Có tiền và có những thứ tiền có thể mua được là điều tốt, tuy nhiên, đôi khi cũng nên xem lại và đảm bảo rằng mình không mất những thứ mà tiền không mua được.

George Horace Lorimer

 
 
 
 
 
Tác giả: Philippe Labro
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Đỗ Quốc Dũng
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 26
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2089 / 47
Cập nhật: 2015-08-21 15:22:34 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần I - Chương 1
ậu ấy bước vào cuộc đời tôi giữa một ngày giống bao ngày khác tôi đã trải qua kể từ khi trái tim tan vỡ.
Tôi nhớ từng chi tiết: cái sắc xám xịt nhưng lại khiến người ta yên lòng của mặt nước hồ, và cả bầu trời cũng như vậy; những cánh chim vút lên cùng tiếng kêu của chúng phía trên đám cây đoạn và cây keo bên lối đi dạo chạy dọc bờ sông; âm thanh vẳng lại từ phía xa, xa xôi và yên bình và càng tiến đến gần bến tàu càng nhè nhẹ lớn dần lên, đó là tiếng động cơ tua-bin của chiếc tàu hơi nước cũ kỹ đưa dân ở đầu Nam hồ nước, nằm cách đây bốn mươi kilômét, tới trung tâm thành phố lớn - và tôi nhớ chuyện con tàu màu trắng vàng ấy mỗi lần cập bến, dù đều đặn và đúng giờ, gây nên cảnh tượng xáo động có tổ chức cùng vẻ bồn chồn có chừng mực trên bến tàu như thế nào. Đám người đang chờ đợi những người mới đến đan cài vào dòng người bước xuống tàu để đi theo chiều ngược lại; một cặp nhân viên giữ hành lý trong bộ đồng phục xanh lam pha đỏ, tôi như thấy lại cái viền trắng trên chiếc mũ vải thủy thủ cả họ; những người bán kẹo, cô gái hàng hoa, anh bán dạo và, trên tất cả là những hồi còi kéo dài không ngớt của chiếc tàu chở khách. Cùng với âm thanh xưa cũ và quen thuộc, thứ âm thanh không quá chói tai, không quá trầm lặng ấy, những hồi còi mang theo mình mọi hoạt động, thói quen và chuyển động khác của thành phố.
Giống như một chiếc đồng hồ công cộng đổ chuông báo giờ trên quảng trường, tiếng còi của chiếc tàu hơi nước cũ kỹ ghi dấu bước đi của thời gian và chuyển động của ngày. Tôi không bao giờ thấy lại chính xác âm thanh của hồi còi ấy. Nó khắc sâu vào tôi như tiếng vĩ lướt trên dây đàn violon đầu tiên mà bố tặng tôi khi tôi mới chỉ là một cô bé.
Đó là một ngày mùa xuân đẹp trời, bầu trời xanh thẳm điểm vài gợn mây xám, những gợn mây vô hại. Chúng chắc hẳn chẳng làm ngày thay đổi gì, cũng không che lấp được mặt trời đang khiến những tấm đá bảnh trên các mái nhà lấp lánh và làm những máng kim loại màu sữa ánh lên, những máng nước ấy chạy dọc các ngôi nhà lâu đời trong khu phố cổ của thành phố, nằm phía bên kia đường tàu điện. Bầu không khí thật êm dịu, không chút ẩm ướt, một làn gió nhẹ mơn man thổi xuống từ trên núi, nơi người ta có thể thấy rõ những khúc uốn lượn, đám cây lãnh sam và những đỉnh núi trắng xóa.
Từ khi trái tim tan vỡ, tôi không còn chịu nổi giờ ăn trưa trong căng tin dành cho các thành viên dàn nhạc gồm nhạc công, phụ tá, trợ lý đạo diễn, kỹ thuật viên. Tôi vẫn có thể làm việc được giữa họ chẳng khó khăn gì ngay từ lúc ngồi vào chỗ, đặt hộp đàn violon màu đen dưới chân, ở giá nhạc thứ ba hàng thứ ba của cung vòng tròn bao quanh cái bục nơi nhạc trưởng đứng chỉ huy. Diễn tập, chơi lại, nghe, hòa âm, chỉnh sửa, trở đi trở lại một khuôn nhịp hay một đoạn nào đó chừng nào còn cần thiết, rồi ít nhất một lần trong các buổi diễn tập, biểu diễn một mạch từ chương đầu tiên cho đến chương cuối cùng, một lần duyệt tổng thể, tất cả những điều này đều ổn với tôi. Chúng giúp tôi quên đi. Nhưng, quay lại với nhịp sống hàng ngày, bên ngoài phòng nhạc, tôi khó mà che giấu được nỗi buồn của mình. Tôi tưởng tượng ra rằng các bạn đồng nghiệp nhận thấy điều đó và đang nhìn tôi. Có lẽ họ đang bàn tán hay cười cợt về chuyện ấy. Tôi tự cô lập mình. Vì thế, ngay khi có thời gian rảnh, tôi liền ra ngoài. Phòng hòa nhạc trong tòa nhà dành cho dàn nhạc nằm bên bờ hồ. Chỉ cần đi khoảng một trăm mét là tới được đó.
Tôi thường tới ngồi trên chiếc ghế băng gần hồ nhất. Tôi luôn chọn cùng chiếc ghế ấy, như thể việc tìm lại được vẫn khung cảnh mặt hồ ấy, đưa mắt nhìn vẫn chuyến tàu có động cơ tua bin đến từ Vitznau ấy, chặng đường cuối cùng trong hành trình chậm chạp của nó, có thể là phương thuốc cho sự yếu đuối trong tôi. Tôi ngồi ở đầu phải băng ghế, đối diện mặt nước, thưởng thức một trái táo hay một quả chuối, đôi khi là những chiếc bánh quy mà tôi mang theo cùng một chai nước khoáng nhỏ. Lúc đó khoảng mười hai giờ rưỡi trưa, tôi biết mình có một giờ đồng hồ, có thể là hơn thế một chút, trước khi phải quay lại phòng nhạc. Quãng thời gian được ở một mình, không phải suy nghĩ và tránh né ánh mắt của những người khác.
Cũng như thế, vào một ngày đầu xuân đẹp trời, khi tiến về nơi mà cuối cùng tôi cũng đã coi như "chiếc ghế băng của mình", tôi nhận ra có ai đó đã ngồi đấy rồi, không phải vào chỗ của tôi - tôi luôn ngồi ở cũng một đầu ghế - mà vào đầu bên kia, đầu bên trái.
Điều ấy làm tôi ngạc nhiên và có phần nổi cáu. Người ta đã xâm chiếm lãnh thổ bí mật của tôi. Tôi định đi tìm một chiếc ghế khác còn trống, nhưng tôi đã quá quen với nơi ấy, nơi mà dù không nhận ra song tôi đã biến nó thành một điểm thân thuộc, nơi tôi lãng quên mọi thứ trong hiện tại, đến mức tôi không thể quyết định quay bước. Khi ngồi ở đó, tôi mở ra cánh cửa vô hình của một căn phòng vô hình, bên trong tôi tìm thấy một chút gọi là thanh thản. Chỉ vài giây là đủ để sau khi ngồi xuống, đưa mắt nhìn chuyển động yên bình của làm nước yên bình nơi mặt hồ yên bình ấy, tôi có thể quên đi rằng trái tim mình đang tan vỡ, quên đi người đã làm tan vỡ trái tim tôi.
Khi lại gần băng ghế, tôi nhận ra bóng dáng mà từ xa tôi tưởng là của một người lớn gần với bóng dáng một thanh niên hơn. Tôi càng tiến lại gần bóng dáng ấy càng trẻ ra, giảm dần cả về chiều cao lẫn bề ngang. Đó là một cậu bé. Cơn tức tối trong tôi dịu dần, rồi mất hẳn. Tuy nhiên, vì muốn chứng tỏ sự xa cách của mình với người mà tôi coi là kẻ không mời mà đến, tôi ngồi xuống không cố ý nhìn mặt cậu ta, hướng ánh mắt về phía hồ nước. Tôi có cảm tưởng, từ phía bên kia, cậu bé không cử động và cũng đang lặng ngắm mặt nước sẫm màu mênh mông. Hẳn cả hai chúng tôi đều có vẻ tinh quái, bất động trong bầu không khí im lặng giả tạo, nhưng chuyện đó chỉ kéo dài vài giây. Tôi cảm thấy cậu ấy nói bằng một giọng trong sáng, không phải giọng của một đứa trẻ, nhưng cũng chưa phải giọng của một người lớn:
- Tôi hy vọng không làm phiền chị nếu cùng chia sẻ khoảng không gian của chị. Rõ ràng là hôm nay tôi đến đây trước chị, nhưng tố biết rất rõ cái ghế này thuộc về chị. Tôi hy vọng điều đó không làm phiền chị.
Tôi quay sang phía cậu ta.
- Dĩ nhiên là không, tôi nói, nhưng làm sao mà câu biết được điều ấy?
Cậu không trả lời mà mỉm cười. Phải một thời gian sau tôi mới hiểu ra rằng cậu không bao giờ trả lời trực tiếp vào câu hỏi mà người ta đặt cho cậu. Chúng tôi nhìn nhau, tôi một thiếu nữ, cậu ấy một cậu bé, cậu hẳn mới mười hai tuổi, không hơn - còn tôi hai mươi.
- Tôi chuẩn bị ăn trưa, tôi nói với cậu. Tôi nghĩ cậu cũng thế.
Franz Và Clara Franz Và Clara - Philippe Labro Franz Và Clara