Outside of a dog, a book is man's best friend. Inside of a dog it's too dark to read.

Attributed to Groucho Marx

 
 
 
 
 
Tác giả: Philippe Labro
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Đỗ Quốc Dũng
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 26
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2089 / 47
Cập nhật: 2015-08-21 15:22:34 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 22
rời ngày càng lạnh hơn. Khách sạn ở khá gần, nhưng, vì Clara khẳng định cô không thể đi bộ về tận khách sạn, nên Franz vẫy một chiếc taxi.
Một cuộc trao đổi ngắn gọn với người tài xế bắt đầu. Ông ta không hiểu sao mình phải chấp nhận một cuốc ngắn như vậy. Franz gợi ý với ông ta xuôi xuống rồi lại ngược lên Đại lộHuntington, sau đó sang Đại lộMassachusetts, như thế, chuyến đi sẽ đáng kể. Tài xế, một người đàn ông đứng tuổi dânBostonnói giọng địa phương đặc sệt, vui đùa:
- Như cậu muốn thôi, cậu bạn thân mến, nếu làm vậy là ổn với cậu thì cũng ổn với tôi. Thậm chí, chúng ta có thể làm một vòng quanh thành phố miễn là cậu thích.
Franz đáp:
- À phải, một ý rất hay đấy, hãy làm thế đi, chúng ta cùng làm một vòng quanh thành phố.
- Cậu nghiêm túc đấy chứ?
- Dĩ nhiên rồi, bác làm thế đi!
Trong taxi, cô ngả đầu lên vai anh. Chính Franz là người cất lời trước:
- Tôi đã thật vất vả mới lớn lên được. Mang trí tuệ của người trưởng thành trong cơ thể một đứa trẻ, tôi chưa bao giờ thực sự mô tả được cho em thấy hết những thử thách phát sinh từ việc đó. Một trong những đặc điểm của người có chỉ số IQ rất phát triển - tôi từng đạt từ160 đến 174 điểm, số điểm này, theo các chuyên gia trường nội trú, đã khiến tôi bị xếp vào loại hết sức hiếm hoi - đó là một dạng dị ứng với những đứa trẻ khác. Tại sao em lại cho rằng tôi tìm kiếm em trong sự cô đơn của em trong băng ghế ấy? Càng lớn, tình trạng cô lập ngày càng tăng dần. Vì thế mà rất nhiều trong số những người có năng khiếu đặc biệt bị suy sụp tinh thần. Việc tự sát chẳng xa xôi gì. Người ta bỏ mặc những người chết giữa đường đời. Tôi gặp bao nhiêu khó khăn mới vượt qua được chướng ngại vật ấy. Bởi tôi cũng không phải ngoại lệ.
Clara:
- Đôi khi, nghe anh nói, tôi từng nghĩ rằng anh mang trong mình sự khôn ngoan của một người đàn ông có tuổi và rồi, trong ngay một giây tiếp theo, anh lại trở lại là một cậu bé. Tôi chưa bao giờ hoàn toàn xác định nổi anh ở đâu giữa hai trạng thái đó và tôi mong anh thứ lỗi.
- Khi tới Harvard, tôi đắm chìm trong mọi thứ: khoa học, sinh học - đặc biệt là sinh học - nhưng đồng thời còn có cả tài chính, khảo cổ học, tin học, âm nhạc. Tôi khó mà tìm nổi bạn bởi tôi luôn tiến quá nhanh so với họ. Tôi đã phải đi chậm lại để không tự gạt mình ra ngoài lề, tôi đã phải cố gắng để trở nên tầm thường một chút. Cũng đã có một hoặc hai chuyện tình cảm, nhưng tôi không thể nào nói rằng mình thực sự yêu cô gái này hay cô gái khác. Tôi không thể nào nói rằng họ đã cảm thấy thoải mái với tôi. Tôi luôn không khéo léo với phụ nữ.
Cô khẽ bật ra một tiếng cười tinh ranh, đỏm dáng.
- Có chứ, anh đã rất khéo léo với tôi kể từ lúc anh gõ cửa phòng thay đồ của tôi. Rất, rất khéo léo đấy.
- Với em, đó không phải sự khéo léo, mà là tôi cảm thấy mình tự do.
Cô nói không hề cảm thấy thời gian trôi đi:
- Tôi đã làm việc như điên. Giống như những nhạc công Trung Quốc: chín đến mười tiếng mỗi ngày. Tôi đã hiểu rõ hơn điều gì có lẽ làm nên tính cách mình: tôi chưa bao giờ có mẹ. Một ngày, điều ấy ập xuống tôi khi tôi mang hoa tới đặt trên mộ bố mình - nó giống như một giọng nói phát ra từ sâu thẳm trong tôi: còn mẹ mi đâu? Con người xa lạ đã ra đi vào ngày tôi chào đời ấy, sự tước đoạt hoàn toàn những ngọt ngào và hơi ấm áp, tôi không bao giờ biết được thế nào là một người mẹ, tôi chưa bao giờ được hét lên gọi "Mẹ ơi". Tôi chưa bao giờ được người đàn bà đã hạ sinh ra tôi ôm vào lòng. Khi nghĩ đến chuyện này, vào lúc tôi nói với anh điều ấy, tôi nhận thấy chắc chắn anh cũng chẳng biết về nó nhiều hơn tôi. Có lẽ đó là lý do giải thích tại sao chúng ta lại giống nhau một cách bí hiểm như vậy - bởi vì, tôi vẫn còn nhớ, anh đã từng nói về sự bí hiểm. Nhưng tôi đã không tiến lại gần anh. Quả thực là như vậy, tôi đã gạt bỏ anh khỏi ký ức của mình, bởi tôi bị ám ảnh bởi câu nói sáo rỗng về việc bước sang một trang mới - cần phải lật sang trang mới: "Xóa sạch, và tiếp tục." Tôi đã làm việc mà chẳng hề suy nghĩ, làm việc một cách điên cuồng. Tôi đã chẳng hề thấy cuộc sống. À, tôi làm vậy để có được nó, cái dấu hằn của mảnh tựa cằm cằm dưới hàm ấy, và tôi có nó! Anh thấy không, đây này, đây, nắm lấy tay tôi.
Cô đưa ngón tay Franz lướt trên khuôn mặt mình. Anh chạm đến vùng da nơi một nghệ sĩ violon có thể có một vết hằn, trên cổ, phía bên trái, dưới hàm. Anh vuốt ve làn da ở nơi cô thường xuyên tì lên đàn violon, làn da mềm mại, mịn màng, dưới đó lớp thịt hơi chai lại và xốp xốp. Anh muốn ôm cô vào lòng nhưng có điều gì đó giữ anh lại, anh rút tay về. Cô lại nắm lấy bàn tay ấy và đặt lại vào nơi có vết hằn.
Franz:
- Được vuốt ve làn da em thật là tuyệt. Trước đây, tôi gần như chẳng dám lại gần em, em quá xa vời, không chạm tới được. Tôi thực sự ngỡ rằng trái tim mình sẽ tan vỡ sau ngày em ra đi. Tôi đã bắt đầu cảm thấy vết rạn nứt mà em từng nói với tôi, vết rạn nứt khiến người ta thấy nhói đau trong lồng ngực. Vậy nên tôi quyết định không trở lại bên hồ nước nữa. Tôi đã tới một đất nước khác. Tôi lao vào học đủ mọi thứ, nhiều ngành đến mức giờ đây tôi có thể làm bác sĩ, nhà nghiên cứu, chủ ngân hàng hay giáo viên lịch sử, bất cứ làm gì thì tôi cũng có thể làm tốt như nhau!
- Vậy ư, vậy anh muốn mình thành người thế nào?
- Còn em thì sao?
- Tôi ư, tôi vẫn chưa đạt được giai đọan mà công việc của tôi có thể xóa đi mọi dấu vết lao động.
Cay đắng, cô thú nhận bằng một giọng trầm trầm:
- Tôi biết rất rõ rằng có tồn tại một tầm vóc khác nhưng tôi không thể chạm tới được.
- Chính điều đó làm em bực bội khi em chơi đàn phải không?
- Làm thế nào mà anh nhận ra được điều ấy?
- Tôi đã nhìn em chơi mà, Clara, và tôi đã nhìn em nhiều hơn là nghe em chơi đàn. Tôi đã chỉ làm việc ấy, và tôi cho rằng một ngày nào đó em sẽ đạt được điều này, rằng em chưa hoàn toàn ở trạng thái được nhận ân huệ.
- Không, không, tôi chẳng bao giờ được như thế cả.
Nước mắt lại dâng lên trong mắt cô.
- Không bao giờ! Tôi chẳng biết thế nào gọi là ân huệ cả.
- Thôi nào, rồi em sẽ đạt được điều đó.
Anh ôm chặt cô vào ngực mình, cánh tay vòng qua vai cô. Anh thầm thì:
- Em có biết bao nhiêu ân huệ, thật đáng xấu hổ nếu không thừa nhận điều ấy. Em luôn mang theo nó bên mình, em xinh đẹp, tôi có thể đọc được mọi thứ trên vầng trán nghiêng nghiêng của em, trên những ngón tay em. Tôi có thể nhận thấy sự cô đơn nơi em, gánh nặng quá khứ của em, công việc đầy nghị lực của em, lựa chọn của em, và kết quả của lựa chọn ấy.
Bầu không khí trở nên yên lặng. Chiếc taxi lướt đi trong đêm. Họ phóng qua trước những tòa nhà cao ngất bằng kính và thép, với những tầng dùng làm văn phòng vắng ngắt, sáng rực ánh đèn, và đôi khi, thấp thóang một bóng dáng mảnh khảnh, có lẽ là người gác đêm nào đó đang đi tuần ở những nơi mang sắc bạc chẳng hề có sự hiện diện nào của con người này. Họ cũng đi qua những khu phố nghèo nàn, những khung cảnh thê thảm, họ dừng lại ở những chỗ có đèn giao thông, chẳng có nhiều người trên phố. Franz tiếp tục:
- Em xứng đáng được mọi người yêu mến biết bao! Đừng phản đối, tôi chỉ nói lại những gì đã nói trước đây thôi, phải thế không?
Chiếc taxi đi một vòng xuyên qua thành phố. Nó ngược lên Huntington, Massachusetts, Đại lộ Baverley nhiều lần, và cố tình lòng vòng trên nhiều đại lộ trước khi quay lại khu trung tâm. Họ chẳng hề dõi theo hành trình của nó.
Franz:
- Vậy đấy, phải, tôi chẳng thay đổi gì. Tôi nắm trong tay năng khiếu đặc biệt, nhưng tôi cũng dễ bị tổn thương, bất chấp dáng vẻ bề ngoài của mình - à phải, đương nhiên, tôi to con và tôi chơi thể thao, luyện tập cơ bắp, và tôi lớn lên, phải rồi, thế đấy, tôi khỏe thêm, tôi vỡ tiếng, tôi là một anh chàng bảnh bao, phải thế không? Nhưng tôi không hề mất đi điều gì thuộc về thời thơ ấu của mình, không gì cả. Đặc biệt là mong muốn yêu và được yêu.
Cô nhớ lại cái ngày mà khi nhìn anh chạy xa dần khỏi băng ghế và hồ nước, cô đã mong ước không có điều gì bất hạnh xảy đến với anh. Cô ý thức được rằng Franz thuộc kiểu người mà người ta lo sợ họ chỉ được thỏang ở bên trong một cuộc đời. Cô nói:
- Anh xứng đáng được hạnh phúc.
- Điều ấy không khó đến mức thế đâu.
Cô nhắc lại câu hỏi của mình:
- Anh muốn mình thành người thế nào?
- Thành người mà em muốn biến tôi thành.
Cuối cùng, chiếc taxi cũng đưa họ tới đích. Khi bước xuống xe, Clara lại cảm thấy đôi chân anh, cơ thể anh, sức sống trong đôi tay, lồng ngực và hai bên hông anh. Cái lạnh quất vào mặt cô, cô mỉm cười với nó và quay về phía Franz, anh cũng đang gửi đến cô nụ cười ấy. Giờ đây giữa họ, tâm trạng lưỡng lự đã nhường chỗ cho khát khao, hy vọng, cho niềm vui sướng câm lặng. Khi hai người bước vào khách sạn, họ có vẻ đã là một đôi.
Franz Và Clara Franz Và Clara - Philippe Labro Franz Và Clara