When they asked me what I loved most about life, I smiled and said you.

Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Philippe Labro
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Đỗ Quốc Dũng
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 26
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2089 / 47
Cập nhật: 2015-08-21 15:22:34 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 6
áng hôm ấy, vừa rời sảnh nhạc tôi lập tức đưa mắt tìm kiếm chiếc ghế băng và nhận thấy Franz đã lại ngồi vào chỗ của cậu. Điều ấy khiến tôi vui, một cảm giác hài lòng xâm chiếm tôi, một cảm giác khuây khỏa khi nhìn thấy, từ phía sau lưng, bức tượng mảnh khảnh màu xanh đang bất động và chờ đợi tôi. Tôi rảo bước. Suýt nữa thì đã chạy.
- Thứ lỗi cho tôi vì hôm qua đã vắng mặt - cậu nói, ngay khi tôi vừa ngồi xuống, thậm chí trước cả khi tôi kịp chào cậu.
Cậu tiếp tục:
- Thứ lỗi cho tôi, một số chuyện đã khiến tôi bỏ rơi chị. Nhưng tôi muốn nói với chị rằng tôi nhớ chị.
Tôi nhận thấy rằng Franz lưỡng lự giữa cách gọi tôi là "bạn" và "chị", nhưng tôi không phân biệt được thời điểm và tâm trạng giải thích cho cách lựa chọn của cậu. Tuy nhiên, tôi cảm tưởng có một sự tinh tế nào đó, một bước chuyển thái độ rất nhỏ, như thể từ "chị" được dùng khi cậu nói với người phụ nữ hơn tuổi mình, trong khi từ "bạn" sẽ thắng thế khi, vì lý do này hay lý do khác, cậu cảm thấy ngang hàng với tôi, thậm chí trên hàng tôi.
- Chị cũng thế, chị nhớ em, tôi đáp.
- À đấy, chuyện tự nhiên thôi, phải thế không? Nhưng tôi hy vọng là bạn đã tận dụng thời gian để suy nghĩ về khoảng trống.
- Không, không hẳn thế, tôi vừa nói vừa cười. Vì chị không hiểu rõ em muốn định nghĩa khoảng trống thế nào.
Cậu sôi nổi hẳn lên:
- À đấy, chính xác, không thể định nghĩa được nó. Giữa chiếc ghế băng này và cái hồ, ở kia, cách chúng ta vài mét, có khoảng trống.
- Không, đó là không khí.
- Phải, nhưng không khí, đấy là một định nghĩa cụ thể, do đó chẳng thú vị. Đó là lĩnh vực khoa học. Tôi biết chứ. Nó đong đếm được. Nó nghiên cứu được. Tôi biết tất cả những điều này. Người ta biết không khí là cái gì, nhưng khoảng trống thì người ta lại không biêt.
Cậu bực bội:
- Khoảng trống, đó là cái trừu tượng, và cái đó thì tôi không biết. Khoảng trống có ở khắp mọi nơi: tôi chạy đi sau ki tạm biệt bạn, vì tôi bị muộn buổi học thực hành, đó là lúc tôi chạy trong khoảng trống. Bạn đã bao giờ chỉ suy nghĩ về mọi khoảng trồng tồn tại xung quanh chúng ta chưa.
Cậu dang hai tay, chỉ bằng một động tác, ôm gọn cả bầu trời, những đám mây, mặt trời, mặt đất, và gì nữa nhỉ, cái vô tận!
- Nghe này, Franz, chị không hiểu em. Với chị, mọi vật gắn liền và nối tiếp nhau.
- À, điều này, tôi đồng ý, hoàn toàn đồng ý. Thậm chí tôi còn cho rằng mọi vật giao tiếp với nhau, nhưng không phải vì thế mà khoảng trống không tồn tại. Những người không muốn nghĩ về khoảng trống là những người lười nhác. Hoặc là họ lo sợ. Nhưng sợ hãi hay lười nhác thì cũng đồng nghĩa với nhau. Còn tôi, tôi không sợ khoảng trống, tôi không thể ngăn mình nghĩ về nó. Đó là ý nghĩ cuối cùng của tôi trước khi chìm vào giấc ngủ. Đó là một trong nhiều lý do khiến tôi luôn khó ngủ.
Cậu nín lặng, nghiên đầu về phía trước, hai bàn tay đỡ lấy má, khuỷu tay chống lên đùi, và tôi nhận ra rằng hiếm khi câu có cái vẻ của một đứa trẻ. Một chút dỗi hờn, một chút bướng bỉnh, cùng một ánh sáng mất hút đâu đó ngoài mặt hồ. Cậu đứng thẳng dậy và thở dài:
- Thôi, chúng ta sẽ lại nói về chuyện này vào một ngày khác. Nhưng không phải ngày mai, tôi e là thế, bởi mai là thứ Bảy cũng như Chủ nhật.
- Em nhầm rồi, sẽ có hai buổi hòa nhạc. Tại sao em lại nghĩ bọn chị cứ tập luyện như thế suốt cả tuần?
- Dĩ nhiên, tôi thật ngốc. Thực ra, chính tôi mới là người sẽ vắng mặt.
Cuối cùng, cậu cũng để lộ cho tôi một thông tin cụ thể:
- Tôi học nội trú tại trường Kurslar, cách đây mấy phố liền, ở đầu bên kia cây cầu có mái che. Người giám hộ cho gia đình chỉ định (cậu nhấn mạnh ở từ "gia đình") sẽ đến đón tôi và trưa thứ Bảy, và tôi sẽ ở lại nhà ông ta hai ngày. Ông ta có một ngôi nhà ở ngoại ô.
Cậu thở dài:
- Tôi thực sự lấy làm tiếc. Tôi rất thích tới nghe chị chơi trong buổi hòa nhạc.
- Em chẳng bỏ lỡ gì đâu, Franz ạ. Chị chỉ là một người chơi violon nhỏ bé ngồi ở hàng thứ ba, chính là em nghe cả dàn nhạc chơi, chứ không phải mình chị. Chỉ chỉ là người thứ sáu mươi trong dàn nhạc. Bất kỳ ai cũng có thể thay thế chị.
Cậu tiến lại gần tôi trên ghế và lắc mạnh tay tôi. Tôi buộc phải nhẹ nhàng đẩy cậu ra. Cậu lùi lại, chỗ tóc trên trán rối tung.
- Chị đừng nói thế! Chị đừng nói thế!
Đừng bao giờ nói thế. Không bao giờ được tự ti, không bao giờ! Hơn nữa, tôi, đứng giữa căn phòng, dù cho chị là người chơi violon ở hàng thứ ba hay không, tôi vẫn tin chắc mình sẽ nghe thấy âm thanh từ nhạc cụ của chị, của chị chứ không phải của ai khác. Tôi chắc chắn rằng khi tập trung cao độ, người ta có thể chỉ nghe thấy tiếng của một cây violon nếu người ta thực sự muốn làm điều đó. Và tiếng chỉ của một cây sáo hay một cây đại hồ cầm. Tất cả những gì phải làm, đó là tập trung, là tập hợp năng lượng của mình vào một điểm duy nhất, một thứ duy nhất. Đó là chìa khóa của cuộc sống.
Tôi chưa bao giờ nghe thấy cậu ấy liến thoắng như vậy, hùng hồn như vậy, nhưng tôi không ưa lắm cái điều cậu ấy đang nói. Nó gợi nhắc trong tôi những kỷ niệm buồi. Tôi nói:
- Điều đó, chị không nhắc là nó có thể xảy ra.
Cậu lại một lần nữa tiến đến gần tôi, được niềm tin mạnh mẽ trong chính mình thôi thúc, đôi mắt xanh vàng của cậu vẫn ánh lên một tia sáng dai dẳng.
- Điều đó có thể xảy ra nếu tồn tại một mối liên hệ giữa người chơi nhạc và người nghe nhạc. Chị đã nói với tôi rằng chị nhớ tôi, và tôi cũng vậy, tôi nhớ chị và tôi đã nói điều đó với chị. Như thế nghĩa là ít nhất một lần, ngày hôm qua, cả hai chúng ta đều đã nghĩ rất nhiều về nhau, đúng không?
- Đúng, như em nói.
- Được. Và thế, nếu chị đang chơi giữa giàn nhạc, và chị nghĩ đến người đang nghe chị, lẫn trong đám khán giả - thực ra, có bao nhiêu chỗ ngồi trong khán phòng?
- Ồ, hẳn phải có một nghìn năm trăm đến một nghìn tám trăm người xem.
- Tốt lắm, tuyệt vời, như vậy hợp với tôi. Và thế, nếu trong khi chơi đàn, chị nghĩ đến người đang nghe cả dàn nhạc giữa một nghìn tám trăm khán giả, người này chắc chắn - tôi nói rõ là chắc chắn! - có thể phân biệt được tiếng đàn violon của chị với âm thanh của các nhạc cụ khác và người này sẽ chỉ nghe thấy chị.
Vì một lý do mà tôi không muốn nêu lên, câu nói của cậu làm tôi thấy bực tức. Kỷ niệm về những lời nói tương tự lại hiện về. Tôi quanh co và muốn giăng bẫy cậu:
- Franz, giữa cây đàn violon và người xem trong khán phòng ấy, có một khoảng trống đúng không? Có cái khoảng trống trứ danh của em. Vì em nói với chị là khoảng trống có ở khắp mọi nơi.
Cậu hét lên với vẻ vui mừng hớn hở trong giọng nói:
- Hoàn toàn không! Đúng thế, hoàn toàn không! Không tồn tại khoảng trống khi có cảm xúc. Rồi âm nhạc. Rồi cả một mối liên hệ giữa hai con người đang...
Cậu không nói hết câu. Dường như cậu lơ lửng, trong trạng thái dừng. Cậu đã hoàn toàn quên mất cái túi giấy bên cạnh mình.
- Hôm nay, em không ăn trưa sao? tôi hỏi cậu.
- Không, không cần. Quá nhiều cảm xúc, chắc chắn thế.
- Đây là lần thứ hai em sử dụng từ ấy trong vòng vài giây: cảm xúc.
Franz lại quyết định nói. Sau nhiều lần liên tiếp, cậu khiến tôi có cảm giác cậu đã đoán được điều gì đang vẩn vơ trong tôi. Tôi vừa nghĩ đến một vết thương, cậu liền nói với tôi về điều gây đau đớn. Cậu tiếp tục:
- Dĩ nhiên, người ta cũng có thể quen với nó. Dường như con người quen với mọi thứ. Nhưng đôi khi nó mạnh mẽ, dữ dội, bạn đã biết cảm giác ấy khi bố bạn mất, còn tôi, tôi cũng đã biết, theo cách của tôi. Dĩ nhiên là khác với bạn, nhưng nó cũng xảy ra rồi.
Bởi vì, như cậu đã khẳng định, cậu không thể trả lời trực tiếp vào một câu hỏi trực tiếp, thế nên tôi không cố hỏi cậu đang ám chỉ điều gì. "Người giám hộ do gia đình chỉ định", cậu đã nói thế - gia đình nào? Cậu đưa một ngón tay chỉ về phía hồ.
- Lúc nãy tôi đã nhìn thấy những chú mòng biển bay qua khi ngồi đợi bạn trên ghế băng. Những chú mòng biển trắng trên mặt hồ xanh, ở trên kia, thật đẹp và thư thái. Đó là cách thư giãn tốt nhất, bạn không thấy thế sao, vẻ đẹp một khoảng khắc ấy? Lúc nào cũng cần phải nắm bắt được vẻ đẹp của một khoảng khắc.
Cậu đã lấy lại được giọng nói vui vẻ hơn. Tôi đáp:
- Đây là điều mà chị từng rất khó mới có thể làm được trong một thời gian dài, đặc biệt sau chuyến đi đếnLondon. Chị lớn lên và cứ tin rằng mình sẽ chẳng bao giờ sống được như em miêu tả. Rồi chị yêu một người và tất cả thay đổi, mỗi khoảng khắc, như em nói, đều thật đẹp và đáng được năm bắt. Nhưng điều đó không kéo dài.
- Tại sao?
- Bởi vì nó không kéo dài, thế đấy.
- Đừng bực tức, chị không buộc phải kể cho tôi nghe dù đó là chuyện gì.
- Chị không bực tức, Franz ạ. Trái tim chị tan vỡ lần thứ hai, thế thôi.
- Giải thích cho tôi thế nghĩa là thế nào, trái tim tan vỡ ấy.
- Chị rất tiếc, Franz, nhưng điều đó không lý giải được.
Franz Và Clara Franz Và Clara - Philippe Labro Franz Và Clara