luyện trong công chính” (2 Tm 3, 16), chúng ta phải cương quyết để Lời Chúa canh tân cuộc sống chúng ta: Loại bỏ tự ái, kiêu căng, cố chấp để “tập tành” các nhân đức.
+ Nhất là phải kiên trì. Việc từ bỏ nết xấu, thực tập nhân đức không phải là công việc 1 tháng, 1 năm, nhưng là trọn đời. Do đó, phải bền chí, phải có tâm hồn lạc quan, phấn khởi và hy vọng...
Với vài điểm thực hành căn bản đó, nếu kiên trì thực hiện, chắc chắn gia đình sẽ được Chúa ban nhiều hồng phúc:“Phúc cho những ai biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa” (Lc 11, 28).
BÀI HỌC
23. H. Lời Chúa có cần thiết cho đời sống Hôn nhân và Gia đình Công giáo không?
T. Lời Chúa rất cần thiết cho đời sống Hôn nhân và Gia đình, vì:
+ Lời Chúa là Lời tình yêu.
+ Lời Chúa ban sự sống.
+ Lời Chúa biểu lộ ý muốn của Thiên Chúa.
24.H. Phải đọc Lời Chúa thế nào?
T. Phải đọc Lời Chúa trong Đức tin với tâm tình khiêm tốn, đơn sơ, trong ước muốn được dạy dỗ và trong tư thế sẵn sàng thực hiện điều Chúa dạy.
25. H. Đọc Lời Chúa trong gia đình thì được những ích lợi nào?
T. Khi đọc Lời Chúa trong gia đình, mọi người không những được thánh hóa, nuôi dưỡng (x. Hc. MK. 21), mà còn được hướng dẫn bởi cùng một giáo huấn nên dễ giúp nhau thực hành Lời Chúa hơn.
Giáo Lý Hôn Nhân-Công Giáo Giáo Lý Hôn Nhân-Công Giáo - Tổng Hợp Giáo Lý Hôn Nhân-Công Giáo