Nếu bạn không đủ sức để chịu thua, bạn cũng sẽ không đủ sức để chiến thắng.

Walter Reuther

 
 
 
 
 
Tác giả: Philippe Labro
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Đỗ Quốc Dũng
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 26
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2089 / 47
Cập nhật: 2015-08-21 15:22:34 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 8
uy cho cùng, có lẽ kể ra cũng không có gì là khó và có lẽ việc này giúp chị thấy ổn hơn.
- Bạn thấy chưa, bạn hiểu rõ là bạn có thể.
- Tức là em yêu cầu chị giải thích, và việc đó thì chị không thể. Giải thích, thì không - kể, thì có. Nói mọi việc thế nào hay mọi việc đã thế nào thì được. Nhưng nói tại sao thì chị không thể.
- Vậy thì hãy nói cho tôi biết mọi việc thế nào. Trái tim tan vỡ là như thế nào?
- Nó giống như Nietzsche đã viết đâu đó trong Rạng đông, Nietzsche đã từng...
- Được rồi, được rồi, tôi biết rồi, tôi biết rất rõ Nietzsche là ai, vả lại không phải Nietzsche đã từng. Ông ấy vẫn đang! Rạng đông à? Quyển thứ tư, ngay trước Niềm vui của Tri thức.
- Franz, kể toàn bộ chuyện này ra là một việc khá tế nhị. Vì thế em làm ơn đừng khoe mẽ sự uyên bác của mình nữa đi.
- Được thôi, xin lỗi.
- Thế đấy, trái tim tan vỡ là thế nào ư? Đó là điều Nietzsche đã nói: "Rạn nứt như một chiếc cốc khi đột nhiên người ta đổ nước nóng rẫy vào đó." Em cảm thấy một đường rạn trên ngực trái của mình, bên phía trái tim, tất nhiên là thế. Em tự nhủ, mình sẽ ngủ, mình sẽ thở, mọi thứ sẽ dịu đi, mọi thứ sẽ được giải quyết, sẽ không còn đau xé lòng như thế này mãi, nhưng mọi thứ không dịu đi. Giá mà chỉ có phần đó trên cơ thể em, nhưng còn có mạn sườn, vùng thắt lưng, lồng ngực, phía bên phải cũng căng ra như bên trái. Thật nặng nề, rồi vỡ vụn, thế là hết, em vỡ vụn. Em mất hứng thú với mọi thứ.
- Những thứ gì?
- Mọi thứ. Em tự hỏi làm sao mình sống lại với điều mình tưởng đã lãng quên, tức là cái việc đơn giản là sống một mình. Sống với sự thiếu hụt. Và lúc đó thì thật cay đắng, phải, và còn chua chát nữa, sự chua chát ngấm qua cơ thể em. Cơ thể em trở nên khô khốc. Nó từ chối mọi thứ. Bước đi làm em đau, ăn uống thì đừng có nói đến, ngủ ngáy cũng tương tự.
- Còn chơi violon?
- Hỏi hay đấy, Franz. Chơi violon cứu vớt chị. Chị tự buộc mình không được bỏ lỡ dù chỉ một buổi làm việc trong khi mọi thứ xui khiến chị nằm dài trên giường, để đau khổ và chờ đợi, nhưng chờ đợi cái gì, chờ đợi điều gì đó biến đi ư? Thế nên chị ép mình đến đúng giờ, thậm chí đôi khi còn đến trước những người khác, bởi chị sợ ánh mắt của họ. Chị đã từng rất ngạo mạn, rất thờ ơ và kiêu căng khi có tình yêu ấy, điều đó đã tách chị khỏi dàn nhạc, khỏi những người bạn của chị, những đồng nghiệp thì đúng hơn. Sau mỗi buổi diễn, luôn có một khoảng thời gian, lúc ở trong hành lang của tầng hầm nằm phía dưới hậu trường, sau khi đám phụ nữ trút bỏ những bộ váy dài đen, nam giới cởi bỏ những chiếc áo khoác dài hẹp tà cùng sơ mi trắng, mọi người đều mặc thường phục. Thế là trông mọi người lại giống với tuổi thực của mình, mọi người cười đùa, hút thuốc, đôi khi còn ôm hôn nhau. Thỉnh thoảng, nhạc trưởng cũng ở đó, người thường đẫm mồ hôi. Ông ấy không có thời gian để trút sạch thứ âm nhạc đã được khoác lên người mình. Thực ra, ông ấy nhận những lời khen ngợi từ bạn bè, khách mời, đồng nghiệp mà không hề nghe thấy chúng vì ông vẫn còn bị mê hoặc bởi Mahler hay Brahms. Đó là một thời khắc đẹp, khi tình bạn, niềm vui được cùng nhau chia sẻ, thành công đã khiến mọi người xích lại gần nhau trước khi cả đội giải tán. Thế đấy, còn chị, suốt quãng thời gian yêu người đàn ông đó, chị đã bỏ qua khoảng thời gian ấy. Chị đã gạt bỏ và coi thường nó. Thậm chí chị còn không thay trang phục biểu diễn để có thể ra về nhanh hơn, chạy nhanh hơn đến chỗ hẹn, đến với những thứ mà chị biết đang chờ đợi mình, những căn phòng, những chiếc giường, cảm giác ham muốn của bản thân được thỏa mãn trọn vẹn. Sau đó, chị đã rất khó khăn để tái hòa nhập vào bầu không khí sau buổi hòa nhạc. Chị tưởng như đã đọc thấy ở mọi nơi, trong mọi ánh mắt sự phán xét và mỉa mai của những con người mà chị từng xem thường cử chỉ và lời nói của họ. Đến nay, vì biết rằng chẳng cái gì cũng như chẳng còn ai đợi chờ chị ở bên ngoài vào giờ mà trên những con tàu của công ty vận tải, những bóng đèn to, đèn nhỏ đã được bật sáng, khi mà hồ nước lóng lánh dưới ánh đèn và ánh trăng, chị nán lại trong tầng hầm. Chị không đến mức tìm kiếm một nụ cười, một câu nói "Anh đưa em về nhé?", hay "Chúng ta cùng làm một cốc cà phê được không?". Chị tìm kiếm âm thanh, hơi ấm từ mọi người, một cảm giác cô đơn, chị để khoảnh khắc ấy kéo dài ra, bởi vì biết rằng khi trở về nhà bà cô già nua của chị, chị sẽ lại cảm thấy vết rạn trên chiếc cốc.
Franz Và Clara Franz Và Clara - Philippe Labro Franz Và Clara